ĐÂY MỚI LÀ TIN CỰC HOT ĐỂ TUẦN SAU VNI CÁN ĐÍCH 1200 NÀY

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dtunghn, 30/03/2007.

3690 người đang online, trong đó có 160 thành viên. 00:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 2859 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. dtunghn

    dtunghn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/01/2004
    Đã được thích:
    0
    ĐÂY MỚI LÀ TIN CỰC HOT ĐỂ TUẦN SAU VNI CÁN ĐÍCH 1200 NÀY

    Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng trên 10%
    (
    Theo TP) Đó là nhận định của ông Omkar Shrestha, Phó Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong buổi công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2007 diễn ra ngày 27/3 tại Hà Nội.

    Tăng trưởng cao tạo ra thách thức

    Báo cáo hàng năm của ADB dự báo, kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh với tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 8,3% năm 2007 và 8,5% năm 2008.

    Ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB, bày tỏ niềm tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là kết quả đương nhiên khi Chính phủ Việt Nam duy trì đà cải cách mạnh mẽ cùng việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

    Ngoài ra, môi trường xuất khẩu thuận lợi, nhu cầu trong nước tăng cao, trong khi lạm phát chỉ ở mức 6 ?" 7% vào năm 2007 ?" 08 cũng là những yếu tố đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng cao của nền kinh tế.

    Theo ông Konishi, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006 - 2010, VN có thể dễ dàng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trung bình 7,5 - 8% vì tổng tỷ lệ đầu tư cho nền kinh tế chiếm tới 40% GDP. Đây là tỷ lệ cao thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc (43%).

    Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, đại diện ADB tại VN cho rằng VN cần phải nhanh chóng cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào giáo dục để giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực có kỹ năng.

    Theo ADB, tỷ lệ lao động có kỹ năng ở VN chỉ ở mức 27% so với mức trung bình chung khu vực là 50%. Gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội, nhưng để tận dụng được nó, VN cần cải thiện hơn nữa năng lực cạnh tranh.

    Một vấn đề nữa, khi kinh tế tăng trưởng cao, nguồn cung năng lượng sẽ là thách thức lớn. Giám đốc ADB tại VN cho biết, nếu kinh tế tăng trưởng 8,5%, nhu cầu năng lượng ở VN cũng tăng gấp đôi, lên 17%.

    Để giải quyết nguy cơ thiếu năng lượng, ông Konishi hiến kế rằng VN cần đa dạng hoá nguồn năng lượng để không bị phụ thuộc vào bất kỳ loại hình năng lượng nào; mở rộng cửa cho nhiều thành phần vào đầu tư và phải nhanh chóng hội nhập năng lượng thông qua việc mua bán điện không chỉ với Trung Quốc mà có thể với cả Lào, Campuchia?

    Hai mô hình phát triển

    Trả lời câu hỏi của PV Tiền phong về việc liệu kinh tế VN có tăng trưởng quá nóng nếu lên đến mức 9% thậm chí trên 10%, Giám đốc ADB tại VN, ông Konishi, nói:

    Quả thực ADB sẽ rất lo ngại nếu tỷ lệ tăng trưởng cao của VN chỉ dựa trên yếu tố đầu vào (tăng tỷ lệ đầu tư) mà không tăng cường cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

    ADB cho biết kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của VN trong 3 giai đoạn (1996 ?" 2000, 2001 ?" 2005 và 2006 - 2010) đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP ngày càng cao là nhờ vào tỷ lệ đầu tư cho nền kinh tế ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước.

    Phó Giám đốc quốc gia ADB, ông Shrestha giải thích, mô hình tăng trưởng kinh tế VN đang dựa trên các yếu tố đầu vào cao (tỷ lệ đầu tư trên GDP). Tuy nhiên, các yếu tố đầu vào như đất, nguồn nhân lực, tài chính? chỉ có giới hạn nhất định và không thể huy động thêm được nữa khi đã ở mức cao.

    Vì thế theo ông Shrestha, VN cần nhanh chóng chuyển sang ?omô hình sáng tạo? (tăng trưởng hiệu quả) với những nội dung cụ thể như tăng cường công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để cải thiện năng lực cạnh tranh. Đây là mô hình tăng trưởng không có giới hạn, khác với mô hình tăng trưởng hiện nay của VN đang chịu tác động của các yếu tố đầu vào.

