Cũ: Vinaconex có dính đến vụ này ko nhỉ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nambuna2, 12/09/2007.

2926 người đang online, trong đó có 62 thành viên. 05:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 798 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. nambuna2

    nambuna2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Đã được thích:
    0
    Cũ: Vinaconex có dính đến vụ này ko nhỉ?

    ở nn, vụ này giá giảm cũng ghê phết. VN thì chắc là ngược lại.

    Thứ tư, 12/9/2007, 15:31 GMT+7 Bản để in Gửi cho bạn bè

    Nhiều sự cố xảy ra ở đô thị Trung Hòa - Nhân Chính

    Sự cố tại căn hộ 1501 nhà 17T1, ngày 10/9, không phải là trường hợp cá biệt tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội). Trong 1 năm qua, đã có hàng loạt vụ sập vữa trần, vỡ tường... trong các ngôi nhà tiền tỷ ở đây.
    >Sập vữa trần nhà khu Trung Hòa - Nhân Chính
    >Nhà tái định cư của Vinaconex sập vữa trần

    Sau hai tháng chuyển đến nhà mới, tối 10/7, gia đình chị Vũ Thị Hào (căn hộ 1701 nhà 17T7) đã bị một phen "hỗn loạn" khi cả một mảng vữa trần ở phòng khách đổ ập xuống.

    Trần nhà sửa xong vẫn sập vữa

    Theo chị Hào, tối hôm đó, gia đình đang quây quần xem ti vi ở phòng khách bỗng một khoảng vữa trần rộng tới 2 m2 sập xuống, cả căn phòng mù mịt bụi. Đứa con gái hơn 1 tuổi của chị đang chơi cách chỗ vữa trần sập chỉ 1m khóc thét vì bị vữa bắn vào người.

    Gia đình chị đã tính đến chuyện chuyển nhà. Song, với cái giá 1,4 tỷ đồng bỏ ra để mua căn hộ 74m2 này, phương án chuyển nhà không hề dễ dàng. "Sau vụ đó, gia đình tôi có cảm giác như vừa thoát chết nhưng luôn mang nặng cảm giác nguy hiểm rình rập ngay trong nhà của mình", chị Hào lo lắng nói.

    "Điều làm tôi bức xúc nhất là thái độ thiếu hợp tác của đại diện Vinaconex lúc đó. Họ còn nói thẳng, nhà này thì thế, ai bảo mua rồi còn kêu ca gì", chị Hào bất bình kể lại.
    Căn hộ số 1705 nhà 18T1 nứt tường nhà tháng 2/2007. Ảnh: C.T.V

    Ở tòa nhà 17T6, căn hộ số 12A02 của anh Tấn cũng sập vữa trần tới 2 lần. Lần đầu vào tháng 7/2006, một khoảng vữa trần rộng gần 3m2 đã sập xuống lúc gia đình anh đi vắng. Sau khi được báo cáo, đơn vị thi công đã lên khắc phục. Nhưng chỉ hai tháng sau, trần nhà anh tiếp tục ?ohạ cánh?.

    ?oMay mà vụ việc xảy ra vào ban đêm, không có ai ở nhà. Bây giờ tôi không dám để họ vá lại nữa, lấy gì đảm bảo trần lại không sập?, anh Tấn bức xúc.

    Là Tổ trưởng dân phố của tòa nhà 18T1, ông Nguyễn Đức Thuần, đã chứng kiến vài vụ sập vữa trần nhà tại khu đô thị Trung Hòa ?" Nhân Chính. Ông cũng nghe phàn nàn của người dân về các trường hợp nước dò rỉ làm hỏng tường, tài sản, thậm chí làm ngấm xuống tầng dưới...

    Không bằng lòng trước thái độ thờ ở của Ban quản lý khu đô thị cũng như các đơn vị thi công, bác tổ trưởng dân phố hơn 60 tuổi này đã mượn máy ảnh đi chụp lại hiện trường tất cả những căn hộ xảy ra sự cố. Bộ sưu tập ảnh của bác có đủ loại sập vữa trần, sụt tường, dò rỉ nước...
    hjklshdfsjg. Ảnh: P.V
    Sập trần căn hộ 603 nhà 18T1 khi lắp điều hòa đầu năm 2007. Ảnh: C.T.V

    "Phòng 603 nhà 18T1, lúc tiến hành lắp điều hòa nhiệt độ mới hoảng hồn vì gạch xây tường không hề được trát vữa, động vào là đổ cả tảng. Riêng gia đình tôi từ khi chuyển đến đây cũng đã phải xử lý việc bong, nứt tường và trần nhà 3 lần rồi?, chỉ tay lên chỗ trần nhà mới trám, bác Thuần thở dài nói.

    Theo bác Thuần, ở khu đô thị cao cấp này, dịch vụ và chất lượng căn hộ không còn tương xứng với cái giá đắt đỏ mà người dân đang phải gánh chịu.

    ''Thi công ẩu gây sập vữa trần''

    Trao đổi với VnExpress, bà Phạm Thị Liên, Phó giám đốc Vinaconex 2, một đơn vị thi công tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, thừa nhận, nguyên nhân vụ sập trần ở căn hộ 1501 nhà 17T1 vừa qua là do một số công nhân trong quá trình thi công cẩu thả. Tuy nhiên, phần vật liệu và qui trình kỹ thuật đơn vị thi công đã tuân thủ.

    Bà Liên khẳng định: "Mặc dù đã hết hạn bảo hành nhưng công ty sẵn sàng bảo trì cho các hộ dân có nhu cầu. Nếu người dân muốn thay đổi kết cấu căn hộ, công ty sẽ tư vấn và giúp đỡ".

    Theo ông Trần Chủng, Cục trưởng Cục giám định chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), cho rằng, các vụ sập vữa trần đã xảy ra nhiều lần tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Chủ đầu tư là Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng VN (Vinaconex) phải tổng kiểm tra, rà soát lại các căn hộ tại đây. Khi có dấu hiệu rạn nứt là phải bóc toàn bộ trần nhà để xử lý lại.

    "Đơn vị thi công cần bóc toàn bộ lớp trần, cấy lưới thép để kết dính trước khi trát trần. Khi xử lý cần bóc hết mảng trần chứ không chỉ trám", ông Chủng nói.

    Nguyễn Hưng

    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/09/3B9FA26F/

Chia sẻ trang này