Dân xứ Nghệ vào đây mà đọc nhé: đã làm đến Giám đốc mà còn đi đánh bạc với bảo vệ và lái xe... ngu h

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dungnv999, 24/07/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3077 người đang online, trong đó có 292 thành viên. 00:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1495 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. dungnv999

    dungnv999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Dân xứ Nghệ vào đây mà đọc nhé: đã làm đến Giám đốc mà còn đi đánh bạc với bảo vệ và lái xe... ngu hết phần thiên hạ.Nghệ An: Bắt giám đốc một ngân hàng đánh bạc



    http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...ngan-hang-danh-bac-201307241408522775ca34.chn


    Nghệ An: Bắt giám đốc một ngân hàng đánh bạc

    [​IMG]




    Một lãnh đạo ******* tỉnh xác nhận với chúng tôi thông tin trên vào chiều 23.7.

    Theo đó, CA TP.Vinh đã bắt quả tang ông Ngô Anh Tuấn - GĐ Chi nhánh Ngân hàng NNPTNT (Agribank) TP.Vinh - cùng 3 người khác, gồm 1 lái xe và 2 cán bộ Agribank Nghệ An đánh bạc vào trưa 23.7 tại nhà bảo vệ của trụ sở ngân hàng.
    Ông Ngô Anh Tuấn nguyên là GĐ Agribank huyện Hưng Nguyên - sau đó được điều về Agribank Nghệ An. Cách đây 3 tháng, ông Tuấn được bổ nhiệm GĐ Agribank TP.Vinh.
    Theo Việt Thắng

    Báo Lao động


    PS: đã làm đến Giám đốc mà còn đi đánh bạc với bảo vệ và lái xe... ngu hết phần thiên hạ.
    [​IMG][​IMG]
  2. dungnv999

    dungnv999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam: Niềm tin doanh nghiệp giảm xuống âm 14%



    http://ndhmoney.vn/web/guest/s02/-/...iem-tin-doanh-nghiep-giam-xuong-am-14phantram


