Đẩy mạnh cho vay cá nhân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vnindex2003, 05/06/2010.

4133 người đang online, trong đó có 456 thành viên. 23:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 674 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. vnindex2003

    vnindex2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Đẩy mạnh cho vay cá nhân
    [​IMG]

    Trong khi các doanh nghiệp chê lãi suất cho vay tiền đồng cao, các ngân hàng (NH) quay qua đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân với những “chiêu” khác nhau.



    Vay tiền được khuyến mãi
    Trái với trước đây, các chương trình khuyến mãi thường được áp dụng cho huy động, thời gian gần đây lĩnh vực cho vay cũng được áp dụng nhiều chương trình khác nhau.
    Tại ACB, cá nhân vay phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh giải ngân trước ngày 30.6.2010 sẽ giảm 1,2%/năm, lãi suất vay thấp nhất còn 13,8%/năm. Còn tại Eximbank, tùy theo mức độ tín nhiệm của khách hàng mà NH sẽ giảm lãi suất cho vay, mức giảm tối đa là 2%/năm.
    Ngoài việc giảm lãi suất vay trực tiếp, một số NH áp dụng chương trình tặng quà, tiền sau khi vay tiền tại NH. Chẳng hạn ABBANK triển khai chương trình khuyến mãi “Vay tiền đắc lộc” đối với khách hàng vay từ ngày 1.6 đến 31.8. Theo đó, 300 khách hàng vay đầu tiên có số tiền giải ngân trên 500 triệu đồng sẽ nhận được quà tặng là thẻ Visa Gold debit trị giá 500.000 đồng.
    Không chậm chân, các NH nước ngoài cũng thực hiện khuyến mãi ở các chương trình vay cá nhân. Đối với khách hàng nộp hồ sơ vay tín chấp đầy đủ trên online của HSBC, khi được duyệt khoản vay sẽ nhận được phiếu mua hàng trị giá 500.000 đồng. Số tiền vay gấp 10 lần thu nhập, tối đa 200 triệu đồng. Còn ANZ đẩy mạnh chương trình “Vay mua nhà, nhận ngay tivi LCD”. Ngoài thời gian vay mua nhà 20 năm, hạn mức vay 100% giá trị căn nhà, ANZ áp dụng tặng ngay 1 tivi LCD Samsung 32 inches với giá trị khoản vay 500 triệu đồng trở lên tính đến ngày 23.7.
    Bên cạnh đó, các sản phẩm vay mới đối với khách hàng cá nhân cũng được nhiều NH triển khai. Cá nhân có thu nhập từ 3 triệu đồng/tháng trở lên có thể chọn hình thức ứng trước tài khoản không có tài sản thế chấp hoặc có tài sản thế chấp tại HDBank. Số tiền ứng trước có thể lên đến 500 triệu đồng, thời gian từ 3 tháng đến 12 tháng.
    Ngoài việc đẩy mạnh cho vay phương tiện vận tải, thấu chi chứng khoán... Eximbank vừa đưa ra 2 hình thức cho vay bất động sản là “An gia hạnh phúc” với thời gian vay lên đến 15 năm (thời gian ân hạn tối đa 24 tháng) và “An cư lạc nghiệp” với thời gian vay lên đến 25 năm. Không những kéo dài thời gian vay vốn cho khách hàng, Eximbank còn không thu phí trả nợ trước hạn.
    Một trong những động thái mới là đội ngũ nhân viên NH chủ động điện thoại cho các khách hàng để mời sử dụng các dịch vụ NH như mở thẻ tín dụng quốc tế với hạn mức 30 triệu đồng...
    Nhu cầu vay không cao
    Đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc các NH tìm mọi cách đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Theo Ngân hàng Nhà nước, cho vay tiêu dùng từ đầu năm đến nay là 122.000 tỉ đồng, so với đầu năm không tăng. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng huy động tiết kiệm trong dân cư đạt 17%, đạt mức cao so với cuối năm 2009. Điều này cho thấy, người dân có xu hướng gửi tiết kiệm và hạn chế vay.
    Ông Bùi Tấn Tài, Phó tổng giám đốc ACB, nhận xét mặc dù NH muốn đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhưng nhu cầu vay không cao, đặc biệt là nhu cầu vay mua nhà ở. Hiện nay giá thuê nhà rẻ hơn so với giá nhà đất biến động hằng ngày nên xu hướng thuê nhà ở thay vì vay mua nhà.
    Một cán bộ phụ trách tín dụng Eximbank cho biết sau hơn nửa tháng đẩy mạnh 2 sản phẩm mua nhà qua các kênh thông tin đại chúng, làm việc với các chủ đầu tư dự án, các sàn giao dịch bất động sản... số tiền giải ngân được là 100 tỉ đồng.
    Ông Đàm Thế Thái, Giám đốc khối khách hàng cá nhân ABBANK nhận xét: “Cho vay tiêu dùng hiện được nhiều NH đánh giá là sản phẩm chủ đạo. Chính sách lãi suất thỏa thuận đối với mảng tín dụng thực sự là chất xúc tác đẩy mạnh các hoạt động cho vay của các NH, đặc biệt là sản phẩm vay mua sắm, tiêu dùng”.
    Từ sau khi quy định cho phép các NH được áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận đối với cho vay tiêu dùng thì kênh này được xem như “con gà đẻ trứng vàng” đối với NH trong bối cảnh lãi suất cho vay của doanh nghiệp đang ngày càng ép xuống. Đối với vay tiêu dùng cá nhân có tài sản thế chấp, mức lãi suất mà NH đưa ra từ 13,8% - 16%/năm. Tuy nhiên, đối với những khoản vay tín chấp, các NH đưa ra mức lãi suất cho vay từ 19% - 22,8%/năm. Nhìn vào mức lãi suất này phần nào lý giải cho nguồn vốn NH chảy vào khối tiêu dùng cá nhân trở nên khó khăn.
    Theo Thanh Xuân
    Thanh niên




