DCM - Mùa vàng nặng trĩu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 21/12/2024 lúc 09:15.

3863 người đang online, trong đó có 386 thành viên. 12:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 3):
  2. GAGASU
Chủ đề này đã có 206 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.577
    I. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP:

    CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM - HOSE) được thành lập vào năm 2011, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). PVN hiện tại nắm giữ 75,6% cổ phần, có quyền chi phối hoạt động của DCM. DCM hoạt động trong lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu phân bón, hóa chất dầu khí, chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.


    DCM có 2 đơn vị thành viên gồm:

    • Tổng công ty Bao bì Dầu khí Việt Nam: chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động nghiên cứu, sản xuất và cung ứng bao bì cho DCM.

    • Công ty TNHH Phân bón Hàn Việt: Sáp nhập vào Q1/24, giúp DCM mở rộng quy mô mảng NPK trong nước và quốc tế.

    Thị trường tiêu thụ:

    • Nội địa:

    DCM chọn Tây Nam Bộ làm thị trường trọng điểm, chiếm 1/3 tiêu thụ Urê cả nước và nắm 60-65% thị phần nhờ gần nhà máy Cà Mau, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Miền Đông Nam Bộ, với 20% tiêu thụ Urê, là thị trường chiến lược cho các cây công nghiệp như cao su, tiêu, cà phê, điều. Ngoài ra, DCM còn có hệ thống phân phối toàn quốc, chiếm 37,4% thị phần Urê và 11% NPK chất lượng cao.

    • Xuất khẩu:

    DCM dẫn đầu thị trường Campuchia với 60% sản lượng và 40% thị phần Urê, xuất khẩu chiếm 25% doanh thu năm 2023. Bên cạnh đó, Đạm Cà Mau đã mở rộng xuất khẩu sang 20 quốc gia, bao gồm New Zealand và Úc, nhắm vào các thị trường yêu cầu chất lượng cao. Việc xung đột Nga-Ukraine làm thiếu nguồn cung phân bón toàn cầu vào năm 2022, đẩy giá lên cao, từ đó tạo điều kiện cho DCM tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu.

    II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

    1. Chuỗi giá trị

    Mảng phân Urê: Khí thiên nhiên chiếm 50% chi phí sản xuất phân Urê, được cung cấp bởi PVN. Quy trình sản xuất gồm 2 giai đoạn: (1) Tổng hợp Ammonia (NH3) và (2) Tổng hợp, tạo hạt Urê, với công suất 800.000 tấn/năm. Các hóa chất dư thừa như NH3, CO2, H2 được thu hồi và chưng cất, sau đó bán cho các nhà máy khác.

    Mảng phân NPK: DCM sản xuất phân NPK bằng công nghệ Urê hóa lỏng, sử dụng phân Urê hạt đục tự sản xuất, kết hợp với phân DAP và Kali nhập khẩu, công suất 300.000 tấn/năm.

    Mảng thương mại phân bón: Ngoài tự sản xuất, DCM còn nhập khẩu & phân phối dưới thương hiệu và bao bì của mình các loại phân bón không sản xuất trong nước hoặc thiếu nguồn cung, ưu tiên phân bón hữu cơ cho nông nghiệp xanh. Các sản phẩm chính gồm DAP, Kali và OM, nhập từ Trung Quốc, Nga, Israel, Bỉ, Hà Lan và Hàn Quốc.

    2. Tình hình Hoạt động Kinh Doanh DCM.


    Trong Q3.2024, lợi nhuận gộp tăng hơn 2 lần cùng kỳ đạt 375 tỷ đồng nhờ giá vốn giảm 20% YoY xuất phát từ:

    • Nhà máy urê hết khấu hao giúp chi phí khấu hao giảm mạnh 79% YoY;
    • Chi phí nguyên vật liệu giảm 30% YoY nhờ giá khí (chiếm khoảng 60% giá vốn) neo theo giá dầu giảm.
    Biên gộp cải thiện lên 14% so với mức 6% cùng kỳ. Lũy kế 9T.2024, doanh thu thuần đạt 9,242 tỷ (+2% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 1,056 tỷ (+71% YoY). Hoàn thành 78 % kế hoạch về doanh thu và vượt 33% kế hoạch lợi nhuận năm 2024.
    Nhà máy urê hết khấu hao giúp chi phí khấu hao trong Q3 DCM giảm mạnh 79% YoY xuống còn 68 tỷ. Lũy kế 9T.2024, chi phí khấu hao giảm 82% YoY giúp biên gộp mảng urê cải thiện lên 26% từ mức nền 23% năm 2023.