    Thực tế cho thấy với mô hình dựa trên đầu vào, để có được 1 đơn vị GDP trong giai đoạn 1996 ?" 2000, VN phải bỏ ra 3,7% đơn vị yếu tố đầu vào, giai đoạn 2000 ?" 2005 tăng lên 4,6% và 2006 ?" 2010 là 5,1%.

    Theo ông Shrestha, việc tăng tỷ lệ yếu tố đầu vào qua từng giai đoạn phát triển cho thấy tính hiệu quả của nền kinh tế có xu hướng ngày càng giảm. Phó giám đốc quốc gia ADB nói để vượt qua thách thức này, VN có thể song hành cả hai mô hình phát triển kinh tế, nhưng phải chú trọng tính hiệu quả.

    Thứ nhất, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn, VN phải tăng yếu tố đầu vào; nghĩa là đầu tư nhiều hơn về đất, con người, vốn. Mặt khác VN cũng phải tăng tính hiệu quả của nền kinh tế để đảm bảo tăng trưởng bền vững, tránh được nhiều rủi ro?

    Theo ông Shrestha, nếu áp dụng thành công cả hai mô hình tăng trưởng kinh tế trên (tỷ lệ yếu tố đầu vào vừa ở mức cao là 40% vừa tăng cường tính hiệu quả), tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình trong 5 năm tới không chỉ là 8% mà có thể tăng lên 2 chữ số (trên 10%).
    Tuy nhiên, trên thực tế thứ hạng của VN về tính hiệu quả của nền kinh tế trong năm 2006 ?" 07 vẫn còn thấp. ADB cũng tính toán, mỗi một USD được chi ra để sản xuất, sẽ tạo ra 3,4 đơn vị sản phẩm ở Thái Lan; 2,7 đơn vị ở Trung Quốc và chỉ 2,3 đơn vị ở VN. Như vậy hiệu quả sản xuất ở VN vẫn còn thấp hơn Thái Lan và Trung Quốc.

    Chứng khoán tụt dốc là quy luật bình thường của thị trường

    Theo ông Konishi, thị trường chứng khoán (TTCK) VN đang phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu sẽ tạo đà tốt cho nền kinh tế. Trước thực tế, TTCK VN đang tụt dốc, Giám đốc ADB tại VN giải thích rằng ở giai đoạn sơ khởi, TTCK các nước thường có nhiều biến động, nhưng điều đó chưa xảy ra ở VN.

    Ông Konishi ví TTCK như thời tiết, cũng có ngày nắng, ngày mưa và nếu nó không điều chỉnh mới là có vấn đề. Về việc TTCK VN đang đảo chiều, ông Konishi nói đây là quy luật bình thường của thị trường.

    Tuy nhiên, xét về trung và dài hạn, Giám đốc quốc gia ADB khẳng định TTCK VN sẽ phát triển mạnh.

    Nguồn SSI.
  2. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    tin hot cho trung hạn và dài hạn, còn ngắn hạn thì chưa biết, dù sao cũng mong thị trường ổn định hơn chứ ko cần tăng mạnh
  3. dtunghn

    dtunghn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/01/2004
    Đã được thích:
    0
    Ông này không có quỹ đầu tư chúng khoán nên nói khá khách quan, chứ như không như chú Tây hôm nọ muốn vào VN nên làm câu xanh rờn VNI sẽ giảm 30%, thế có láo không.
  4. hungnk1109

    hungnk1109 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng trên 10%



    (Theo TP) Đó là nhận định của ông Omkar Shrestha, Phó Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong buổi công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2007 diễn ra ngày 27/3 tại Hà Nội.



    Tăng trưởng cao tạo ra thách thức



    Báo cáo hàng năm của ADB dự báo, kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh với tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 8,3% năm 2007 và 8,5% năm 2008.

    Ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB, bày tỏ niềm tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là kết quả đương nhiên khi Chính phủ Việt Nam duy trì đà cải cách mạnh mẽ cùng việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

    Ngoài ra, môi trường xuất khẩu thuận lợi, nhu cầu trong nước tăng cao, trong khi lạm phát chỉ ở mức 6 ?" 7% vào năm 2007 ?" 08 cũng là những yếu tố đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng cao của nền kinh tế.

    Theo ông Konishi, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006 - 2010, VN có thể dễ dàng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trung bình 7,5 - 8% vì tổng tỷ lệ đầu tư cho nền kinh tế chiếm tới 40% GDP. Đây là tỷ lệ cao thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc (43%).

    Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, đại diện ADB tại VN cho rằng VN cần phải nhanh chóng cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào giáo dục để giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực có kỹ năng.

    Theo ADB, tỷ lệ lao động có kỹ năng ở VN chỉ ở mức 27% so với mức trung bình chung khu vực là 50%. Gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội, nhưng để tận dụng được nó, VN cần cải thiện hơn nữa năng lực cạnh tranh.

    Một vấn đề nữa, khi kinh tế tăng trưởng cao, nguồn cung năng lượng sẽ là thách thức lớn. Giám đốc ADB tại VN cho biết, nếu kinh tế tăng trưởng 8,5%, nhu cầu năng lượng ở VN cũng tăng gấp đôi, lên 17%.

    Để giải quyết nguy cơ thiếu năng lượng, ông Konishi hiến kế rằng VN cần đa dạng hoá nguồn năng lượng để không bị phụ thuộc vào bất kỳ loại hình năng lượng nào; mở rộng cửa cho nhiều thành phần vào đầu tư và phải nhanh chóng hội nhập năng lượng thông qua việc mua bán điện không chỉ với Trung Quốc mà có thể với cả Lào, Campuchia?

    Hai mô hình phát triển

    Trả lời câu hỏi của PV Tiền phong về việc liệu kinh tế VN có tăng trưởng quá nóng nếu lên đến mức 9% thậm chí trên 10%, Giám đốc ADB tại VN, ông Konishi, nói:

    Quả thực ADB sẽ rất lo ngại nếu tỷ lệ tăng trưởng cao của VN chỉ dựa trên yếu tố đầu vào (tăng tỷ lệ đầu tư) mà không tăng cường cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.


    ADB cho biết kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của VN trong 3 giai đoạn (1996 ?" 2000, 2001 ?" 2005 và 2006 - 2010) đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP ngày càng cao là nhờ vào tỷ lệ đầu tư cho nền kinh tế ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước.

    Phó Giám đốc quốc gia ADB, ông Shrestha giải thích, mô hình tăng trưởng kinh tế VN đang dựa trên các yếu tố đầu vào cao (tỷ lệ đầu tư trên GDP). Tuy nhiên, các yếu tố đầu vào như đất, nguồn nhân lực, tài chính? chỉ có giới hạn nhất định và không thể huy động thêm được nữa khi đã ở mức cao.

    Vì thế theo ông Shrestha, VN cần nhanh chóng chuyển sang ?omô hình sáng tạo? (tăng trưởng hiệu quả) với những nội dung cụ thể như tăng cường công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để cải thiện năng lực cạnh tranh. Đây là mô hình tăng trưởng không có giới hạn, khác với mô hình tăng trưởng hiện nay của VN đang chịu tác động của các yếu tố đầu vào.

    Thực tế cho thấy với mô hình dựa trên đầu vào, để có được 1 đơn vị GDP trong giai đoạn 1996 ?" 2000, VN phải bỏ ra 3,7% đơn vị yếu tố đầu vào, giai đoạn 2000 ?" 2005 tăng lên 4,6% và 2006 ?" 2010 là 5,1%.

    Theo ông Shrestha, việc tăng tỷ lệ yếu tố đầu vào qua từng giai đoạn phát triển cho thấy tính hiệu quả của nền kinh tế có xu hướng ngày càng giảm. Phó giám đốc quốc gia ADB nói để vượt qua thách thức này, VN có thể song hành cả hai mô hình phát triển kinh tế, nhưng phải chú trọng tính hiệu quả.

    Thứ nhất, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn, VN phải tăng yếu tố đầu vào; nghĩa là đầu tư nhiều hơn về đất, con người, vốn. Mặt khác VN cũng phải tăng tính hiệu quả của nền kinh tế để đảm bảo tăng trưởng bền vững, tránh được nhiều rủi ro?

    Theo ông Shrestha, nếu áp dụng thành công cả hai mô hình tăng trưởng kinh tế trên (tỷ lệ yếu tố đầu vào vừa ở mức cao là 40% vừa tăng cường tính hiệu quả), tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình trong 5 năm tới không chỉ là 8% mà có thể tăng lên 2 chữ số (trên 10%).

