Dẫn lời ông Lê Xuân Nghĩa : Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, Việt nam phải đối mặt với nợ xấu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bibibopbop, 28/09/2008.

4805 người đang online, trong đó có 587 thành viên. 22:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 446 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. bibibopbop

    bibibopbop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Dẫn lời ông Lê Xuân Nghĩa : Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, Việt nam phải đối mặt với nợ xấu

    Biến động ta?i chính Mỹ tác động VN


    Việt Nam ky? vọng cao tư? hội nhập kinh tế với thế giới va? nguô?n vốn tư? Wall Street

    Một quan chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói khủng hoảng tài chính ở Mỹ có tác động ?okhá mạnh? đến kinh tế Việt Nam.
    Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng, cho BBC biết giới chức có thể phải chuẩn bị hỗ trợ cho thị trường bất động sản và xử lý nợ xấu của các ngân hàng.

    Trong cuộc trả lời phỏng vấn thẳng thắn ngày 18 tháng Chín, ông Lê Xuân Nghĩa nói theo dự đoán, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế chỉ ở khoảng 5.5% vào năm 2009.

    Lê Xuân Nghĩa: Tác động trực tiếp thì không lớn vì Việt Nam không có định chế tài chính nào đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu của các tập đoàn ấy [Lehman Brothers, AIG...]. Nhưng tác động gián tiếp khá mạnh. Trước mắt có những vấn đề, ví dụ lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế - LIBOR và SIBOR ?" đang tăng. Nó có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp. Mặc dù nợ này không lớn, khoảng hai tỷ đôla, nhưng người ta buộc phải tái cấu trúc kỳ hạn và lãi suất, và như thế có thể ảnh hưởng tình hình tài chính của một số ngân hàng và doanh nghiệp.

    Khủng hoảng ở Mỹ có thể làm người dân dự đoán đồng đôla sẽ xuống giá nghiêm trọng, và họ có thể rút đôla khỏi ngân hàng, hoặc bán đôla mua tiền Việt gửi vào. Nó có thể làm cấu trúc tài sản của các ngân hàng rơi vào bất lợi.

    Giá bất động sản, thị trường chứng khoán cũng có thể xuống thấp hơn nữa. Mà bất động sản xuống thì tài sản ngân hàng cũng xuống theo và nợ xấu có thể tăng lên. Kết quả tài chính của nhiều ngân hàng thương mại có thể không được như mong muốn vào cuối năm nay.

    Đấy là những tác động ngắn hạn. Về dài hạn, khủng hoảng ở Mỹ có thể khiến các cam kết đầu tư vào Việt Nam sẽ chỉ giải ngân chậm chạp, hạn chế.

    Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến cũng có thể giảm mạnh. Có hai lý do: giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng hoảng ở Mỹ. Thứ hai là sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường hàng hóa, và dẫn đến nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi.

    Tất cả những điều đó có thể khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Trong nước hiện nay, người ta dự báo tăng trưởng có thể chỉ còn 5.5 ?" 5.6% trong năm 2009.

    BBC:Sau một đêm, giá vàng tăng đến 1.3 triệu đồng một lượng. Liệu chuyện này có ảnh hưởng nhiều đến số tiền gửi trong ngân hàng?

    Thời gian còn ngắn, chưa đủ để thấy rõ hiệu ứng. Nhưng điều đó chắc chắn sẽ diễn ra. Dân chúng có thể bắt đầu thay đổi công cụ tài chính họ dùng để tiết kiệm. Ví dụ, thay vì tiết kiệm bằng bất động sản, chứng khoán, ngoại tệ, tiền Việt thì bây giờ có thể có thay đổi nhất định.


    Khủng hoảng ở Mỹ có thể khiến các cam kết đầu tư vào Việt Nam sẽ chỉ giải ngân chậm chạp, hạn chế



    Tôi dự đoán người dân sẽ dự trữ vàng nhiều hơn. Điều đó có thể ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm của dân cư ở ngân hàng.

    BBC: Nó có dẫn đến tình trạng thiếu tiền mặt ở các ngân hàng, thưa ông?

    Chưa có hiện tượng đó vì hiện nay các ngân hàng đang có dư thừa về thanh khoản (liquidity surplus). Nhưng trong mấy tháng tới, chưa biết thế nào.

    BBC:Theo ông, khu vực ngân hàng của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn không?

    Không phải quá lớn. Tôi không nghĩ sẽ có đổ bể nghiêm trọng của hệ thống tài chính Việt Nam.

    Nhưng lợi nhuận của nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số có thể lỗ. Đến cuối năm nợ xấu có thể tăng lên và lúc bấy giờ chính phủ có thể buộc phải có giải pháp để xử lý các khoản nợ xấu. Gần đây do lạm phát và khó khăn trong nước, lại có điểm lợi là hệ thống tài chính được chấn chỉnh, củng cố khá tốt, thanh khoản được cải thiện. Giám sát tín dụng và nợ xấu đã khá chặt chẽ.

