Đầu tư ck hay không?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anhduongdt, 12/12/2011.

2358 người đang online, trong đó có 127 thành viên. 05:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 197 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. anhduongdt

    anhduongdt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu ơi, đừng sợ!




    [​IMG]
    Dưới thời “tiền mặt là vua” như hiện nay, việc trả cổ tức/thưởng/chào bán bằng cổ phiếu chẳng khác gì “thuốc độc”, bởi càng nhiều cổ phiếu, nhà đầu tư lại càng thua lỗ.
    Có NĐT cho rằng, doanh nghiệp nào trả cổ tức bằng tiền mặt càng nhiều trong bối cảnh hiện nay chứng tỏ doanh nghiệp đấy sống khỏe!!! Tiền mặt là vua
    Thống kê trong tuần này có 16 công ty trả cổ tức bằng tiền mặt trên hai sàn, trong đó có một số công ty trả tỷ lệ tiền mặt khá cao như DHT (tạm ứng cổ tức 2011 tỷ lệ 20% ) LHC (tỷ lệ 25% - chốt quyền vào thứ 4), DBC (tỷ lệ 20% chốt quyền vào thứ Sáu 16/12; FDC (tỷ lệ 15% chốt quyền vào thứ 3)…Cổ phiếu VSH của CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông hinh giá hiện ở mức 10.900 đồng/cp đến ngày 14/12 tới cũng GDKHQ trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20%.
    Một số công ty trả cổ tức bằng tiền mặt trong tuần là TCM, TRA, VFG, BHT, SD4, BVN (10%), S91 (12%), PAC (8%)…
    Trước đó, CTCP Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) thông báo trả cổ tức đợt 2 bằng tiền mặt tỷ lệ 75% (7.500 đồng/cp) đã gây sốc toàn thị trường bởi ngay tháng 9 vừa qua công ty này đã trả tiền mặt tỷ lệ 25%/mệnh giá, như vậy đối với các cổ đông của FPT Online, năm 2011 được nhận cổ tức 10.000 đồng/cổ phiếu, giá FPTOL trên thị trường OTC hiện nay ở mức khoảng 65.000 đồng/cp nhưng được chào mua chào bán hết sức sôi động.
    Hết thời tăng vốn ồ ạt
    Nếu trước đây TTCK Việt Nam có “mốt” chạy theo các doanh nghiệp tăng vốn tỷ lệ khủng như chia 1:4 (1 cổ phiếu mua 4 cổ phiếu), 1:1 (1 cổ phiếu thưởng 1 cổ phiếu)…thì hiện tại, cứ nhắc đến hai chữ “tăng vốn” là cổ đông “chạy mất dép”.
    Với tình hình thị trường như hiện nay, có cổ phiếu 1 tháng giảm đến 50% (như VKP, KSH) thì chờ đến khi cổ phiếu về tài khoản, nhà đầu tư chắc chắn lỗ. Hơn nữa, hơn 400 mã trên hai sàn có giá dưới mệnh giá, thậm chí chỉ bằng nửa mệnh giá (dưới 5.000 đồng/cp) trong khi giá phát hành đều 10.000 đồng/cp, thử hỏi sao NĐT không tháo chạy?
    Điển hình nhất là cổ phiếu PVX của CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam, PVX trước kia được coi là một trong những cổ phiếu được ưa chuộng nhất sàn Hà Nội, như VND hay KLS. Nhưng trong đợt tăng giá vừa qua, mặc dù KLS và VND đều lên trên mệnh giá trong PVX vẫn chỉ quanh mức 8.500 đồng/cp.
    Vì sao? Ngày 12/12 (hôm nay) là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20:1 và mua cổ phiếu mệnh giá tỷ lệ 2:1, nếu mua trên sàn giá 8.500 đồng/cp, chẳng NĐT nào muốn bỏ tiền ra mua cổ phiếu phát hành thêm giá 10.000 đồng, hơn nữa lại phải chờ đợi cổ phiếu về đến tài khoản.
    Nhiều công ty khôn ngoan đã hủy phát hành cổ phiếu trong năm nay như CTCP Công nghiệp và thương mại Sông Đà (STP) hủy kế hoạch tăng vốn từ 70 tỷ đồng lên 213 tỷ đồng, chuyển sang năm 2012 bởi tình hình thị trường không thuận lợi; CTCP Địa ốc Sài gòn Thương tín (SRC) xin ý kiến cổ đông hủy phát thành thêm cổ phiếu tỷ lệ 15%, CTCP Đầu tư và xây dựng Tiền Giang (THG) thông qua việc hoãn phát hành cổ phiếu thưởng tăng vốn từ 80 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng, đồng thời cũng hủy phương án tăng vốn từ 120 tỷ lệ 240 tỷ; VPH hủy phát hành 15 triệu cp; VNG hủy phát hành 7 triệu cp; VCV hủy tăng vốn từ 110 tỷ lên 200 tỷ….
    Thị trường chứng khoán Việt Nam đã không hoàn thành “nhiệm vụ” của nó là kênh huy động vốn thứ 2 của nền kinh tế, sau kênh tín dụng ngân hàng. Nếu thị trường chứng khoán khởi sắc, kênh tín dụng ngân hàng cũng sẽ bớt được áp lực hơn. Tuy nhiên UBCK cũng cần phải đưa ra các quy định nghiêm ngặt hơn về việc tăng vốn của các doanh nghiệp để tránh tình trạng “bán giấy lấy tiền”, phát hành ồ ạt như thời gian vừa qua.
    Hiệp hội kinh doanh chứng khoán (VASB) vừa qua đề xuất việc các DN muốn huy động vốn phải có lãi 3 năm liên tiếp, hoặc phải đạt tỷ lệ lãi/vốn điều lệ nào đó (ví dụ 10%), thành viên khác có ý kiến là nên chăng đặt hạn mức cho doanh nghiệp tăng vốn…Tuy nhiên đại diện UBCK cho biết vấn đề này cũng cần phải cân nhắc bởi nếu doanh nghiệp thua lỗ nhưng tìm được dự án có khả thi, tại sao không cho người ta vay vốn? UBCK sẽ có các quy định về việc công bố kế hoạch sử dụng vốn sau phát hành.


    Tín dụng cá nhân
    - Vay tín chấp, ko bảo lãnh, ko tài sản bảo đảm.
    - Thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng.
    - Lãi suất ưu đãi.
    - Giải ngân nhanh chóng ( 3 ngày).
    Contact: Mr Dương - Prudential Finace - Hà Nội

Chia sẻ trang này