CÙNG PHỎNG VẤN THỐNG ĐỐC THUÝ- MỖI BÁO MỘT PHÁCH

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khoaitay1, 29/03/2007.

3926 người đang online, trong đó có 344 thành viên. 07:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 363 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. khoaitay1

    khoaitay1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0
    CÙNG PHỎNG VẤN THỐNG ĐỐC THUÝ- MỖI BÁO MỘT PHÁCH

    Thứ tư, 28/3/2007, 18:14 GMT+7



    ''Tôi không dễ dãi với phong trào lập ngân hàng mới''
    Tiền ngân hàng chảy vào chứng khoán, huy động vốn của các ngân hàng giảm mạnh, "mốt" lập ngân hàng để bán cổ phiếu... những vấn đề này được Thống đốc Lê Đức Thúy trao đổi khá cởi mở với báo chí, sáng nay.


    Thống đốc Lê Đức Thúy. Ảnh: SGPP.
    - Huy động vốn của các ngân hàng thương mại chững lại nhiều so với thời điểm cuối năm ngoái, có người cho rằng, dòng tiền gửi tiết kiệm đã chảy vào chứng khoán. Thống đốc nói gì về điều này?
    - Tôi có theo dõi hiện tượng này. So với cùng kỳ năm 2006, số tiền gửi huy động của các tổ chức kinh tế và của dân cư đều tăng, nhưng mức tăng tiền gửi huy động của dân cư chỉ bằng một nửa năm ngoái. Điều đó chứng tỏ, những người có tiền gửi tiết kiệm đang đầu tư vào cái khác, mà tôi đánh giá phần lớn là dành cho chứng khoán.
    Điều này có thể có hai ảnh hưởng đến ngân hàng. Thứ nhất là vốn ngân hàng huy động không đủ cho nhu cầu kinh tế thì nhất định phải có sự tranh chấp về vốn, như vậy buộc phải nâng lãi suất lên, do đó lãi suất cho vay cũng tăng theo, tác động đến tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, có một yếu tố khác triệt tiêu những bất lợi trên là doanh nghiệp có thể huy động vốn rẻ hơn rất nhiều so với đi vay ngân hàng bằng cách phát hành cổ phiếu.
    Con đường huy động vốn này giúp doanh nghiệp giảm được hai rủi ro: rủi ro lãi suất và quan trọng hơn là rủi ro thanh toán. Vay ngân hàng thì phải có thời hạn trả, còn tôi bán được chứng khoán thì tôi không bao giờ phải nghĩ đến chuyện trả. Chỉ có điều các vị mua rồi, muốn thanh khoản thì phải bán cho người khác.
    - Nhiều khách hàng vay vốn ngân hàng kê khai là sản xuất kinh doanh, nhưng thực tế lại mang tiền đầu tư chứng khoán. Thống đốc có ý kiến gì về vấn đề này?
    - Đó là hiện tượng đáng lo ngại vì nó làm cho việc đánh giá những nhân tố vĩ mô cho việc quản lý hoạt động tài chính ngân hàng gặp khó khăn. Vì vậy trách nhiệm trước hết là của tổ chức tín dụng, khi cho vay thì phải giám sát nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn. Thứ hai là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về mặt thanh tra, giám sát, nếu phát hiện vi phạm thì phải xử lý.
    Khi một lượng tiền lớn chảy vào chứng khoán mà chúng ta không kiểm soát được, để nó cứ nóng dần lên, đến lúc mà ?onổ? thì đương nhiên tác hại đâu chỉ có mỗi chứng khoán. Nhưng quan trọng là lo ở mức độ nào và đưa ra biện pháp kiểm soát như thế nào.
    - Thống đốc nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần thống kê lại lượng tiền cho vay đầu tư chứng khoán?
    - Theo báo cáo lượng tiền cho vay trực tiếp kiểm soát được qua hoạt động chứng khoán của ngân hàng hiện nay vào khoảng 2,6-3%. Ở mức này thì chưa có vấn đề gì để phải lo ngại quá đáng.
    Có nhiều nhân tố để nói là nguồn vốn trước đây nằm trong ngân hàng hoặc có thể chạy vào ngân hàng nhưng bây giờ chạy ra ngoài. Nhìn tổng thể, thị trường chứng khoán của chúng ta hiện nay vốn hóa khoảng 220 nghìn tỷ đồng, trong khi tổng dư nợ ngân hàng khoảng 800 nghìn tỷ. Nếu toàn bộ vốn hóa kinh doanh trên thị trường chứng khoán được biến thành tiền mua bán hằng ngày thì mới bằng 1/4 tổng lượng vốn tín dụng ngân hàng.
    Nhưng không phải người ta đem cả 220 nghìn tỷ đồng ra mua bán hằng ngày mà trên thực tế chỉ khoảng 1 nghìn tỷ đồng. Có người bảo rằng nguồn vay ngân hàng chơi chứng khoán chiếm đến 20% dư nợ, tức 160 nghìn tỷ đồng. Chẳng nhẽ, người ta vay 160 nghìn tỷ đồng để đi kinh doanh 1 nghìn tỷ đồng? Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa vào 3-4 tỷ USD trong năm 2006 và đầu 2007 thì số tiền này chạy đi đâu? Đó là chưa kể, những người có tiền không gửi ngân hàng, cũng như không vay ngân hàng đi chơi chứng khoán thì tiền đó cũng là đổ vào thị trường chứng khoán.
    - Ông bình luận gì về ý kiến rằng đang có hiện tượng rửa tiền thông qua mua bán chứng khoán và thành lập ngân hàng?
    - Điều này không loại trừ, căn cứ vào hai phương diện. Thứ nhất là việc người ta kiếm được tiền rồi ném vào đây thì có thể kiếm lợi một cách rất hợp pháp một lượng tiền khổng lồ nếu tính toán đúng. Nếu mua một cổ phiếu với giá 1 ăn 2 rồi bán với giá 1 ăn 10 thì đấy là một cách kiếm tiền chưa nên gọi là rửa tiền.
    Nhưng nếu nguồn gốc tiền ban đầu của anh hoặc là bằng cách đó để anh lại nói là các tài sản của tôi kiếm được qua đầu tư chứng khoán chứ không phải bằng nguồn bất hợp pháp không minh chứng được, điều đó thì các cơ quan có trách nhiệm khi thẩm tra tính minh bạch của tài sản cần lưu ý xem xét. Điều đó buộc người ta phải chứng minh được chứng khoán đó được bán - mua ngày nào, của ai, tài khoản giao dịch thế nào, thị trường chính thức hay không chính thức... Những cái này cũng có thể kiểm soát được.
    Nhưng đó không phải là việc của tôi. Mà trách nhiệm của tôi là phải đôn đốc Trung tâm phòng, chống rửa tiền để tránh tình trạng rút tiền mặt quá mức vào một thời điểm nhất định hoặc là có những khoản chuyển tiền không minh bạch. Để có thể kiểm soát được việc này cần phải có sự nỗ lực của nhiều cơ quan chứ trách nhiệm chính không phải của Ngân hàng Nhà nước.
    - Phong trào thành lập ngân hàng mới có thể dẫn tới những rủi ro nào với nền kinh tế?
    - Việc người ta đua nhau xin lập ngân hàng thể hiện hai điều. Thứ nhất, ngân hàng đang là một trong những lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thứ hai, thẳng thắn mà nói, nó cũng có một động cơ lợi ích mà nhiều khi không được tính toán một cách nghiêm túc khi người ta thấy cổ phiếu ngân hàng nóng. Nhưng họ không hiểu rằng chúng tôi cũng hiểu điều đó và về mặt Nhà nước thì chúng tôi không để cho người ta lợi dụng.
    Một ngân hàng ra đời rồi đến lúc đổ vỡ thì có khi cả hệ thống này bị sụp đổ và người đứng đầu như tôi, chừng nào còn đứng đầu thì phải chịu trách nhiệm chính, vì thế tôi không thể dễ dãi được.
    Phong Lan ghi-WWW.VNEXPRESS.NET
    Thứ Tư, 28/03/2007 - 4:15 PM


