Đề cử luật Phòng Chống Tham Nhũng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi QHGT, 10/11/2012.

2425 người đang online, trong đó có 131 thành viên. 07:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 328 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. QHGT

    QHGT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Hiện QHVN đang đau đầu về cách phát hiện tham nhũng, sau khi tìm ra và thống nhất các biện pháp chống, diệt tham nhũng thì tôi xin đề cử một điều luật Phòng Tham nhũng như sau:

    Luật ban cho tất cả ai là Đảng viên, là quan to hay quan lớn cứ hễ tham nhũng hay làm thất thoát tiền, tài sản của nhà nước thì
    1. Trên 100 tỷ VND: Tử hình
    2. Từ 50-100 tỷ: Tù chung thân
    3. Từ 1 tỷ đến 50 tỷ: Tương ứng mỗi tỷ 1 năm tù
    4. dưới 1 tỷ thì tuân theo khoản 5
    5. Tất cả các khoản từ 1 đến 4 ngoài các hình phạt tương ứng trên thì người bị phát hiện tham nhũng và người liên quan, người nhận lợi ích từ việc tham nhũng phải có trách nhiệm hoàn trả lại tiền cho nhà nước + tiền Phạt tương ứng với giá trị đã tham nhũng. Cách chức và khai trừ khỏi Đảng bị cáo trong tất cả các trường hợp.

    Đề nghị đưa vào luật phòng chống TN cũng như bổ sung vào BLHS. [r2)]
  2. QuocAnh12

    QuocAnh12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    1.046
    Thế này có mà loạn đất nước à, luật cũ 500 triệu đã Tử Hình rồi [r24)]
    Điều 278. Tội tham ô tài sản
    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
    b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
    c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
    c) Phạm tội nhiều lần;
    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chia sẻ trang này