Cùng bàn cách cứu TTCK .UBCK đã có hướng giải quyết : " ??o7 nhóm việc lớn của Ủy ban Chứng khoán???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hayradivaquenanh, 20/02/2008.

2550 người đang online, trong đó có 140 thành viên. 02:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 829 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Cùng bàn cách cứu TTCK .UBCK đã có hướng giải quyết : " ?o7 nhóm việc lớn của Ủy ban Chứng khoán? "

    ?o7 nhóm việc lớn của Ủy ban Chứng khoán?
    Thứ tư, 20.02.2008, 08:54am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/11861/

    Uỷ ban Chứng khoán đã công bố chương trình hành động năm 2008, trong đó đưa ra nhiều giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường chứng khoán họat động an toàn và hiệu quả.

    Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kỳ vọng gì khi ban hành chương trình hành động năm 2008, thưa ông?

    Nhằm triển khai chương trình của Chính phủ và Bộ Tài chính về kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2006-2010, Ủy ban Chứng khoán đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động của mình năm 2008, với 4 mục tiêu tổng quát.

    Đó là duy trì hoạt động thị trường chứng khoán an toàn, hiệu quả trên cơ sở phát triển một cách ổn định và bền vững, đưa mức vốn hóa của thị trường lên khoảng 50% GDP năm 2008; hoàn thiện khung pháp lý, thể chế và chính sách để phát triển thị trường chứng khoán; hoàn thiện hệ thống tổ chức thị trường thông qua việc đưa vào hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, thị trường trái phiếu chuyên biệt và nghiên cứu triển khai áp dụng một số nghiệp vụ mới; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin ngành chứng khoán theo hướng giao dịch điện tử để tăng cường giao dịch và kiểm soát trên thị trường.

    Trong chương trình hành động năm 2008, Ủy ban Chứng khoán sẽ đặt trọng tâm vào những công việc nào, thưa ông?

    Để thực hiện được 4 mục tiêu trên, chúng tôi đã đưa ra 7 nhóm công việc lớn cần triển khai.

    Nhóm thứ nhất bao gồm hoàn thiện khung pháp lý và thể chế chính sách để hỗ trợ thị trường chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tổng kết đánh giá một năm triển khai Luật Chứng khoán trên cơ sở sẽ xem xét những gì phù hợp, chưa phù hợp sẽ sửa đổi bổ sung theo hướng thông thoáng hơn cho thị trường; trình Chính phủ ban hành Nghị định về phát hành riêng lẻ và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về quản lý thị trường chứng khoán tự do; xây dựng khung pháp lý hoạt động của thị trường của các công ty đại chúng chưa niêm yết; quy chế tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư dạng mở; quy chế tổ chức và họat động của công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ...

    Đồng thời cũng nghiên cứu đưa vào áp dụng các quy định về chào mua công khai, giao dịch ký quỹ, repo, mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán, mua bán chứng khoán trong cùng phiên giao dịch...

    Bên cạnh đó, trong năm 2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến các vấn đề về chính sách phí, lệ phí, các chính sách về thuế cho các nhóm đối tượng trên thị trường chứng khoán.

    Nhóm công việc thứ hai là tăng cường quản lý hàng hóa cho thị trường chứng khoán gồm: triển khai việc đăng ký lưu ký tập trung của các công ty đại chúng; Bộ Tài chính sẽ phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước để hoàn thiện quy trình trong việc chào bán chứng khoán ra công chúng của các tổ chức bảo hiểm, ngân hàng thương mại; nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ về định giá doanh nghiệp theo phương thức ?obook building price? và cơ chế đàm phán, chào bán thỏa thuận cho các đối tác chiến lược khi thực hiện IPO cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa...

    Nhóm công việc thứ ba là tăng cường quản lý, giám sát các định chế trung gian trên thị trường chứng khoán, trong đó đặc biệt xây dựng quy định về quản trị công ty và quy trình kiểm sóat nội bộ công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; triển khai việc quản lý tiền giao dịch chứng khóan của nhà đầu tư tại ngân hàng thương mại; tăng cường quản lý, giám sát các định chế trung gian, các văn phòng đại diện tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

    Nhóm công việc thứ tư là hoàn thiện hệ thống tổ chức thị trường. Trong quý 2/2008 Ủy ban Chứng khoán sẽ trình Bộ và Thủ tướng việc chuyển đổi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán sang mô hình doanh nghiệp theo Luật Chứng khoán; nâng cấp hệ thống để triển khai hệ thống giao dịch từ xa, giao dịch trực tuyến tại Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán; đưa vào hoạt động thị trường giao dịch cổ phiếu đại chúng chưa niêm yết; thị trường trái phiếu chuyên biệt...

