1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cùng xem Video " Thông Tin Trước h mở cửa " và Dự đoán index + ghi Nhận định của bạn _Các Phân tích

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hayradivaquenanh, 09/03/2008.

4324 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 00:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1952 lượt đọc và 34 bài trả lời
  1. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Cùng xem Video " Thông Tin Trước h mở cửa " và Dự đoán index + ghi Nhận định của bạn _Các Phân tích báo cáo -Nhận định c

    Mời các bác xem video " Thông tin trc h mở cửa tại đây ạ "

    http://tinchungkhoan24h.com/ShowTV/

    Mời các bác cùng Dự doán index và ghi nhận định của các bác tại đây . (Topic này Chỉ nhận định dc 1 ngày nên các bác vào link này để nhận định dc tất cả các ngày nha )

    http://tinchungkhoan24h.com/nhandinhthitruong/xemanh.php

  2. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Thử ?obắt bài? ứng xử của SCIC?
    Chủ nhật, 09.03.2008, 08:29am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/13829

    SCIC đang đứng trước nhiều tình huống và cả thử thách đến từ vai trò của một nhà đầu tư? không đặt lợi nhuận lên trên hết.

    Ngay khi có thông tin Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được chỉ định vào cuộc hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư đã đặt ra loạt câu hỏi trực tiếp liên quan đến lợi ích của mình: SCIC sẽ mua cổ phiếu nào? Tung bao biêu vốn? Có lâu dài không? Có thực tế không hay chỉ là ?ođánh tiếng??...

    Nhưng có những câu hỏi trực tiếp tới quyền lợi, trách nhiệm và cả hình ảnh của SCIC lại ít được nhắc tới.

    Khi chưa có tiền lệ?

    Trước hết, SCIC bắt tay vào việc ngay khi Chính phủ cho phép (nhanh đến mức chiều 7/3 Câu lạc bộ Các doanh nghiệp niêm yết vẫn chưa kịp cập nhật thông tin và còn kiến nghị ?osiêu? tổng công ty này ?osớm hành động?) đã tạo một chốt chặn tâm lý kịp thời, một giá trị cần thiết nhất đối với nhà đầu tư thời điểm này.

    Thông thường, trước khi nhập cuộc, bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải lên một kế hoạch chi tiết, mất nhiều thời gian cân nhắc, thăm dò. Nhưng với SCIC, một nhà đầu tư ?omới toanh? theo nhìn nhận của một số ý kiến lại vào cuộc ngay lập tức. Từ đây, có bình luận cho rằng đó là không vì lợi nhuận, mà mang nặng tính nhiệm vụ cấp bách.

    Nhưng nhìn lại, phải công bằng hơn bởi SCIC vốn có chức năng đầu tư chứng khoán trong danh mục hoạt động, đã bám sát thị trường trong suốt thời gian qua, sẵn có ?odàn? chuyên gia và chuyên viên cùng sự hỗ trợ của Ủy ban Chứng khoán (riêng trong trường hợp đặc biệt này). Mặt khác, khi giá chứng khoán về quá rẻ, xu hướng đi lên được hỗ trợ, mua ngay lập tức là một lợi thế.

    Sự tham gia của SCIC được gọi là ?ocứu? chứng khoán, giống như vai trò của một ngân hàng chính sách xã hội trước những dự án ích nước lợi dân nhưng khó gọi vốn đầu tư. Quan điểm này dễ nảy sinh khi thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có tiền lệ tương tự.

    Nhưng ở một quan điểm khác, được nhiều nhà đầu tư đồng tình và ủng hộ, là của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi cho rằng ?ochúng ta không xem động thái này là Chính phủ cứu thị trường chứng khoán, mà đây là Chính phủ sử dụng công cụ phù hợp với kinh tế thị trường để điều tiết thị trường chứng khoán theo hướng lành mạnh hóa nó?.

    Xa hơn, SCIC là nhà đầu tư thực thụ và sẽ thực sự chuyên nghiệp trong tương lai theo mô hình Temasek (Singapore) mà tổng công ty này hướng tới. Xét theo hướng này, nhiệm vụ mua vào của SCIC lại đặt ra những tình huống khó xử.

    Sẽ lẫn lộn giữa các hành vi?

