Đây mới là xu hướng thị trường đúng nhất!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dat7up, 19/03/2007.

6017 người đang online, trong đó có 782 thành viên. 08:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1544 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Đây mới là xu hướng thị trường đúng nhất!!!

    - Thị trường kô có tình trạng đóng băng xuống như năm 2006 vì CHẤT của năm 2007 đã khác hoàn toàn so với năm 2006: Mua - bán vẫn nhộn nhịp với giao dịch trung bình 1000 tỉ/ ngày;
    - Thị trường tiếp tục biến động theo hình răng cưa, có lên, lại có xuống => chú ý mua-bán đúng thời điểm;
    - Thị trường thay đổi theo nhóm: Thời gian qua đã nhận thấy rõ là BCs -> rồi đến PS -> rồi đây là gì???: Tầm trung hay BCs??? => chú ý theo dõi giao dịch đoán biết đúng nhóm cổ phiếu cần mua để đạt lợi nhuận cao nhất;
    - Mọi phân tích kĩ thuật, phân tích P/E hiện tại chỉ là để tham khảo => hãy trung thành với phân tích cơ bản cho kì tương lai: Xu hướng chủ đạo là tất cả các cty đều cần tăng vốn -> vấn đề là cty nào có dự án làm ra lợi nhuận cao nhất trên số vốn tăng thêm thì ta đầu tư. Nếu muốn chơi PTKT, hãy áp dụng cho từng mã cổ phiếu thì xác suất sẽ chính xác hơn là áp cho cả thị trường (BCs xuống, PS lên và VNi vẫn lên -> PTKT lại chỉ ra là xuống: Vậy nếu ai nghe theo PTKT thời kì vừa qua thì mất ăn PS từ 50% -> 200% roài : Em chen chân vào HAP giá 4.x và giờ là 110 nhưng em bán lúc 9.x rùi )

  2. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.542
    hí hí, kiểu này chắc phải theo bác đạt kiếm ăn thôi, ok!!!!!!!!!
    Em sẽ mua PVD nhưng chưa phải bây giờ, cuối tháng 3 nếu còn cơ hội sẽ múc nhiệt tình PVD của bác nhé (em chưa mua bây giờ là vì nghe theo sư phụ của em)
  3. lemon182

    lemon182 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Nghe quen quen, có phải bác 6886 không nhỉ???
  4. packman

    packman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã có những nhận định rất xác thực với tình hình đang diễn ra ở TTVN.

    Tớ thích cái đoạn tô vàng ở trên. Ai biết phân loại và dự đoán được thì sẽ đi trước.

    Mà ở nước ngoài nó còn có chỉ số Index cho từng nhóm CP đấy. Ở VN ko có thì ta phải tự tính và dự báo thôi.
  5. hondaudoson

    hondaudoson Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Chào bác đạt,

    Bác nói đúng ý em, thị trường không thể xuống, nó sẽ đi theo hình răng cưa.

    Thị trường năm 2007 này sẽ không giống như năm 2006 vì thuyền đã bắt đầu ra biển lớn. Các con sóng to hơn, rộng hơn, cao hơn, sâu hơn và có vẻ có chu kỳ.

  6. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    bác 6886 hiện nay đã chuyển qua làm cho làm cho tổ chức...bận bịu 10h đêm mới mò được về nhà (em kô dám nói ra, vì nói ra thì các bác lại cười bác ấy chết) đúng là những suy nghĩ trên em có thỉnh giáo qua bác ấy...nhưng các bác coi chừng "TAM SAO THẤT BẢN" đấy nhé
  7. nguoisaigon07

    nguoisaigon07 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Chọn mặt gửi vàng, lựa chọn bông hoa nào đây? Nên tìm "gái quê" chân chất đi, giá vừa phải, trang điểm vào hoặc sắp tới nông thôn sẽ qui hoạch lên thành phố, ra mặt tiền hết thì bỗng chốc thay đổi...
  8. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    yêu bác namoon lắm cớ okie, lúc nào bác bát đầu mua cũng được mà, PVD là mã đầu tư lâu dài, kô bao giừo muộn đâu bác ạh
  9. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Thị trường chứng khoán VN đang rất hấp dẫn

    (Theo TP) Đây là khẳng định của ông Steve Targett, GĐ điều hành nhóm thể chế của ngân hàng ANZ trong cuộc trao đổi với Tiền phong bên lề ?oDiễn đàn đầu tư Việt Nam lần 2? về thị trường chứng khoán tại Việt Nam.



    Là một chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng, ông đánh giá thế nào về thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay?

    Thị trường vốn Việt Nam hiện đang ở giai đoạn thứ hai của sự phát triển. Trong thời gian tới chắc chắn Chính phủ sẽ đẩy nhanh việc cổ phần hoá và đưa ra thêm nhiều công ty niêm yết hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay.