    Thống đốc Lê Đức Thúy: ?oTôi không thể dễ dãi được?


    Ông Lê Đức Thúy: Con đường huy động vốn bằng cổ phiếu giúp doanh nghiệp giảm được hai rủi ro là rủi ro lãi suất và rủi ro thanh toán. (Ảnh: Cấn Cường).
    (Dân trí) - Thị trường chứng khoán có quan hệ hết sức ?onhạy cảm? với hoạt động tài chính ngân hàng cũng như sự tăng trưởng của cả nền kinh tế. Bên lề kì họp Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về những mối lo ngại mới nảy sinh từ thị trường này.
    Hiện nay việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại chững lại nhiều so với thời điểm cuối năm ngoái, và có người cho rằng, dòng tiền gửi tiết kiệm đã chảy vào thị trường chứng khoán? Thống đốc nói gì về điều này?

    Tôi có theo dõi hiện tượng này. So với cùng kì năm 2006, số tiền gửi huy động của các tổ chức kinh tế và của dân cư đều tăng, nhưng mức tăng tiền gửi huy động của dân cư chỉ bằng một nửa năm ngoái. Điều đó chứng tỏ, những người có tiền gửi tiết kiệm đang đầu tư vào cái khác, mà tôi đánh giá phần lớn là dành cho chứng khoán.