    Việt Nam: Niềm tin doanh nghiệp giảm xuống âm 14%

    Một trong những thị trường xem xuất khẩu là chủ lực như Việt Nam thì niềm tin doanh nghiệp lại giảm từ 22% (quý 1/2013) xuống âm 14%. Tương đương mức độ ở quý 4/2012 (-10%); đây là một trong những chỉ số thấp nhất trong khối ASEAN.
    Báo cáo kinh doanh toàn cầu của Grant Thornton (IBR) tiết lộ các lãnh đạo doanh nghiệp đang đối mặt với sự đảo lộn kịch tính của các nguồn tài sản tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi các doanh nghiệp Mỹ tự tin hơn về sự phát triển của hệ thống vận hành và nền kinh tế, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc lại sụt giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
    [​IMG]
    Theo báo cáo, niềm tin doanh nghiệp Mỹ vượt lên 55% trong quý 2, trong khi ở quý 1 là 31%, kỷ lục cao nhất được lập kể từ năm 2005. Quan điểm kinh doanh được cải thiện tạo tiền đề cho kỳ vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp Mỹ; tỷ lệ kỳ vọng doanh thu tăng trong 12 tháng tới tăng từ 46% trong quý 1 lên 59% trong Quý 2, và tỷ lệ doanh nghiệp kỳ vọng tăng lợi nhuận tăng từ 42% so với ba tháng trước lên 48% trong Quý 2.
    Mặc dù tăng trưởng đang lạc quan thì tại một trong những thị trường xem xuất khẩu là chủ lực như Việt Nam thì niềm tin doanh nghiệp lại giảm từ 22% (quý 1/2013) xuống âm 14%, tương đương mức độ ở quý 4/2012 (-10%); đây là một trong những chỉ số thấp nhất trong khối ASEAN. Tuy niềm tin giảm nhưng kỳ vọng tăng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức ổn định 86% (quý 1/2013) và 88% (quý 4/2012). Tuy nhiên có đến 64% người tham gia giữ quan điểm trung lập hoặc kỳ vọng nền kinh tế có hiệu suất tốt hơn trong 12 tháng tới.
    Nhóm kỳ vọng gia tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đã có sự sụt giảm từ 40% xuống 20%, trong khi đó nhóm nhận định chi phí tài chính là một trở ngại của doanh nghiệp tăng đáng kể từ 36% lên 64%.
    Ông Kenneth Atkinson, Giám đốc điều hành Grant Thornton Việt Nam nhận định “Việt Nam có những điểm nổi bật thú vị, chúng phản ánh các chủ doanh nghiệp đang lo lắng tình hình hiện tại của doanh nghiệp với rất ít niềm tin về sự tăng trưởng kinh tế 12 tháng tới. Thêm vào các con số trong báo cáo, vẫn còn những trở ngại đối với tăng trưởng như chi phí, nguồn tài chính và nạn quan liêu. Những điểm này không mới và vẫn tiếp tục được Chính phủ quan tâm.”
    So với Mỹ, niềm tin doanh nghiệp Trung Quốc giảm xuống mức 4% trong quý 2, trong quý 1 là 25%, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2006. Trong 12 tháng tiếp theo, các doanh nhân Trung Quốc không còn hy vọng nhiều về việc tăng doanh thu (giảm từ 72% trong quý I xuống 60% trong Quý II), xuất khẩu (29% giảm xuống 15%) và lợi nhuận (69% giảm xuống 42%).
    Ed Nusbaum, CEO toàn cầu của Grant Thornton nhận định: “Hoàn toàn trái ngược, nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Xuất khẩu chỉ tăng 1% trong tháng 5 bởi sự suy yếu tại các thị trường chủ lực như Liên minh Châu Âu (EU). Bộ máy lãnh đạo mới chú trọng việc gia tăng sự tín nhiệm, nhưng đang phải đối mặt với nỗi lo sợ “bong bóng gia cư” đang hình thành trong nước. Việc chi tiêu của doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm cùng với việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phải bơm tiền vào hệ thống ngân hàng hồi tháng 5 để ngăn chặn khủng hoảng tín dụng.”
    Niềm tin doanh nghiệp toàn cầu trụ vững nhờ Nhật Bản và Anh phục hồi
    Tại Anh, niềm tin doanh nghiệp tăng từ âm 1% (quý 1) lên 34% (quý 2), bên cạnh đó lần đầu tiên trong lịch sử IBR quan điểm của Nhật Bản trở nên lạc quan, tăng lên mức 8% nhờ vào sự kích thích và sửa đổi phương pháp lãnh đạo, hay còn gọi là chính sách kinh tế mới Abenomics’.
    Niềm tin doanh nghiệp trong khu vực đồng Euro vẫn mong manh, trượt từ âm 2% (quý 1) xuống âm 8% trong quý 2. Phản chiếu hình ảnh Trung Quốc, quan điểm kinh doanh đồng loạt đi xuống tại ba nền kinh tế khác trong khối BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) chỉ số niềm tin của nhóm G7 (32%) vượt trên mức trung bình của khối BRIC (23%) trong quý 2, đây đồng thời cũng ghi kỷ lục mới trong lịch sử các báo cáo IBR.
    Trong khi các nước ASEAN, chỉ số niềm tin tiếp tục giữ mức ổn định ở mức 26%, tương ứng với các quý trước 29% (quý 1/2013), 25% (quý 4/2012), 28% (quý 3/2012) và 23% (quý 1/2012).



    Theo Infonet


    [​IMG][​IMG]
  3. Chothoico

    Chothoico Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    72
    Tiếc cho người tài!
  4. bachcolo

    bachcolo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    97
    Đánh bạc thì ai chả đanh được. Chán chú lắm. Trong chiếu bạc k có cha con
  5. dungnv999

    dungnv999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Lại 1 kiểu ngu nữa của Giám đốc...^:)^ ^:)^ ^:)^
    http://cafebiz.vn/thi-truong/sep-lo...a-dat-ngoai-giao-2013072408580849718ca101.chn
    Sếp lớn ‘đeo mo’ xin trả suất nhà đất ngoại giao

    [​IMG]




    Là lãnh đạo một cơ quan nhà nước, ông được các doanh nghiệp bất động sản ưu ái vài suất ngoại giao để làm ăn. Đầu tư chưa được bao lâu, ông đã chết khiếp vì phải ôm bọc nợ vào người.