    Thị trường trái phiếu ở Việt Nam cũng đang trong giai đoạn phát triển nhưng vẫn còn nhỏ. Chắc chắn trong thời gian tới, với nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng và nhu cầu đầu tư cho những dự án lớn thì thị trường này cũng sẽ phát triển rất nhanh và mạnh.

    Thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay rất hấp dẫn, thế nhưng nó vẫn còn hơi nhỏ so với quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, cầu trên thị trường này dường như lớn hơn so với lượng cung. Chính vì vậy Chính phủ cần tăng lượng cung hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.

    Nếu xét về mức độ rủi ro, bất cứ thị trường ở nước nào cũng có rủi ro cả chứ không phải chỉ riêng ở thị trường Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam được cho là đang tăng quá nóng. Giải pháp tăng cung lên chắc chắn sẽ giúp hạ nhiệt cho thị trường này. Đây là một hình thức giúp thị trường tự điều tiết.

    Tôi tin rằng, điều này chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nếu các Cty vẫn tiếp tục phát triển nhanh và có thể chứng tỏ được nguồn thu, lợi nhuận của mình vẫn tăng và có triển vọng tăng đáng kể thì yếu tố tăng giá trên thị trường chứng khoán là điều tất nhiên.

    Nhiều ý kiến cho rằng chính phủ không nên có các biện pháp can thiệp trước sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Ý kiến của ông như thế nào?

    Tôi là người luôn tin tưởng vào cơ chế của thị trường tự do. Trong 2 tuần vừa qua, khi tôi ở châu Âu và Mỹ, tôi đã nói chuyện và thấy có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đặc biệt đến thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

    Tôi nghĩ giai đoạn này là giai đoạn mà chính phủ cần phải làm sao cho vẫn duy trì được quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường này. Chính phủ không nên đưa ra bất cứ rào cản giả tạo nào, bởi nếu đưa ra rào cản sẽ ngay lập tức sẽ làm cho các nhà đầu tư cảm thấy bị nguội lạnh trong ý đồ đầu tư của họ. Tôi nghĩ rằng nên để cho cơ chế thị trường và các khung pháp lý tự điều chỉnh thị trường này.

    Vậy theo ông, thị trường vốn ở Việt Nam có những điểm hạn chế cũng như điểm mạnh nào?

    Điều mà chúng tôi muốn đó là trong tương lai, Chính phủ Việt Nam xem xét lại việc cho phép ngân hàng nước ngoài được tham gia nhiều hơn nữa trong các hoạt động đầu tư vào các ngân hàng trong nước, mà cụ thể là tăng mức giới hạn cổ phần 10% hiện nay lên cao hơn nữa.

    Chúng tôi cũng tin rằng một hệ thống ngân hàng vững mạnh là yếu tố hết sức quan trọng đối với các nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng mạnh thì mới dẫn đến việc tất cả người tiêu dùng được bảo vệ và được tận dụng các cơ hội mà thị trường mang lại.

    Với tư cách là một người làm ngân hàng, tôi cho rằng, với một quốc gia có 85 triệu dân mà mới chỉ có 5 triệu người có hoạt động mở tài khoản thì chắc chắn đây là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng, cả với các ngân hàng nước ngoài và trong nước.

    Tuy nhiên để bảo đảm thị trường ngân hàng này hoạt động một cách thực sự hiệu quả thì khung pháp lý cũng như độ cởi mở, việc minh bạch trong việc công bố các thông tin của Chính phủ và các công ty là yếu tố hết sức quan trọng. Nếu chúng ta làm được điều này thì sự lớn mạnh và sự phát triển của nền kinh tế sẽ mang tính lâu dài hơn.

    Vậy ông đánh giá như nào về tính ổn định của thị trường vốn ở Việt Nam hiện nay? Thời gian tới, thị trường này sẽ phát triển như thế nào?

    Theo tôi, điều mà Chính phủ Việt Nam cần và nên làm đó là hợp tác nhiều hơn nữa với tất cả các tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm và đang hoạt động tại các thị trường mới nổi. Các tổ chức này, từ thực tế hoạt động của mình sẽ giúp tiên đoán, nhìn thấy được những vấn đề mà thị trường Việt Nam đang và sẽ gặp phải, để từ đó có những biện pháp tháo gỡ.

    Về cá nhân thì tôi cho rằng chúng ta không nên quá lo ngại về mức độ ?onhộn nhịp? của thị trường chứng khoán ở Việt Nam tại thời điểm hiện nay.

    Thị trường ở Việt Nam hiện đang ở giai đoạn phát triển tất yếu, nhất là khi trên thế giới hiện nay đang có rất nhiều nguồn vốn trong khi Việt Nam lại đang là điểm hấp dẫn đầu tư.

