Dấu hiệu ??oThái Lan 1997??? - Liệu có nguy cơ khủng hoảng???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ngochoavcu, 14/05/2008.

6334 người đang online, trong đó có 686 thành viên. 17:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 859 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. ngochoavcu

    ngochoavcu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    1
    Dấu hiệu ?oThái Lan 1997? - Liệu có nguy cơ khủng hoảng???

    Bài viết của bác broker bên vse.vn, là đoạn trích trong báo cáo của bộ phận phân tích của vnds.

    So sánh các biểu hiện của thể trạng kinh tế Việt Nam hiện nay với Thái Lan trước khủng hoảng 1997 cho thấy, có rất nhiều điểm tương đồng của một nền kinh tế bong bóng. Tuy vậy, các dòng vốn vẫn chưa tự do đi lại dễ dàng tại Việt Nam. Khủng hoảng tài chính Thái Lan 1997 là một bài học tốt để Việt Nam có thể tham khảo.

    Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, hay còn gọi là khủng hoảng cấn cân thanh toán là một bài học điển hình của những nước đang tăng trưởng nóng khi nền kinh tế chứa đựng nhiều yếu tố bong bóng và phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng sẽ xảy ra khi nguồn vốn ngoại này ?ocó vấn đề? và đảo chiều. So sánh với tình hình Thái Lan giai đoạn cuối năm 1996 đầu 1997 trước khủng hoảng tài chính, ta thấy Việt Nam hiện đang chứa một số dấu hiệu khá tương đồng, đó là:
    ? Tăng trưởng nóng sau một thời gian dài, GDP tăng trung bình > 8%. Tại Thái Lan nền kinh tế phát triển mạnh thành tình trạng bong bóng khi được bơm bởi các nguồn vốn ?onóng?.
    ? Dòng vốn ngoại đổ vào mạnh do hấp dẫn về lãi suất và lợi nhuận. Tại Thái Lan vốn đặc biệt đổ vào đầu tư tư nhân nội địa, đây là ?okey? của tăng trưởng nóng tại Thái Lan, nhưng nó chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro khi chảy quá nhiều vào những lĩnh vực có tính đầu cơ cao như bất động sản (BĐS) và xây dựng văn phòng.
    ? Vốn ngắn hạn nước ngoài chiếm phần lớn. Tại Việt Nam chính là các dòng vốn gián tiếp đầu tư qua các Quỹ. Nhìn chung vốn ngắn hạn có chi phí cao, và thường đi kèm với kỳ vọng mang lại lợi nhuận nhanh chóng.
    ? Bong bóng bất động sản: rủi ro tiềm tàng lớn nhất, khi khủng hoảng sẽ tác động trực tiếp lên hệ thống tài chính ngân hàng khi hàng loạt người vay mất khả năng trả nợ. Đây là thực tế đã diễn ra tại Thái Lan. Tại Việt Nam hiện nay cho vay BĐS chiếm trên 10% tổng tài sản ngân hàng, song BĐS thế chấp lên tới 50-60% tổng tài sản ngân hàng.
    Thâm hụt thương mại ngày càng lớn do nhu cầu nhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu sụt giảm. Tại Thái Lan và các nước Đông Á xuất khẩu sụt giảm do bị cạnh tranh khốc liệt từ phía Trung Quốc. Hơn nữa việc neo tỉ giá vào USD tr
    khẩu. Cơ chế tỷ giá cố định, neo theo đồng USD. Điều này làm cho công cụ chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả theo quy tắc ?obộ ba bất khả thi? trong lý thuyết
    không ổn định. Như vậy có thể thấy Việt Nam đang chứa đựng nhiều dấu hiệu của một ?oThái Lan thứ hai?. Điểm tương đồng đáng chú ý nhất là về vấn đề thâm hụt thương mại và bong bóng bất động sản trước khủng hoảng. Rủi ro từ 2 yếu tố này thường dẫn đến sự sụp đổ đầu tiên trên thị trường tài chính, tiền tệ và sau đó là sự đổ vỡ trong nền kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, nguồn tài trợ cho thâm hụt thương mại hiện nay lại đến phần lớn từ nguồn vốn ngắn hạn. Đây là nguồn vốn nhiề
    rủi ro, khi đảo chiều sẽ dẫn tới mất cân đối cán cân thanh toán nghiêm trọng. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng lên mạnh trong những năm gần đây, năm 2007 dự trữ đạt khoảng trên 20 tỷ USD. Song theo kinh nghiệm của các quốc gia bị khủng hoảng và dẫn đến phải phá giá đồng tiền, thì tỷ lệ dự trữ ngoại hối theo phần trăm kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn thuộc hàng thấp. Bài học của Thái Lan s
    hối lớn và an toàn. Sự khác nhau đáng chú ý nhất giữa Việt Nam và Thái Lan có lẽ là cơ chế kiểm soát dòng vốn. Thái Lan đã mở cửa tự do dòng vốn bằng việc bãi bỏ kiểm soát vốn từ những năm 90, trong khi tại Việt Nam việc lưu thông dòng vốn ngoại vẫn có những cản trở nhất định (đặc biệt với nguồn vốn đầu tư qua các Quỹ, nhà đầu tư vẫn phải quy đổi sang VND mới có thể đầu tư). Ngoài ra, các quy định hành chính, quy định trên thị trường ngân hàng? khiến cho dòng vốn này chưathể ra vào tự do và ?odễ dãi? được. Đây có thể coi như là Việt Nam đang được mặc một cái ?oáo giáp? bảo vệ, tuy nặng nề song có khả năng hạn chế được phần nào những cú sốc về cán cân thanh toán.

