DCM 9 tháng hoàn thành 133% kế hoạch

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 30/10/2024 lúc 16:41.

6096 người đang online, trong đó có 723 thành viên. 22:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 423 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.350
    DCM công bố kết quả kinh doanh 9T2024 với LNST tăng 71,3% svck, đạt 1.056 tỷ đồng, hoàn thành 133% kế hoạch năm. Chúng tôi điều chỉnh dự phóng LNST của DCM năm 2024 tăng 14% so với báo cáo trước, đạt 1.422 tỷ đồng (+28% svck) do ghi nhận khoản lãi tài chính đột biến. LNST 2025 được dự phóng giảm 11,4% svck do triển vọng giá bán ure giảm cùng nguồn cung khí giá rẻ giảm dần. Duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu 36.700 đ/cp, tăng 5,7% so với cập nhật trước.

    DCM ghi nhận doanh thu Q3/2024 đạt 2.634 tỷ đồng (-12,5% svck) và LNST đạt 121 tỷ đồng (+62,7% svck).

    Mức sụt giảm trong doanh thu Q3 chủ yếu là do doanh thu mảng ure giảm 40,8% svck mặc dù mảng NPK tăng trưởng cao. Trong đó, tổng sản lượng ure bán ra giảm 44,3% svck (ở cả trong nước lẫn xuất khẩu) xuống mức 138.000 tấn, do hoạt động bảo dưỡng nhà máy từ 16/8-1/9 cùng tình hình mưa lũ trong giai đoạn tháng 7-8/2024.

    Với việc DCM hợp nhất công ty TNHH Phân bón Hàn-Việt KVF (từ 1/4/2024) đưa tổng công suất NPK từ 300.000 tấn lên 660.000 tấn/năm, mảng NPK có doanh thu tăng 76% svck lên 617 tỷ đồng nhờ sản lượng tăng 41% svck và giá bán tăng 24,7% svck.

    Mặc dù LNST Q3/2024 tăng nhưng kết quả này kém khả quan nếu loại trừ tác động từ việc nhà máy DCM hết khấu hao từ 9/2023 giúp chi phí khấu hao giảm 79% svck xuống còn 67,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí giá vốn giảm nhờ giá khí đầu vào ước giảm 7% svck.

    Tính chung 9T2024, DCM ghi nhận doanh thu đạt 9.242 tỷ đồng (+2,3% svck) và LNST đạt 1.056 tỷ đồng (+71,3% svck), cao hơn kỳ vọng của chúng tôi do khoản lãi giao dịch mua giá rẻ 167 tỷ đồng từ hoạt động mua lại KVF trong Q2. Ngoài ra, LNST cũng được hỗ trợ tích cực nhờ chi phí khấu hao giảm 81,6% svck. Trong khi đó, mức tăng doanh thu là do sản lượng NPK tăng 39,3% svck bù đắp cho mức giảm sản lượng ure bán ra 13,4% svck.

    Về triển vọng Q4/2024, sản lượng ure dự kiến sẽ hồi phục tốt so với Q3 khi vụ Đông Xuân bắt đầu. Tuy nhiên, trong năm tới, giá ure có thể sẽ phải chịu áp lực từ rủi ro Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu phân bón và việc Ấn Độ lên kế hoạch ngừng nhập khẩu urê vào cuối năm 2025.
  2. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.350
    Hiện tại, gia đình tôi gồm hai vợ chồng, hai con nhỏ, tổng thu nhập vào khoảng 100 triệu đồng mỗi tháng. Chúng tôi sinh sống ở mức cơ bản, không quá tiết kiệm, nhưng cũng không hề hoang phí. Mỗi năm, vợ chồng tôi để dành ra tối đa cũng chỉ được khoảng 500 triệu đồng.
    Với số tiền tích lũy đó, e rằng 10 năm sau, chúng tôi cũng chưa chắc đã đủ tiền để mua một căn hộ chung cư 70 m2 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, chứ chưa nói đến các khu vực trung tâm, nơi giá nhà đắt đỏ hơn rất nhiều.
    1. Chi phí thuê nhà: 10 triệu đồng một tháng.
    2. Chi phí ăn uống tại nhà cho hai vợ chồng: 6 triệu đồng một tháng.
    3. Chi phí ăn uống của hai con nhỏ: 4 triệu đồng một tháng.
    4. Chi phí điện nước, vật dụng sinh hoạt trong nhà: 3 triệu đồng một tháng.
    5. Chi phí đi lại của hai vợ chồng: 2 triệu đồng một tháng.
    6. Chi phí ăn uống bên ngoài, cho các con đi chơi: 4 triệu đồng một tháng.
    7. Chi phí học hành cho hai con: 9 triệu đồng một tháng.
    8. Chi phí tiêm chủng, đồ chơi, quần áo cho các con: 1 triệu đồng một tháng.
    9. Chi phí quần áo của hai vợ chồng: 1 triệu đồng một tháng.
    10. Chi phí du lịch một lần trong năm: 2 triệu đồng một tháng.
    11. Chi phí biếu xén hai bên nội, ngoại: 1 triệu đồng một tháng.
    12. Chi phí ma chay, hiếu hỉ, sửa chữa và bảo dưỡng xe: 1 triệu đồng một tháng.
    Tổng cộng, mỗi tháng, gia đình tôi chi tiêu tối thiểu khoảng 40 triệu đồng (chưa kể các chi phí phát sinh như ốm đau, bệnh tật, đầu tư thua lỗ...). Thực tế, mức chi tiêu trung bình của gia đình tôi luôn khoảng trên dưới 60 triệu đồng. Thế nên, bài toán tiết kiệm để mua được nhà ở thành phố lớn thực sự rất khó có lời giải.
  3. freelancerv

    freelancerv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2020
    Đã được thích:
    591
    Uả bài 1 và bài 2 liên quan gì đến nhau.
    Hay bạn chủ thớt khuyên là thay vì để dành tiền mua nhà, thì lấy tiền đó đi mua DCM?
  4. tranquyt

    tranquyt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    347
    tim con nào lỗ mà mua , tin đã phản ánh hết vào giá rồi

Chia sẻ trang này