Đấu giá Nhiện điện Ninh Bình giá sẽ là bao nhiêu???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DuachuotBu, 25/03/2007.

6333 người đang online, trong đó có 912 thành viên. 17:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 980 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. DuachuotBu

    DuachuotBu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/12/2001
    Đã được thích:
    0
    Đấu giá Nhiện điện Ninh Bình giá sẽ là bao nhiêu???

    CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH ĐẠT ĐỈNH CAO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH


    Năm 2006, công tác sửa chữa lớn được triển khai tới toàn bộ các hạng mục, công việc theo đúng tiến độ kế hoạch. Giá trị sửa chữa lớn đạt 11,7 tỷ đồng (giảm 300 triệu đồng so với kế hoạch), do thiếu điện trong cả nước nên EVN huy động tối đa công suất thiết bị, không có thời gian ngừng sửa chữa các thiết bị chính. Thông thường mỗi năm Nhà máy chỉ chạy 6.000 giờ, sau đó dừng để sửa. Năm 2006, Nhà máy đã chạy gần 8.000 giờ, đạt kỷ lục cao nhất trong 32 năm kể từ khi thành lập Nhà máy điện Ninh Bình.
    Công ty Nhiệt điện Ninh Bình có 4 tổ lò máy công suất thiết kế 100 MW, chỉ bằng 1/10 Nhà máy điện Phả Lại, bằng 1/30 của Nhà máy điện Phú Mỹ, năm 2006 Công ty được nhận cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ (trong khối các nhà máy phát điện). Cán bộ, công nhân Công ty rất tự hào đã làm nên điều kỳ diệu: năm qua đã phát điện gần 8.000 giờ (bình thường một năm chạy 6.000 giờ phải dừng để sửa chữa), ngày 27/12 vẫn chạy bình thường, trong khi một số nhà máy khác bị sự cố khi mạng điện "rã lưới".
    Đến ngày 5/12/2006, Công ty đã hoàn thành kế hoạch sản lượng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao 732 triệu KWh năm 2006, trước 26 ngày. Đến ngày cuối cùng của năm 2006, Công ty đạt sản lượng 794 triệu KWh, đạt 109% kế hoạch, tăng 33% so với công suất thiết kế. Tính ra Công ty đã vận hành 262 ngày 4 lò, 4 máy; 49,5 ngày 3 lò, 4 máy; 48 ngày 3 lò, 3 máy và 5,5 ngày 2 lò, 3 máy an toàn, liên tục. Đây là đỉnh cao chưa từng có từ khi Nhà máy đi vào hoạt động.
    Đạt được kết quả trên, theo đồng chí Trần Kế Tấn, Giám đốc Công ty, năm 2006 đơn vị đã tập trung củng cố thiết bị, tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy trình, quy phạm, chế độ giao nhận ca, phiếu công tác, phiếu thao tác, coi trọng đẩy mạnh phong trào thi đua. Công ty đã duy trì công tác hội ý hàng ngày, giao ban hàng tháng, xây dựng kế hoạch và giải quyết kịp thời những vấn đề tồn tại phát sinh trong quá trình sản xuất. Tăng cường công tác quản lý vận hành, sửa chữa thiết bị, tiếp nhận than, dầu, nâng cao hiệu suất lò, máy để giảm chi phí. Công tác thanh quyết toán công trình, các chế độ lương, thưởng đảm bảo theo đúng quy định đã tạo ra khí thế thi đua mới trong Công ty.
