Dành cho các bác mới múc hàng sáng nay ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vualunvuabe, 26/11/2010.

4835 người đang online, trong đó có 572 thành viên. 22:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 961 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. vualunvuabe

    vualunvuabe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Thứ Sáu, 26/11/2010 - 15:02
    Châu Âu “náo loạn” vì khủng hoảng nợ Ireland
    (Dân trí) - Châu Âu đang náo loạn trước nguy cơ khủng hoảng lây lan khắp khu vực đồng euro, vì sau Hy Lạp, giờ là Ireland và sắp tới có thể Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha sẽ cần đến sự hỗ trợ của châu Âu.

    [​IMG]
    Thủ tướng Ireland Brian Cowen cầu cứu EU cứu nguy kinh tế, sau nhiều tuần lễ từ chối.
    Tin xấu dồn dập từ Ireland đang lan khắp châu Âu

    Sau Hy Lạp, cơn địa chấn từ Ireland - đất nước thường được vinh danh là “phép lạ kinh tế” đã âm ỉ từ lâu nay, khi thị trường trái phiếu Ireland gần đây phải chịu nhiều ảnh hưởng rất xấu, bất chấp những cam đoan của Thủ tướng Brian Cowen rằng nước này sẽ không phải sử dụng tới quỹ cứu trợ của châu Âu. Chính phủ Ireland cũng khẳng định họ đã có đủ nguồn vốn để trang trải các khoản chi cho đến tháng 7/2011 và không cần phát hành thêm trái phiếu trong năm nay.
    Tuy nhiên, đến đầu tháng này, lãi suất trái phiếu của Ireland đã tăng lên các mức cao kỷ lục, làm bùng lên những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ và thâm hụt ngân sách của khu vực đồng euro có thể đang bước vào giai đoạn hai đầy nguy hiểm, chỉ 6 tháng sau khi khối các nước này đã phải ra tay giải cứu Hy Lạp. Ngày 11/11, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ireland đã tăng lên 8,929% - mức cao nhất kể từ khi châu Âu đưa vào lưu hành đồng euro vào năm 1999, đặt các thị trường trái phiếu châu Âu vào tình trạng căng thẳng cực độ. Lãi suất trái phiếu của Ireland thời gian gần đây tăng cao là do giới đầu tư ngày càng lo ngại về tình trạng nợ công của nước này.
    Ông Cowen sau đó đã phải yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cứu nguy kinh tế sau nhiều tuần lễ từ chối không cho rằng Ireland cần được cứu nguy để đối phó với cuộc khủng hoảng ngân hàng và ngân sách. Hệ thống ngân hàng của Ireland lên tiếng cầu cứu hỗ trợ để có thể "sống sót" khi thâm hụt ngân sách của nước này cao gấp 10 lần mức cho phép của EU trong năm nay. Các nhà ngoại giao châu Âu khi đó dự kiến Ireland được EU và IMF chấp thuận cho vay khoảng 90 tỷ euro (123 tỷ USD). Và hôm 21/11, các bộ trưởng Tài chính châu Âu đã bật đèn xanh cho một kế hoạch tài chính này. Trước đó, chính phủ Ireland đã tài trợ cho các ngân hàng 50 tỷ euro. Hậu quả là mức thiếu hụt các khoản tài chính công lại tăng lên, tương đương 32% tổng sản phẩm nội địa.
    Tuy nhiên, liều thuốc quốc tế mang vị đắng. Ireland cam kết phải giảm chi để tiết kiệm 15 tỷ euro trong vòng 4 năm tới hòng kéo tỷ lệ thâm thủng ngân sách từ 32% hiện nay xuống 3% so với GDP. Tại Dublin, báo chí và nhiều người biểu tình trước tòa nhà chính phủ lên án quyết định cầu cứu nước ngoài và cho đây là một “thái độ đầu hàng, một quyết định nhục nhã”. Người dân Ireland đã hai lần bác bỏ hiệp ước châu Âu, không muốn để bị Brussels bắt tăng hàng loạt các khoản thuế, trong khi lợi thế về chính sách thuế khóa này đã giúp Ireland tăng trưởng mạnh trong những năm qua.
    Như vậy, vào lúc chính quyền Ireland đang phải đối mặt những khó khăn tài chính thì chính trường nước này lại rơi vào khủng hoảng. Bất chấp tình hình nghiêm trọng, thủ tướng Ireland bác bỏ khả năng từ chức và hứa là ông sẽ cho tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn vào tháng giêng năm tới sau khi Quốc hội thông qua và cho áp dụng ngân sách 2011 trong vòng 4 năm.

    Điều gì sẽ xảy ra?