    [​IMG]
    Quan hệ rộng “chết” nhiều


    Có quan hệ với khá nhiều chủ đầu tư dự án BĐS, ông N.M.T đăng ký mua suất ngoại giao của hơn chục dự án. Thời kỳ BĐS “nóng rẫy”, chỉ cần bán qua tay, ông T. đã đút ví hàng trăm triệu đồng mà không phải bỏ đồng vốn nào đầu tư. Cách làm ăn dễ dàng mà béo bở này không phải ai cũng có được, chỉ những người có vai vế và tầm ảnh hưởng tới DN mới được vinh dự này.


    Nói là ưu ái nếu vào thời điểm BĐS đang nóng thì đúng, còn khi BĐS đóng băng, việc ôm các suất ngoại giao chẳng khác gì gánh nợ cho cả chủ đầu tư lẫn người được hưởng. Như ông T. giờ đang phải è cổ tìm mọi cách để bán bớt đi. “Nhiều dự án mình đích thân mở mồm xin DN nên giờ bảo trả lại cũng ngại, để đầu tư thì thực tình không có vốn”, ông T. lo lắng. Tiến thoái lưỡng nan, ông đang đau đầu về cục nợ này.


    Trưởng ban của một cơ quan truyền thông, chị Lê cũng được ba bốn chủ đầu tư dự án mời gọi mua suất ưu đãi. Không nhanh chân, chị bị mắc kẹt tại một dự án căn hộ ở Hà Đông. Đóng tiền theo tiến độ, cứ vài ba tháng chị lại phải rút tiền tiết kiệm ra để đóng cho chủ đầu tư. Cuối năm ngoái, chị chấp nhận cắt lỗ để thoát hàng.


    [​IMG]


    “Cứ nghĩ tới chuyện đổ xô đi xin suất ngoại giao giờ mình vẫn sợ. Ngon ăn nhưng mà cũng dễ chết nếu không có vốn”, chị Lê chia sẻ. Cơ quan chị cũng khá nhiều trường hợp như vậy. Thời điểm này, ai cũng ngao ngán vì mắc kẹt tiền vào các dự án. “Không quen biết thì thôi, chứ càng quen nhiều càng đầu tư, càng chết”, chị Lê cho hay.


    Đối với các sếp lớn, việc trả lại cho chủ đầu tư đơn giản chỉ cần một cú điện thoại. Còn với sếp bé không phải là chuyện đơn giản. Đơn cử như trường hợp của chị T.H.L, trưởng phòng một cơ quan nhà nước. Qua các mối quan hệ, chị L được một chủ dự án BĐS nghỉ dưỡng ở Ba Vì ưu đãi 3 lô đất với giá mềm hơn so với thị trường. Nghĩ là chỗ người thân và cũng kỳ vọng vào thị trường, chị L. gom vốn ngân hàng để đầu tư với số tiền lên tới hàng tỷ đồng.


    Cơn sốt đất đi qua nhanh chóng, số tiền lãi từ mấy lô đất đó vụt bay, để lại gánh nặng lớn cho chị. Cả năm nay, chủ đầu tư không động tĩnh gì, dự án thì chưa có sổ đỏ, không biết đến bao giờ mới bán được mà thoát hàng. Tới thời điểm này, chị chấp nhận lỗ một nửa mà vẫn ế. “Mình hỏi chủ đầu tư thì họ bảo làm ăn lời thì hưởng, lỗ thị chịu không giúp được gì”, chị L. ngán ngẩm.


    Đồng cảnh ngộ như chị L., chị Nga, cán bộ một cơ quan cho hay, chị đang chôn vốn gần 1 tỷ đồng mua đất ưu đãi của dự án với 3 lô đất, số tiền góp vốn 20% mỗi lô cũng lên tới 300 triệu đồng. “Lúc đó ai cũng ham bởi quen thân mới mua được suất đó. Tính là mua bán luôn, giờ thì tham thành thâm rồi”, chị buồn rầu. Theo chị Nga, mỗi tháng chị đang phải è cổ đi làm để trả lãi ngân hàng.