    Chính vì vậy, nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào đây là việc bình thường. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để Chính phủ Việt Nam có thể tiếp tục xây dựng khung pháp lý cũng như cơ chế để thị trường càng ngày càng minh bạch. Đây sẽ là yếu tố duy nhất để đảm bảo sự phát triển bền vững.

    Như ông nói, triển vọng của thị trường Việt Nam dường như rất lạc quan trong khi lại có những lời cảnh báo trái chiều từ những nhà kinh tế trong nước?

    Đúng là tôi rất lạc quan về triển vọng của Việt Nam. Tất nhiên cũng có điều cần lưu ý đó là làm thế nào để Việt Nam thu hút được nguồn đầu tư thật chứ không phải là nguồn vốn đầu cơ. Riêng xét về các yếu tố như: Con người, địa lý, cam kết của chính phủ Việt Nam đã cho thấy một bức tranh rất tích cực về triển vọng kinh tế.

    Nếu Chính phủ Việt Nam cho phép tăng ngưỡng giới hạn khống chế 10% cổ phần đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng nội thì ANZ có kế hoạch đầu tư như thế nào?

    Thực ra ngay cả khi thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang ở giai đoạn được coi ?onóng? như hiện nay thì đối với chúng tôi, chúng tôi cũng không nhìn nhận thị trường này tại một thời điểm cụ thể mà chúng tôi nhìn nhận nó trong một giai đoạn từ 10 đến 20 năm nữa.

    Mục tiêu của ANZ là làm sao trở thành một ngân hàng phục vụ cho toàn bộ khách hàng ở Việt Nam, từ bán lẻ cho đến thị trường chứng khoán.

    Chính vì vậy chúng tôi rất chờ đợi ngày Chính phủ Việt Nam nới lỏng mức đầu tư 10% để chúng tôi có thể tiếp tục tăng mức cổ phần đang đầu tư tại Sacombank lên mức 20% hoặc 30% . Đây là một trong những mục tiêu lâu dài mà chúng tôi muốn thực hiện tại Việt Nam trong thời gian tới.

    Xin cảm ơn ông!
  10. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Chưa thấy rủi ro ở TTCK Việt Nam

    (Theo VTC) Các nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến TTCK, và Việt Nam phải làm gì để thu hút được họ, đồng thời vẫn giữ ổn định thị trường này? Ông David Fernandez, giám đốc điều hành, kiêm giám đốc bộ phận nghiên cứu về châu Á của JPMorgan, một tổ chức rất uy tín trên thế giới sẽ giải đáp những câu hỏi này.



    Rủi ro đang tập trung vào thị trường OTC



    - Ông nhận định thế nào về sự phát triển của TTCK VN trong thời gian qua?



    - Nói về thị trường cổ phiếu thì có lẽ những yếu tố cơ bản như tốc độ tăng trưởng, lạm phát hay các chính sách của Việt Nam không đóng vai trò quan trọng lắm. Vấn đề quan trọng nhất của TTCK là cán cân cung cầu.



    Việt Nam có 2 thị trường cổ phiếu, là thị trường chính thức và thị trường không chính thức OTC. Ở cả 2 thị trường này, tôi đều thấy có sự mất cân đối khá lớn giữa cung và cầu, và đây chính là vấn đề mà Chính phủ VN cần giải quyết.



    Liên quan đến cán cân cung cầu trên TTCK, tuy Việt Nam sẽ có thêm các công ty cổ phần hóa, cũng như số hàng hóa sẽ nhiều hơn nữa trong những năm tới, nhưng nhu cầu với các công ty đã niêm yết vẫn còn cao, và mức giá cổ phiếu sẽ vẫn cao. Để giải quyết sự mất cân đối của cán cân cung cầu, theo chúng tôi giải pháp căn bản nhất là tăng cung, và sẽ rất tốt nếu có thể đưa thêm nhiều hàng hóa, cổ phiếu vào thị trường chính thức.



    - Theo ông, đâu là vấn đề đáng quan ngại nhất trong giai đoạn này, giai đoạn mà thị trường đang phát triển quá nóng?



    - Điều lo ngại nhất và rủi ro nhất là thị trường phi tập trung OTC. Khi thị trường này ngày càng được chuẩn hóa, thì cũng đồng nghĩa với việc nó ngày càng mở rộng về mặt quy mô, sẽ có nhiều công ty hơn, và khi đó tính thanh khoản của thị trường lại giảm đi rất nhiều. Đây chính là thời điểm có thể xảy ra nguy cơ vì các nhà đầu tư, thường là các nhà đầu tư cá nhân, sẽ không thể ấn định được, nhận biết được mức giá cổ phiếu của mình đang ở đâu.



    Khi đó là lúc cần đến các nhà làm luật, vì người ta cần biết được các biện pháp, cũng như những chính sách rõ ràng để có thể ấn định trước được điều sẽ xảy ra.