    http://cafef.vn/20100605075659963CA34/day-manh-cho-vay-ca-nhan.chn
  2. vnindex2003

    vnindex2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Sắp có sóng FDI mạnh mẽ cuối năm 2010, đầu 2011 [​IMG][​IMG] Hội nghị lần thứ 19 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) chủ đề Đông Á sẽ được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, từ 6-7/6/2010.

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trước thềm hội nghị, ông Don Lam – Tổng Giám đốc tập đoàn VinaCapital- Tập đoàn là Nhà tài trợ chính thức hội nghị- đã có cuộc trao đổi với báo chí về những vấn đề liên quan tới WEF và sự tác động của WEF Đông Á 2010 tại Việt Nam.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Xin ông cho biết tầm quan trọng của hội nghị lần thứ 19 với chủ đề Đông Á, và việc tổ chức tại VN là ngẫu nhiên hay có lý do nào khác?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2010 (WEF Đông Á 2010) là một trong 7 kỳ hội nghị khu vực do WEF tổ chức trong năm nay. Việc Việt Nam được chọn là nơi tổ chức sự kiện này có một ý nghĩa rất quan trọng vì Việt Nam đang là một trong những quốc gia thành công nhất trong quá trình phục hồi kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng 2008 – 2009, góp phần làm kinh tế khu vực Đông Nam Á trở nên khởi sắc. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chương trình nghị sự của WEF Đông Á 2010 bao gồm rất nhiều các cuộc thảo luận về vai trò đang lên của nền kinh tế châu Á và phương cách để làm tăng lợi thế cạnh tranh của chúng ta mà vẫn gữi vững các mục tiêu ổn định xã hội và môi trường sạch. Các vị lãnh đạo kinh tế và chính trị của các nước châu Á cũng sẽ thảo luận về việc đảm đượng một vị thế lớn lao hơn trên thế giới và đảm bảo sự hòa hợp thống nhất trong khu vực.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Mục đích chính của WEF là giúp các doanh nghiệp điều hành các hoạt động của mình một cách hiệu quả cả về mặt lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, môi trường. Đại đa số các thành viên của WEF là các nhà lãnh đạo cấp cao từ trên 1.000 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, trong số đó có rất nhiều các doanh nghiệp nằm trong danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu do tạp chí Fortune bình chọn.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]WEF còn kết hợp chặt chẽ với lãnh đạo của chính phủ các quốc gia và các học giả lừng danh trên [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]thế giới. Do đó, các sự kiện do WEF tổ chức được coi như các ‘phiên thảo luận chiến lược’ cho các vị lãnh đạo chính trị và kinh tế để bàn bạc về cách thức tiếp cận và giải quyết các vấn đề chung tại các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng thống và Thủ tướng của rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đến tham dự các hội nghị của WEF tại Davos và các khu vực khác.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]VinaCapital có ý tưởng đưa các DN VN tham gia WEF, vậy lợi ích cụ thể từ việc tham gia là gì?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]VinaCapital trở thành thành viên của WEF từ năm 2007 và là tập đoàn đầu tiên tại Việt Nam tham gia tổ chức này. Chủ tịch tập đoàn – ông Horst Geicke và bản thân tôi – Don Lam – đã may mắn tham dự hầu hết các kỳ hội nghị của WEF tại Davos và tại các nước châu Á và được mời tham gia vào các phiên thảo luận – nơi chúng tôi có cơ hội nói về Việt Nam, về những bước phát triển và kinh nghiệm của đất nước. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Việc tham dự các sự kiện của WEF là một trong những cách tốt nhất để cập nhật các khuynh hướng và tiến triển mới nhất của cộng đồng doanh nghiệp thế giới và qua đó, chúng ta có thể mở rộng cực kỳ nhanh chóng mạng lưới kinh doanh của mình.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ngay sau khi gia nhập WEF, ông Horst và tôi bắt đầu xúc tiến thực hiện ý tưởng giúp các doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia. Chúng tôi nhận thấy việc gia nhập WEF là một cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp tại Việt Nam hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế thế giới, gặp gỡ các đối tác kinh doanh mới, chinh phục các thị trường mới. Đến nay, tôi tin rằng đã có khoảng 20 doanh nghiệp Việt Nam – chủ yếu là các tập đoàn nhà nước, sẵn sàng tham gia WEF.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thêm vào đó, VinaCapital đã nỗ lực cùng các nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam trong việc quảng bá đến các thành viên khác của WEF về những đổi mới của Việt Nam, về những cơ hội đầu tư hấp dẫn tại đây. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ngay ở Davos và các kỳ họp tại Trung Quốc, Hàn Quốc vừa qua, VinaCapital đã tổ chức các sự kiện bên lề, làm nơi mà các nhà lãnh đạo kinh doanh trên thế giới có thể trực tiếp đối thoại với các vị lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Việt Nam. Những buổi thảo luận thân mật này đã mang lại sự hiểu biết về Việt Nam cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thế giới. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Rất đông trong số họ sẽ tham dự WEF Đông Á 2010 tại Việt Nam lần này và tôi tin chắc rằng, họ sẽ rất háo hức để tìm hiểm về đất nước Việt Nam và các doanh nghiệp Việt nam.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tôi rất mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam tham dự WEF và hy vọng rằng hội nghị WEF tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp thấy rõ lợi ích của việc chủ động tham gia vào các tổ chức như WEF. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Liệu chúng ta có thể hy vọng gì ở các nhà đầu tư nước ngoài sau một giai đọan FDI sụt giảm mạnh, cùng với đó là còn vố số những khó khăn nội tại chưa thể giải quyết ngay?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trong năm 2009, kinh tế Việt Nam đã chứng minh thực lực mạnh mẽ của mình trước toàn thế giới. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, ở ngoài nước, có một số nhà phân tích kinh tế, tài chính không thực sự công nhận những thành tựu mà Việt Nam đạt được. Có thể đơn cử một ví dụ, trong tháng 3, Fitch Ratings, đã nói về tỷ lệ nợ của Việt Nam và tỏ ra thiếu tin tưởng vào đồng tiền Việt Nam đồng thời nhấn mạnh vào khoảng cách giữa tỷ giá ngoại hối chính thức và thị trường tự do. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]VinaSecurities, công ty chứng khoán mà VinaCapital chiếm cổ phần chi phối, ngay sau đó đã phát hành bản báo cáo nghiên cứu bác bỏ ý kiến kể trên và nhận định rằng đồng tiền Việt Nam đang ở vị thế mạnh so với đồng đô la Mỹ. Và trên thực tế, đồng tiền VN vẫn giữ ổn định tỉ giá so với ngoại tệ phổ biến tại Việt Nam là USD, đặc biệt nạn mua bán ngoại tệ trái phép với giá cao đã dần bị đẩy lùi. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Những số liệu thống kê vào quý 1/2010 chỉ ra rằng con số thâm hụt thương mại 3.5 tỷ đô la Mỹ đã được bù đắp bằng dòng tiền gửi và đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là yếu tố củng cố thêm sự tín nhiệm vào đồng tiền Việt Nam. Sản xuất công nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2010 tăng 13%, bán lẻ tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Lãi suất vẫn còn cao nhưng sự ổn định tiền tệ đã làm cho các công ty Việt Nam mạnh dạn vay bằng ngoại tệ với lãi suất hợp lý hơn. Cũng có một số quan ngại về lạm phát nhưng khi xem xét về mặt tổng lực của nền kinh tế, tôi nghĩ rằng một tỷ lệ lạm phát dưới 10% là có thể chấp nhận được. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tỷ lệ lạm phát có thể đã qua mức đỉnh và dự báo lạm phát cả năm sẽ ở mức 8-9%. Như vậy, con số tăng trưởng lợi nhuận cho số đông các công ty năm 2010 vào khoảng 15 -20%.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thị trường đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng dần hồi phục, dù các quỹ đầu tư giống như những quỹ mà VinaCapital đang quản lý tiếp tục bán thấp hơn giá đỉnh của đầu năm 2008 và việc kêu gọi vốn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nhưng chúng tôi thấy lại những sự hứng thú của rất nhiều các nhà đầu tư đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Chúng tôi tin sẽ có một cơn sóng đầu tư mạnh mẽ tăng lên vào cuối năm 2010 hay đầu năm 2011.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Dự báo của ông về những ngành hấp dẫn và thu hút đầu tư trong năm 2010?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khi các nhà đầu tư nước ngoài quay lại tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam năm 2010, họ sẽ nên chú trọng vào các ngành kinh tế ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nội địa. Việt Nam có trên 86 triệu dân trong đó 2/3 có độ tuổi dưới 35 và thu nhập của họ đang tăng rất nhanh. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ngành dịch vụ - gồm dịch vụ tài chính, y tế và giáo dục – sẽ phát triển rất nhanh trong thập niên tới. Các loại hàng hóa có thương hiệu mạnh sẽ tiếp tục tăng trưởng và hàng nội địa sẽ tìm ra phương cách để cạnh tranh với hàng nhập khẩu.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Một ngành khác mang tính quyết định đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế là cơ sở hạ tầng. Chính phủ Việt Nam đã dồn rất nhiều tâm huyết để làm cho các cơ hội đầu tư trong ngành này trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài như đa dạng hóa các hình thức đầu tư cho các dự án cầu đường. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Các ứng dụng về công nghệ cao cũng được xem xét trong viễn thông, và theo các quy định khi gia nhập WTO, chúng ta có thể thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc kinh doanh hệ thống mạng 3G …[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Còn có rất nhiều các cơ hội đầu tư tại tất cả các ngành trong nền kinh tế Việt Nam, đây cũng là minh chứng cho triển vọng phát triển mạnh mẽ của Việt Nam. Khi chính phủ Việt Nam tiếp tục điều chỉnh các chính sách điều hành kinh tế để cân bằng giữa tốc độ phát triển và sự phát triển bền vững, doanh nghiệp Việt Nam – tư nhân và nhà nước – sẽ có thêm nhiều khả năng phát triển và thu lợi nhuận trong những năm tới. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]T.L[/FONT]
    Vietnamnet