    BBC:Những cam kết đầu tư vào Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng vì cuộc khủng hoảng tại Mỹ.

    Cam kết rất lớn, nhưng thực hiện có thể thấp. Dĩ nhiên cho đến nay, việc thực hiện rất tốt, giải ngân FDI đã đạt tám tỷ đôla cao hơn năm ngoái (6.5 tỷ đôla). Nhưng trước chúng tôi kỳ vọng cả năm nay, việc giải ngân FDI trên 10 tỷ, cộng cả ODA là 12 tỷ, để đỡ cho thâm hụt thương mại. Nhưng tình hình thế này, việc giải ngân ba tháng cuối năm chắc gặp khó khăn.

    BBC:Như vậy nó có làm dự đoán lạm phát cao hơn không, thưa ông?

    Lại có một khía cạnh khác trong lạm phát: nó phụ thuộc chính sách thắt chặt tiền tệ. Hiện nay, chính sách ấy gần như chưa có gì thay đổi. Vì thế, tôi nghĩ lạm phát vẫn tiếp tục xu hướng giảm do việc thắt chặt tiền tệ.

    Giải pháp và bài học

    BBC:Trên đây là những nguy cơ cho kinh tế Việt Nam, sau khủng hoảng ở Mỹ. Nhưng Việt Nam có thể làm gì để tránh những nguy cơ đó?

    Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang có những chuẩn bị để giảm thiểu nguy cơ. Trước hết, chúng tôi đang giám sát chặt chẽ và chuẩn bị những hỗ trợ cần thiết cho thanh khoản của các ngân hàng thương mại.


    Thị trường bất động sản Việt Nam đang gặp khó khăn

    Đồng thời kiểm tra lại chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là tín dụng dành cho bất động sản.

    Chính phủ cũng có thể phải chuẩn bị các gói biện pháp để hỗ trợ thị trường bất động sản và hỗ trợ việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới nếu nó xảy ra một cách nghiêm trọng.

    BBC:Từ cuộc khủng hoảng ở Mỹ hiện nay, ở góc độ nhà quản lý và chuyên gia ngân hàng, ông thấy có thể rút ra bài học gì cho Việt Nam?

    Theo tôi, điều quan trọng nhất là sự giám sát của chính phủ đối với hệ thống tài chính, đặc biệt là hoạt động của ngân hàng đầu tư và quỹ đầu tư thanh khoản (hedge fund). Hoạt động này có thể làm nóng thị trường bất động sản, làm nóng nền kinh tế và vì thế ảnh hưởng trực tiếp với các ngân hàng thương mại. Để tạo nên ?obức tường lửa? giữa hệ thống ngân hàng đầu tư, hedge fund với các ngân hàng thương mại là điều rất khó khăn.

    Nhìn lại khủng hoảng châu Á 1997, các ngân hàng đầu tư và hedge fund đã đầu tư ào ạt rồi tạo ra bong bóng ở đó. Bong bóng châu Á vỡ thì họ kéo về Mỹ, Tây Âu, làm nó nóng lên và bây giờ bong bóng ở nhà họ lại nổ.

    Nó cho thấy sự bùng nổ của ngân hàng đầu tư và hedge fund thời gian qua đã làm giảm đáng kể khả năng chi phối thị trường của các ngân hàng trung ương và chính phủ. Đấy là kinh nghiệm không chỉ cho Việt Nam mà cả nhiều nước, từ nay về sau, phải rất cảnh giác với các định chế tài chính phi ngân hàng đầu cơ rủi ro trên thị trường tài chính.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080918_viet_us_impact.shtml
  2. bibibopbop

    bibibopbop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Đã được thích:
    0
    ChinfonBank bị tiếp quản, chi nhánh tại Việt Nam vẫn hoạt động
    01:46'' 28/09/2008 (GMT+7)
    Vào 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 26/9, Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Đài Loan (CDIC) đã bất ngờ đoạt quyền kiểm soát ngân hàng Chinfon Bank để chuẩn bị chuyển giao cho một chủ sở hữu mới. Hai chi nhánh của Chinfon tại Việt Nam vẫn duy trì hoạt động, và quyền lợi của người gửi tiền được bảo đảm "từng xu một".



    Khách hàng chờ rút tiền tại một phòng giao dịch của Chifon tại Đài Loan (ảnh: Taipei Times)
    CDIC cho biết, quyết định này là theo chỉ thị của Ủy ban Giám sát Tài chính Đài Loan (FSC), với lý do tình hình tài chính của ngân hàng này đã trở nên rất xấu.


    CDIC ngay buổi chiều đã gửi fax thông báo đến báo chí về sự kiện này, đồng thời thông báo các hoạt động của ngân hàng vẫn tiếp tục, tiền gửi của khách hàng sẽ được bảo vệ.

    Theo thông báo ngay sau đó của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hai chi nhánh của Ngân hàng Chinfon tại Hà Nội và TP. HCM vẫn tiếp tục hoạt động trong khi chờ đợi sự tiếp quản của chủ sở hữu mới tại Đài Loan. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cam kết hỗ trợ chương trình chuyển giao này.