    Tuy nhiên, trên thực tế thứ hạng của VN về tính hiệu quả của nền kinh tế trong năm 2006 ?" 07 vẫn còn thấp. ADB cũng tính toán, mỗi một USD được chi ra để sản xuất, sẽ tạo ra 3,4 đơn vị sản phẩm ở Thái Lan; 2,7 đơn vị ở Trung Quốc và chỉ 2,3 đơn vị ở VN. Như vậy hiệu quả sản xuất ở VN vẫn còn thấp hơn Thái Lan và Trung Quốc.

    Chứng khoán tụt dốc là quy luật bình thường của thị trường

    Theo ông Konishi, thị trường chứng khoán (TTCK) VN đang phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu sẽ tạo đà tốt cho nền kinh tế. Trước thực tế, TTCK VN đang tụt dốc, Giám đốc ADB tại VN giải thích rằng ở giai đoạn sơ khởi, TTCK các nước thường có nhiều biến động, nhưng điều đó chưa xảy ra ở VN.

    Ông Konishi ví TTCK như thời tiết, cũng có ngày nắng, ngày mưa và nếu nó không điều chỉnh mới là có vấn đề. Về việc TTCK VN đang đảo chiều, ông Konishi nói đây là quy luật bình thường của thị trường.

    Tuy nhiên, xét về trung và dài hạn, Giám đốc quốc gia ADB khẳng định TTCK VN sẽ phát triển mạnh

    Vote 10 điểm
  5. program_hn

    program_hn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Đã được thích:
    0

    Tin này cũ rồi mà bạn. Cũng ko nên nghe nhiều quá mấy anh tây mắt xanh, mũi lõ phát biểu linh tinh

    em là em cứ múc theo ý mình :)
  6. lythongchua

    lythongchua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Đã được thích:
    0
    em thấy lên 1100 là ok nhất lên 1200 lại bị quốc hội nói nóng quá và bị báo chí phang hichic em muốn 1100 đây bầy thú em ốm quá
  7. hungnk1109

    hungnk1109 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    - Thứ 2 các tài khảon của NN đã được giải ngân trong khi giá chứng khoán đang quá rẻ sau 7 phiên giảm liên tiếp >>>> NN tăng mua
    - Hầu như tất cả Blue chip đều đạt lợi nhuận và chia thưởng hấp dẫn trong khi giá vẫn cực thấp >>>>>NN tăng mua
    - Cổ đông đi họp ĐDHCD về toàn tin tốt lành >>>>Giảm bán
    -Tin kinh tế VN tăng trưởng có thể trên 10 % năm nay >>>NN tăng muam dân ta giảm bán
    - Các nhà đầu tư VN kỳ này đã rất bình tĩnh hơn, thực tế là 7 phiên giảm mà chưa hoảng loạn nên sẽ không bán để chờ CK tăng thêm vài phiên nữa >>>Giảm bán
    - Hàng loạt quỹ đầu cơ NN lớn vừa vào VN, không lẽ ở khôngg chơi hoài >>>> mua vào không nhiều thì ít
    Moi các bác tham khảo:
    Khối nước ngoài tăng mua hơn 1 triệu chứng khoán



    n Hải Bằng


    Phiên giao dịch ngày 30/3 tại sàn Tp.HCM sôi động hơn phiên trước, giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu đều tăng.

    Giá nhiều cổ phiếu giá thấp tiếp tục tăng lên mức trần, chỉ số VN-Index tăng chậm lại, nhà đầu tư nước ngoài ?ođảo chiều? giao dịch so với phiên trước, họ tăng mạnh lượng mua vào và giảm mạnh lượng bán ra.

    Sàn Tp.HCM: 14 cổ phiếu giảm giá

    Giá đóng cửa 14 cổ phiếu giảm giá, duy nhất giá cổ phiếu BHS giảm xuống mức sàn. Giá chứng chỉ quỹ BF1 tăng 300 đồng và VF1 tăng 1.500 đồng nhưng chưa tới mức trần.

    5 cổ phiếu có mức giảm giá nhiều nhất là SJS giảm 14.000 đồng, còn 384.000 đồng, HRC giảm 10.000 đồng, xuống 405.000 đồng/cổ phiếu, REE giảm 10.000 đồng, còn 285.000 đồng/cổ phiếu, STB giảm 6.000 đồng, xuống 154.000 đồng, SAM giảm 6.000 đồng, còn 208.000 đồng/cổ phiếu.