  3. nocomment

    nocomment Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Hỗ trợ vay vốn ngân hàng
    HOTLINE: 0933091082
  4. NguyenVanGiau

    NguyenVanGiau Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Các Ngân hàng hiện cho vay cực kỳ khó khăn. Tăng trưởng tín dụng chậm chạp. Điều này chứng tỏ nền kinh tế chưa tăng trưởng mạnh được
  5. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540
    Lí do này sẽ làm cho VNI thanh khoản trung bình trên dưới 1000 tỉ/ngày...
  6. nokialover

    nokialover Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Đã được thích:
    0

    Bác nói đùa , vay NH để chơi thì phải có bản lĩnh cơ :)>-
    Nhỏ lẻ vay 18-20% /năm để đánh chứng thì khá mạo hiểm :))
  7. 4so9

    4so9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Đã được thích:
    446
    Vô căn cứ... Mỗi ngày nhậ không dưới 3 lời chào mời vay tha thiết khà khà... ANZ ACB VCB BIDV TienPhong...
  8. nocomment

    nocomment Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Vớ vẩn, Hiện nay trung bình khoảng 16%/năm...
  9. vnindex2003

    vnindex2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhà đầu tư chờ đợi cải thiện lãi suất ngân hàng [​IMG][​IMG] Ông Nguyễn Hắc Hải - Giám đốc Khối Tư vấn - Phân tích - CTCK Rồng Việt (VDSC)Sau một tháng hồ nghi về mức độ lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp, cộng với áp lực bán giải chấp cổ phiếu, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tuần giao dịch đầu tiên của tháng 6 chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc.

