***Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đi về đâu???***

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuanhai294, 01/10/2008.

2311 người đang online, trong đó có 291 thành viên. 07:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 232 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. tuanhai294

    tuanhai294 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Đã được thích:
    0
    ***Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đi về đâu???***

    Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đi về đâu?
    Sau khi cứu Bear Stearns, Fed đã phải dồn dập cứu Fannie Mae và Fredie Mac tuần trước, và hiện nay là Lehman, Merrill Lynch, hai công ty Đầu tư tài chính lớn số 4 và số 3 của Mỹ, và công ty AIG, một công ty bảo hiểm lớn nhất Mỹ. Số tiền bỏ ra để cứu nguy vượt hẳn số tiền bỏ ra cứu Bear Stearns. Tình hình nghiêm trọng đã đưa chỉ số chứng khoán vào hôm thứ hai 15/9 xuống hơn 500 điểm, giảm 4,4%.
    Fannie Mae và Fredie Mac: hai đại gia cho vay và bảo hiểm nợ mua nhà
    Việc cứu Fannie Mae và Fredie Mac là cuộc cứu nạn thuộc loại lớn nhất của nhà nước Mỹ sau thế chiến thứ hai. Hai công ty tư nhân Fannie Mae và Fredie Mac, chủ yếu cho vay và bảo hiểm vay nhà đất, mà hiện nay số nợ của họ đã lên tới trên 5.000 tỷ $, lớn hơn một phần ba GDP của Mỹ, và bằng nửa tổng số nợ địa ốc của cả nước. Hai công ty này nguyên là công ty nhà nước được lập ra để bảo hiểm các khoản nợ vay nhà của gia đình nghèo và trung lưu, nhưng sau này được các nhà chính trị nhằm mục đích kiếm phiếu đã cho phép mở rộng, rồi tư nhân hóa, nhưng vẫn được coi là có nhà nước đứng sau lưng trợ giúp. Vì được hiểu ngầm là nhà nước bảo trợ nên hai công ty bành trướng mạnh vào thị trường các loại nợ ?orác?, không cần bảo chứng đủ tin cậy, mục đích là làm lợi nhuận nhanh. Các nhà chính trị ủng hộ chúng được tiếng là giúp dân nghèo và trung lưu có nhà cửa, và cũng nhận được tiền ủng hộ ứng cử từ hai công ty trên. Tín dụng thừa thãi, giá nhà lên cao, và bất chấp cảnh báo, Fed vẫn rất nhiều năm giữ lãi suất thấp để bảo vệ thị truờng chứng khoán, và do đó đẩy giá nhà cửa lên mức phi lý. Khi giá nhà đất xuống, đến nay có đến trên 9% số nợ vay trên mất khả năng chi trả, hai công ty trên cũng bị đẩy tới mất khả năng chi trả. Và vì số nợ quá lớn nhà nước phải trực tiếp can thiệp.
    Để cứu Fannie Mae và Fredie Mac, và có thể cần phải dùng ngân sách (tức là tiền thuế của dân) ở mức độ lớn, nhà nước phải truất quyền quản trị và quản lý của ban quản trị hiện nay và tuyên bố sẵn sàng bỏ ra 200 tỷ $ trong việc cứu nạn. Con số này có thể không đủ vì chỉ bằng 4% phần nợ của hai công ty trên (trong khi đó như đã nói, đã có 9% số nợ trên mất khả năng chi trả và tỷ lệ này vẫn còn tăng và nếu bán tháo để lấy lại tiền thì chưa chắc đã lấy lại được một nửa). Đây là hình thức quốc hữu hóa dù thực chất chưa rõ ràng. Vì nếu rõ ràng là quốc hữu hóa, thì khi công ty mất khả năng chi trả, giá trị công ty đã âm (vì nợ lớn hơn tài sản có), giá trị cổ phiếu là zero, nhà nước có thể lấy quyền sở hữu, đuổi ban giám đốc cũ, thay bằng ban giám đốc mới, và có thể trong tương lai sẽ tư hữu hóa trở lại bằng cách bán cổ phần ra thị trường. Làm như thế, các cổ phiếu ưu tiên mà Trung Quốc và Ngân hàng và công ty tài chính của các nước khác mua sẽ bị mất sạch và sẽ gây ảnh hưởng lâu dài. Dường như chính phủ Mỹ vẫn muốn bảo đảm các cổ phiếu ưu tiên này vì kinh tế Mỹ đang phải dựa vào luồng vốn từ nước ngoài đổ vào, từ năm 2004 đã vượt 500 tỷ và hiện nay vào khoảng 800 tỷ; như vậy chỉ có các cổ phiếu thường là mất sạch giá trị. Sắp tới, hình thức quốc hữu hóa như thế nào sẽ tùy thuộc Chính phủ sau Bush quyết định.

