Đây là tóm tắt cảnh báo TTCK VN của IFM vừa dịch xong...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Linda_Kieu, 01/03/2007.

2899 người đang online, trong đó có 32 thành viên. 04:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1584 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    Đây là tóm tắt cảnh báo TTCK VN của IFM vừa dịch xong...

    E chỉ trích lại để ACE tham khảo, e kô bình luận nữa kẻo ACE bảo e bơm vá để TT đi xuống nhé..

    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=76873&ChannelID=3

    Thứ Năm, 01/03/2007, 15:36

    IMF : TTCK Việt Nam đối mặt với khá nhiều rủi ro

    Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa chính thức công bố bản đánh giá và khuyến nghị của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) liên quan đến phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.


    Theo IMF, một số cổ phiếu chủ chốt của TTCK tập trung của Việt Nam đang có hệ số giá/lợi nhuận (P/E) rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác. ảnh : TPO



    Với việc TTCK bùng nổ, IMF cho rằng cho khá nhiều rủi ro mà Việt Nam đang phải đối mặt. Đó là: Việc cho vay mua chứng khoán của ngân hàng không được kiểm tra và luồng vốn đầu tư gián tiếp ngày càng tăng tiếp tục làm bùng nổ TTCK làm tăng rủi ro liên quan đến TTCK của NHTM và tăng khả năng TTCK có sự điều chỉnh lớn trong thời gian tới.

    Theo đó, một số cổ phiếu chủ chốt của TTCK này đang có hệ số giá/lợi nhuận (P/E) rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác.

    Theo ước tính của IMF hệ số P/E trung bình của 20 công ty lớn nhất (chiếm 99% vốn hóa của thị trường) niêm yết trên TTGDCK TP.HCM là khoảng 73 lần tính đến tháng 1/2007. Mặc dù việc xuất hiện những đợt tăng giá chứng khoán nhanh và tăng hệ số P/E là hiện tượng phổ biến trên thị trường mới nổi đang phát triển nhanh nhưng vẫn rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác. Bảng dưới đây cho thấy điều này.





    Theo IMF, TTCK Việt Nam đã phát triển chưa từng có trong năm 2006 cả về số lượng công ty niêm yết và chỉ số chứng khoán. Thị trường vẫn tiếp tục diễn biến sôi động vào những tháng đầu năm 2007. Điều này là do tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam được tiếp tục đánh giá khả quan và việc Việt Nam trở thành thành viên WTO đã thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tăng mạnh từ tháng 11/2006 và tiếp tục tăng trong thời gian tới nếu cơ hội đầu tư tại Việt Nam tăng lên.

    Các nhà đầu tư trong nước, kể cả các ngân hàng trong nước và các công ty tài chính phi niêm yết rất có thể đã góp phần gây ra bùng nổ TTCK nhiều hơn là luồng vốn nước ngoài chảy vào.

    Ngoài ra, cầu chứng khoán mạnh đã dẫn đến cổ phiếu bị định giá quá cao trong bối cảnh cung chứng khoán mới phát hành bị hạn chế. Một số yếu tố cơ bản khác có lẽ đã góp phần làm tăng mạnh định giá chứng khoán như:

    Tốc độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu nhanh; những lợi ích hiệu quả thu được từ tự do hoá thương mại, cải cách thị trường sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tính minh bạch được cải thiện với việc bắt đầu áp dụng chế độ báo cáo tài chính của nhiều công ty.

    Đối mặt với nhiều rủi ro

    Với việc TTCK bùng nổ, IMF cho rằng cho khá nhiều rủi ro mà Việt Nam đang phải đối mặt. Đó là: Việc cho vay mua chứng khoán của ngân hàng không được kiểm tra và luồng vốn đầu tư gián tiếp ngày càng tăng tiếp tục làm bùng nổ TTCK làm tăng rủi ro liên quan đến TTCK của NHTM và tăng khả năng TTCK có sự điều chỉnh lớn trong thời gian tới.

    Sự điều chỉnh có thể sẽ đe doạ đến khả năng thanh khoản của các NTHM thiếu vốn. Thậm chí, nếu NHTM đã tích luỹ rủi ro liên quan đến TTCK đủ lớn thì nguy cơ rất lớn.