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ngoại trừ sự nhích nhẹ của một số ít các mã blue-chips sau thời gian dài tích lũy và VN-Index có sự cải thiện chậm chạp về điểm số, thanh khoản thị trường hầu như không dao động khỏi mức 2.000 tỷ đồng/phiên. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thanh khoản luôn duy trì ở mức thấp cho thấy tâm trạng nghi ngại vẫn còn phổ biến, mặc dù, nhiều cổ phiếu trên thị trường hiện đã về mức giá rẻ. Nhà đầu tư đang còn lo ngại, hoặc chờ đợi những vấn đề gì? Đó là chủ đề cuộc trao đổi của StockNews với ông Nguyễn Hắc Hải - Giám đốc Khối Tư vấn - Phân tích - CTCK Rồng Việt (VDSC).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Áp lực giải chấp giảm [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thưa ông, trung tuần tháng 5 năm 2010, VDSC đã có báo cáo phân tích và đưa ra nhận định thị trường chứng khoán VN đang chịu áp lực bán giải chấp ngắn hạn. Ở thời điểm này, áp lực đó còn nặng nề không?

    Trong một vài báo cáo phân tích gần đây,chúng tôi có nhận định thị trường đang chịu áp lực bán cổ phiếu giải chấp trong ngắn hạn. Nhận định đó dựa trên quan sát thời gian vừa qua cổ phiếu tăng giá chủ yếu ở sàn Hà Nội và thường là những cổ phiếu nhỏ lẻ. Yếu tố tăng giá chủ yếu do đầu cơ hơn là do những giá trị cơ bản của doanh nghiệp (DN). [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Các nhà đầu cơ thường sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động đầu tư, nên khi thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện sự ảnh hưởng từ thị trường thế giới, tâm lý họ bi quan đã dẫn đến kết quả là thị trường giảm rất nhanh. Việc giảm nhanh cũng do nhà đầu tư phải chịu áp lực từ sử dụng đòn bẩy tài chính. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hiện nay, đà suy giảm của thị trường đã chững lại nhưng vẫn đang giao dịch trong biên độ hẹp. Với nhận định như vậy, chúng tôi có một số giả thiết về chuyện bán giải chấp có thể xảy ra của một số nhà đầu tư: 1, những người buộc phải bán cổ phiếu do không có khả năng tài chính để duy trì hoạt động thì họ đã bán hết lượng cổ phiếu đầu cơ; 2, các nhà đầu cơ có thể đã cân đối việc sử dụng đòn bẩy tài chính bằng hình thức nộp tiền thêm vào tài khoản hoặc là bán một phần cổ phiếu, hoặc sử dụng các tài sản khác đảm bảo để cân đối rủi ro tài chính. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Từ đó, chúng tôi cũng cho rằng với biên độ hẹp của thị trường gần đây, những cổ phiếu phải bán bằng mọi giá hầu như đã không còn nữa. Do đó, việc bán giải chấp cũng đã bớt áp lực lên thị trường. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy các cổ phiếu cần bán bằng mọi giá có thể đã bán hết, nhưng cũng có nhiều nhà đầu tư đang tìm thời điểm để bán ra và cơ cấu lại danh mục. Đây phải chăng là cơ hội chọn lọc cổ phiếu mua vào? [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vừa qua, chứng khoán VN giảm là do tác động của thị trường quốc tế, cộng thêm yếu tố giải chấp do sử dụng đòn bẩy quá lớn trong đầu cơ. Rõ ràng xét trên hai khía cạnh này, thì việc thị trường suy giảm không liên quan tới những yếu tố nội tại của nền kinh tế VN. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vì thế, thị trường đã giảm xuống ở mặt bằng mà các nhà đầu tư dài hạn có thể mua vào, nhất là khi những cổ phiếu tốt, những blue-chips cũng đã giảm trong đợt suy yếu vừa rồi. Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, họ có thể chọn những thời điểm để bắt đáy, mua các cổ phiếu bị giảm quá mức, do áp lực bán giải chấp nhiều để chuẩn bị cho đợt hồi phục.