Đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Châu Á, Việt nam có là ngoại lệ ????????????????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi habidv, 30/08/2007.

8188 người đang online, trong đó có 1052 thành viên. 11:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 471 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. habidv

    habidv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Châu Á, Việt nam có là ngoại lệ ????????????????

    Nhà đầu tư ngoại rút bớt vốn khỏi chứng khoán châu Á

    Chỉ nội tuần trước, khoảng 2,6 tỷ USD vốn ngoại đã được rút khỏi châu Á, chủ yếu do những rối loạn của thị trường tài chính toàn cầu. Sáng nay, Giám đốc điều hành Citi châu Á Thái Bình Dương Yiping Huang trao đổi về tác động của cơn bão tín dụng này tới khu vực và Việt Nam.

    - Ông đánh giá thế nào về những rối loạn trên thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu thời gian qua?

    Tiến sĩ Yiping Huang hiện là Giám đốc điều hành phụ trách bộ phận kinh tế và phân tích thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương của tập đoàn Citi. Ông là diễn giả chính tại hội thảo mang tên "Tình hình kinht ế và thị trường châu Á: Phòng tránh các cơn bão tín dụng dưới tiêu chuẩn" do Citi tổ chức tại Hà Nội sáng nay, 29/8.



    Trước khi gia nhập Citigroup vào tháng 5/2000, ông Yiping là Giám đốc Chương trình Kinh tế Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Australia. Ông từng tư vấn cho các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu...

    - Xáo trộn trên thị trường gần đây, xuất phát từ rủi ro trong mảng cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn (subprime mortgage), cho thấy mối quan ngại ngày một lớn về lĩnh vực bất động sản và thị trường tín dụng ở Mỹ. Nó đã phần nào ảnh hưởng tới khẩu vị của các nhà đầu tư.



    Trên thực tế, tỷ lệ cho vay theo dạng thế chấp dưới tiêu chuẩn ở Mỹ không đáng kể so với các mảng vay khác cũng như so với tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Mỹ. Vì vậy, lúc đầu, người ta cứ nghĩ đây là vấn đề nho nhỏ. Nhưng giờ đây, nó trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Tôi cho rằng đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và rủi ro nằm ở chỗ, người ta không biết rõ giá nhà ở Mỹ còn xuống tới mức nào nữa. Hơn nữa, người ta không rõ đâu là điểm chạm đáy, liệu những vấn đề của thị trường tín dụng Mỹ còn lan rộng tới đâu và ảnh hưởng như thế nào.



    Rất khó có thể đoán biết trước bao giờ những cơn chấn động này sẽ chấm dứt, song tôi cho rằng có thể nó chỉ kéo dài một vài tháng nữa thôi. Hơn nữa, chúng tôi có một niềm tin là các ngân hàng trung ương trên thế giới như Mỹ, châu Âu và Nhật, đều tỏ rõ quyết tâm sẵn sàng phản ứng nhanh để giải quyết tình hình. Điều này rất quan trọng.



    - Thị trường châu Á, đặc biệt là Việt Nam, chịu ảnh hưởng như thế nào bởi cơn chấn động này?

    - Về vấn đề này, chúng tôi chưa có nghiên cứu riêng về Việt Nam, chỉ nghiên cứu tổng thể những tác động tới châu Á mà Việt Nam là một bộ phận trong đó.

    Dĩ nhiên, những xáo trộn trên thị trường tài chính Mỹ có ảnh hưởng nhất định tới châu Á, nhất là khi một số định chế tài chính trong khu vực có đầu tư vào các chứng khoán liên quan tới mảng cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn. Nếu rủi ro tín dụng ở Mỹ tiếp tục xảy ra, cũng sẽ ảnh hưởng tới tính thanh khoản của các tài sản ở thị trường châu Á. Trong trường hợp xấu nhất, do nền kinh tế châu Á vẫn còn phụ thuộc vào nhu cầu của nền kinh tế Mỹ, nên nếu kinh tế Mỹ chững lại vì rủi ro tín dụng, kinh tế châu Á cũng ảnh hưởng ít nhiều.



    Trên thực tế, thế chấp dưới tiêu chuẩn không phải là rủi ro nội tại của nền kinh tế châu Á, song đã có những ảnh hưởng nhất định. Trong thời gian từ 18/7 tới 17/8, trung bình giá cổ phiếu ở châu Á đã giảm 17%, trong đó Việt Nam giảm tới 11,2%. Riêng Trung Quốc vẫn tăng do họ vẫn kiểm soát về tài khoản vốn nên ít bị ảnh hưởng.



    - Nhưng có ý kiến cho rằng, sự ràng buộc giữa kinh tế Mỹ và châu Á đã ít hơn?

