Cung tốt, tỷ giá USD/VND tiếp tục hạ nhiệt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi LoveIsBlue12511, 29/05/2011.

4642 người đang online, trong đó có 392 thành viên. 19:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 146 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. LoveIsBlue12511

    LoveIsBlue12511 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2011
    Đã được thích:
    1
    Tỷ giá USD/VND tiếp tục hạ nhiệt khi nguồn cung trên thị trường ngoại hối thuận lợi, bất chấp nhập siêu đang gia tăng mạnh.

    Ngày cuối tuần (28/5), tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND do Ngân hàng Nhà nước công bố tiếp tục giảm xuống còn 20.643 VND. Mức giảm tới 10 VND qua một ngày của tỷ giá này là ít thấy kể từ ngày 11/2/2011 - ngày tăng mạnh 9,3% và thu hẹp biên độ từ +/-3% xuống +/-1% (những ngày qua thay đổi phổ biến quanh mức +/-5 VND); mức 20.643 cũng là thấp nhất kế từ lần điều chỉnh đó.

    Cùng với diễn biến trên, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại cũng tiếp tục đi xuống. Mức niêm yết phổ biến trong ngày 28/5 là 20.610 VND (bán ra); cá biệt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) chỉ còn 20.600 VND. So với hiện tượng kịch trần diễn ra trung tuần tháng này, mức giảm của giá bán USD là 280 VND.

    Cùng với đó, các ngân hàng thương mại đã hạ thấp giá mua vào. Mua chuyển khoản hiện phổ biến ở 20.510 VND, mua tiền mặt chỉ còn 20.470 VND. So với mức giá mua vào của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cuối tuần này (20.600 VND), các ngân hàng thương mại đã có lãi khi bán lại. Có thể việc giữ mức mua vào đó của Sở hàm ý Ngân hàng Nhà nước vẫn đang cân nhắc mua vào để cải thiện dự trữ ngoại hối.

    Đến thời điểm này, giá USD bán ra tại Eximbank chỉ còn cách mức thấp nhất kể từ trung tuần tháng 10/2010 trở lại đây là 10 VND (ngày 28/4 ở mức 20.590 VND.

    Diễn biến trên cho thấy nguồn cung USD trên thị trường ngoại hội hiện vẫn tiếp tục thuận lợi, bất chấp nhập siêu tháng 5 này đã tăng trở lại rất mạnh, cao nhất 17 tháng qua và có thể lên tới 1,7 tỷ USD. Bên cạnh đó, lãi suất leo thang cũng là một yếu tố hỗ trợ cụ thể cho giá trị của VND.

    Về nguồn cung, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới đây cho biết vừa qua có những ngày cơ quan này mua vào tới 200 triệu USD. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi nguồn vốn ngoại tệ sang VND trong dân cư cũng thể hiện rõ: đến ngày 25/5/2011 so với 30/4/2011, tiền gửi ngoại tệ của dân cư giảm 2,89%.

    Một nguồn cung khác cũng thể hiện rõ từ các nhà xuất khẩu. Với trạng thái ổn định và chuyển biến tích cực trong gần hai tháng qua, doanh nghiệp xuất khẩu có thể yên tâm về rủi ro tỷ giá trong ngắn hạn để tăng cường vay ngoại tệ, quy đổi sang VND để đưa vào sản xuất kinh doanh, nắm chênh lệch lãi suất lớn. Nguồn ngoại tệ bán lại này để lấy VND là đáng kể, thậm chí có xu hướng gia tăng bởi tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đến 23/5/2011 đã tăng tới 18,9% so với cuối năm 2010 (tất nhiên trong đó có hư số từ tăng tỷ giá, ước tính khoảng 7,18%).

    Và một giả thiết nữa, khó gọi vốn VND (thực tế tăng trưởng âm, đến 23/5 giảm 2,75% so với cuối năm 2010), có thể chính một số nhà bằng đã bán ra USD để lấy vốn VND kinh doanh, tạo thêm nguồn cung cho thị trường.

    Tuy nhiên, có một chuyển động “ngược” đáng chú ý: theo thông tin Thống đốc Nguyễn Văn Giàu vừa đưa ra, trong khi tiền gửi ngoại tệ của dân cư giảm như trên thì tăng trưởng huy động USD chung lại tăng rất mạnh với 18,84% tính đến 23/5 so với cuối năm 2010. Sự gia tăng này theo đó chủ yếu từ các tổ chức kinh tế, bất chấp cơ chế trần lãi suất huy động tối đa 1%/năm hiện nay.

    Đi cùng với nguồn cung thuận lợi, hoạt động mua vào của Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” ra thị trường một nguồn vốn VND, hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Trên thị trường liên ngân hàng, thanh khoản những ngày gần đây đã dồi dào. Lãi suất qua đêm liên tục giảm, mức thấp nhất tuần qua ghi nhận chỉ còn 11%/năm; hay con số chính thức từ Ngân hàng Nhà nước là mức giao dịch bình quân trong ngày 25/5 chỉ còn 11,74%/năm.

Chia sẻ trang này