    Đây là đoạn trích trong báo cáo Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Đầu tư
    Công ty Cổ Phần Chứng khoán VNDIRECT, ai thích xem cả thì download về nhé!
    http://www.vse.vn/Dien-dan-so-68/dau-hieu-c-thai-lan-1997-c-lieu-co-nguy-co-khung-hoang-535/
  2. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Mịa, bọn VNDS ăn cắp phân tích của 1 lão nước ngoài , em quên tên mất rùi
  3. ngochoavcu

    ngochoavcu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    1
    Thế à, chẳng thấy nó nói là nó lấy ở đâu, cứ phằm phằm nói như là của nó viết vậy? chán:D
    Hay là thằng này à? Nguồn: IMF, IPA est.
  4. CEmarket

    CEmarket Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Đã được thích:
    0
    cũng đã có bài viết về vấn đề này
    link : http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=e78ff50100d454
  5. matnaihn

    matnaihn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Đã được thích:
    102
    Liều
    Quá Liều
    Bây giờ, nói gì, viết gì, phải ghi rõ nguồn đâu đó (kể cả là mình viết) không lại bị bắt đó.
    Giá mà Nguyễn Việt Chiến (Báo Thanh Niên) và Nguyễn Văn Hải (Báo Tuổi Trẻ TP.Hồ Chí Minh) cứ ghi mịa nó nguồn là RFA hoặc BBC hay j đó. Có khi lại đc ăn cơm tối với vợ con.
    Hic
  6. ngochoavcu

    ngochoavcu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    1
    Khốn bọn nó lại thích oai, thời đại thông tin rồi mà lại cứ nghĩ là mỗi mình biết tin này :D củ chuôíi!
  7. happylonely

    happylonely Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Đã được thích:
    0
    tham khảo
    http://ronassociate.myminicity.com/env
  8. bondstock

    bondstock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy báo cáo này giống của Nhóm Phân tích Chứng khoán TRÀNG AN. Vậy ko biết ông nào copy của ông nào nhỉ?
  9. ngochoavcu

    ngochoavcu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    1
    Thế thì chắc bọn này là bọn lởm cả lũ! Chán!
  10. Growth

    Growth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Đúng đấy Bác ạ ! Nó ăn cắp của IPA Investments

Chia sẻ trang này