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Lãi suất ngân hàng - Mấu chốt của dòng tiền[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Như vậy, thị trường đang phát đi các tín hiệu tích cực cho bên mua? Nhưng thực tế thanh khoản tuần qua hầu như không nhích lên bao nhiêu. Dường như các nhà đầu tư vẫn đang lo ngại nhiều vấn đề khác, và dòng tiền vào thị trường sẽ bị tác động bởi những lo ngại đó? [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Dòng tiền đổ vào thị trường nhiều hay không, sẽ phụ thuộc vào lượng tiền mới. Nếu xét trong bối cảnh kinh tế VN, nó phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng. Với lãi suất hiện tại khá cao, tăng trưởng tín dụng không được đẩy mạnh, tôi nghĩ rằng dòng tiền đổ vào thị trường cũng khó tăng mạnh. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Quan sát một vài phiên gần đây, mặc dù thị trường đã ổn định lại, tuy nhiên giá trị giao dịch khá thấp; điều đó thể hiện tâm lý là nhà đầu tư còn khá e ngại với tình hình hiện tại. Một số nhà đầu tư thận trọng vẫn chờ đợi khi tình hình thực sự ổn định mới tham gia thị trường.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nếu xét về các yếu tố bên ngoài, thì khủng hoảng châu Âu là vấn đề lớn nhất hiện nay. Một số nước đã có giải pháp nhất định nhưng tôi nghĩ là cần phải có một thời gian để ổn định lại thị trường tài chính quốc tế. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khủng hoảng nợ xảy ra cũng giống như cơn bệnh bùng phát, cho dù các nước có kê một liều thuốc thì cũng vẫn cần một thời gian để xem xét là liệu liều thuốc như vậy có thực sự giải quyết triệt để căn bệnh hay không. Trong quá trình như thế, không thể loại trừ thông tin xấy lâu lâu sẽ lại xuất hiện và điều đó sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường VN thông qua tâm lý của nhà đầu tư. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Như vậy, câu hỏi đặt ra chủ yếu vẫn là dòng tiền sẽ phụ thuộc kinh tế trong nước, và kinh tế trong nước sẽ có chuyến biến ra sao? Tháng 4 và tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng được công bố khá thấp. Vấn đề tỷ giá hiện đang ổn định. Chỉ còn vấn đề lãi suất trên thị trường và khả năng tăng trưởng tín dụng thời gian tới.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Việc giảm lãi suất đầu vào giúp các ngân hàng có khả năng huy động vốn, từ đó giảm lãi suất cho vay để các DN tiếp cận thêm được vốn, có nguồn lực đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tôi cho rằng nhà đầu tư đang theo dõi và chờ đợi xem triển vọng giải quyết vấn đề này sẽ tới đâu.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nhìn về trung và dài hạn, VDSC đánh giá triển vọng thị trường như thế nào? Và đâu là lực đỡ chỉ hai chỉ số trong tháng 6?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Triển vọng trung và dài hạn của thị trường chắc chắn phải gắn chặt với triển vọng kinh tế VN về trung và dài hạn. Từ nay đến cuối năm, với những biến số vĩ mô đang thể hiện, có thể nói tình hình kinh tế VN sẽ khá ổn định, tất nhiên là nếu cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp và châu Âu không quá mạnh, không ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Về thị trường chứng khoán tháng 6, đang có sự hỗ trợ từ bức tranh kinh tế vĩ mô, với CPI thấp, chính sách tiền tệ đã được xác định ổn định theo hướng tích cực và Ngân hàng Nhà nước vẫn đang có chủ trương là cố gắng đẩy tăng trưởng tín dụng tốt hơn. Một yếu tố nữa có thể là lực đẩy cho thị trường tháng 6 khi đây là tháng cuối cùng của quý II, một số DN sẽ hé lộ kết quả kinh doanh và nếu kết quả kinh doanh đó tích cực, thì sẽ được thể hiện ngay vào xu hướng thị trường.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Xin cảm ơn ông![/FONT]​
    Stocknews