    - Còn quá sớm để nói kinh tế châu Á hết ràng buộc vào Mỹ. 50% GDP của châu Á được đóng góp bởi lĩnh vực xuất khẩu. 25% trong đó là xuất khẩu sang Mỹ. Tôi không cho rằng châu Á đã thoát khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ. Người ta nói Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh và có thể thay thế sự ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á. Trung Quốc nhập khẩu nhiều, song đa phần đều nhập khẩu về để hoàn thiện sản phẩm rồi lại xuất sang Mỹ. Xuất khẩu vẫn chiếm tới 36% GDP của Trung Quốc. Chỉ cần sự giảm nhẹ về nhu cầu bên ngoài sẽ là rủi ro rất lớn với kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.

    Tất nhiên, châu Á có rất nhiều linh hoạt trong các chính sách kinh tế tiền tệ. Nên nếu kinh tế Mỹ chững lại trong ngắn hạn, họ sẽ có thể ứng phó. Song đó chỉ là về ngắn hạn. Nếu trong dài hạn cuộc khủng hoảng tại Mỹ vẫn diễn ra và ảnh hưởng mạnh tới kinh tế Mỹ thì châu Á cũng sẽ bị tác động.



    - Nhiều ý kiến lo ngại cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ có thể khiến các nhà đầu tư rút vốn khỏi Việt Nam để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Quan điểm của ông?

    - Tôi không có thông tin về thị trường Việt Nam. Nhưng tính chung toàn châu Á tuần qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút bớt vốn, khoảng 2,6 tỷ USD. Nếu điều này tiếp tục xảy ra, có thể khiến giá cổ phiếu nơi đây giảm nữa. Tất nhiên khó có thể biết là các nhà đầu tư nước ngoài có rút vốn nữa hay không, nếu có thì sẽ rút bao nhiêu.

    Thực tế các chính phủ châu Á đều rất thận trọng đối với dòng vốn ngoại tệ. Cuối năm ngoái, Thái Lan đã quyết định kiểm soát chặt, song đã vấp phải phản ứng. Việt Nam cũng có ý định tương tự, song may là các nhà lập chính sách đã áp dụng theo cách khác. Điều đó thể hiện các chính phủ không thích quá nhiều dòng vốn đổ vào, vì sẽ khiến giá tài sản tăng cao, nguy cơ dẫn tới bong bóng. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1998 cho thấy rõ điều này. Đồng vốn đi vào, rồi sẽ có ngày phải đi ra và một khi đi ra ồ ạt có thể dẫn tới đổ vỡ. Mặt khác, vốn vào nhiều sẽ làm cho giá đồng nội tệ tăng cao, ảnh hưởng tới xuất khẩu. Trong khi đó, các nước châu Á lại phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.



    - Đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải mua vào một lượng ngoại tệ rất lớn và có xu hướng tăng dự trữ. Ông lý giải hiện tượng này thế nào?

    - Sau cuộc khủng hoảng 1998, các ngân hàng trung ương trong khu vực đã rút ra một bài học đau đớn là phải tăng dự trữ ngoại tệ. Bởi lúc đó, họ không đủ ngoại tệ dự trữ để can thiệp thị trường và cứu đồng nội tệ. Nay ai ai cũng tăng dự trữ để phòng trừ rủi ro. Hơn nữa, các nước châu Á phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên cũng cần tăng dự trữ để giữ giá nội tệ ở mức thấp.

    Song vấn đề nằm ở chỗ, người ta vẫn chưa thống nhất quan điểm nên dự trữ ở mức bao nhiêu là đủ? Ở Việt Nam, tại thời điểm hiện nay còn quá sớm để nói dự trữ như vậy là nhiều hay ít. Song cũng đến lúc cần cân nhắc, đặc biệt là nên dự trữ theo hình thức nào. Tại Trung Quốc, cũng đã có ý kiến lo ngại về chuyện đầu tư vào trái phiếu Mỹ. Chính phủ Trung Quốc cũng đã lập ra một công ty nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro.



    - Vậy thông điệp cuối cùng mà ông chuyển tới các nhà đầu tư là gì?

    - Chúng ta đang song trong một thế giới thực tại với nhiều rủi ro, thách thức. Chúng tôi tin tưởng và lạc quan vào tương lai của Việt Nam. Song tin tưởng không có nghĩa là bỏ qua những rủi ro, thách thức có thể có.



    Song Linh
  2. hanhcot

    hanhcot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    6.579
    Hơ, theo tớ bít thì khoảng 5 năm gần đây, các nước như Thailan, Philipin, Indonesia chính trị không ổn định, vốn nước ngoài rút ra cực nhiều, thế sao VN lại hút vốn ngày càng tăng nhỉ!!!?
    Bạn trả lời được câu hỏi này không!
  3. Fico_Vitaly

    Fico_Vitaly Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Bác bảo lên, bác bảo xuống, chẳng biết đằng nào mà lần

Chia sẻ trang này