    Khác với Hy Lạp, lần này nhu cầu trợ giúp của EU và IMF là tránh cho ngân hàng Ireland chứ không phải nhà nước bị phá sản. Trong cuộc khủng hoảng tài chính Ireland, các nước châu Âu không những mong muốn nước này sớm đề nghị được giúp đỡ mà còn nhanh chóng xử lý, nếu so với việc giải quyết vấn đề Hy Lạp. Hồi đầu năm nay, châu Âu đã mất nhiều tháng trời tranh luận, thuyết phục thì mới đưa ra được kế hoạch 110 tỷ euro (150 tỷ USD) để giúp Hy Lạp. Sau vụ Hy Lạp, một cơ chế hỗ trợ các nước thành viên khối Euro được thành lập với tổng số vốn lên tới 750 tỷ euro. Nhờ vậy, châu Âu đã phản ứng nhanh chóng trong trường hợp Ireland.
    Thế nhưng, nghi vấn thực sự mà các thị trường đang đặt ra là điều gì sẽ xảy ra sau 2 năm, khi các chương trình hỗ trợ kết thúc? Liệu nỗ lực của chính phủ các nước, EU và IMF có đủ để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của nhiều quốc gia và nhiều ngân hàng? Trước mắt, có lo ngại cho rằng căng thẳng tài chính có thể ảnh hưởng khắp Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - những nước được cho là các thành viên yếu hơn trong khu vực đồng euro - và thậm chí ảnh hưởng lớn tới cả Italia. Các nhà phân tích cho rằng nguy cơ lây lan khủng hoảng tài chính vẫn đè nặng châu Âu, đặc biệt là đối với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Hai nước này có tình hình tài chính công không vững chắc và có thể gặp khó khăn, phải trả giá đắt khi đi vay tiền trên thị trường qua phát hành công trái.
    Trong những ngày gần đây, chính quyền Bồ Đào Nha đã tìm mọi cách trấn an thị trường tài chính quốc tế. Mặc dù vậy, lãi suất công trái Bồ Đào Nha ngày 24/11 đã lên tới 6,560 % thay vì chỉ có 6,50 % hôm thứ sáu tuần trước, 19/11. Chuyên gia ngân hàng nhận định nếu áp lực này tiếp tục thì Bồ Đào Nha sẽ phải kêu gọi trợ giúp khẩn cấp. Ngay bây giờ, Bồ Đào Nha có thể chưa cần đến hỗ trợ của châu Âu thì sang năm tới, nước này phải đối mặt với một khoản nợ đáo hạn 25,6 tỷ euro trong đó có 19,7 tỷ phải thanh toán trong sáu tháng đầu năm 2011.
    Hiện có nhiều chỉ trích cho rằng các chính sách của chính phủ Bồ Đào Nha đang “đẩy người dân tới nghèo khổ và thảm cảnh”. Sự giận giữ và nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, một cuộc khủng hoảng dường như đã tới mức không thể ngăn chặn được, không chỉ có ở Bồ Đào Nha mà đang lan tràn khắp châu lục: Công nhân đình công làm hàng loạt nhà máy ở Bồ Đào Nha phải đóng cửa; Ireland phải cắt giảm chi tiêu mạnh nhất trong lịch sử; Sinh viên ở Italia và Anh đụng độ với cảnh sát trong các cuộc biểu tình chống cắt giảm ngân sách giáo dục. Trường hợp Tây Ban Nha cũng đáng lo ngại khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương thừa nhận những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Ireland đang đè nặng lên khoản nợ của Tây Ban Nha.
    Các nền kinh tế lớn đang phải vật lộn với các khoản thâm hụt ngày càng phình ra sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu buộc nhiều quốc gia phải ra tay giải cứu các ngân hàng, trong khi cuộc suy thoái nghiêm trọng sau đó cũng làm giảm doanh thu thuế. Hồi tháng 5/2010, EU và IMF đã chung sức dành cho Hy Lạp khoản cứu trợ trị giá 110 tỷ euro để kéo nước này khỏi nguy cơ phá sản, gây ra những tình hình tài chính căng thẳng tại khu vực đồng euro. Lãi suất trái phiếu gia tăng là không bền vững và đang khiến nhiều người lo ngại về việc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.