    Chứng khoán suy giảm nghiêm trọng, SCIC phải vào cuộc với vai trò của một công cụ để Chính phủ điều tiết thị trường. Tiền lệ đã được tạo ra. Liệu trong tương lai, khi chứng khoán giảm sâu SCIC lại vào? Trường hợp đầu tư thua lỗ thì sao, vì không ai chắc chắn mọi khoản đầu tư đều có lãi?

    Có hai khả năng: khoản thua lỗ đó được xem như chi phí của ngân sách Chính phủ như đã từng bù lỗ cho giá xăng, dầu trước đây; thứ hai đó là kết quả đầu tư mà SCIC phải gánh chịu.

    Cả hai khả năng trên đều liên quan trực tiếp tới lợi ích, trách nhiệm và cả hình ảnh của tổng công ty này.

    Nếu là chi phí ngân sách Chính phủ ?ochịu? thì có tách biệt rạch ròi với hoạt động đầu tư thực sự của SCIC hay không? Bởi phía sau câu hỏi này là có thể có những khoản lỗ ?ongoài vùng phủ sóng? và rất nhạy cảm.

    Trường hợp SCIC phải gánh chịu, đó là thiệt thòi cả trong kết quả kinh doanh lẫn hình ảnh thương hiệu. Điều này thực sự quan trọng khi SCIC sẽ là một Temasek của Việt Nam đi ra thị trường vốn thế giới trong tương lai.

    Những vướng mắc trên có từ sự lẫn lộn hành vi của một nhà đầu tư; vừa là một công cụ điều tiết thị trường, vừa là một nhà đầu tư thực thụ đúng nghĩa ?ođầu tư và kinh doanh vốn?. Để giải quyết, Chính phủ cần lập ngay một quỹ bình ổn thị trường, quỹ này hoạt động độc lập, không vì mục tiêu kinh doanh và giao cho SCIC quản lý.

    Cũng từ sự lẫn lộn trên, ứng xử của SCIC với thị trường ở kế hoạch mua vào hiện nay dẫn đến những suy tính khác nhau trong nhận định của nhà đầu tư, phần lớn nghiêng về hành vi ?ovì nhiệm vụ?.

    Đó là suy luận về vai trò ?ocanh đáy? của SCIC trong những phiên sắp tới. Trường hợp thị trường phục hồi mạnh mẽ, nhà đầu tư này có thể thảnh thơi ngoài cuộc hoặc nhấn nhá mua vào; trường hợp xấu sẽ thực sự vào cuộc để hỗ trợ.

    Nếu ở vai trò đó, SCIC sẽ phải đối diện với nhiều thử thách, đặc biệt là trong những phiên thứ Ba và thứ Tư sắp tới, khi áp lực ?olướt sóng? theo kỳ thanh toán dự báo mạnh. Bên cạnh đó, dấu hiệu bán ra mạnh của khối đầu tư nước ngoài phiên cuối tuần vừa qua, kế hoạch hồi vốn của các ngân hàng? cũng cần tính đến.

    Ở một suy luận khác, SCIC có thể không đủ lực để đỡ thị trường trong tình huống xấu, nhưng khả năng thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư là rất lớn và nhiều ý nghĩa, đặc biệt là thể hiện quyết tâm của Chính phủ và tạo ra một tiền lệ. Bên cạnh đó, như quan điểm của SCIC vừa công bố, để hỗ trợ thị trường còn có sự phối hợp đồng bộ của các thành viên khác, của các cơ quan chức năng và cả chính những nhà đầu tư nhỏ lẻ.

    Ở đây, xin dẫn lại ý kiến của bà Vũ Thị Kim Liên, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, tại cuộc họp báo vừa qua, rằng: ?oThị trường chứng khoán cơ bản là giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư? Việc mua vào của SCIC cũng chỉ là đánh tín hiệu ổn định thị trường, còn nhà đầu tư mới là người quyết định. Nếu nhà đầu tư không tự chủ mà cứ bán ra ào ào thì không ngân sách nào có thể cứu được?.
  3. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    HSBC: VN-Index sẽ đạt mốc 1.100 điểm vào cuối năm nay
    Thứ sáu, 07.03.2008, 06:18pm (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/13826

    Ngày 7/3/2008, HSBC lại ra một bản báo cáo về khu vực châu Á ?" Thái Bình Dương. Với tiêu đề ?oHow not to lose your shirt? (tạm dịch: Làm thế nào tránh rủi ro), HSBC khuyến cáo nhà đầu tư nên chuyển hướng đầu tư sang châu Á khi mà nền kinh tế Mỹ không mấy khả quan.

