CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) -Tập trung vào mảng bán lẻ trang sức

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi QUANGBAO202, 12/09/2024.

5173 người đang online, trong đó có 402 thành viên. 23:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 25 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. QUANGBAO202

    QUANGBAO202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2024
    Đã được thích:
    9
    ✅ PNJ là một đại diện tiêu biểu cho xu hướng này, đặc biệt là khi kết hợp với thế mạnh về năng lực vận hành và quản trị doanh nghiệp của công ty. PNJ vẫn giữ vững vị trí đứng đầu trong số các chuỗi bán lẻ trang sức tại Việt Nam, nhờ vào:

    (1) Mạng lưới bán lẻ trải dài nhất và có số lượng cửa hàng lớn nhất. PNJ hiện đang vận hành 409 cửa hàng bán lẻ trang sức tại 57/63 tỉnh thành (tính đến cuối T7/2024) sau khi mở thêm 9 cửa hàng mới trong năm nay. PNJ đặt mục tiêu mở thêm 20-30 cửa hàng mỗi năm trong giai đoạn 2024E-2025E, chủ yếu tại các đô thị loại 2 và 3
    có mức tăng trưởng GRDP cao.
    (2) Khả năng tiếp cận đến các phân khúc khách hàng khác nhau với chiến lược đa thương hiệu. Trong bối cảnh chi tiêu suy giảm trong 7T2024, PNJ tập trung vào việc thu hút khách hàng mới để bù đắp cho sự suy giảm trong giá trị mỗi đơn hàng. Nhờ đó, phân khúc bán lẻ trang sức của PNJ ghi nhận mức tăng trưởng vững chắc (+14,6% YoY) trong 7T2024, cho thấy năng lực quản trị ổn định của ban lãnh đạo.

    ✅ Triển vọng 2H2024 - 1H2025 của PNJ vẫn còn nhiều thách thức trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung vàng nguyên liệu, do nhu cầu tích trữ vàng tăng và việc thực hiện thanh tra nghiêm ngặt về nguồn gốc, xuất xứ của vàng khiến cho việc mua bán vàng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt đối với những người dân không có hóa đơn để chứng minh nguồn gốc vàng do mình sở hữu. Kết quả là các nhà chế tác vàng như PNJ phải thu mua vàng từ nguồn đắt hơn, dẫn đến gia tăng chi phí nguyên liệu đầu vào.

    ✅ Tuy nhiên, kỳ vọng biên lợi nhuận sẽ cải thiện trong 2H2024, 2025 và những năm tiếp theo, bởi vì:

    (1) Kể từ tháng 6, PNJ đã bắt đầu ưu tiên nguồn lực cho mảng bán lẻ trang sức thay vì vàng 24K. Xu hướng này có thể vẫn xảy ra ngay cả khi không có sự kiện các NHTM có vốn nhà nước bắt đầu bán vàng trực tiếp cho người dân, vì PNJ vẫn sẽ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu (mang tính mùa vụ) tăng cao đối với trang sức trong Q4/2024 (mùa cưới) và Q1/2025 (Tết Nguyên Đán). Những tác động của tính mùa vụ vào kết quả kinh doanh của công ty có thể không còn là câu chuyện mới mẻ đối với các NĐT; tuy nhiên, phần nào sẽ giúp làm giảm áp lực lên biên lợi nhuận của công ty trong 2H2024.

    (2) Những kiến nghị về việc sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP liên quan đến việc quản lý thị trường vàng có thể tác động tích cực lên thị trường vàng Việt Nam nói chung. Kỳ vọng việc sửa đổi Nghị định sẽ giúp thị trường vàng “tự do” hơn, từ đó tăng tính thanh khoản của thị trường (cả về tiền mặt và nguồn cung vàng). Dù việc ban hành và thực thi nghị định sửa đổi, bổ sung khó có thể diễn ra ngay trong năm 2024, vì chưa có Dự thảo nào được công bố trong thời gian vừa qua, nhưng một số đề xuất có thể giúp giải quyết các nút thắt hiện tại cho cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, như:
    Cho phép các doanh nghiệp tự khai báo hàng tồn kho của mình cho đến một thời điểm xác định được quy định bởi NHNN để xác định số lượng vàng hiện có. Sau đó, đối với tất cả hàng hóa nhập và xuất, các doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ quy định về giấy tờ và hóa đơn có liên quan. Khuyến nghị này sẽ giúp các cửa hàng và các cơ quan xác định được số lượng vàng tồn kho tại mỗi doanh nghiệp.
    Cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trang sức, đề xuất này đã được khuyến nghị từ rất lâu trước đó. Các quy định nghiêm ngặt về thanh tra nguồn gốc, xuất xứ của vàng khiến các nhà sản xuất gặp khó khăn trong việc thu mua vàng nguyên liệu. Việc kiểm soát thị trường vàng là cần thiết, nhưng cần đảm bảo nguồn cung cho hoạt động chế tác và sản xuất trang sức, được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực vào GDP quốc gia (trái ngược với mục đích nắm giữ vàng miếng của người dân).

    Dù không thể xác định khi nào Dự thảo về Sửa đổi nghị định 24/2012/NĐ-CP sẽ được ban hành. Tuy nhiên, bất kỳ biện pháp hỗ trợ nào nào từ phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đều sẽ được các doanh nghiệp trong ngành, bao gồm cả PNJ nói riêng, và thị trường vàng nói chung hoan nghênh.

Chia sẻ trang này