    Điều này có thể có hai ảnh hưởng đến ngân hàng. Thứ nhất là vốn ngân hàng huy động không đủ cho nhu cầu kinh tế thì nhất định phải có sự tranh chấp về vốn, như vậy buộc phải nâng lãi suất lên để huy động vốn, do đó lãi suất cho vay cũng tăng theo, tác động đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, xét trong ngắn hạn, hiện ngân hàng vẫn tiếp tục thừa vốn do nhu cầu vay thấp hơn vốn huy động được.

    Thứ hai, có một yếu tổ khác triệt tiêu những bất lợi trên kia là doanh nghiệp có thể huy động vốn rẻ hơn rất nhiều so với đi vay ngân hàng nếu là những doanh nghiệp có uy tín bằng cách phát hành cổ phiếu trên thị trường.

    Tôi nói thí dụ Công ty Cơ điện lạnh nếu cần một trăm tỉ để đầu tư, họ chỉ cần bán ra mấy tỉ cổ phiếu đã có thể huy động được một trăm tỉ trên thị trường chứng khoán.

    Con đường huy động vốn này giúp doanh nghiệp giảm được hai rủi ro: rủi ro lãi suất và quan trọng hơn là rủi ro thanh toán. Vay ngân hàng thì phải có thời hạn trả, còn tôi bán được chứng khoán thì tôi không bao giờ phải nghĩ chuyện phải trả. Chỉ có điều các vị mua rồi, muốn thanh khoản thì phải bán cho người khác.

    Thống đốc nói trong thời gian ngắn hạn thì các ngân hàng không thiếu vốn, nhưng trên thực tế, các ngân hàng vẫn đua tăng lãi suất để huy động vốn?

    Năm 2006 các phương tiện báo chí đều nói nhiều về ?ocuộc đua? lãi suất, nhưng thực tế ?ocuộc đua? lãi suất chỉ làm cho lãi suất đồng Việt Nam bình quân của cả năm 2006 tăng 0,14% - một mức tăng thấp. Mức tăng này lại gắn với sức ép chủ yếu do lãi suất đồng đô la tăng lên, mà lãi suất này chúng ta không quyết định được.

    Dĩ nhiên, trong hệ thống ngân hàng cũng có những loại hình ngân hàng huy động vốn khó khăn, trong khi thị trường liên ngân hàng chưa đủ thông thoáng để cho vốn từ ngân hàng thừa chuyển dịch dễ dàng sang ngân hàng thiếu với giá vốn hợp lí. Nhưng tôi theo dõi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm vì vốn khả dụng thừa.

    Rất nhiều khách hàng khi vay vốn ngân hàng, kê khai là sản xuất kinh doanh, nhưng thực tế lại mang tiền vay đi đầu tư chứng khoán và ngân hàng rất khó kiểm soát? Thống đốc có ý kiến gì về vấn đề này?

    Đó là hiện tượng đáng lo ngại vì nó làm cho việc đánh giá những nhân tố vĩ mô cho việc quản lí nhiều hoạt động tài chính ngân hàng gặp khó khăn. Vì vậy trách nhiệm trước hết là của tổ chức tín dụng, khi cho vay thì phải giám sát nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn. Thứ hai là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về mặt thanh tra, giám sát, nếu phát hiện vi phạm thì phải xử lí.

    Cho đến lúc này Thống đốc không hề lo ngại về lượng vốn cho vay từ ngân hàng vào chứng khoán?

    "Đương nhiên tôi lo bởi vì nếu chúng ta không kiểm soát đuợc, để nó cứ nóng quá, đến lúc mà nó ?onổ? thì đương nhiên tác hại đâu chỉ có mỗi ông chứng khoán. Lo thì nhất định phải lo nhưng mà lo ở mức độ nào và biện pháp gì để kiểm soát nó trong vòng mình có thể kiểm soát được..."
    Không có người lãnh đạo nào nói mình không lo nhưng lo đến mức nào thì phải có căn cứ. Theo báo cáo lượng tiền cho vay trực tiếp kiểm soát được qua hoạt động chứng khoán của ngân hàng là khoảng 2,6-3%. Với mức đó thì chưa có vấn đề gì để phải lo ngại quá đáng.

    Hiện chưa đánh giá được mức độ những khoản vay để làm việc khác nhưng lại dùng kinh doanh bất động sản. Còn có những hoạt động khác như những người trước đây gửi ngân hàng bây giờ rút ra đem đầu tư chứng khoán. Tức là có nhiều nhân tố để nói là nguồn vốn trước đây nằm trong ngân hàng hoặc có thể chạy vào ngân hàng nhưng bây giờ chạy ra ngoài.