    Vẫn giữ vững quan điểm của bản báo cáo trước, HSBC khuyến cáo nên đầu tư vào Việt Nam với tỷ trọng 0,5%. Tỷ trọng đầu tư mà HSBC khuyến cáo tại các nước trong khu vực như Singapore là 3,5%, Thái Lan là 2%, Malaysia là 1%, trong khi Philipines và Indonesia là 0%. Việt Nam vẫn nằm trong 6 nước được HSBC xếp ở mức OverWeight (mức ưu tiên đầu tư ở mức cao nhất). Trong báo cáo này, HSBC cũng đưa ra dự báo về mốc 1.100 điểm của chỉ số VN-Index vào cuối năm nay. Theo HSBC, hiện nay P/E trung bình của các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam là 14,5. Còn nhớ, tháng 7 năm ngoái, HSBC cũng đã từng có dự báo chỉ số VN-Index sẽ quay trở về mốc 900 điểm vào cuối năm 2007. Chính những tác động tâm lý rất lớn từ bản báo cáo này đã khiến chỉ số VN-Index sụt giảm xuống mức 927 vào ngày cuối cùng của năm 2007.



    Theo một chuyên gia phân tích của BVSC, bản báo cáo này của HSBC dựa trên lý luận vào yếu tố tăng trưởng doanh nghiệp và chỉ số P/E, còn thiếu những phân tích vĩ mô. Vấn đề chủ yếu của thị trường chứng khoán hiện nay là tâm lý nhà đầu tư. Nếu tâm lý nhà đầu tư vững vàng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở mốc này như dự báo của HSBC.



    Bạn đọc có thể đọc toàn văn bản tiếng Anh tại đây.
  4. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Các quỹ đổ lỗi cho nhà đầu tư nhỏ lẻ
    Chủ nhật, 09.03.2008, 08:00pm (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/13834

    Các quỹ đầu tư cho rằng thời gian qua thị trường đi xuống là do nhà đầu tư nhỏ lẻ, với việc không nhận định đúng, mua bán lướt sóng, bán ra nhiều nên khiến cho thị trường đi xuống.

    Trưa ngày 09/03, các quỹ đầu tư đã tổ chức buổi trao đổi tại sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM để bàn các giải pháp thúc đẩy thị trường. 11 quỹ, hội đủ các gương mặt ?ocó máu mặt? trên TTCK hiện nay như DragonCapital, VinaCapital, VietCapitan, VFM, Jaccar, IndochinaCapital, Prudential, PXP Vietnam, BVIM... Nhận định chung của các quỹ là thị trường vẫn rất tốt, thời điểm này càng có nhiều cơ hội cho nhà đầu tư.

    Đã có lúc người ta đã nghĩ đến chuyện đóng cửa vài phiên để thị trường "hồi tỉnh". Ảnh: Đặng Vỹ

    Thiếu hiểu biết, lướt sóng, tâm lý?

    Ông Trần Thanh Tân, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư VFM, đơn vị đứng ra tập họp cuộc trao đổi, nói rõ rằng tình hình thị trường rơi tự do không chỉ là mối quan tâm và bức xúc của các cơ quan quản lý, của các tổ chức, nhà đầu tư, mà còn là của các quỹ đầu tư.

    Đa số đại diện các quỹ đầu tư cho rằng, ngoài những nguyên nhân của nền kinh tế vĩ mô, một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng khiến thị trường đi xuống thời gian qua là hành động mua bán theo tâm lý của các nhà đầu nhỏ lẻ.

    Ông Trần Lê Khánh, Giám đốc đầu tư quỹ Prudetal, cho rằng nhiều nhà đầu tư ?ochơi? chứng khoán chứ không phải ?ođầu tư?. Ông đặt vấn đề: ?oVậy có công cụ nào để giúp họ chống lại rủi ro??

    Thomas Joseph Ngo, Giám đốc quỹ đầu tư IndochinaCapital, cho rằng việc mua bán ngắn hạn thường phụ thuộc vào tâm lý, tin đồn. ?oVì vậy mỗi khi nghe thông tin có vấn đề là nhà đầu tư sợ hãi?.