    Đối với tài chính đối ngoại, khó có thể duy trì mức thâm hụt cán cân vãng lai hợp lý trong trường hợp dòng vốn chảy vào dừng đột ngột hoặc bị đảo chiều (chảy ra). Hiện tại, luồng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào làm cán cân thanh toán thặng dư lớn nhưng cán cân vãng lai có thể trở lại trạng thái thâm hụt lớn trong thời gian tới khi nhu cầu nhập khẩu tăng do giảm thuế nhập khẩu sau khi gia nhập WTO.

    Ngay cả khi giá chứng khoán tiếp tục ở xu thế tăng trong một thời gian tương đối dài thì luồng vốn chảy vào lớn có thể gây khó khăn cho việc thực thi chính sách tiền tệ và tỷ giá.

    Phản hồi chính sách

    Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước đã có những biện pháp đầu tiên. Ngày 19/01/07, NHNN đã ban hành QĐ số 03/2007 bổ sung và sửa đổi một số qui định về tỷ lệ an toàn đối với tổ chức tín dụng và hạn chế qui mô đối với các khoản cho vay mới của các ngân hàng để mua chứng khoán.

    UBCKNN đã gửi 1 số công văn tới công ty chứng khoán và các nhà quản lý quỹ đầu tư đề nghị cung cấp thông tin về giao dịch chứng khoán gần đây và yêu cầu các văn phòng đại diện của các quỹ đầu tư nước ngoài đăng ký lại với UBCKNN. UBCKNN cũng thắt chặt thực thi những qui định liên quan đến tính minh bạch của thị trường và yêu cầu các công ty niêm yết cải thiện việc cung cấp thông tin tới công chúng chính xác và kịp thời.

    Ngày 29/01/2007 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho Bộ Tài chính, NHNN, UBCKNN tăng cường việc giám sát hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến TTCK, thắt chặt việc thực thi những qui định về TTCK và cải thiện thông tin tới công chúng đầu tư vào TTCK.

    Những phản hồi chính sách của các nhà chức trách cho đến nay đã bao gồm những biện pháp thắt chặt quy định về thị trường chứng khoán và thanh tra giám sát, hạn chế những tác động xấu tới hệ thống ngân hàng từ thị trường chứng khoán.

    Trong lĩnh vực chính sách tiền tệ và tỷ giá đang phối hợp chính sách tăng tích lũy dự trữ mạnh đi kèm với dung hòa vốn khả dụng và gần đây đã tiến một bước tới một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn. Phản hồi chính sách này nhìn chung là phù hợp.

    Những lựa chọn chính sách trong thời gian tới

    Theo IMF, để hạn chế những rủi ro phát sinh do bùng nổ TTCK, các nhà chức trách cần phải thắt chặt hơn nữa những biện pháp duy trì an toàn, đặc biệt là nên chuyển theo hướng tập trung vào quản lý rủi ro liên quan đến TTCK đối với các ngân hàng thương mại.

    Về nguyên tắc, chỉ những ngân hàng có cơ chế quản lý rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng tốt, có cán bộ được đào tạo tốt mới được cấp phép tín dụng để mua chứng khoán hoặc chấp nhận những rủi ro khác liên quan đến TTCK.

    Bên cạnh đó, IMF còn đưa ra một số biện pháp chính sách khác như các chính sách tiền tệ và tỷ giá; các chính sách quản lý nợ và ngân sách?

    Theo VietnamNet
  2. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    các chuyên gia ìm cũng đã từng bị thế giới phản pháo là nghiên cứu chất lượng ko đảm bảo về quy trình nghiên cứu. mấy thị trường châu á hôm nay đỏ như cụ gạch và chuyên gia trên blômbẻg còn nói, việt nam anhd hongkong fall futher một cách tự tin. sáng nay chỉ có thị trường philipin và hình như là thái lan tăng
  3. babo4tc

    babo4tc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Thông tin của IFM không sai, chỉ có điều là thông tin không update thôi. Các bác trách họ làm gì. Nói chung cứ đầu tư vào công ty nào có nhiều tiềm năng phát triển mà P/E còn nhỏ thì vẫn OK.
  4. nhimgai201

    nhimgai201 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Đã được thích:
    0
    babo4tc chắc sẽ chỉ ra VFC thôi, rồi 1 lô 1 lốc thông tin
    babo nhỉ???????
    ;)
  5. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    Có.. P/E của cty CK Thiên Việt - Goldman Sachs....

