Cùng nhau bàn luận về tỉ giá USD/VND

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BaTau, 15/08/2007.

3541 người đang online, trong đó có 113 thành viên. 05:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 918 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. BaTau

    BaTau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Đã được thích:
    0
    Cùng nhau bàn luận về tỉ giá USD/VND

    mọi người bàn luận nhé
  2. BaTau

    BaTau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Đã được thích:
    0
    Mọi người cùng nhau bàn luận về tỉ giá USĐVD nhé:
    - Tại sao tỉ giá lại lên kinh khủng trong tuần qua
    - Chính phủ mình có động thái gì giúp tỉ giá cố định ko ?
    - Khủng hoảng tài chính thế giới sẽ ảnh hưởng đến VND như thế nào?
    - Trong một ngày, các tổ chức nước có thể mang bao nhiêu tiền ra khỏi thị trường Việt Nam ?
    - Dữ trữ ngoại tệ của Việt Nam là khoảng bao nhiêu ?
    - Phân tích sự khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến cuộc khủng hoảng kép?
    - Tại thời điểm bay giờ nên mua đồng nào (VND, USD, Bat...) hay vàng có lời nhất ?
    - Nước mình là nước nhập khẩu hay xuất khẩu? Khi tỉ giá lên có lợi cho mình ko?
    - Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ gặp bất lợi trong kinh doanh => đẩy giá cả lên cao?=> Cạnh tranh giữa hàng trong nước và ngoài nước?
  3. BaTau

    BaTau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Đã được thích:
    0
    Theo mình nghĩ việc tỉ giá lên cao trong gồm nhiều nguyên nhân:-
    - Giai đoạn này nhập khẩu của ta nhiều hơn xuất khẩu. Có một số doanh nghiệp phải mua USD vào nhiều.
    - Có một sự rút vốn ra khỏi thị trường để bảo vệ chính các tổ chức của mình trước cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra.
    - Kinh tế Việt Nam có những kết quả ko đc tốt, giá cả leo thang cao.
    => dẫn đến đấy tỉ giá lên cao. ( Kiểm nghiệm 10 ngày gần đây mọi người sẽ thấy)
    Ở đây em chỉ thắc mắc là chính phủ đã phải bỏ tiền USD thu được từ việc phát hành trái phiếu và thu được từ cuối năm 2006 khi nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam để bình ổn giá hay chưa? Dữ trữ ngoại tệ nước mình sẽ có những chính sách gì? Hiện tại TrunG Quốc có dữ trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới => ngay cả Mỹ cũng sợ lượng tiền dữ trữ của Trung Quốc tung ra làm mất giá đồng USD.
  4. NQHN81

    NQHN81 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Đã được thích:
    123
    theo tôi được biết dự trữ ngoại tệ của VN chỉ trong khoảng tren 10 tỉ USD.Còn mấy câu hỏi kia đọc topic :Chính phủ VN với bài toán lạm phát,vòng tròng không lối thóat nhé....
  5. BaTau

    BaTau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Đã được thích:
    0
    Đột biến tỷ giá VND/USD
    n Minh Đức
    Chỉ trong một tháng qua, tỷ giá VND/USD đã tăng gần 70 VND, một mức tăng nóng so với ?othông lệ?.

    Tỷ giá VND/USD của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do tăng qua từng ngày, đặc biệt nhanh và mạnh trong một tuần trở lại đây.

    Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 15/8 đã lên mức 16.173 VND; của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước là 16.213 VND và các ngân hàng thương mại cũng bán ra mức 1 USD = 16.213 VND. Còn trên thị trường tự do, để mua 1 USD phải cần tới 16.290 VND.

    So với thời điểm đầu năm, tỷ giá của các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 0,98%, sát với mức 1% mà Ngân hàng Nhà nước dự kiến cho cả năm nay. Còn so với mức tăng bình quân 10 VND/tháng trong những tháng gần đây, tỷ giá đã có một bước đột biến.

    Nhận định về diễn biến này, một quan chức của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cho rằng hoàn toàn bình thường và nằm trong tầm kiểm soát của nhà điều hành chính sách tiền tệ.