    Một quỹ đầu tư đang trao đổi về thị trường với những nhận định lạc quan. Ảnh: Đặng Vỹ

    Đồng tình với quan điểm này, đại diện PXP cũng cho rằng một trong những nguyên nhân gây nên thị trường hoảng loạn là các nhà đầu tư không biết mình đang làm gì, mất phương hướng. Ông nói rằng nhà đầu tư nhỏ lẻ thường căn cứ ý kiến của các ?ochuyên gia? phát biểu trên báo đài, trong khi đó những người phát ngôn đó chưa chắc có hiểu biết đầy đủ.

    ?oHọ chỉ biết về chứng khoán trong vòng 2 tuần mà đưa ra những nhận định như vậy khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ nghe theo thì sẽ ảnh hưởng rất lớn? - đại diện PXP nói.

    PXP, IndochinaCapita, Jaccar? đều có chung ý kiến là cần giáo dục cho nhà đầu tư để nhà đầu tư không phải lâm vào tình trạng thiếu hiểu biết trong mua bán như thời gian qua.

    Giá đã quá rẻ, cơ hội để mua vào

    Tất cả các quỹ đều có nhận định giống nhau, như trên.

    Tổng Giám đốc Trần Đắc Sinh nói rằng nhà đầu tư đừng nhìn vào chỉ số 1.170 trước đây rồi nói thị trường hôm nay xấu. Theo ông đánh giá thị trường cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố, tổng thể, lâu dài, đặt trong quan hệ với các nước trong khu vực xung quanh. Trong bối cảnh đó thì TTCK Việt Nam vẫn là một thị trường phát triển tốt, có triển vọng.
    Theo các quỹ, chỉ số P/E hiện nay đã rất thấp. Việc SCIC bỏ tiền ra mua cổ phiếu là một dấu hiện cho thấy sắp tới đây sẽ là một sự khởi sắc.

    Giám đốc VinaCapital cho biết, tổ chức của ông phân tích 20 công ty lớn trên sàn niêm yết, cho kết quả lợi nhuận trung bình của các công ty này tăng 70%, chỉ số P/E hiện dưới 20. Cộng với giá trị giao dịch thị trường vẫn cao, ông kết luận hiện CP đã rất rẻ, là cơ hội để mua vào.

    IndochinaCapital cho biết, đây là cơ hội giải ngân của quỹ này. Hiện ndochinaCapital còn tiền mặt 250 - 300 triệu USD có thể giải ngân.

    Các quỹ khuyên nhà đầu tư nên đầu tư dài hạn, ít nhất là trung hạn. Việc lướt sóng chỉ đem lại thua lỗ và gây bất ổn cho thị trường. Bên cạnh đó, việc lựa chọn quỹ không chỉ về giá.

    Prudential cho biết, tổ chức này đầu tư chỉ xem giá là một yếu tố. Prudental đã lập một danh sách về các tiêu chuẩn chọn CP, trong đó bên cạnh chỉ số giá, P/E, còn là các tiêu chí như công ty hàng đầu của ngành, bộ máy quản lý, tổ chức?

    Theo đại diện PXP, việc SCIC tung tiền ra mua CP chỉ là giải pháp tạm thời. Để một thị trường bền vững, cần có giải pháp căn cơ hơn. Theo đại diện này, Việt Nam nên mở room cho nhà đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài được tham gia thị trường nhiều hơn, bên cạnh đó là cần quản lý chặt hơn mục đích sử dụng vốn của các công ty tăng vốn.
  5. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    ?oKỷ nguyên? công ty quản lý quỹ?
    Chủ nhật, 09.03.2008, 07:19pm (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/13835

    Nếu như hồi cuối năm 2006, dường như ?onhà nhà, ngưòi người? đều dễ dàng tham gia TTCK thì hiện nay, khi TTCK đang liên tục sụt giảm, rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ có động thái rút khỏi thị trường. Trái với khuynh hướng thoái lui này, sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty quản lý quỹ đang khiến người ta dự báo về ?okỷ nguyên công ty quản lý quỹ? trên TTCK Việt Nam.