    Giá khí (chiếm khoảng 60% giá vốn) neo theo giá dầu giảm. Giá dầu Brent và dầu MFO bình quân Q3.2024 lần lượt đạt 77 USD/tấn (-14% YoY) và 457 USD/tấn (-10% YoY). Theo Commerzbank AG, trong Q4.2024 giá dầu Brent sẽ ở mức 75 USD/thùng (-8.5 % YoY) giúp chi phí giá khí đầu vào duy trì ở mức thấp so với cùng kỳ

    III. Luận điểm đầu tư:
    Kỳ vọng cải thiện lợi nhuận nhờ hết khấu hao nhà máy urê

    Chi phí khấu hao nhà máy hàng năm khoảng 1.000 tỷ đồng (chiếm 23% LNST). Sau khi hoàn tất khấu hao bước vào vụ cao điểm Đông Xuân. Theo các chuyên gia nông nghiệp, cuối năm được đánh giá là thời điểm then chốt của vụ lúa Đông Xuân và kết quả canh tác của cả năm vừa qua. Trước tình hình đó, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón tại Đồng bằng Sông Cửu Long trong vụ Đông Xuân năm nay dự kiến tăng so với vụ trước, đạt khoảng gần 900,000 tấn các loại. Trong đó, phân đạm chiếm khoảng 350,000 tấn (39%). Agromonitor dự báo cầu tiêu thụ Urê trong nước giai đoạn 2023-2024 đạt 2.05-2.11 triệu tấn (+ 13% YoY).
    • Thời tiết thuận lợi cho ngành nông nghiệp. Theo Viện Nghiên cứu Quốc tế về Khí hậu và Xã hội (IRI), hiện tượng El Nino sẽ chuyển sang trạng thái trung tính trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2024 và dần vào pha La Nina từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2024. Sự thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp từ đó thúc đẩy nhu cầu chăm bón cây trồng.
    Quy mô mảng NPK tiếp tục mở rộng nhờ đóng góp của nhà máy mới

    Doanh thu tiếp đà tăng trưởng ấn tượng trong Q3.2024. Nhờ tận dụng tốt những lợi thế của KVF, trong Q3.2024, sản lượng tiêu thụ đạt 41,000 tấn (+42% YoY) hỗ trợ doanh thu mảng NPK tiếp đà tăng trưởng ấn tượng 86% YoY. Lũy kế 9T.2024, doanh thu mảng NPK đạt 1,832 tỷ (+74% YoY), trong đó riêng KVF đóng góp khoảng 27% tương ứng 487 tỷ đồng.

    Năm 2024, Em kỳ vọng sản tiêu thụ phân bón NPK đạt khoảng 250.000 tấn. Với tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu tổng doanh thu thuần của DCM có sự gia tăng nhanh chóng từ 4% năm 2021 lên 20% năm 2024, mảng NPK sẽ mang lại triển vọng tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp

    Sửa đổi luật thuế GTGT sẽ làm tăng BLN của DCM từ năm 2025
    Luật thuế GTGT sửa đổi đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế GTGT 5% thay vì không chịu thuế GTGT như trước đó. Giúp các doanh nghiệp sản xuất phân bón hưởng lợi:

    • Tiết kiệm chi phí nhờ hoàn thuế GTGT. Số thuế GTGT mà các doanh nghiệp phân bón phải nộp sẽ được tính như sau:
    Số thuế VAT phải nộp = Số thuế VAT đầu ra - Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ .
    • Theo đó, số thuế VAT đầu ra tính theo mức thuế suất 5% trong khi đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất phân bón là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, điện… chịu thuế VAT với mức thuế suất khoảng 10%. Vì vậy, về cơ bản các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được hoàn thuế GTGT. Dự kiến, các doanh nghiệp sản xuất phân bón của Việt Nam sẽ nhận được khoản hoàn thuế với tổng giá trị ước tính từ 1,500 tỷ đồng/năm.
    • Tăng tính cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Doanh nghiệp có dư địa giảm giá bán phân bón nội địa nhờ giá thành giảm (do doanh nghiệp sẽ được bóc tách phần thuế GTGT đầu vào ra khỏi giá vốn do thay đổi cách hạch toán kế toán). Theo thống kê của Bộ Tài chính, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào chi phí giá thành sản xuất phân bón giai đoạn 2015 - 2022 đã lên tới gần 10,000 tỷ đồng. Đồng thời, giá bán phân bón nhập khẩu có thể tăng thêm 5%.
    --- Gộp bài viết, 21/12/2024 lúc 10:29, Bài cũ: 21/12/2024 lúc 09:15 ---
    Cổ đông DCM đâu hết rồi.
    GAGASU thích bài này.

Chia sẻ trang này