    Nhóm thứ năm là tăng cường quản lý giám sát thị trường chứng khoán, đặc biệt là kiện toàn hoạt động của tổ chức giám sát, xây dựng quy chế và các tiêu chí giám sát trên thị trường chứng khoán, xây dựng quy trình thanh tra và xử lý vi phạm về công bố thông tin...

    Nhóm thứ sáu là đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán.

    Nhóm thứ bảy là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về thị trường chứng khoán.

    Như ông vừa nói, Ủy ban Chứng khoán sẽ nghiên cứu và sớm đưa vào ứng dụng các sản phẩm mới. Cụ thể đó là những sản phẩm gì thưa ông?

    Để hỗ trợ cầu đầu tư trên thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ nghiên cứu và trình Bộ Tài chính để có thể đưa vào một số các sản phẩm gồm các sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán cũng như các vấn đề liên quan đến hoạt động nghiệp vụ như mở nhiều tài khoản giao dịch, mua bán chứng khoán trong phiên, giao dịch ký quỹ, giao dịch repo; giao dịch về chào mua công khai; áp dụng lệnh thị trường...

    Vậy sớm nhất là bao giờ thì các sản phẩm này sẽ chính thức được áp dụng?

    Việc đưa vào triển khai các nghiệp vụ cũng như ứng dụng các sản phẩm mới đòi hỏi phải có khung pháp lý điều chỉnh để quản lý, giám sát. Vì vậy, nếu thực sự cần thiết thì Ủy ban Chứng khoán sẽ xây dựng và trình Bộ Tài chính ban hành để triển khai áp dụng, có thể thời gian sẽ mất khoảng từ 2-3 tháng mới có thể áp dụng được.

    Tuy nhiên thời điểm để có thể áp dụng cụ thể thì tôi chưa thể công bố. Ủy ban Chứng khoán sẽ cố gắng đẩy nhanh việc soạn thảo văn bản báo cáo Bộ Tài chính vào đầu quý 2/2008 này. Các phương thức này sẽ hỗ trợ tốt cho thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo về khả năng kiểm soát, giám sát, đặc biệt là tránh những ảnh hưởng tác động xấu đến thị trường.
  2. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    1.978
    H này tây hay ta đều lỗ hết , nó mà xuống 600 thì hơn 2 năm CK vừa rồi của em chỉ là đủ sống thôi hu hu hu
  3. congkinhcong

    congkinhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    3
    Mỗi lần anh Nguyễn Sơn đứng lên phát biểu y như rằng thị trường có một đợt down dài... Xin anh .. anh đừng xuất hiện nữa
  4. momentum

    momentum Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2007
    Đã được thích:
    7
    Ông Sơn là ông bảo có thao túng, dìm giá mà còn đíu làm gì thì các bác hy vọng gì vào ông này!
  5. stock_pnt

    stock_pnt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/05/2007
    Đã được thích:
    41
    Hí hí, còn họp dài dài để kiếm phong bì. Thông tin hy sinh TTCK để chống lạm phát đã được kiểm chứng
  6. tuigiay01

    tuigiay01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Đã được thích:
    755
    Chả ăn thua m. ia jì đâu bác ơi. Toàn võ mồm thôi
  7. cdv

    cdv Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    0
    kế hoạch với chả giải pháp cái mả bố chúng mày, 1 lũ ăn hại
  8. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    HSBC khuyên nhà đầu tư kiên nhẫn
    Thứ năm, 21.02.2008, 02:48am (GMT+7)
    Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Hồng Kông- Thượng Hải (HSBC) cho rằng VN-Index hiện tại đã mất gần 30% so với đỉnh cao của năm 2007

    Theo HSBC, sự sụt giảm mạnh là do chính nhà đầu tư (NĐT) trong nước bán ra nhiều cổ phiếu chứ không phải là NĐT nước ngoài. Trong 3 tháng qua, NĐT nước ngoài đã mua vào 211 triệu USD. Sự tụt dốc của thị trường còn do chính từ phía cơ quan Nhà nước. Cụ thể, những đợt IPO và mới đây nhất là những động thái thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát của Chính phủ như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản...

    HSBC vẫn lạc quan cho rằng xét trong dài hạn thì VN vẫn là một điểm đầu tư tốt cho NĐT. Tuy nhiên, HSCB cũng khuyến nghị NĐT chưa nên tiếp tục mua vào thời điểm này, mà chỉ nên duy trì danh mục đầu tư.
  9. rose4love

    rose4love Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    28
    Vấn đề là bao giờ giải quyết ?