    Thời kỳ vàng son

    Sau một thời gian trầm lắng và được nhiều ưu đãi (thuế, thủ tục...), và hưởng lợi từ chính sách mở cửa của Nhà nước, TTCK Việt Nam đã có bước nhảy vọt vào cuối năm 2006 - đầu năm 2007: VN-Index đạt trên 1.100 điểm, giá trị vốn hoá thị trường đạt 30% GDP, số tài khoản chứng khoán lên tới trên 300.000... Giai đoạn này được ví là thời vàng son của chứng khoán Việt Nam vì nhiều lý do: người người chơi chứng khoán, nhà nhà chơi chứng khoán; bất kỳ ai mua là thắng, không cần phân tích, không cần thông tin... Người ta cũng phát hiện ra quy luật trong giai đoạn này là ?oai liều thì thắng, ai học hành chứng khoán bài bản thì thua (!)?. Vào thời điểm này, CTCK là loại hình DN ?ođẻ trứng vàng? và rất ?okiêu? với khách hàng. Qua thời điểm này, nhiều tiệu phú USD đã ra đời ở Việt Nam và được ghi vào danh sách những người giàu nhất nước do sở hữu cổ phiếu.

    Thời kỳ sàng lọc

    Khác với năm 2006, từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008, TTCK Việt Nam đã rớt giá liên tục. Báo giới đề cập đến tình trạng sụt giảm của TTCK bằng nhiều từ ngữ rất mạnh. Một vài tuần gần đây, VN-Index đã đi xuống quá mức dự đoán, dưới 600 điểm; HASTC-Index giảm xuống dưới mức 200 điểm, chạm đáy thấp nhất trong hơn một năm qua. Vào những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3, bao trùm lên các sàn chứng khoán là một không khí ảm đạm, lo lắng và xen lẫn hoảng sợ. Thậm chí, các chuyên gia kinh tế còn lo ngại về nguy cơ bất ổn tài chính ở Việt Nam hiện nay.

    Cho dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy, nhà đầu tư nhỏ lẻ đang ?ocắt lỗ? và thoái lui khỏi thị trường. Các chuyên gia kinh tế của CTCP Quản lý quỹ SHF (dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 3/2008) cho rằng, đây là giai đoạn TTCK Việt Nam thực hiện quá trình sàng lọc. Sự sàng lọc tuy hà khắc nhưng cần thiết để đi đến một thị trường phát triển ổn định, bền vững trong tương lai. Kinh nghiệm ở nhiều thị trường quốc tế cho thấy, khi thị trường ?olạnh lẽo?, khó có nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp nào có thể chịu đựng được. Các công ty quản lý quỹ là định chế chuyên nghiệp với năng lực về vốn, kỹ năng phân tích, đầu tư chuyên nghiệp... là những người còn trụ lại hoặc được sinh ra sau quá trình sàng lọc của thị trường. Nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thiên hướng chuyển sang mua chứng chỉ quỹ, thời gian tới đây trên TTCK Việt Nam sẽ là ?okỷ nguyên cho công ty quản lý quỹ?.

    Trào lưu công ty quản lý quỹ

    Nhen nhóm từ mấy năm gần đây, ngay từ chương trình cổ phần hóa DNNN của Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của nhiều công ty quản lý quỹ, ngân hàng đầu tư và công ty đầu tư cổ phần tư nhân nước ngoài. Năm 2006, Công ty Đầu tư cổ phần tư nhân TPG của Mỹ và bộ phận quỹ đầu tư mạo hiểm của Intel bỏ ra 36,5 triệu USD để mua lại 10% cổ phần của Tập đoàn FPT (sau đó, giá trị thị trường của FPT tăng mạnh, giúp TPG thu lời lớn). Đầu tháng 2/2008, Morgan Stanley mua lại 49% cổ phần của CTCK Gateway Securities. Gần đây, Tập đoàn Quản lý quỹ đầu tư Franklin Templeton Investments của Mỹ mua lại 49% cổ phần trong Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF).
    Theo số liệu của UBCK, tại Việt Nam, hiện có 23 công quản lý quỹ được cấp phép và đang hoạt động. Ngoài ra, có khá nhiều công ty khác đang xin thành lập công ty quản lý quỹ. Do tính chuyên nghiệp về quản lý đầu tư, năng lực về huy động vốn? các công ty quản lý quỹ sẽ giúp cho thị trường ít biến động hơn, ổn định và bền vững.

