DCL - Vì sao doanh nghiệp lâm nguy

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi pharimexco, 27/03/2012.

5331 người đang online, trong đó có 557 thành viên. 08:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 709 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. pharimexco

    pharimexco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2007
    Đã được thích:
    97
    Tại sao Dược Cửu Long lâm vào tình trạng khó khăn?

    Trong bối cảnh hệ số nợ cao, Công ty nên theo đuổi chính sách chi trả cổ tức thấp nhưng trong giai đoạn 2010 – 2011, DCL vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách ổn định cổ tức với mức chi trả khá cao.
    Tỷ suất lợi nhuận thấp so với các công ty cùng ngành
    Là một Công ty lớn của ngành dược phẩm, có thương hiệu tốt, tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Công ty Dược Cửu Long trong giai đoạn 2009 - 2011 liên tục sụt giảm mạnh, từ mức 19,5% của năm 2009 xuống còn 2,25% năm 2011 cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ suất này năm 2011 rất thấp so với các công ty dược cùng ngành như 30,8% của Dược Hậu Giang, 20,2% của Traphaco hay 15,2% của Domesco.

    Bảng: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
    STT Công ty Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
    1 Công ty cổ phần Dược Cửu Long 19.5% 4.2% 2.25%
    2 Công ty cổ phần Dược Hậu Giang 35.6% 29.9% 30.8%
    3 Công ty cổ phần Traphaco 17.8% 18.9% 20.2%
    4 Công ty cổ phần XNK Y tế Domesco 15.3% 15.2% 15.2%
    5 Công ty cổ phần IMEXPHARM 12.3% 13.6% 11.0%

    Bài viết này tập trung chỉ ra ba hạn chế cơ bản của Dược Cửu Long đó là: (1) Hoạt động kinh doanh thiếu hiệu quả, (2) Sử dụng đòn bẩy tài chính cao kết hợp với lãi suất tăng mạnh, (3) Chính sách cổ tức chưa phù hợp.
    Hoạt động kinh doanh thiếu hiệu quả

    Bảng: ROIC của các công ty ngành dược
    STT Công ty Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
    1 Công ty cổ phần Dược Cửu Long 15% 8% 11%
    2 Công ty cổ phần Dược Hậu Giang 38% 34% 36%
    3 Công ty cổ phần Traphaco 22% 23% 23%
    4 Công ty cổ phần XNK Y tế Domesco 20% 19% 19%
    5 Công ty cổ phần IMEXPHARM 14% 20% 16%

    ROIC = EBIT/(Nợ vay có trả lãi + Vốn chủ sở hữu)
    Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ROIC. ROIC năm 2011 chỉ ở mức 11% cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty kém hiệu quả so với nhiều công ty dược phẩm trong cùng ngành, Công ty chỉ chịu được lãi suất vay vốn ở mức 11%, nếu phải vay với lãi suất trên mức này thì việc đi vay sẽ bào mòn lợi nhuận của cổ đông. Đi sâu phân tích cho thấy hiệu quả kinh doanh thấp của Dược Cửu Long xuất phát từ ba nguyên nhân chính: (1) chính sách bán chịu dễ dãi dẫn đến nợ phải thu tăng cao, (2) hiệu suất khai thác tài sản cố định thấp do khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và (3) quản lý chi phí sản xuất chưa hiệu quả.
    Chính sách bán chịu dễ dãi dẫn đến bị chiếm dụng vốn lớn

    Bảng: Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
    STT Công ty Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
    1 Công ty cổ phần Dược Cửu Long 141 192 185
    2. Công ty cổ phần Dược Hậu Giang 61 79 69
    3 Công ty cổ phần Traphaco 104 112 85
    4 Công ty cổ phần XNK Y tế Domesco 68 64 76
    5 Công ty cổ phần IMEXPHARM 96 94 90

    Kỳ thu tiền bình quân của Công ty đang gia tăng một cách đáng lo ngại và đang ở mức cao so với các doanh nghiệp dược phẩm cùng ngành. Ví dụ năm 2011, kỳ thu tiền bình quân của Công ty ở mức 185 ngày, cao hơn rất nhiều so với mức 90 ngày của Imexpharm, 85 ngày của Traphaco, 69 ngày của Dược Hậu Giang. Điều này cho thấy chính sách bán chịu của Công ty dễ dãi và có thể đã có nhiều khách hàng không thanh toán đúng hạn dẫn đến Công ty bị chiếm dụng vốn lớn.
    Hiệu suất sử dụng vốn cố định thấp do gặp khó khăn trong tiêu thụ