    “Sếp trong phòng cũng chung số phận như mình nhưng bà ấy còn trả được chủ đầu tư để lấy lại tiền, còn mình thì khó. Giờ có rút vốn chủ đầu tư cũng chẳng có tiền để mà trả”, chị Nga ngậm ngùi.


    “Đeo mo” xin doanh nghiệp


    Tìm mọi cách hoãn binh không được, chẳng còn cách nào khác, những ông lớn trót ôm suất quan hệ phải chấp nhận “mặt dày” trả lại cho chủ đầu tư. Đại diện một doanh nghiệp thừa nhận, họ đã nhận được không ít lời đề nghị xin trả lại suất ngoại giao trong khi trước đó khách hàng năn nỉ mua bằng được. “Tùy vào mối quan hệ và độ VIP để chủ đầu tư ưu tiên giải quyết. Cách đây hai năm thì còn có tiền mà trả lại số đã góp vốn hoặc đẩy hàng đi được, chứ thời điểm này chủ đầu tư cũng... kiếu”, vị này cho hay.


    Nghĩ tới việc trả lại suất ưu đãi, chị T.H.L ban đầu cũng ngại vì trước đó đã phải nhờ cậy lắm mới xin được. Tuy nhiên, số tiền chôn vốn tại 3 lô đất đó khiến chị đứng ngồi không yên. Chị đành phải gặp chủ đầu tư để thương lượng, nhờ quan hệ thân thiết mà họ có thể linh động cho chị. Tuy nhiên, bản thân chủ đầu tư cũng đang lao đao trong cơn đóng băng của nhà đất, dự án không bán được. “Thị trường khó khăn, có thân mấy họ cũng lắc đầu, chỉ dại là mình đã trót đóng tiền rồi”, chị L. kể.


    May mắn hơn chị L., ông T. với mối quan hệ rộng nên chưa phải đóng tiền cho chủ đầu tư, vì thế xin trả lại dù có ngại nhưng không tốn kém đồng nào. “Anh cũng đang khó khăn, chú thông cảm”, ông động viên chủ đầu tư.


    Về phía các doanh nghiệp, việc tặng các đối tác, lãnh đạo bằng suất ngoại giao là một cách để làm thân. Tuy nhiên, khi thị trường BĐS đóng băng, họ cũng méo mặt khi phải giải quyết những trường hợp này. Một chủ đầu tư dự án ở Hà Đông chia sẻ, đơn vị này có hơn 20 suất ngoại giao nhưng tới nay số người đóng tiền chỉ trên đầu ngón tay.


    “Suất ngoại giao chỉ khác các suất bình thường ở giá chiết khấu hay thời kỳ nóng sốt không phải mua chênh, nhưng họ vẫn phải đóng tiền cho chủ đầu tư theo đúng hợp đầu. Nói là vậy nhưng để đòi tiền mấy ông lớn này không phải là điều đơn giản. Nhiều vị lãnh đạo, chủ đầu tư cũng không có gan để hỏi. Không ít trường hợp các sếp còn quên rằng mình có đăng ký mua ở dự án này và mặc nhiêu lờ đi nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư”, ông cho hay. Chỉ tính sơ sơ với giá trị số căn hộ ngoại giao chưa thu được tiền, DN này đang bị nợ hàng chục tỷ đồng.


    Theo Duy Anh
    Vietnamnet




    Tags: ba vì, bất động sản, đầu tư, dự án, Hà Đông, suất ngoại giao




    Sếp lớn ‘đeo mo’ xin trả suất nhà đất ngoại giao

    [​IMG]




    Là lãnh đạo một cơ quan nhà nước, ông được các doanh nghiệp bất động sản ưu ái vài suất ngoại giao để làm ăn. Đầu tư chưa được bao lâu, ông đã chết khiếp vì phải ôm bọc nợ vào người.

