Cuộc chiến cung cầu chưa ngã ngũ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi LeaderFPT, 10/04/2008.

5754 người đang online, trong đó có 782 thành viên. 08:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 320 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Cuộc chiến cung cầu chưa ngã ngũ

    http://www.laodong.com.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=83853

    Cuộc chiến cung cầu chưa ngã ngũ
    Lao Động số 80 Ngày 09/04/2008 Cập nhật: Thứ Tư, 09/04/2008 - 8:18 AM
    (LĐ) - Phiên xả hàng bất ngờ đã diễn ra rất nhanh ngày 8.4: Trên 25,6 triệu CK được bán ra qua khớp lệnh, trong đó có 24,4 triệu CP, là con số chưa từng có của TTCKVN, phá vỡ kỷ lục của ngày 10.3 (25,05 triệu CK). Hơn 1.263,2 tỉ đồng được thu về không hề nhỏ.

    Cung ồ ạt

    Trái ngược với diễn biến buồn tẻ những phiên trước, sàn giao dịch rộn rã hơn với liên tiếp những tín hiệu điện thoại báo khớp lệnh thành công. Thậm chí vừa có lệnh mua được nạp vào, giao dịch đã được thực hiện ngay.

    "Mua quá dễ" là tín hiệu rõ ràng nhất của một đợt xả hàng. Sàn Hà Nội (HaSTC) thu hút sự chú ý của NĐT do áp dụng giao dịch liên tục ngay từ lúc mở cửa và tương quan cung cầu thể hiện trên các cột giá. CP chủ chốt của HaSTC là ACB xuất hiện giao dịch lớn bất thường: Hơn 300.000 CP tranh mua trần bị quét sạch chỉ trong vòng 10 phút giao dịch đầu tiên. Khối lượng bán lớn đến mức giá ACB còn bị ép xuống dưới mức tham chiếu (giá bình quân). Gần như toàn bộ thời gian giao dịch còn lại, giá CP này không "ngóc" lên được và bên mua cũng không còn tình trạng tranh giá cao.

    Khá nhiều CP lớn khác như PVI, PVS cũng xuất hiện tình trạng tương tự và sự lo lắng bắt đầu xuất hiện trên gương mặt những người mua được khi nhận thấy lượng cung quá dồi dào, thậm chí dư mua ở nhiều mã còn không còn lấy một lô.

    Sàn HoSE cũng phát tín hiệu tương tự khi nhiều CP bắt đầu có tình trạng lệnh bán phủ kín 3 cột giá. Đây là diễn biến bất thường vì những phiên trước, lượng cung được tiết giảm tối đa và hầu như chỉ có vài lô được bán với mục đích kích giá.

    Kết thúc đợt một, HoSE đã ghi nhận trên 5,4 triệu CK được giao dịch thành công, tương đương gần 270 tỉ đồng - những con số rất đáng chú ý nếu so sánh với ngày 7.4, giá trị khớp lệnh cả phiên mới có trên 100 tỉ đồng.

    Cuộc chiến cung cầu diễn ra rất căng thẳng ở 4 mã chủ chốt của HoSE là STB, REE, SSI và DPM. Lượng cung sẵn sàng chào giá thấp đã nhanh chóng quét sạch lượng dư mua trần ở những mã này và thậm chí còn ép SSI, REE, STB chạm sàn.

    Phân tích nhật ký giao dịch của 3 mã có khối lượng khớp lớn nhất thị trường là SSI, DPM và STB cho thấy số lượng lệnh quy mô lớn (trên 10.000CP/lệnh) tăng đột biến: SSI có 79 lệnh, DPM có 91 lệnh và STB có 126 lệnh. Những lệnh bán lớn như vậy chắc chắn không thể xuất phát từ các NĐT cá nhân nhỏ lẻ.

    Những dấu hỏi

    Lượng tiền mặt trên thị trường đã bị hao hụt đi đáng kể khi giá trị giao dịch toàn thị trường (không tính trái phiếu) đạt 1.263,2 tỉ đồng. Trong cả 8 phiên trước, khối lượng giao dịch hàng ngày hầu như không đáng kể và lượng cung tiềm năng dần được tích lũy. Nếu căn cứ vào VN-Index, khối lượng giao dịch của 3 phiên từ 24-26.3 (có mức điểm thấp hơn phiên ngày 8.4) đạt xấp xỉ 34 triệu CK và chỉ một phần nhỏ trong số này được bán ra.

    Nếu tính cả các giao dịch đủ T+4 thì nhìn chung lượng cung chưa bị hao hụt nhiều và còn là khối lượng lãi ròng. Thị trường luôn trông đợi ngày xả hàng chắc chắn sẽ đến để giải phóng "khối năng lượng này", dù không ai biết trước thời điểm.

    Chính sự khó khăn trong phán đoán diễn biến thị trường khiến NĐT thường trực tâm lý cảnh giác và bất kỳ biến động khác thường nào về khối lượng giao dịch cũng khiến họ sẵn sàng bán ra để chốt lãi an toàn. Do đó thị trường xấu đã đi nhanh chóng khi khối lượng giao dịch tăng cao.

    Tuy nhiên, câu hỏi liệu phiên giao dịch kỷ lục này đã làm suy kiệt sức mua hay chưa chỉ có thể biết trong một vài phiên tới. Thông điệp rõ ràng nhất thể hiện qua khối lượng là hoạt động xả hàng đã xảy ra. Nếu chỉ là hoạt động chốt lãi, khối lượng bán rất có thể sẽ cạn kiệt và sức cầu đủ mạnh để hấp thụ khối lượng đó.

    Tuy nhiên, nếu xảy ra cả hoạt động cắt lỗ hoặc giải tỏa cầm cố, bán ra từ phía tổ chức thì mối lo ngại sẽ lớn hơn nhiều. Khối lượng giao dịch đợt khớp lệnh cuối ngày rất thấp: Khoảng 1,52 triệu CK và đa số mã còn dư mua trần rất lớn dù trước đó đã bị ép giá suốt đợt khớp lệnh liên tục. Một câu hỏi đặt ra là lượng cung đã hết hay chỉ được tiết giảm một cách khéo léo để "nuôi" sức cầu và "nuôi" cả tâm lý hưng phấn của NĐT?

    Một số liệu khá lạc quan là sự tiếp sức rất nhiệt tình của NĐTNN: 5,06 triệu CK đã được mua vào, quy mô lớn chưa từng có, tương đương 322,7 tỉ đồng trong khi bán ra 1,6 triệu CK, tương đương 109 tỉ đồng. NĐTNN tích cực mua vào tại tất cả các blue-chips còn "room" và tranh mua ở nhiều mã khác có khối lượng bán ra quá ít.

    Sự phân hóa ngày càng rõ ràng khi xuất hiện những CP được bán ra mạnh trong khi nhiều mã tiếp tục giao dịch nhỏ giọt. Khối lượng giao dịch lớn ngày 8.4 vẫn chỉ khẳng định được là một phiên chốt lãi. Thị trường vẫn cần một vài phiên nữa để khẳng định chắc chắn sự thắng - thua của cung và cầu.
  2. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Hy vọng 3 ngày tới thứ 5 + thứ 6 + thứ 4 tuần sau Hosino bò lếch đi xa mốc 550 & Hasino điều chỉnh ít hôm rồi đảo nhiều thì tâm lý cut-loss toàn TTCK mới STOP để VNI tiến về 600.
    Ngược lại thì TTCK đóng băng vài năm vì bán không ai dám mua nên Khoai Tây mua vô cùng tích cực với mong muốn ủn VNI lên luôn

Chia sẻ trang này