    Bảng: Hiệu suất sử dụng vốn cố định
    STT Công ty Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
    1 Công ty cổ phần Dược Cửu Long 2.2 2.1 2.8
    2 Công ty cổ phần Dược Hậu Giang 7.4 6.7 5.4
    3 Công ty cổ phần Traphaco 12.5 10.0 5.7
    4 Công ty cổ phần XNK Y tế Domesco 4.8 4.3 4.0
    5 Công ty cổ phần IMEXPHARM 4.3 3.7 3.6

    Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Dược Cửu Long khá thấp so với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Ví dụ năm 2011, hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty chỉ bằng 2,8 lần, tức là một đồng vốn cố định chỉ tạo ra 2,8 đồng doanh thu thuần, khá thấp so với mức 5,7 lần của Traphaco, 5,4 lần của Dược Hậu Giang hay 4,0 lần của Domesco. Hiệu suất sử dụng vốn cố định thấp xuất phát từ việc Công ty gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm dẫn đến không phát huy hết công suất của thiết bị và điều này dẫn đến chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm tiêu thụ tăng lên và làm tăng giá thành sản phẩm.
    Quản lý chi phí sản xuất chưa hiệu quả

    Bảng: Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
    STT Công ty Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
    1 Công ty cổ phần Dược Cửu Long 76% 73% 76%
    2 Công ty cổ phần Dược Hậu Giang 47% 50% 53%
    3 Công ty cổ phần Traphaco 71% 69% 62%
    4 Công ty cổ phần XNK Y tế Domesco 70% 70% 67%
    5 Công ty cổ phần IMEXPHARM 56% 54% 50%

    Bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của Dược Cửu Long là cao nhất trong các công ty thuộc ngành dược phẩm. Ví dụ năm 2011, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của Công ty là 76%, cao hơn rất nhiều so với mức 67% của Domesco, 62% của Traphaco, 53% của Dược Hậu Giang. Điều này cho thấy điểm yếu của Công ty trong quản lý chi phí và giá thành sản xuất.
    Việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhưng không hiệu quả
    Các công ty lớn của ngành dược phẩm thường có hệ số nợ thấp do quy mô lợi nhuận lớn và thực hiện chính sách chi trả cổ tức thấp nhằm ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư, ít sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, khác với các công ty trong ngành, Dược Cửu long duy trì một hệ số đòn bẩy tài chính rất cao, đặc biệt bất lợi trong bối cảnh lãi suất gia tăng mạnh. Hệ số nợ trên tổng tài sản của DCL luôn “đội sổ” ở mức cao nhất trong các công ty lớn của ngành dược phẩm. Trong giai đoạn 4 năm 2008 – 2011, Công ty không bổ sung nguồn vốn mới bằng phát hành cổ phiếu để hỗ trợ cho tăng trưởng, bên cạnh đó, do nguồn lợi nhuận sau thuế thấp dẫn đến nguồn tài trợ cho tăng trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn vay và dẫn đến hệ số nợ “tăng phi mã”.
    Bảng: Hệ số nợ trên tổng tài sản

    STT Công ty Cuối 2009 Cuối 2010 Cuối 2011
    1 Công ty cổ phần Dược Cửu Long 55% 65% 69%
    2 Công ty cổ phần Dược Hậu Giang 33% 29% 29%
    3 Công ty cổ phần Traphaco 30% 40% 48%
    4 Công ty cổ phần XNK Y tế Domesco 30% 29% 30%
    5 Công ty cổ phần IMEXPHARM 27% 22% 14%

    Vì ROIC của Công ty rất thấp, ví dụ năm 2011 chỉ là 11%, trong bối cảnh lãi suất trong giai đoạn 2010 – 2011 tăng cao, có thời điểm lên tới trên 20%/năm, điều này đã bào mòn lợi nhuận và đè nặng áp lực trả nợ lên Công ty. Vì vậy, đòn bẩy tài chính lớn cộng với lãi suất cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp của Công ty.
    Chính sách cổ tức không hỗ trợ tốt cho việc giảm hệ số nợ
    Một lý do quan trọng thứ ba đóng góp vào sự gia tăng hệ số nợ này là chính sách cổ tức của Công ty không phù hợp. Trong bối cảnh hệ số nợ cao, Công ty nên theo đuổi chính sách chi trả cổ tức thấp như một công cụ để giảm hệ số nợ trong dài hạn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 – 2011, Công ty vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách ổn định cổ tức với mức chi trả khá cao. Điều này càng khiến cho Công ty gặp khó khăn về nguồn vốn chủ sở hữu và gây áp lực nên khả năng thanh toán của Công ty.