    Tuy nhiên theo chúng tôi, thị trường vẫn chưa có những dấu hiệu bất ổn lắm.



    - Việt Nam cần phải làm gì để đối phó với cơn sốt chứng khoán hiện nay?



    - Hiện giờ các nhà làm luật cũng thấy đã đến lúc cần có biện pháp, khi giá trị của các cổ phiếu của VN hiện đang được định giá rất cao, và có lẽ còn tiếp tục cao nữa.



    Đối với các cá nhân, giờ mọi người đều cảm thấy hiệu suất làm việc đang dần thấp đi vì tất cả đều tập trung vào thị trường cổ phiếu. Các công ty thì mặc dù có một bộ phận không liên quan nhiều đến cổ phiếu, lĩnh vực kinh doanh không liên quan đến thị trường tài chính, nhưng họ đều quay sang thị trường cổ phiếu khi biết rằng lợi nhuận ở đó sẽ rất cao.



    Và đây chính là lý do tôi nghĩ rằng cần được giải quyết khi chúng ta không quan tâm đến lĩnh vực làm ăn chính của chúng ta, mà để ý quá nhiều đến thị trường này. Tất nhiên cổ phiểu đang phát triển quá nhanh, và không ai muốn bỏ lỡ cơ hội.



    Cần nâng cao mức độ minh bạch



    - Theo những thông tin ông biết, hiện nay giới đầu tư nước ngoài quan tâm như thế nào về TTCK Việt Nam, ?



    - Tôi có nói chuyện với các khách hàng của JPMorgan, thì mọi người đều thấy rằng nhu cầu về chứng khoán ở VN đang rất lớn, và đang tăng. Đối với các nhà quản lý quỹ thì có lẽ sẽ rất đơn giản vì chỉ việc đến Mỹ, hoặc Châu Âu kêu gọi các nhà đầu tư gom tiền bỏ vào chứng khoán ở VN.



    Một số khách hàng của JPMorgan ở Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc đã gom được 1 tỉ đôla. Tuy nhiên họ vẫn chưa đầu tư vào VN.



    - Hiện có rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đang đổ vốn vào VN, và người ta đang lo ngại về nguy cơ họ rút vốn ào ạt. Ông có thấy lý do nào để việc này xảy ra, dẫn đến khủng hoảng tài chính?



    - Đúng là vốn đầu tư gián tiếp vào VN cũng đem lại một số rủi ro. Tuy nhiên, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ít xảy ra vì các nhà đầu tư nước ngoài ở VN hiện nay hầu như không muốn bán cổ phần của họ. Thậm chí hiện giờ tôi còn thấy họ đang phải tranh đấu với nhau để vào thị trường VN, đang hi vọng có người bán để họ mua.



    Mặc dù họ không muốn là người đầu tư trực tiếp, họ không xây dựng nhà xưởng, hay các công trình dân sự mà chúng ta có thể thấy được, nhưng phần lớn họ đều đang mua những cổ phần có tính lâu dài, và đều đang hi vọng về một sự phát triển bền vững.



    Cho nên rủi ro thì có, nhưng trong điều kiện hiện giờ của VN, tôi chưa thấy rõ điều này, và tôi cho rằng môi trường đầu tư VN hiện nay là tương đối thuận lợi.



    - Để đảm bảo an toàn cho thị trường, theo ông, giới chức trách nhiệm VN cần có những hành động cụ thể gì?



    - Nhiệm vụ của Chính phủ là tạo ra một môi trường mà ở đó các nhà đầu tư chỉ muốn vào mà không muốn ra. Các nhà đầu tư mong muốn một môi trường chính trị ổn định, và mức độ minh bạch cao trong việc định giá các tài sản.



    Về mặt xây dựng chính sách, tôi nghĩ rằng chính sách của VN hiện nay rất ổn định, và các nhà đầu tư có thể biết trước, đoán trước các hướng thay đổi. Họ đều tương đối an tâm về các chính sách như ngoại hối, đầu tư hay cổ phần hóa.



    Tuy nhiên tôi cũng lo lắng về mức độ minh bạch. Mặc dù, các nhà đầu tư có thể an tâm về chính sách, nhưng càng ngày họ sẽ càng yêu cầu mức độ minh bạch hóa cao hơn từ phía chính phủ, từ phía các doanh nghiệp. Theo quan sát của tôi hiện giờ thì mức độ minh bạch ở VN cũng chưa cao.



    Và tôi lại quay lại câu hỏi là liệu có tình trạng rút vốn ra ngoài không, thực tế nếu các nhà đầu tư quyết định rút vốn ra khỏi thị trường thì đó là do họ thấy mức độ minh bạch hóa ở VN chưa được cải thiện theo như mong đợi.


    => mời các bác bình luận 2 bài trên

Chia sẻ trang này