    Phong trào thi đua ca "Vận hành an toàn - kinh tế" tiếp tục được đẩy mạnh, đã đi vào chiều sâu, có 60/60 ca đạt an toàn kinh tế. Phong trào thi đua kíp "Vận hành lò hiệu suất cao", hiệu suất trung bình của các lò tăng 1,3% so với hiệu suất bình quân năm 2005, tăng 3,45% so với hiệu suất các lò bình quân từ năm 2003 - 2005. Giá trị làm lợi tính từ than, tiết kiệm được 7.000 - 9.000 tấn than/năm, khoảng 2,8 - 3,6 tỷ đồng. Đây là những phong trào điển hình góp phần rất lớn vào việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Công tác nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, có 23 sáng kiến được ứng dụng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, đem lại hiệu quả thiết thực, làm lợi 400 triệu đồng.
    Năm 2006, công tác sửa chữa lớn được triển khai tới toàn bộ các hạng mục, công việc theo đúng tiến độ kế hoạch. Giá trị sửa chữa lớn đạt 11,7 tỷ đồng (giảm 300 triệu đồng so với kế hoạch), do thiếu điện trong cả nước nên EVN huy động tối đa công suất thiết bị, không có thời gian ngừng sửa chữa các thiết bị chính.
    Thông thường mỗi năm Nhà máy chỉ chạy 6.000 giờ, sau đó dừng để sửa. Năm 2006, Nhà máy đã chạy gần 8.000 giờ, đạt kỷ lục cao nhất trong 32 năm kể từ khi thành lập Nhà máy điện Ninh Bình.
    Đến Công ty Nhiệt điện Ninh Bình, mọi người rất tự hào, do vận hành tốt nên không bị sự cố, khi mạng điện lớn "rã lưới". Trong khi một số nhà máy khác đã để mất điện 4 - 5 giờ. Điều này đã khẳng định trình độ và bản lĩnh của người thợ điện Ninh Bình trước những thử thách lớn vẫn giữ cho Nhà máy hoạt động liên tục và an toàn. Công ty hiện có 1.022 cán bộ, công nhân đảm bảo việc làm cho mọi người lao động, có thu nhập bình quân 1,6 triệu đồng/người/tháng. Do vận hành an toàn hiệu quả nên các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật năm 2006 đã đạt mức cao: Công ty đã nộp ngân sách 32,6 tỷ đồng, là đơn vị đứng thứ 2 trong tỉnh về mức nộp ngân sách.
    Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, phụ trách phòng hành chính - tổ chức cho biết, Công ty không chỉ quan tâm đến công tác môi trường đảm bảo cho khu vực trong và ngoài Công ty "sáng - sạch - xanh"; khám, chữa bệnh thường xuyên cho công nhân, duy trì công tác điều dưỡng, tham quan du lịch, còn rất coi trọng đến công tác bảo vệ, công tác tự vệ, phòng, chống cháy nổ... Công ty được đề nghị UBND tỉnh tặng cờ xuất sắc về công tác dân quân tự vệ, được đề nghị Bộ ******* tặng cờ về phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
    Năm 2007, Công ty được giao kế hoạch sản lượng điện 690 triệu KWh. Ngay từ đầu năm, Công ty đã quan tâm đến đầu vào, tiết kiệm dầu, nâng cao hiệu suất lò, máy, hàng ngày chào giá cạnh tranh qua Ban thị trường (Tập đoàn Điện lực Việt Nam), nếu giá điện rẻ thì Nhà máy hoạt động nhiều, có lãi, nâng cao đời sống người lao động. Dự kiến khi Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình 2 đi vào hoạt động, Công ty sẽ nộp ngân sách 140 tỷ đồng mỗi năm.
    Thực hiện: Thanh Xuân