    Nguyễn Viết
  2. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    22.606
    Quảng cáo lãi suất kiểu 'tàu ngầm'

    Siêu hấp dẫn, cao nhất, tốt nhất... là quảng cáo của nhiều nhà băng về mức lãi suất huy động. Tuy nhiên, những ngân hàng này không công bố mức cụ thể bởi ngại bị "mang tiếng" là phá đồng thuận trần huy động 12% một năm.
    > Doanh nghiệp thép kêu lãi suất ngân hàng quá cao
    > Tiền tiết kiệm loạn cào cào, liên ngân hàng lặng sóng


    Dưới đây là hình ảnh VnExpress ghi nhận tại các ngân hàng ở Hà Nội.
    [​IMG]
    Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam với công bố "Gửi càng nhiều, quà tặng càng lớn" nhưng lãi suất cụ thể là bao nhiêu thì xin mời đến chi nhánh ,phòng giao dịch để thỏa thuận.
    [​IMG]
    Đến cho vay cũng có "Lãi suất siêu hấp dẫn..." nhưng không biết là mức hấp dẫn đến đâu khi huy động đầu vào của ngân hàng nào cũng tăng vù vù
    [​IMG]
    "Hưởng lãi cao, nhận thưởng lớn" là quảng cáo tại chi nhánh Ngân hàng Công thương VIệt Nam trên đường Hồ Tùng Mậu (Hà Nội). Thế nhưng mức lãi suất cao là bao nhiêu thì cũng phải vào ngân hàng mà hỏi.
    [​IMG]
    "Lãi suất luôn tốt nhất" là quảng cáo của Ngân hàng cổ phần Quân đội tại phố Liễu Giai. Thế nhưng, tốt nhất là bao nhiêu thì nhà băng này chỉ minh họa bằng hình ảnh %, còn lãi suất thực cũng phải hỏi nhân viên ngân hàng chứ không có trên quảng cáo.
    [​IMG]
    Trong khi đó, chi nhánh HD Bank trên đường Nguyễn Thái Học đã công bố công khai mức lãi suất huy động cao nhất lên tới 13,5% một năm. Trên thực tế, khách hàng gọi điện tới nhà băng này và đề nghị gửi với số tiền lớn thì vẫn có thể được hưởng mức lãi suất cao hơn.
    [​IMG] Còn VP Bank công bố mức cao nhất là 13,75% đối với đồng Việt Nam và 5% với đồng USD. Trên thực tế, mức lãi suất kỳ phiếu của ngân hàng này lên tới 15% một năm nhưng không được công bố cụ thể mà chỉ quảng cáo chung chung là lãi suất cao nhất.
    [​IMG] Trong số những nhà băng công bố công khai lãi suất tiết kiệm vượt đồng thuận 12%, Ngân hàng Bắc Á có thể coi là một trong những tổ chức tín dụng "thật thà" nhất với mức 14,6% một năm.
  3. nguyenthiphuong

    nguyenthiphuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    3
    em thì thế nào cũng được nên em vẫn có hàng AAA còn giảm em chiến tiếp thế mới hay
  4. stock_cafe

    stock_cafe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2010
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, sợ là không chơi CK được đâu nhé, các NH như vậy thôi, cuối năm vẫn LN như mưa, chia chác ầm ầm, heeeeeeeeeeeeeeee
  5. thang1972

    thang1972 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Khù...khù..:-":-":-":-":-":-".Ông biết Không...Ngành sắt thép đang THỊNH đoá....Khủng hoảng kệ mịa nó...sắt thép cứ lên là đuợc
  6. alo1000

    alo1000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    0
  7. BangLangTim68

    BangLangTim68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    6.477
    TTCK châu Âu đồng loạt tăng điểm

    [​IMG]

    Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức Deutsche Bundesbank, khẳng định khu vực đồng tiền chung châu Âu hoàn toàn có đủ tiền để bình ổn thị trường tài chính.



    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Ông Axel Weber, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức Deutsche Bundesbank, khẳng định khu vực đồng tiền chung châu Âu hoàn toàn có đủ tiền để bình ổn thị trường tài chính.

    Chỉ số chính của thị trường chứng khoán châu Âu Stoxx Europe 600 tăng 0,5% lên 267,72 điểm tính đến 4h30 phút chiều tại thị trường London.

    Phiên ngày hôm qua, chỉ số phục hồi sau khi chính phủ Ireland công bố kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách mạnh tay và các cuộc đối thoại liên quan đến việc giải cứu ngành ngân hàng nước này dần đến hồi kết thúc.

    Khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã lây lan tới Tây Ban Nha, điều này không khỏi khiến người ta lo lắng về khả năng quỹ giải cứu được lập ra vào tháng 5/2010 không đủ để cứu nền kinh tế lớn thứ 4 tại châu Âu. Hôm qua, chi phí lãi vay của Tây Ban Nha leo lên mức cao nhất trong 8 năm.

    Chỉ số chính của 13/18 thị trường chứng khoán tại Tây Âu tăng điểm.

    Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh tăng 0,7%. Chỉ số DAX của thị trường Đức tăng 0,8%. Chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp tăng 0,3%.

    Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody đang tính đến khả năng hạ xếp hạng tiền gửi cũng như xếp hạng nợ của ngân hàng Bank of Ireland, tổ chức tài chính lớn EBS Building Society và Irish Life & Permanent Group Holdings Plc.