    Bảng: Tỷ lệ chi trả cổ tức của Dược Cửu Long
    STT Công ty Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011E
    1 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 56.4 11.7 6
    2 Chi trả cổ tức tiền mặt (tỷ đồng) 14.3 19.5
    3 Tỷ lệ chi trả cổ tức 25% 167%

    Số liệu năm 2010 – 2011 cho thấy, trong điều kiện lợi nhuận sau thuế eo hẹp, Công ty vẫn rất “hào phóng” trong việc chi trả cổ tức. Sau khi có báo cáo kiểm toán năm 2010, với việc giảm mạnh lợi nhuận so với trước kiểm toán, việc chi trước cổ tức khiến DCL chi vượt quá quy mô lợi nhuận sau thuế của năm. Một phần cổ tức năm 2010 thực hiện chi trả đầu năm 2011 nên dù có lãi năm 2011 nhưng lợi nhuận chưa phân phối cuối năm 2011 bị lỗ luỹ kế là xấp xỉ 9 tỷ đồng.
    Năm 2011, DCL đặt kế hoạch đầu năm với 20% cổ tức. Tuy nhiên, việc lãi sau thuế trong năm chỉ vỏn vẹn 6 tỷ đồng cộng với việc âm LNST chưa phân phối do chi quá tay năm 2010 khiến doanh nghiệp-tuy chưa có phán quyết cuối cùng về cổ tức-khả năng không thể chi.
    Những định hướng cải thiện hiệu quả kinh doanh
    Ngành dược đang có mức độ cạnh tranh cao và các doanh nghiệp khác trong ngành đang chuẩn bị hành trang tốt cho cuộc cạnh tranh này bằng một cấu trúc vốn vững mạnh và chính sách chi trả cổ tức thấp. Để vượt qua khó khăn, cải thiện năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lời, Công ty nên thực hiện những giải pháp sau:
    - Thứ nhất, cần tái cấu trúc lại nguồn vốn theo hướng bổ sung vốn chủ sở hữu và giảm nợ vay thông qua huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu, ưu tiên phát hành cho đối tác chiến lược có thể giúp Công ty phát triển ngành kinh doanh dược phẩm. Nếu không, với cấu trúc vốn có hệ số nợ cao như vậy, tăng trưởng sẽ chững lại và Công ty có thể để thị trường rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.
    - Thứ hai, xem xét chuyển đổi chính sách cổ tức hiện tại sang chi trả cổ tức tượng trưng với tỷ lệ thấp hoặc thậm chí là không chi trả cổ tức như một chiến lược giảm hệ số nợ trong dài hạn và chỉ khi hệ số nợ về ngưỡng an toàn thì mới nâng dần tỷ lệ chi trả cổ tức.
    - Thứ ba, cần xem xét lại chính sách bán chịu theo hướng thực hiện rà soát lại uy tín tín dụng khách hàng, tích cực thu hồi công nợ, tập trung vào khâu thẩm định uy tín tín dụng của khách hàng khi quyết định bán chịu.
    - Thứ tư, cần có những biện pháp cụ thể để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, khai thác tốt hơn công suất của tài sản cố định và thực hành các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất.
  2. pharimexco

    pharimexco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2007
    Đã được thích:
    97
    Đã có bác cảnh báo về tình hình nợ lương người lao động, đình đốn sản xuất, tiêu thụ hàng hóa sụt giảm nghiêm trong và đặc biệt lãi 2011 có thể thành lỗ.

    LNST 2010 bị âm (-) 9 tỷ đồng do chi trả cổ tức sai (vượt LNST có được, chi trả khi chưa được DHCD thông qua báo cáo 2010) --- sai phạm nghiêm trọng
  3. taitt

    taitt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    308
    tin ra là tốt rồi, [r2)][r2)][r2)]

    Quan trọng khi nào em nó ra tù hả bác?
  4. pharimexco

    pharimexco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2007
    Đã được thích:
    97
    Chờ BCTC 2011 kiểm toán và đại hội CD thông qua nghị quyết, UBCK mới xem xét
  5. gaotimmauhoaca

    gaotimmauhoaca Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    3.012
    - Hai tháng nay, DCL gần như đình trệ mọi hoạt động sản xuất hàng hoá trừ nhà máy Capsule.

    - Doanh số bán hàng sụt giảm nghiêm trọng do thiếu hàng hoá, do lòng dân ngao ngán.

    - Nợ tiền lương người lao động, chỉ tạm ứng tối đa 50%, chi phí cắt giảm khủng khiếp và thậm chí treo lại không quyết toán được vì thiếu tiền mặt.

    - Người lao đông khối sản xuất thì thất nghiệp vì không có việc làm, khối kinh doanh thì chán nản do nợ lương và cắt giảm chi phí bất hợp lý nên không thèm kinh doanh.

    - Hầu hết các ngân hàng đều đưa DCL vào diện kiểm soát đặc biệt, ngưng cho vay, thu hồi nhanh nợ đến hạn làm cho tình hình tài chính DCL trở nên rối ren hơn trong lúc này. Hoạt động nhập khẩu hầu như tê liệt vì không mở được L/c tại bất cứ ngân hàng nào.