    P/E (dự kiến 2010) = 1.... vốn ĐL TVS năm 2010 sẽ là 10.000 tỉ và năm 2010 TVS cũng lãi 10.000 tỉ luôn, nhất VN... he he..

    Cty chưa hoạt động, chưa có đồng lãi nào mà 6x he he....

    Nhà nước vừa cảnh báo CP các cty CK vừa thành lập thì CP của CĐ sáng lập phải sau 3 năm mới được bán .... giờ bán ầm ầm... e nghe nói chính phủ sắp kiểm tra tính pháp lý của việc chuyển nhượng 1 số CP cty CK mới thành lập... chả hiểu thía nào...
  6. rongbayphuongmua

    rongbayphuongmua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Đã được thích:
    0
    ---------------------------------
    Bác lối cũ biết rõ quá lại còn hỏi cho vui à.

    Hê hê hê!

    Tôi thì tôi thích nhất P/E của SSI. Mai có tiền thì lại múc tiếp.

  7. babo4tc

    babo4tc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2006
    Đã được thích:
    0
    hihi.... với tôi thì tôi chỉ kết VFC và SSI thôi.. REE cũng là CP tốt, nhưng tôi để nó xổng mất trước Tết rồi..

    Tôi trích bài của bạn "Thuybui" trên sàn ********* nhận định về xu hướng thị trường sắp tới nhé, rất trùng quan điểm với tôi.


    Re:Den thoi cua co phieu co P/E duoi 25

    tham khảo tình hình các sàn giao dịch thời gian gần đây cho thấy sau Tết tiền của nđt cá nhân, việt kiều, NN có quan hệ với người việtnam đổ về rất nhiều. Cộng hưởng với áp lực giải ngân 2 tỷ usd của quỹ NN dẫn đến việc thị trường tăng nóng, cung ít hơn cầu, ngậm hàng đẩy giá, là lẽ đương nhiên. với tình hình này thì thị trường vẫn sẽ còn trong xu hướng đi lên ít nhất phải sang đến tháng 4. tuy nhiên, blue chips sẽ được market controllers điều khiển lên xuống nhịp nhàng vì nhiều lý do, mà lý do nào cũng có lợi cho họ cả. cái quan trọng là họ sẽ giữ vni xoay quanh điểm cân bằng mới đã được thiết lập trong tháng 2.

    trong xu hướng thị trường như vầy, hình răng cưa của nhóm blue chips sẽ theo hướng đi lên.

    một danh mục toàn penny stocks vào tháng 2 là tốt nhưng vào lúc này chưa phải là hay.

    trong lúc thị trường càng ngày càng nóng với các lệnh mua vội vì sợ không khớp thì cũng nên cho thêm vào danh mục các bluechips là các ck có tính thanh khoản cao bên cạnh các ck p/e thấp eps cao đang được các nhà đầu tư nhỏ lẻ cho là mốt. vì khi thị trường có bề gì, bluechips luôn bị down giá ít hơn và phục hồi nhanh hơn bên cạnh ưu điểm thanh khoản của mình.

    có thể nói tiếp theo thị trường sẽ tiếp tục ưu ái các ck sau:
    1. penny stock p/e thấp, eps cao, thị giá chưa tăng nhiều do công bố eps/báo cáo tài chính muộn, sắp tăng vốn hoặc chi cp thưởng VÀ;
    2. blue chips sắp có các tin tốt trong mùa đại hội cổ đông này.

    chúc các nđt mới thành công. chúc các nhà đt cũ thành công hơn.
  8. babo4tc

    babo4tc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2006
    Đã được thích:
    0
    VFC và SSI đều chưa chia thưởng nhé, SSI thì công bố rồi còn VFC thì chưa công bố tí nào..
  9. babo4tc

    babo4tc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Mai thị trường down thì tôi lại chiến đấu tiếp...đằng nào cũng đang sẵn tiền.. mua ngày mai thứ 4 bán lại cho Linda.. haha
  10. h0909866999

    h0909866999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2006
    Đã được thích:
    0
    AI BAN tiep petrosetco Vinaconex, Mb, PTSC VUI LONG NHAN TIN 0913 566 966 So luong VA GIA chot. TOI SE GOI LAI. TKS.

Chia sẻ trang này