  10. vnindex2003

    vnindex2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    TTCK tuần qua: Vẫn có nhiều tin tốt [​IMG][​IMG] Những thông tin vĩ mô trong nước hiện tại được cho là khá tích cực và sẽ tạo lập nền tảng giúp thị trường chứng khoán duy trì được sự bình ổn trong trung hạn.

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên những thông tin bất lợi từ thị trường thế giới như ECB có thể thua lỗ 90 tỷ EUR trong năm 2010 và 105 tỷ EUR trong năm 2011 nối tiếp việc Tây Ban Nha bị hạ tín nhiệm đang phủ ám mây u ám lên thị trường chứng khoán.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]TTCK: Tin lành áp đảo tin dữ[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Sự đan xen của các yếu tố tích cực trong nước và các yếu tố không thuận chiều của thế giới khiến cho xu hướng thị trường khó đoán định. Kết thúc tuần qua, cả hai sàn cùng giảm nhẹ với mức giảm 2,62 điểm (0,51%) đối với VN-Index và 5,03 điểm (3,02%) đối với HNX-Index. Dưới đây là những thông tin kinh tế có liên quan đến thị trường trong tuần qua:[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Lãi suất cơ bản tiếp tục giữ ở mức 8%/năm.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1311/QĐ-NHNN Ngày 31/5/2010 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo Quyết định này, kể từ ngày 01/6/2010, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam sẽ là 8%/năm. Như vậy, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam tiếp tục được giữ nguyên so với tháng trước đó.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thống đốc NHNN: Sẽ làm nghiêm với huy động 12%/năm[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trả lời báo chí hồi đầu tuần, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu khẳng định sẽ tiến hành kiểm tra ngay những ngân hàng thương mại nào có lãi suất huy động vượt quá 12%. Thống đốc khẳng định việc huy động vốn với lãi suất quá 12%/năm là một việc làm rất nghiêm trọng vì nó gần như đi ngược lại chủ trương chung của Chính phủ.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hơn 14.000 nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) riêng trong tháng 5/2010, đã có thêm 99 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch, bao gồm 20 tổ chức và 79 cá nhân.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Như vậy, tính đến ngày 31/5/2010, VSD đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 14.125 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 1.296 nhà đầu tư tổ chức và 12.829 nhà đầu tư cá nhân.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Huy động vốn tháng 5 tăng hơn 2,5%[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 5/2010 ước tăng 2,53% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng 2,89%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,19%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 7,8%.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trong khi đó, tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối tháng 5/2010 ước tăng 1,86% so với tháng trước; cụ thể, tín dụng bằng VND tăng 1,53%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 3,16%. So với cuối năm trước, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 7,46%.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hơn 20 nghìn tỷ đồng bội chi ngân sách 5 tháng đầu năm[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết ngày 15/5, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 176,8 nghìn tỷ đồng; chi ngân sách tương ứng ước đạt 197 nghìn tỷ đồng.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nếu so với cùng kỳ năm 2009, cả thu và chi ngân sách đều đạt mức khá cao: thu ngân sách 5 tháng qua đã bằng 38,3% dự toán năm (cùng kỳ năm 2009 chỉ đạt 31,8%); tương ứng, chi ngân sách đã đạt 33,8% dự toán năm (cùng kỳ chỉ đạt 28,2%).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Với kết quả thu tốt hơn chi, bội chi ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm ước khoảng 20,2 nghìn tỷ đồng, bằng 11,4% tổng thu ngân sách cùng thời kỳ và chỉ bằng khoảng 17% dự kiến bội chi ngân sách năm 2010 ( so với 119,7 nghìn tỷ đồng).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Huy động vốn mới đạt 26% kế hoạch[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Bộ Tài chính vừa cho biết, trong tháng 5 vừa qua, mặc dù thị trường vốn vẫn tiếp tục biến động mạnh, song Kho bạc Nhà nước (KBNN) vẫn tổ chức thành công 3 phiên phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Kho bạc Nhà nước huy động được 8.125 tỷ đồng với kỳ hạn từ 3 - 5 năm, nâng tổng số TPCP huy động từ đầu năm đến nay lên trên 26.065 tỷ đồng, bằng khoảng 65% yêu cầu nhiệm vụ huy động 5 tháng đầu năm và bằng 26% nhiệm vụ huy động TPCP của cả năm 2010.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cũng theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 5/2010, KBNN đã nhận kế hoạch vốn xây dựng cơ bản tập trung năm 2010 đạt 120.893,4 tỷ đồng; đã giải ngân 42.549,0 tỷ đồng (tương đương) đạt 37,1% kế hoạch Chính phủ giao. Thông qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, KBNN đã từ chối khoảng 13 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán cao hơn giá trúng thầu, do không có trong hợp đồng, dự toán…[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Yêu cầu giảm lãi suất tín dụng, giảm nhập siêu[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cho biết, kim ngạch nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2010 ước đạt 31,2 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2009. Đặc biệt giá trị sản xuất công nghiệp ư¬ớc tăng 13,6%, gấp hơn 3 lần mức tăng cùng kỳ năm trước và cao hơn so với kế hoạch năm (12%).