    - Công nợ thu thu hầu như dậm chân tại chổ do không bán được hàng nên khó thu hồi nợ cũ và do công nợ DCL tập trung chỉ vào một số khách hàng, có khách hàng doanh số vài tỷ đông nhưng nợ cao hơn đến cả chục lần, hầu như thu không đáng kể do dây mơ rễ má. Nợ phải trả nhỏ giọt cho chủ nợ nên rất nhiều khách hàng doạ sẽ kiện ra toà. Một số nhà cung cấp yêu cầu phải mua bằng tiền mặt.

    - DCL có thể lập kỷ lục "3 lần báo cáo láo" khi BCTC 2011 cũng giống như BCTC 2010 và BCTC bán niên 2011 là biến từ LÃI thành LỖ.

    - Chi trả cổ tức ÂM (-) 9 tỷ đồng gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp và cho cổ đông dù DHCD chưa thông qua phương án thanh toán cổ tức 2010

    Tóm lại bức tranh DCL cực kỳ đen tối, nếu bác nào có người quen đang làm việc ở DCL nên kiểm tra tin và cho ý kiến kiểm chứng giúp mọi người. Tây họ đã thoát hết hàng, ta nhào vô ôm hết và trở thành kẻ đổ võ bất đắc dĩ. Một số bác kêu gọi sắp có tin tốt, kêu gọi mua vào nên em buộc show hết tin ra cho những bác khác thận trọng
  6. gaotimmauhoaca

    gaotimmauhoaca Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    3.012
    Báo cáo tài chính từ lãi chuyển sang lỗ + chưa được DHCD thông qua KQKD 2010 nhưng đã chi tạm ứng cổ tức vượt lợi nhuận đạt được, không trích các quỹ trước khi trả cổ tức như luật Kế toán - -- -> Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp và cổ đông ---> Tội hình sự ý các bác à, đừng có ham hố.

    Doanh nghiệp này cố vốn nước ngoài và Nhà nước, không phải tiệm tạp hóa của gia đình đâu mà muốn báo cáo sao cũng được, muốn chi trả thế nào cũng không sao.
  7. gaotimmauhoaca

    gaotimmauhoaca Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    3.012
    Mua hàng do DCL bán thì có thể được nợ thanh toán ít nhất 6 tháng, nhưng muốn được áp dụng chính sách bán hàng dễ dãi thì người mua hàng phải "biết điều" gì gì đó với bên cho nợ. Nếu như với lãi suất trên 20%/ năm + tài sản thế chấp và vô vàn thủ tục rắc rối khác thì với cách tài trợ tín dụng như DCL thì đúng là mỏ vàng cho các khách hàng đại gia. Chỉ cần bên mua hàng 'biết điều" 1,5%/ tháng cho bọn quản lý nợ thì xem như có nợ 6-9 tháng thì anh cũng cứ việc nhé, miễn tiền lãi anh giả em đều đều. Tiền lãi ngân hàng đã có DCL lo rồi.

    Đúng là với cái cách mang tiền công ty, cổ đông đem đi cho vay lấy lãi như thế này thì sao DCL không lụn bại cho được
  8. SusuHp

    SusuHp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    58
    Đã có 3 NDT người lùn và 2 NDT Vịt ngan xuống Vĩnh Long khảo sát DCL từ cuối 2011. Các bác cứ chờ xem trong năm nay phần thắng thuộc về Lùn hay Vịt nhé.
  9. gaotimmauhoaca

    gaotimmauhoaca Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    3.012
    Tất cả đều đánh giá tiềm năng và thương hiệu của DCL nhưng... họ đều yêu cầu DCL minh bạch báo cáo kế toán những năm gần đây, làm rõ và tách bạch những khoản lỗ do Kiểm Toán điều chỉnh, giảm nợ phải thu, giảm nợ vay ngắn hạn và điều quan trong là thay đổi ... KTT (đây cũng là đề nghị của UBCK).

    đến giờ, tình hình của DCL không cải thiện và có chiều hướng xấu đi cho nên cái tin tốt của bác còn phải ... chờ thêm bác à.
  10. gaotimmauhoaca

    gaotimmauhoaca Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    3.012
    Nợ đầu năm 297 tỷ, cuối năm 350 tỷ. Doanh thu bình quân mỗi tháng 60 tỷ, nếu cho là bán hàng xong thu tiền trong 3 tháng thì trong số 350 tỷ kia có gần 200 tỷ là nợ 2010, quá khủng khiếp. Chắc 200 tỷ nầy đang nằm ở các doanh nghiệp sân sau, khách hàng tình thương mến thương, đối tác dây mơ rễ má... Chẳng biết còn bao nhiêu, thu được hay không nữa hay là cứ như SHN đấy, cổ đông khóc tiếng mán.

Chia sẻ trang này