    Được duachuotbu sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 25/03/2007
  2. DuachuotBu

    DuachuotBu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/12/2001
    Đã được thích:
    0
    Giá trị thực tế của doanh nghiệp được Bộ Công nghiệp xác định để cổ phần hóa là 199.122.062.325 tỷ đồng; giá trị phần vốn nhà nước là 122.655.359.173 đồng. Khác với các nhà máy sẽ cổ phần hóa cùng thời điểm là Nhiệt điện Bà Rịa và Thủy điện Thác Mơ, Công ty Nhiệt điện Ninh Bình có số lao động khá đông so với nhu cầu sau cổ phần hóa. Vì vậy, nên từ khi có Quyết định CPH, thì từ ngày 26/8/2005 đến 31/8/2006, số lao động Công ty đã giải quyết nghỉ chế độ là 200 người, trong đó, nghỉ hưu theo Bộ Luật Lao động 65 người; tự nguyện nghỉ việc được hỗ trợ kinh phí từ EVN 131 người; chuyển công tác sang cơ quan khác 3 người và lý do khác 1 người. Như vậy, số lao động sẽ chuyển sang công ty cổ phần là 1022 người.

    Theo phương án CPH, vốn điều lệ của Công ty cổ phần sẽ là 128.655.000.000 đồng; số lượng cổ phần sẽ phát hành là 12.865.500 cổ phần, trong đó, Nhà nước chiếm giữ 51%, cổ phần mua ưu đãi 17,224%, bán ra ngoài 31,775%. Mệnh giá cổ phiếu là 10.000đồng/cổ phần; giá khởi điểm dự kiến là 15.000đồng/cổ phần.

    Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình hàng năm sản xuất với sản lượng điện không lớn nhưng lại có vị trí quan trọng trong khu vực, nhằm cung cấp điện ổn định, đặc biệt là vào mùa khô và bão lụt. Công ty cũng tiến hành CPH trong giai đoạn khá thuận lợi là sự phát triển kinh tế-xã hội những năm gần đây đã có ảnh hưởng tích cực đến lĩnh vực sản xuất điện. Thêm nữa, do vị trí thuận lợi và yêu cầu tăng cường nguồn điện cho khu vực phía Nam Hà Nội, Nhà nước và Bộ Công nghiệp đã cho phép Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư xây dựng thêm Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình 2 có công suất 300MW ngay cạnh Nhà máy Ninh Bình 1. Ban Quản lý dự án đã được triển khai từ tháng 4/2004 và đang chuẩn bị điều kiện để cuối quý III/2007 khởi công xây dựng.

    Do là nhà máy sản xuất điện bằng nhiên liệu than, không phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên nhà các nhà máy thuỷ điện, đồng thời cũng không chịu giá thành cao và bất ổn như các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu và khí. Thêm nữa, hợp đồng mua bán điện với EVN đã thống nhất theo mức giá bình quân có điều chỉnh tăng hoặc giảm tuỳ theo sự biến động về giá nhiên liệu, như vậy, sẽ hạn chế được các rủi ro về biến động giá nhiên liệu, tác động đến giá bán điện.
    Theo Chiến lược đầu tư sau CPH, Công ty Nhiệt điện Ninh Bình sẽ củng cố Nhà máy Ninh Bình 1 với tổng mức đầu tư từ 15-17 triệu USD và tiến hành đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình 2 với công suất 300MW, tổng mức đầu tư khoảng 6.356 tỷ đồng, bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng 15% do EVN thu xếp, dự kiến đưa vào vận hành năm 2010. Phát huy những lợi thế sẵn có, Công ty sẽ chủ động mở rộng một số ngành nghề sản xuất kinh doanh , như sản xuất đất đèn, gạch xốp cách nhiệt, sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay, sàng tuyển xỉ than cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng...

    Xưởng sửa chữa cơ nhiệt, ngoài việc phục vụ công tác sửa chữa các thiết bị cho nhà máy, tiến tới nhận sửa chữa đại tu các công ttrình thiết bị điện, XDCB cho các đơn vị ngoài. Tận dụng hệ thống khử lưu huỳnh khi dây chuyền Ninh Bình 2 đi vào vận hành, sẽ sản xuất thạch cao.
  3. DuachuotBu

    DuachuotBu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/12/2001
    Đã được thích:
    0
    up
  4. gahmong

    gahmong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    0
    chú Nhiệt điện Ninh Bình này cũng hứa hẹn tương lai lắm nhưng bi giờ ít người biết giá vẫn còn hạt dẻ. Bác nào múc đc trước thì tranh thủ đi giá thằng này mua của nội bộ giờ còn rẻ lắm hình như mới có 3x

Chia sẻ trang này