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý đến một số vấn đề như nhập khẩu tăng mạnh và nhập siêu vẫn ở mức cao, thị trường bất động sản có những biểu hiện bất thường, giá cả nhà đất tăng đột biến. Đặc biệt là tình trạng thiếu điện ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoat của người dân.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng còn cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp...Để thực hiện tốt mục tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng đã đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 03/NQ-CP và Nghị quyết 18/NQ-CP của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5%.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng giảm mạnh[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ngày 2/6, lãi suất qua đêm bình quân trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức 6,48%/năm. Đây là mức thấp so với diễn biến tăng thể hiện từ cuối tháng 4 và trong tháng 5 vừa qua. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Điều này thể hiện tính thanh khoản toàn hệ thống Ngân hàng tiếp tục ở mức cao. Và với động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN, nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào tăng trưởng tín dụng sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Tuy nhiên còn cần thời gian để chi phí vốn vay được điều chỉnh giảm, giúp tín dụng ra nền kinh tế được khơi thông. Và để thị trường thu hút dòng tiền mới, nhà đầu tư cần sự bứt phá mạnh mẽ qua ngưỡng kháng cự mang tính kỹ thuật.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]TPHCM: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 18,5 tỷ USD[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ngày 2/6, Cục Hải quan TPHCM cho biết, từ đầu năm 2010 đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu TP ước đạt hơn 18,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2009.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cao su, cà phê, gạo với trị giá đạt hơn 7,9 tỷ USD; nhập khẩu chủ yếu là mặt hàng vải, điện tử, thực phẩm… với kim ngạch đạt hơn 10,6 tỷ USD. Các đơn vị hải quan cửa khẩu TP cũng đã thu thuế xuất nhập khẩu hơn 20,5 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2009.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Giá bán lẻ dầu có thể giảm[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ngày 2/6, Saigon Petrol đã chủ động gửi văn bản kiến nghị Bộ Tài chính cho ngừng xả Quĩ bình ổn đối với dầu diesel và dầu hỏa. Theo công bố của Petrolimex, sự đi xuống của giá xăng dầu thành phẩm tại Singapore trong tháng 5 đã kéo theo, giá cơ sở của các mặt hàng này hạ nhiệt. Các con số tính toán do doanh nghiệp này đưa ra đều cho thấy, không cần thêm khoản tiền bù từ Quĩ bình ổn giá, các mặt hàng xăng dầu đều lãi.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cụ thể, nếu không tính 300 đồng/lít lợi nhuận định mức, giá cơ sở của mặt hàng xăng A92 chỉ còn 16.272 đồng/lít. Trái với than phiền "giảm giá là lỗ" hồi tuần trước, mỗi lít xăng hiện đang lãi 218 đồng và nếu tính thêm 200 đồng “tiền bình ổn”, các doanh nghiệp đã lãi tới 418 đồng/lít.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tương tự, mặt hàng dầu diesel có giá cơ sở 14.543 đồng/lít, so với giá bán lẻ hiện hành, doanh nghiệp đã lãi 57 đồng/lít. Cộng thêm 400 đồng “bình ổn”, doanh nghiệp đã có lợi nhuận 457 đồng/lít.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]5 tháng đầu năm tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 7,46%[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo báo cáo chính thức về hoạt động Ngân hàng tháng 5 vừa công bố, Ngân hàng Nhà nước cho biết, về huy động vốn, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 5/2010 ước tăng 2,53% so với tháng trước. Trong đó tiền gửi bằng VND tăng 2,89%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,19%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 7,8%.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối tháng 5/2010 ước tăng 1,86% so với tháng trước, trong đó tín dụng bằng VND tăng 1,53%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 3,16%. So với cuối năm trước, 5 tháng đầu năm tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 7,46%. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Giải ngân ngoại tệ ở mức cao[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo thông tin từ NH Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối tháng 5, tốc độ cho vay tiền đồng của các NH chỉ tăng 2,45% so với cuối năm 2009, trong khi tốc độ cho vay ngoại tệ cao gấp 10 lần, lên đến 25%. Nguyên nhân là do lãi suất vay ngoại tệ chỉ từ 5,5% - 8%/năm, quá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp vay USD. Nỗi ám ảnh lớn nhất đối với các doanh nghiệp vay ngoại tệ là tỷ giá đã được giải tỏa khi NH Nhà nước phát đi thông điệp vào giữa tháng 5 là “sẽ duy trì tỷ giá ổn định trong bối cảnh các chỉ số kinh tế vĩ mô đang tương đối ổn định và diễn biến theo chiều hướng tích cực”.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Sẽ giám sát chặt chẽ tín dụng cho bất động sản[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đến cuối tháng 5/2010, tổng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực BĐS của hệ thống ngân hàng đã đạt 192.000 tỷ đồng, tăng 4,54% so đầu năm.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2010, ông Vũ Ngọc Bảo – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN – khẳng định: “Chủ trương nhất quán của NHNN là sẽ giám sát chặt chẽ kênh tín dụng cho BĐS để đảm bảo một mức tín dụng hợp lý, đảm bảo tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh đối với các DN nhỏ và vừa và đối với nông nghiệp nông thôn, đồng thời tránh những tác động xấu đối với hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế vĩ mô.”[/FONT]
    InfoTV

Chia sẻ trang này