    Và thêm hai đại gia đầu tư tài chính trên thị trường chứng khoán và một đại gia bảo hiểm
    Một tuần sau khi cứu Fannie Mae và Fredie Mac, ngày thứ hai 15/9/2008, Fed lại đành phải để cho Lehman phá sản và cho phép công ty chứng khoán và đầu tư tài chính Merrill Lynch, có khoản nợ 900tỷ $, sau khi tuyên bố lỗ 40tỷ $, tự cứu bằng cách để cho nhà băng Bank of America mua với giá rẻ một nửa. Còn AIG, một công ty bảo hiểm lớn nhất Mỹ, cũng đang tìm nguồn tài chính tự cứu mình vì những hành động phiêu lưu buôn bán tài chính. Chiều thứ hai cùng ngày, chính phủ Bang New York nơi công ty AIG đặt đại bản doanh đã cho phép nó mượn 20 tỷ từ các công ty con (bảo hiểm ở tiểu bang) để giúp vốn cho hoạt động đầu tư vào chứng khoán rác, còn Fed thì đề nghị hai công ty tài chính lớn là JPMorgan và Golden Sach bỏ ra 70 tỷ cho AIG vay ngắn hạn. Chưa biết họ có đồng ý không.
    Không ai có thể tiên đoán được là tình hình sẽ đi đến đâu vì những tiên đoán trước đây cho rằng tình hình đã ổn định đều sai cả. Lehman vào đầu tháng 7 có số nợ là 600 tỷ và tất nhiên là số chứng khoán tương đương là 600 tỷ, đã phải chịu bán lỗ, thu về 30 tỷ (với giá 20 xu đối với mỗi đồng $ ghi trên chứng khoán), tưởng như có đủ tiền để giải quyết vấn đề nhưng thực sự không đủ và đến hôm nay thì phá sản.
    Nguyên nhân bất ổn định hiện nay bắt nguồn từ đâu?
    Bất ổn tài chính bắt nguồn từ những ?ophát minh? về tài chính trong thời gian qua, qua đó thế đứng của ngân hàng đã dần dần bị các công ty kinh doanh tài chính đánh đổ dần, trong lúc Fed chỉ được giao nhiệm vụ kiểm sát hệ thống ngân hàng. Fed đã cứu công ty tài chính Bear Stearns. Dù không thuộc nhiệm vụ của họ, Fed đã vào cuộc với hy vọng là chận đứng được tình hình hoảng loạn tài chính, nhưng thật ra họ đã lầm. Tình hình khủng hoảng tiếp tục mở rộng và Fed không thể đứng ra cứu tiếp, vì đây không phải là nhiệm vụ của Fed, và về mặt chính trị cũng như khả năng vốn, Fed không thể tiếp tục cứu. Các công ty tư nhân này đã đòi quyền tự do kinh doanh tài chính làm giầu, không chịu bất cứ sự kiểm soát nào của Fed, thì Fed không thể lấy thuế của dân để cứu chúng. Bơm tiền cứu sẽ đẩy mạnh thêm lạm phát, hiện nay nếu tính theo 12 tháng chấm dứt vào tháng 7 vừa qua thì lạm phát đã là 5,6%, nhưng nếu tính dựa vào 3 tháng qua thì lạm phát đã ở mức rất cao là 10,6% một năm và đang tăng, và không kể thực phẩm và năng lượng thì mức lạm phát tương đương là 2,5% và 3,5%. Các chuyên gia đều đánh giá rằng lạm phát sẽ tăng trong năm tới. Và như thế khả năng tăng lãi suất cho vay trên thế giới để kiềm chế lạm phát cũng là điều khó tránh. Đây là điều Fed sẽ phải nhức đầu: Tăng tín dụng để cứu nguy các đại gia hay kiềm chế lạm phát?(Sưu tầm)
  2. tuanhai294

    tuanhai294 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Đã được thích:
    0
    700tỷ $ chỉ là con muỗi với thị trường Mỹ, mất 1.200tỷ $ trong một phiên giao dịch sao không kêu, còn bao nhiêu em phá sản, vào đây nốt đi

Chia sẻ trang này