    Đầu tháng 3/2008, Chính phủ đã có Công văn hoả tốc ban hành 19 giải pháp tổng thể ứng phó với diễn biến kinh tế của Việt Nam. Các giải pháp này là khá thận trọng, trong đó dường như ưu tiên là chống lạm phát và không hề có ý can thiệp thô bạo vào TTCK. Giải pháp khuyến khích mô hình công ty quản lý quỹ (kể cả cho phép công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài) tham gia vào TTCK Việt Nam, trong khi không khuyến khích CTCK, ngân hàng thương mại là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thúc đẩy TTCK non trẻ như Việt Nam tăng trưởng ổn định và bền vững. Rõ ràng, trào lưu mới hay kỷ nguyên mới của TTCK Việt Nam đang được hình thành theo đúng hướng chuyên nghiệp hơn, đó là công ty quản lý quỹ.
  6. five_mart

    five_mart Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Quỹ nào cũng khuyên mua, em nghi quá
  7. today1982

    today1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Đã được thích:
    1
    cứ lúc nào mà tất cả các quỹ đồng lòng kêu gọi bà con nhảy vào thì i như rằng sau đấy nó ị cho bà con dọn, thời buổi này chả tin bố con chú nào được các bác ạ, tự mình lo thân mình thôi.
  8. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Quý II/2008: Trái phiếu Chính phủ sẽ giao dịch tập trung tại HASTC
    Thứ bảy, 08.03.2008, 06:32pm (GMT+7)

    Trong khuôn khổ hỗ trợ kỹ thuật của Bộ Tài chính Nhật Bản, thông qua Ban thư ký Asean, sáng 7/3,tại Hà Nội, UBCK NN đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản tổ chức hội thảo ?oXây dựng thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP) thứ cấp tổ chức tại Việt Nam?.



    Tại Hội thảo, UBCK NN cho biết, vừa hoàn thành dự thảo Quy chế Quản lý giao dịch Trái phiếu chính phủ nhằm triển khai đề án thị trường trái phiếu chuyên biệt (tách biệt khỏi thị trường giao dịch cổ phiếu) đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, từ quý II năm nay sẽ chuyển giao dịch TPCP tập trung về một mối là TTGDCK Hà Nội- HASTC. Sau năm 2010 sẽ chuyển sang mô hình liên định chế.



    UBCK NN cho biết, TPCPhiện giao dịch phân tán tại HASTC (148 loại trái phiếu) và tại HOSE (409 loại). Bên cạnh đó còn có 215 loại TPCP không giao dịch. Khối lượng lưu hành TPCP hiện nay đạt khoảng 11% GDP, bước đầu góp phần tạo ra kênh dẫn vốn hiệu quả, đầu tư lớn cho các công trình trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, so với tiềm năng và nhu cầu, lượng vốn huy động qua kênh phát hành trái phiếucòn khá nhỏ so với các thị trường trong khu vực. Cấu trúc thị trường phát hành và giao dịch thứ cấp còn bất cập, làm hạn chế khả năng huy động vốn cũng như phát triển thị trường. Đề án xây dựng thị trường giao dịch TPCB, tách biệt khỏi thị trường giao dịch cổ phiếu, nhằm mục đích tìm ra một mô hình giao dịch phù hợp cho thị trường TPCB ở Việt Nam đang được triển khai trên thực tế.
  9. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    ngày mai ko biết thế nào đây ? mong tăng nhẹ tý cho các bác mừng
  10. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    ?oCân đong? nhà đầu tư cá nhân và tổ chức
    Thứ hai, 10.03.2008, 02:42am (GMT+7)
    ?oTiềm lực tài chính, chiến lược dài hạn, định giá hiệu quả, dẫn dắt thị trường?. Đó là những khác biệt giữa nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.

    Năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam lên 8 tuổi, với hơn 300 nghìn tài khoản chứng khoản. Trong số hơn 300 nghìn tài khoản ấy, hiện lại được dẫn dắt bởi chưa đến 300 nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước.

    Tiềm lực tài chính: Không thể so sánh số tiền của một nhà đầu tư cá nhân và một nhà đầu tư tổ chức nắm giữ. Sự so sánh ở đây căn cứ vào vốn đầu tư huy động, cách sử dụng (đầu tư) và tái đầu tư phần lợi nhuận của hai bên như thế nào.