    "Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện trong năm 2008"

    31/12/08 thực hiện nhé !

    Lúc đó thì sàn tèo rồi còn đâu mà thực hiện
  10. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Chứng khoán sẽ ?osáng? hơn địa ốc?
    Chủ nhật, 24.02.2008, 02:41am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Nhan-Dinh-Thi-Truong/12256/

    Liệu khi thị trường bất động sản đang khó khăn nguồn vốn như hiện nay thì các nhà đầu tư có chạy sang chứng khoán?

    Ngay sau khi Ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định sẽ hút hơn 20.000 tỷ đồng tiền mặt ra khỏi lưu thông, hàng loạt lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, địa ốc... ngay lập tức đã chịu những phản ứng dây chuyền. Địa ốc và chứng khoán những ngày tới sẽ ra sao?

    Ông Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia:

    Cần chấm dứt những dự án đất có tính đầu cơ

    Chúng ta đã bắt đúng bệnh là lạm phát, thuốc chúng ta đã kê là kiểm soát tiền tệ. Thế nhưng chỉ có điều là uống thuốc không đúng chỉ định (liều lượng chưa đúng, chưa đủ, thời gian uống cũng không đúng...). Rõ ràng các giải pháp kể cả các giải pháp của ngân hàng như tăng lãi suất, dự trữ bắt buộc tăng lên và mua trái phiếu ngân hàng nhà nước cũng nhằm giảm lạm phát nhưng chưa thực sự hiệu quả. Thế nên phương pháp, sự phối hợp các bộ ngành như thế nào là phải tính toán lại.

    Liên quan đến việc hiện nay thị trường đang thiếu tiền đồng trầm trọng, theo ông thì việc kiểm soát tiền tệ này có ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản?

    Riêng về thị trường bất động sản thì thời gian trước đây đã cho vay quá lỗ nhưng sau này lượng tiền vay tăng lên rất nhanh vì nó quá lợi. Chính vì có một lượng tiền đổ xô vào bất động sản đã làm giá cao ngất ngưởng. Thế nên cần thiết phải sắp xếp lại việc cho vay đầu tư bất động sản chứ không nó sẽ căng quá mà vỡ một cách nhanh chóng.
    Tuy nhiên, chúng ta cũng nên tiếp tục đầu tư vào những dự án như xây nhà cho công nhân khu công nghiệp. Còn những dự án nào có tính chất đầu cơ, đổ tiền vào mà phá hoại thị trường thì cần phải chấm dứt ngay.

    Khi đó chắc chắn thị trường sẽ được cân đối, phát triển đúng khả năng của nó. Được biết là cách đây vài ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng một văn bản rất cụ thể đều nhằm điều chỉnh lại thị trường bất động sản. Tinh thần là chỉ trong một thời gian ngắn sẽ có một chính sách mạnh về bất động sản.

    Đến bây giờ lạm phát đang áp trực tiếp vào đời sống của mỗi người dân, vào sản xuất của doanh nghiệp, ngân hàng thương mại bắt đầu khó khăn khi huy động vốn, thị trường chứng khoán thì ảm đạm... Tất cả những ảnh hưởng này làm cho kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển của năm nay đạt được ở mức khó khăn.

    Khi mà phí cao thì giá sẽ cao, lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến thực tế của người tiêu dùng, cụ thể là người nông dân, người làm công ăn lương sẽ bị thiệt thòi nhất.

    Mới đây việc Ngân hàng nhà nước vừa bơm thêm 10.000 tỷ đồng ra thị trường, rồi lại hút 20.300 tỷ đồng để kiềm chế lạm phát thông qua tín phiếu bắt buộc. Phải chăng việc này thể hiện sự lúng túng của chính sách tiền tệ?

    Việc bơm thì vẫn cần bơm, bơm những chỗ thiếu nước như phục vụ vốn cho sản xuất, kinh doanh là điều phải làm. Còn những chỗ mua ngoại tệ nằm rải rác trên thị trường cũng cần thiết phải được hút về. Đây là hai việc hoàn toàn khác nhau chứ không phải hút vào rồi bơm ra, làm động tác thừa. Các thao tác này là việc phải làm thường xuyên của Ngân hàng nhà nước.