    Nhưng nhìn tổng thể, thị trường chứng khoán của chúng ta hiện nay vốn hóa khoảng 220 ngàn tỉ VNĐ, trong khi tổng dư nợ ngân hàng khoảng 800 ngàn tỉ. Nếu toàn bộ vốn hóa kinh doanh trên thị trường chứng khoán được biến thành tiền mua bán hàng ngày thì mới bằng 1/4 tổng lượng vốn tín dụng ngân hàng.

    Nhưng không phải người ta đem cả 220 ngàn tỉ ra mua bán hàng ngày mà trên thực tế chỉ khoảng 1 ngàn tỉ. Có người bảo rằng nguồn vay ngân hàng chơi chứng khoán chiếm đến 20% dư nợ, tức 160 ngàn tỉ. Chẳng nhẽ, người ta vay 160 ngàn tỉ để đi kinh doanh 1 ngàn tỉ? Hơn nữa, người nước ngoài đầu tư vào 3-4 tỉ USD trong năm 2006 và đầu 2007 chạy đi đâu. Chưa kể, người có tiền không gửi ngân hàng, không vay ngân hàng đi chơi chứng khoán thì tiền đó vào thị trường chứng khoán chứ. Thực ra, ngay cả doanh số mua bán hàng ngày cũng chỉ thể hiện nhu cầu tiền thực chứ chưa tính đến rất nhiều người sở hữu chứng khoán vẫn chưa bán ra.

    Có ý kiến nhận xét là đang có hiện tượng rửa tiền thông qua mua bán chứng khoán và thành lập ngân hàng?

    Tôi không loại trừ về 2 phương diện. Người ta kiếm được tiền rồi ném vào đây thì người ta có thể kiếm lợi một cách hợp pháp với một số tiền khổng lồ nếu dự đoán đúng. Mua một cổ phiếu khi 1 ăn 2, bán khi nó 1 ăn 10 là cách kiếm tiền mà chưa nên gọi là rửa tiền.

    Nhưng khi minh bạch tài sản, nếu anh nói là lợi nhuận từ chơi chứng khoán, anh phải chứng minh được. Anh mua chứng khoán nào, của ai, bao giờ, thị trường chính thức hay không chính thức, tài khoản mở giao dịch, mua và bán thế nào? Tuy nhiên đó là công việc của nhiều cơ quan chức năng. Việc của tôi là phải đôn đốc trung tâm phòng chống rửa tiền để tránh tình trạng rút tiền mặt quá mức vào một thời điểm nhất định hoặc có những khoản chuyển tiền không minh bạch.

    Hiện nay dường như đang có phong trào thành lập ngân hàng mới và nhiều người lo ngại rằng, đó không chỉ là các ngân hàng đơn thuần mà ẩn chứa nhiều vấn đề sau đó ?

    Việc người ta đua nhau xin lập ngân hàng thể hiện hai điều. Thứ nhất, lĩnh vực ngân hàng đang là một trong những lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thứ hai, thẳng thắn mà nói, nó cũng có một động cơ lợi ích mà nhiều khi không được tính toán một cách nghiêm túc khi người ta thấy cổ phiếu ngân hàng nóng.

    Nếu lập được một ngân hàng mà lại có thể bán cổ phiếu của mình đi thì có khi bỏ 1 bán 3, bán 5. Nhưng họ không hiểu rằng chúng tôi cũng hiểu điều đó và về mặt Nhà nước thì chúng tôi không để cho người ta lợi dụng, chúng tôi phải có những qui định rất chặt chẽ, minh bạch để tránh tiêu cực từ bên trong cũng như ở bên ngoài.

    Một ngân hàng ra đời rồi đến lúc đổ vỡ thì có khi cả hệ thống này bị sụp đổ và người đứng đầu như tôi, chừng nào còn đứng đầu thì phải chịu trách nhiệm chính. Tôi không thể dễ dãi được.

    Xin cảm ơn ông!

    Cấn Cường (ghi)-WWW.DANTRI.COM.VN


    [r32)
    Trên mới tạm dẫn 2 báo Vnexpress và Dân trí . Là độc giả, tôi khoái cáh đưa của Dân trí hơn. Rất nhiều báo như Lao động, VNN, Tiền Phong, Thanh Niên hôm nay cùng đưa chủ đề phỏng vấn Thống đốc . Điều lạ là, hầu hết ông phóng viên nào cũng mặc nhiên coi các câu hỏi phỏng vấn là của mình.Ôi. Báo chí Việt Nam.

Chia sẻ trang này