    Với một nhà đầu tư cá nhân, vốn đầu tư có thể đến từ vốn tự có, vốn đi vay (mà thường là ngắn hạn dưới 1 năm) hoặc cả hai. Trong khi đó, nhà đầu tư tổ chức huy động vốn từ nhiều cổ đông với mục đích kinh doanh chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 5 năm) để thu về lợi nhuận.

    Áp lực của hai nguồn vốn này là khác nhau, mà thường thì áp lực chủ yếu dành cho nhà đầu tư cá nhân. Một minh chứng: trong giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008, áp lực trả nợ đã buộc nhiều nhà đầu tư cá nhân phải bán tháo, góp phần dẫn thị trường vào thế ?olùi lũi đi xuống?

    Tiếp nữa, khi đầu tư, nhà đầu tư cá nhân thường dùng tất cả số tiền mình có để mua cổ phiếu và không có dự phòng rủi ro, thậm chí chỉ mua một cổ phiếu thay vì một danh mục đầu tư, với mong muốn thu được khoản lợi nhuận ?ocàng nhiều càng tốt?.

    Trong khi đó, nhà đầu tổ chức đầu tư vào danh mục đầu tư bao gồm cổ phiếu ABC, XYZ? mà họ đã chọn và xác định mức ?olợi nhuận kỳ vọng?, khi mức lãi từ danh mục đầu tư đó đạt được, thường thì họ bán ngay. Hơn nữa, bao giờ nhà đầu tư tổ chức cũng dành một khoản vốn để dự phòng rủi ro khi thị trường đi xuống, họ ?ocắt lỗ? bằng cách mua từ từ, còn nhà đầu tư trong nước thường có tư duy ?ocắt lỗ? bằng việc bán vội, bán gấp, bán bằng mọi giá nên dẫn tới thị trường xuống ?obằng mặt sàn?.

    Liên quan đến việc sử dụng lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán để tái đầu tư, khi đạt được lợi nhuận, nhiều nhà đầu tư cá nhân thường dành một phần, thậm chí rất nhiều vào chi tiêu dùng, trong khi nhà đầu tư tổ chức lại dành khoản lợi nhuận cho hoạt động tái đầu tư.

    Chiến lược lâu dài: Nhà đầu tư tổ chức thường có chiến lược đầu tư dài hạn với mong muốn đạt được lợi nhuận kỳ vọng đặt ra.

    Ngược lại, nhiều nhà đầu tư cá nhân thường không xác định đầu tư dài hạn, nên thường có tư duy kiếm lời nhanh dẫn đến hành động ?olướt sóng?, nhưng khi thị trường đi xuống thì hay ?obỏ của chạy lấy người?. Đây là điều nguy hiểm trong đầu tư nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng!

    Định giá hiệu quả: Nhiều nhà đầu tư cá nhân thường thiếu thông tin chính xác khi đầu tư. Họ hay căn cứ vào ?otin đồn?. Hơn nữa, họ cũng gặp nhiều hạn chế trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh? của doanh nghiệp để quyết định đầu tư, dẫn đến việc định giá giá trị cổ phiếu dễ có sai lầm.

    Khi thị trường chứng khoán đi xuống trong giai đoạn vừa qua, nhiều cổ phiếu tốt, được đánh giá là blue-chip đều có mức giảm sàn như những cổ phiếu của những công ty là ăn kém hiệu quả. Việc đánh giá giá trị cổ phiếu theo kiểu ?otốt xấu lẫn lộn? cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của nhiều nhà đầu tư cá nhân.

    Trái lại, việc đánh giá giá trị cổ phiếu và khả năng tạo lập thị trường của nhà đầu tư tổ chức là một thế mạnh, giúp họ mua được những cổ phiếu tốt với giá hời trong giai đoạn vừa qua.

    Dẫn dắt thị trường: Thực tế, trong hơn 300 nghìn tài khoản chứng khoán được mở, số vốn của nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn so với vốn của các tổ chức, nhưng các nhà đầu tư cá nhân hay dõi theo nhà đầu tư tổ chức - nhất là tổ chức nước ngoài.

    Chính vì hay dõi theo nhà đầu tư tổ chức, nên khả năng ?obị dẫn dắt? là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng quỹ đầu tư, công ty chứng khoán vẫn có thể có nhiều tài khoản ?ocá nhân? để mua, chứ không hẳn chỉ mua trong tài khoản của công ty hay quỹ...

Chia sẻ trang này