    Ông Vương Quân Hoàng, chuyên gia về tài chính của Đại học Tổng hợp Bruxelles (Bỉ):

    Thị trường chứng khoán sẽ đi lên

    Liệu khi thị trường bất động sản đang khó khăn nguồn vốn như hiện nay thì các nhà đầu tư có chạy sang chứng khoán không, thưa ông?
    Thực ra câu trả lời nằm ở hai góc độ khác nhau. Thứ nhất, lượng tiền bổ sung được tái tạo từ hoạt động kinh doanh sẽ được phân bổ vào đâu trong rổ tài sản xã hội. Thứ hai, lượng tiền khác từ bên ngoài nền kinh tế như kiều hối, đầu tư gián tiếp... sẽ lựa chọn lợi suất để chảy vào.

    Việc liên thông giữa thị trường tín dụng, bất động sản và chứng khoán bắt đầu hình thành từ năm 2005 và đột ngột mạnh lên từ quý I-2007. Như vậy, việc ?otháo chạy? khỏi bất động sản là điều chưa chắc chắn vì giá bất động sản không giảm, mặc dù tính thanh khoản có thể giảm.

    Chắc chắn là vốn từ bất động sản có chạy qua thị trường chứng khoán, vì tính liên thông ngày càng rõ. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên một điều rằng ngay trong ?ođám? chứng khoán có thể mua bán hiện nay, có rất nhiều liên quan tới bất động sản.
    Các nhà đầu tư mong chứng khoán xanh trở lại khi bị tuột dốc thê thảm. Ảnh chụp tại sàn giao dịch SSI, TP.HCM ngày 22-2-2008. Ảnh: HTD

    Nhà đầu tư trong nước thì bán tháo cổ phiếu, trong khi nhà đầu tư nước ngoài lại ồ ạt mua vào, việc đó ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam?

    Ảnh hưởng rất xấu, có tốt chăng thì là điều chỉnh linh hoạt hơn mà thôi. Bản thân thị trường chứng khoán có chức năng số một là tạo ra tính thanh khoản cho hàng hóa là tài sản tài chính. Mỗi khi các biến động tạo ra cung cầu chênh lệch lớn quá thì tự nó sinh ra một hiệu ứng là làm mất tính thanh khoản.

    Ông có cho rằng thị trường chứng khoán sẽ đi lên chứ không lao xuống mức cạn đáy như hiện nay?

    Tôi tin là thị trường chứng khoán sẽ đi lên nhưng không phải do chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, đừng ai hy vọng nó tăng cỡ vài chục % mỗi tháng. Chính việc nhà đầu tư trong nước bán ra và nhà đầu tư nước ngoài mua vào thể hiện rõ sự khác biệt về kỳ vọng và thị trường chứng khoán vẫn duy trì được mức độ thanh khoản nào đó.
    Ông Phan Hồ Trung Phong, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư liên minh Tây Thái Bình Dương:
    Đến hết tháng 4, chứng khoán xanh lại
    Theo tôi, với tình hình chứng khoán giảm như hiện nay, cộng thêm thị trường có rất ít thông tin tốt hỗ trợ thì chứng khoán sẽ dao động trong ngưỡng 670 điểm và đây cũng là đáy. Còn thời điểm cụ thể để chứng khoán bật trở lại phải đến hết tháng 4. Tuy nhiên, có thể chứng khoán sẽ bật dậy sớm khi mà nhiều người đầu tư nhà, đất đang cố bán tháo ra lấy tiền mặt bảo toàn vốn. Mặt khác, đến tháng 3 là các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ kết sổ hoàn tất và dĩ nhiên sau đó họ sẽ đẩy mạnh việc mua thêm cổ phiếu vào.
    Ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, chuyên gia chứng khoán:
    Chứng khoán sẽ rớt xuống 650 điểm
    Với động thái mới của chính sách, khi nhà nước cho nhà đầu tư ngoại được phép mua cổ phần bằng ngoại tệ ở các doanh nghiệp thì rõ ràng chứng khoán vẫn là một kênh quan trọng. Việc hiện nay các nhà đầu tư cá nhân thi nhau bán cổ phiếu ra cũng xuất phát từ tâm lý chán nản, không tin tưởng vào chính sách điều hành thị trường của các cơ quan quản lý thời gian qua. Tâm lý chán chường đang lan tỏa, do vậy thời điểm này có thể chứng khoán sẽ rớt mạnh nhiều phiên nữa và đáy của nó sẽ ở ngưỡng 650 điểm. Đây cũng là dự báo mức rớt hết cỡ của chứng khoán khi thị trường tiếp tục hứng chịu thêm những tình huống xấu.

Chia sẻ trang này