    5 cổ phiếu có mức giá tăng nhiều nhất gồm: BMC tăng 23.000 đồng, lên 495.000 đồng, tiếp đến là DRC tăng 9.000 đồng, lên 208.000 đồng, giá cổ phiếu KDC tăng mạnh, tăng 9.000 đồng, lên mức 196.000 đồng, NAV tăng 9.000 đồng, lên 189.000 đồng và IMP tăng 6.000 đồng, lên 132.000 đồng/cổ phiếu.

    Năm chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn nhất gồm: VF1 với 1.202.440 chứng chỉ quỹ, giá tăng 1.500 đồng, STB đạt 985.270 cổ phiếu, giá giảm 6.000 đồng, PPC với 972.750 cổ phiếu, giá tăng 3.500 đồng, BF1 với 862.560 chứng chỉ quỹ, giá tăng 300 đồng và REE đạt 571.190 cổ phiếu, giá giảm 6.000 đồng/cổ phiếu.

    Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận đạt hơn 10,424 triệu chứng khoán, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt xấp xỉ 1.131 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt gần 8,42 triệu cổ phiếu, trị giá gần 1.074 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đạt 61.000 cổ phiếu, trị giá gần 5,7 tỷ đồng.

    Giao dịch chứng chỉ quỹ đạt 2,065 triệu chứng khoán, trị giá 62,44 tỷ đồng.

    Nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh mua vào và cũng giảm mạnh bán ra, họ mua 52 mã chứng khoán với số lượng 1,847 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tăng hơn 1 triệu chứng khoán, tổng trị giá hơn 291 tỷ đồng, họ bán hơn 1,35 triệu chứng khoán, giảm 650.000 chứng khoán, tổng trị giá bán ra đạt gần 130 tỷ đồng.

    Nhà đầu tư nước ngoài còn mua bán nội trong khối 1,6 triệu trái phiếu, trị giá gần 176 tỷ đồng. Đặc biệt đáng lưu ý là nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh mua vào với khối lượng khá lớn các cổ phiếu chủ chốt như: mua 236.640 GMD, 216.100 VNM, 156.500 VSH, 100.230 VIP, 100.000 RAL, 70.160 FPT, 64.940 ITA, 64.850 KDC, 56.980 SJS và còn mua 274.440 VF1.

    Họ bán ra với khối lượng rất lớn PPC (800.200 cổ phiếu), 64.120 FMC, 45.000 TCR, 40.000 DHG, 40.000 CII, 40.760 GMD và 33.940 VSH.

    Sàn Hà Nội: Cổ phiếu chủ chốt giảm giá mạnh

    Ngược lại với sàn Tp.HCM, tại sàn Hà Nội, HASTC-Index giảm sau khi tăng nhẹ trong phiên trước, mức giảm 3,42 điểm, còn 404,08 điểm với 8 cổ phiếu giảm giá, 73 cổ phiếu tăng giá và 5 cổ phiếu đứng giá.

    Rất nhiều cổ phiếu tăng giá nhưng chỉ số vẫn giảm là do giá những cổ phiếu chủ chốt giảm giá mạnh như BVS giảm 11.800 đồng, SSI giảm 7.400 đồng, NTP giảm 7.900 đồng, BMI giảm 3.600 đồng và giá ACB chỉ tăng có 2.200 đồng.

    Giá cổ phiếu S99 tiếp tục tăng nhiều nhất với mức tăng 18.200 đồng, SD7 tăng 8.500 đồng, SDT tăng 7.600 đồng và MCO tăng 7.000 đồng.

    Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 18 mã chứng khoán, mua nhiều nhất là 43.800 BTS, 14.800 HPC và 16.800 SSI, bán ra 4 mã chứng khoán, nhiều nhất là 25.800 SSI và 11.800 PTC.

    Tổng số lượng giao dịch toàn thị trường đạt 3,339 triệu cổ phiếu, trị giá 306,27 tỷ đồng, trong đó có 449.300 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận, trị giá 26,28 tỷ đồng.
  8. nhocnhoc81

    nhocnhoc81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Có gì nhầm lẫn chăng. STB giảm 6 giá còn 148 mà
  9. likoji

    likoji Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    309
    Tin này cũ rồi. Nhờ nó mà TT mới tăng được 28-30. Sang thứ hai lại xịt thôi
  10. Goodfuture

    Goodfuture Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Đã được thích:
    0
    [size=4]Nếu lần này chúng ta chứng minh được VNI không giảm 30% nghĩa là các nhà đầu tư của chúng ta đã trưởng thành, chúng ta không phải trẻ con để tây hù doạ. [/size=4]

Chia sẻ trang này