    [​IMG]
    Quan hệ rộng “chết” nhiều


    Có quan hệ với khá nhiều chủ đầu tư dự án BĐS, ông N.M.T đăng ký mua suất ngoại giao của hơn chục dự án. Thời kỳ BĐS “nóng rẫy”, chỉ cần bán qua tay, ông T. đã đút ví hàng trăm triệu đồng mà không phải bỏ đồng vốn nào đầu tư. Cách làm ăn dễ dàng mà béo bở này không phải ai cũng có được, chỉ những người có vai vế và tầm ảnh hưởng tới DN mới được vinh dự này.


    Nói là ưu ái nếu vào thời điểm BĐS đang nóng thì đúng, còn khi BĐS đóng băng, việc ôm các suất ngoại giao chẳng khác gì gánh nợ cho cả chủ đầu tư lẫn người được hưởng. Như ông T. giờ đang phải è cổ tìm mọi cách để bán bớt đi. “Nhiều dự án mình đích thân mở mồm xin DN nên giờ bảo trả lại cũng ngại, để đầu tư thì thực tình không có vốn”, ông T. lo lắng. Tiến thoái lưỡng nan, ông đang đau đầu về cục nợ này.


    Trưởng ban của một cơ quan truyền thông, chị Lê cũng được ba bốn chủ đầu tư dự án mời gọi mua suất ưu đãi. Không nhanh chân, chị bị mắc kẹt tại một dự án căn hộ ở Hà Đông. Đóng tiền theo tiến độ, cứ vài ba tháng chị lại phải rút tiền tiết kiệm ra để đóng cho chủ đầu tư. Cuối năm ngoái, chị chấp nhận cắt lỗ để thoát hàng.


    [​IMG]


    “Cứ nghĩ tới chuyện đổ xô đi xin suất ngoại giao giờ mình vẫn sợ. Ngon ăn nhưng mà cũng dễ chết nếu không có vốn”, chị Lê chia sẻ. Cơ quan chị cũng khá nhiều trường hợp như vậy. Thời điểm này, ai cũng ngao ngán vì mắc kẹt tiền vào các dự án. “Không quen biết thì thôi, chứ càng quen nhiều càng đầu tư, càng chết”, chị Lê cho hay.


    Đối với các sếp lớn, việc trả lại cho chủ đầu tư đơn giản chỉ cần một cú điện thoại. Còn với sếp bé không phải là chuyện đơn giản. Đơn cử như trường hợp của chị T.H.L, trưởng phòng một cơ quan nhà nước. Qua các mối quan hệ, chị L được một chủ dự án BĐS nghỉ dưỡng ở Ba Vì ưu đãi 3 lô đất với giá mềm hơn so với thị trường. Nghĩ là chỗ người thân và cũng kỳ vọng vào thị trường, chị L. gom vốn ngân hàng để đầu tư với số tiền lên tới hàng tỷ đồng.


    Cơn sốt đất đi qua nhanh chóng, số tiền lãi từ mấy lô đất đó vụt bay, để lại gánh nặng lớn cho chị. Cả năm nay, chủ đầu tư không động tĩnh gì, dự án thì chưa có sổ đỏ, không biết đến bao giờ mới bán được mà thoát hàng. Tới thời điểm này, chị chấp nhận lỗ một nửa mà vẫn ế. “Mình hỏi chủ đầu tư thì họ bảo làm ăn lời thì hưởng, lỗ thị chịu không giúp được gì”, chị L. ngán ngẩm.


    Đồng cảnh ngộ như chị L., chị Nga, cán bộ một cơ quan cho hay, chị đang chôn vốn gần 1 tỷ đồng mua đất ưu đãi của dự án với 3 lô đất, số tiền góp vốn 20% mỗi lô cũng lên tới 300 triệu đồng. “Lúc đó ai cũng ham bởi quen thân mới mua được suất đó. Tính là mua bán luôn, giờ thì tham thành thâm rồi”, chị buồn rầu. Theo chị Nga, mỗi tháng chị đang phải è cổ đi làm để trả lãi ngân hàng.


    “Sếp trong phòng cũng chung số phận như mình nhưng bà ấy còn trả được chủ đầu tư để lấy lại tiền, còn mình thì khó. Giờ có rút vốn chủ đầu tư cũng chẳng có tiền để mà trả”, chị Nga ngậm ngùi.