    Ủy ban Giám sát Tài chính của Đài Loan cũng cam kết quyền lợi của các cá nhân và tổ chức có tiền gửi tại chi nhánh của Chinfon ở Việt Nam sẽ hoàn toàn không bị tổn hại, cũng như hoạt động của hai chi nhánh sẽ không bị gián đoạn trong quá trình chuyển giao.

    Thông báo của CDIC cho biết trước mắt dự kiến Ngân hàng Đài Loan (Bank of Taiwan) sẽ được ủy quyền quản lý ngân hàng Chinfon. Báo Taiwan News ngày 27/9 cho biết, Ngân hàng Đài Loan đã lập tức rót vào Chinfon 10 tỷ Đài tệ để bảo đảm ngân hàngkhông mất khả năng chi trả.

    Từ năm 2005, ngân hàng Chinfon đã được đưa vào diện bảo hộ của Quỹ Tái thiết Tài chính Đài Loan. Quỹ này hiện đang bảo hộ cho 7 ngân hàng, theo đó tất cả mọi khoản tiền gửi vào ngân hàng được bảo đảm trọn vẹn, không hạn chế số lượng.

    Trong khi đó, đối với các ngân hàng không nằm trong chương trình của quỹ này, mỗi tài khoản tiền gửi chỉ được bảo hiểm tối đa 1,5 triệu Đài tệ.

    Tuy nhiên, quyền lợi của các lãnh đạo ngân hàng, các thành viên hội đồng quản trị, và các cổ đông Chinfon đã lập tức bị đình chỉ.

    Chinfon là ngân hàng nhỏ thứ ba ở Đài Loan, tính theo tổng tài sản được thống kê vào cuối tháng 6/2008. Ngân hàng có tài sản 84,6 tỷ Đài tệ (tương đương 2,6 tỷ USD).

    Do những thua lỗ trong kinh doanh, đến cuối tháng qua, giá trị ròng của ngân hàng đã xuống đến con số âm 7,718 tỷ Đài tệ (tương đương 240 triệu USD). Đồng thời, ngân hàng cũng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất Đài Loan là 29,26%, theo thông tin từ báo Taipei Times.

    Một quyết định bất ngờ

    Mới ngày thứ Ba, FSC vẫn tuyên bố có cơ sở để chưa cần phải đoạt quyền kiểm soát ngân hàng Chinfon, mặc dù ngân hàng này đã lâm vào tình trạng thua lỗ nặng từ cuối năm ngoái.

    Tuy nhiên, đến đêm ngày thứ Sáu, Chủ tịch của FSC, ông Gordon Chen đã có cuộc họp báo khẩn cấp để thông báo áp dụng điều 62 của Luật Ngân hàng Đài Loan. Theo đó, ngân hàng bị đoạt quyền kiểm soát khi mất khả năng trả nợ, hoặc khi quyền lợi của người gửi tiền có thể bị đe dọa.

    Ông cho biết, sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, Ủy ban này thấy kế hoạch phục hồi của ngân hàng này kém khả thi và đã quyết định đoạt quyền nay lập tức.

    Tuy nhiên, ông cho biết hai chi nhánh của Chinfon tại Việt Nam vẫn hoạt động hiệu quả. Các cơ quan quản lý tại Việt Nam cũng hợp tác với phía Đài Loan để quyền lợi của người gửi tiền được bảo đảm ?otừng xu một.?

    Lời phát biểu của ông Gordon Chen vào ngày thứ Ba về tình hình tài chính của ngân hàng Chinfon ?oxấu hơn dự báo? đã đẩy lên một làn sóng rút tiền khỏi Chinfon. Trong ba ngày sau, người gửi tiền đã đến rút khỏi Chinfon hơn 1 tỷ Đài tệ (tương đương hơn 30 triệu USD.

    Sang ngày thứ Tư, Chủ tịch của ngân hàng Chinfon, ông Huang Shih-hui đã cực lực lên án những nhận định tiêu cực của FSC, và đòi Chủ tịch FSC phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tình trạng hoảng sợ của người gửi tiền.

    Tuy nhiên, vào thời điểm FSC ra quyết định đoạt quyền chiều thứ Sáu, vị Chủ tịch của Chinfon đang công tác ở nước ngoài và chưa có phát biểu gì về quyết định này.
  3. FPTleader

    FPTleader Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2007
    Đã được thích:
    1
    xin đừng làm Trym kẹp và Bìm Bịp chúng em run thêm nữa

    giờ chúng em thấy hối hận và lo lắng rồi, chỉ mong kế hoạch 700 bil bên Mẽo sớm thông qua để có cơ hội tháo chạy cho nhanh thôi

    nhưng toàn người rình bán thế này, sợ là tin ra cũng chẳng giúp thị trường tăng nổi quá 15 phút trong phiên rồi lại tèo ngay

Chia sẻ trang này