    Mức tăng nói trên, theo ông, một phần được nhìn nhận từ diễn biến tỷ giá của các ngân hàng thương mại đầu năm. Đó là diễn biến chưa từng có trên thị trường ngoại hối khi tỷ giá của các ngân hàng thương mại thấp hơn tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước; nguyên do là nguồn cung tăng mạnh, các ngân hàng ?ođặt? giá thấp để hạn chế mua vào.

    Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cũng cho rằng nguồn ngoại tệ vào Việt Nam thời điểm đầu năm là một dòng chảy chưa từng có trong lịch sử điều hành thị trường tiền tệ Việt Nam. ?oĐây một phần chứng minh môi trường đầu tư, khả năng thu hút đầu tư của Việt Nam; mặt khác cũng là cơ hội để tăng dự trữ ngoại tệ?, ông Tiến nói.

    Theo đó, trong 5 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 7 tỷ USD, có những ngày mua tới 500 ?" 600 triệu USD. Còn trong khoảng một tháng trở lại đây, theo nguồn tin của VnEconomy, Ngân hàng Nhà nước đã ngừng mua vào.

    Dù vậy, lực hút mạnh của Ngân hàng Nhà nước trong 5 tháng đầu năm đã bắt đầu phát huy tác dụng. Tỷ giá các ngân hàng thương mại sau một thời gian ?ochảy ngược? đã đảo chiều, tăng cao hơn tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong 3 tháng gần đây. Và ở thời điểm này, tỷ giá của các ngân hàng vẫn có thể tăng mạnh bởi biên độ cho phép hiện còn dư 0,25%.

    Về nguyên nhân, do tỷ giá của các ngân hàng thương mại thấp hơn Ngân hàng Nhà nước từ cuối năm 2006 và kéo dài những tháng đầu năm 2007 nên so với mức hiện nay tạo một bước tăng cao.

    Nguyên nhân nguồn cung được chú ý hơn cả, trước hết là từ tác động mua vào mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước, kế đến là nhu cầu của doanh nghiệp. Trong các quyết định tăng lãi suất thời điểm này, các ngân hàng đều có cùng nhận định nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp đang tăng mạnh.

    Theo nhận định của vị lãnh đạo Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, vay ngoại tệ, cụ thể là USD, lúc này lợi hơn vay VND, bởi không phải đối mặt với lạm phát đang tăng cao và có lãi suất thấp hơn. Ghi nhận của Sở Giao dịch là hiện cầu cao nhưng hầu hết các ngân hàng đều khá chủ động được nguồn vốn; hiện chưa có nhu cầu xin mua ngoại tệ gửi về Ngân hàng Nhà nước.

    Về nguyên nhân từ lạm phát, theo ước tính của một số chuyên gia, với mức tăng của giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm 6,19%, tỷ giá có thể lên đến 17.000 VND. Tuy nhiên, do chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước được ?otrung hòa? theo một rổ các đồng tiền trong thanh toán xuất nhập khẩu, do chính đồng USD đã mất giá mạnh trên thị trường thế giới nên tỷ giá VND/USD được giữ ở mức hiện tại.

    Còn về một nguyên nhân khá quan trọng là khả năng lượng vốn đầu từ gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán đang cơ cấu lại danh mục đầu tư. Một số có thể rút khỏi thị trường vì giá cổ phiếu cao, thị trường chứng khoán ảm đạm. Một số có thể hạch toán lợi nhuận chuyển về chính quốc. Nếu có những nhu cầu này thì lượng ngoại tệ quy đổi sẽ rất lớn, gây áp lực cầu tăng, tỷ giá tăng.

    Tuy nhiên, theo nhận định của ông Don Lam, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, không có xu hướng rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài mà chỉ có hiện tượng ngừng mua vào và giữ vốn tại các ngân hàng thương mại.

    Còn theo khẳng định của lãnh đạo Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, hiện không có hiện tượng rút vốn nói trên; bởi nếu xẩy ra, không chỉ tỷ giá biến động mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế nói chung.

    http://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=ac205ce19f4f63

Chia sẻ trang này