    “Đeo mo” xin doanh nghiệp


    Tìm mọi cách hoãn binh không được, chẳng còn cách nào khác, những ông lớn trót ôm suất quan hệ phải chấp nhận “mặt dày” trả lại cho chủ đầu tư. Đại diện một doanh nghiệp thừa nhận, họ đã nhận được không ít lời đề nghị xin trả lại suất ngoại giao trong khi trước đó khách hàng năn nỉ mua bằng được. “Tùy vào mối quan hệ và độ VIP để chủ đầu tư ưu tiên giải quyết. Cách đây hai năm thì còn có tiền mà trả lại số đã góp vốn hoặc đẩy hàng đi được, chứ thời điểm này chủ đầu tư cũng... kiếu”, vị này cho hay.


    Nghĩ tới việc trả lại suất ưu đãi, chị T.H.L ban đầu cũng ngại vì trước đó đã phải nhờ cậy lắm mới xin được. Tuy nhiên, số tiền chôn vốn tại 3 lô đất đó khiến chị đứng ngồi không yên. Chị đành phải gặp chủ đầu tư để thương lượng, nhờ quan hệ thân thiết mà họ có thể linh động cho chị. Tuy nhiên, bản thân chủ đầu tư cũng đang lao đao trong cơn đóng băng của nhà đất, dự án không bán được. “Thị trường khó khăn, có thân mấy họ cũng lắc đầu, chỉ dại là mình đã trót đóng tiền rồi”, chị L. kể.


    May mắn hơn chị L., ông T. với mối quan hệ rộng nên chưa phải đóng tiền cho chủ đầu tư, vì thế xin trả lại dù có ngại nhưng không tốn kém đồng nào. “Anh cũng đang khó khăn, chú thông cảm”, ông động viên chủ đầu tư.


    Về phía các doanh nghiệp, việc tặng các đối tác, lãnh đạo bằng suất ngoại giao là một cách để làm thân. Tuy nhiên, khi thị trường BĐS đóng băng, họ cũng méo mặt khi phải giải quyết những trường hợp này. Một chủ đầu tư dự án ở Hà Đông chia sẻ, đơn vị này có hơn 20 suất ngoại giao nhưng tới nay số người đóng tiền chỉ trên đầu ngón tay.


    “Suất ngoại giao chỉ khác các suất bình thường ở giá chiết khấu hay thời kỳ nóng sốt không phải mua chênh, nhưng họ vẫn phải đóng tiền cho chủ đầu tư theo đúng hợp đầu. Nói là vậy nhưng để đòi tiền mấy ông lớn này không phải là điều đơn giản. Nhiều vị lãnh đạo, chủ đầu tư cũng không có gan để hỏi. Không ít trường hợp các sếp còn quên rằng mình có đăng ký mua ở dự án này và mặc nhiêu lờ đi nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư”, ông cho hay. Chỉ tính sơ sơ với giá trị số căn hộ ngoại giao chưa thu được tiền, DN này đang bị nợ hàng chục tỷ đồng.


    Theo Duy Anh
    Vietnamnet




    [​IMG][​IMG]
  6. nguoibuontin

    nguoibuontin Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    354
    trước đây nó cũng chỉ làm bảo vệ thôi :))
  7. 2hoang

    2hoang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2011
    Đã được thích:
    1.679
    Ưa đánh bạc, lên sàn Ho, Hx mà đánh, tha hồ đỏ đen cay cú, đuợc F319 và nhà nước bảo kê rút ruột và gắn cho cái tên là nhà đầu tư.
  8. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Đã được thích:
    10
    Đúng, anh em ta cũng khác mợ gì thằng cờ bạc =))
  9. GreenBall

    GreenBall Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2013
    Đã được thích:
    1
    Đánh với TGĐ, với VIP này VIP kia thì không, lại keo kiệt , không những thế còn tham lam vơ vét của ae lái xe , bảo vệ, người ta cay cú đi báo cáo các nơi là phải.
  10. phanboboaiai

    phanboboaiai Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Đã được thích:
    312
    Ở A gờ di banh
    Giám đốc đi lên từ lái xe bảo vệ có mà đầy
    Cứ làm dịch vụ tốt là lên thôi
    Thế nên mới dính phốt hàng đống
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này