    Cổ phiếu công ty thương mại Capital Shopping Centres Group tăng 13%.

    Cổ phiếu tập đoàn khai mỏ Rio Tinto tăng 2,2% và kéo cổ phiếu nhóm các công ty sản xuất nguyên liệu cơ bản trên khắp châu Âu tăng mạnh.

    Cổ phiếu ngân hàng Bank of Ireland hạ phiên thứ 4, mức hạ lên tới 3,8%.

    Hôm qua, thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ. Thông tin từ phía châu Âu lập tức giúp chỉ số S&P 500 tương lai tăng 0,3%.


  8. ThanhBMW

    ThanhBMW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Đã được thích:
    1.537
    sợ về nhà với vợ đê, ở đây làm je`thế e???!!!
  9. noixao

    noixao Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Thị Phượng?
  10. vualunvuabe

    vualunvuabe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Đã được thích:
    0


    Này thì tăng:

    Nỗi lo từ châu Âu và Triều Tiên kéo Dow Jones xuống dưới 11.100 điểm
    [​IMG]

    Bất ổn xung quanh tình hình nợ nần tại châu Âu tăng cao, Triều Tiên đe dọa chiến tranh. Giá trị thị trường của TTCK thế giới đã sụt 2 nghìn tỷ USD trong 3 tuần qua.



    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 95,28 điểm tương đương 0,85% xuống 11.092,00 điểm.

    Chỉ số S&P 500 hạ 8,95 điểm tương đương 0,75% xuống 1.189,40 điểm.

    Chỉ số Nasdaq hạ 8,56 điểm tương đương 0,34% xuống 2.534,56 điểm.

    Phiên giao dịch ngày hôm qua, thị trường Mỹ chỉ giao dịch nửa ngày. Khối lượng giao dịch trên các sàn của Mỹ đạt 2,81 tỷ cổ phiếu, giảm 38% so với cùng ngày giao dịch này năm 2009. Từ đầu năm 2010 đến nay, khối lượng giao dịch trên các sàn của Mỹ đạt trung bình 8,7 tỷ cổ phiếu.

    [​IMG]
    Diễn biến chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên cuối tuần(Nguồn:Bloomberg)


    Trong 3 tuần qua, khi nhà đầu tư trên toàn thế giới lo lắng về khả năng khủng hoảng nợ Ireland sẽ lan sang các nước châu Âu khác, giá trị thị trường của các TTCK thế giới đã sụt 2 nghìn tỷ USD.

    Chỉ số MSCI của TTCK thế giới trong tuần giảm 3 phiên liên tiếp và chi phí ngăn khả năng vỡ nợ của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ireland lên mức cao kỷ lục.

    Ông Michael Holland, chuyên gia quản lý quỹ tại Holland & Co. ở New York, nhận xét: “Tâm lý ngại rủi ro đang tăng cao hơn. Nhà đầu tư trên TTCK toàn cầu đồng loạt bán tháo bởi 2 nguyên nhân chính bao gồm căng thẳng Bắc Triều Tiên – Hàn Quốc và tình hình tại châu Âu. Ngoài ra, nhiều người đang đi nghỉ lễ.”

    Phiên ngày cuối tuần, thị trường chứng khoán châu Âu mất điểm khi S&P hạ xếp hạng của ngân hàng Anglo Irish Bank bởi lo lắng chính phủ Ireland sẽ rút hỗ trợ cho ngân hàng này do ngân hàng tiềm ẩn khả năng rủi ro hệ thống thấp hơn.

    Quốc hội Bồ Đào Nha chính thức thông qua ngân sách cho năm sau với chương trình cắt giảm chi tiêu mạnh tay nhất trong hơn 3 thập kỷ. Chính phủ Tây Ban Nha, nước có nền kinh tế lớn thứ 3 tại châu Âu, tuyên bố sẽ không chấp nhận các biện pháp mới để tự bảo vệ khỏi khủng hoảng nợ châu Âu ngày một trầm trọng hơn sau khi chính phủ nước này đã chấp thuận giảm 50% thâm hụt ngân sách và hạ chi tiêu.

    Chỉ số biến động giao dịch quyền chọn hay còn gọi là chỉ số đo nỗi sợ trên TTCK Mỹ tăng 14% lên 22,22 điểm. Tuần qua, chỉ số VIX tăng tới 23% và ghi nhận tuần tăng mạnh nhất từ tháng 5/2010. Chỉ số hiện giảm hơn một nửa so với mức đỉnh cao 45,79 thiết lập vào tháng 5/2010.

    Ngọc Diệp
    Theo Reuters



Chia sẻ trang này