Đề nghị các bác có kinh nghiệm vào tập huấn cho anh em về cách thức mua bán CK khi có khớp lệnh liên

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi boy_dhkt, 08/04/2007.

8213 người đang online, trong đó có 1037 thành viên. 11:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 825 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. boy_dhkt

    boy_dhkt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị các bác có kinh nghiệm vào tập huấn cho anh em về cách thức mua bán CK khi có khớp lệnh liên tục ở cả 2 sàn !

    Giúp nhau làm kinh tế nhé các bác!
  2. tarzan_hp

    tarzan_hp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Đã được thích:
    3.497

    Khà khà.... Khợp lệnh LT là hay nhứt... bác nào chưa quen thì 5 ngày đầu tiên KLLT nếu mua thì cứ đặt sát sàn.... bán thì đặt sát trần... kiểu gì cũng có lời mà kô dính chưởng... vì có qua nhiều người lâu nay chơi sàn HCM chỉ biết viết lệnh mua bán kiểu SÀN-TRẦN rồi để mặc cho máy tính nó khợp với kết quả tối ưu cho mình.. pằng pằng pằng... pà con pải tận dụng tối đa cơ hội mới này.. dân tình pải mất 5-10 piên roài mới quen kiểu mới mà.... có thể thời điểm KLLT từ tháng 5 sẽ là thời điểm ấm lại của TT chung....

    Khợp lệnh Liên tục là rất bất lợi cho dân chơi CK là nhân viên VP hoặc người làm nghề bận rộn kô có mặt tại sàn liên tục để pản ứng nhanh với tình hình kịp thời thay đổi, sửa lệnh MUA-BÁN cho đúng lúc.... khà khà.... giới Nhân viên VP đợt này phải cân nhắc giữa việc bỏ việc hẳn để lên sàn nằm hoặc nghỉ chơi CK hẳn thoai, kô thì lương VP kô được bao nhiêu nhưng chậm 1 lệnh MUA-BÁN đúng lúc có thể mất 5% tài sản trong pút chốc vì KL LT.... nhưng bác nào là NĐT chân chính thì khỏi lo vì có mua bán hàng ngày đâu mà phải nghĩ ngợi khà khà... cuộc chơi đã đến hồi gay cấn, kô nhị nguyên ôm đồm công việc với chơi CK được nữa roài....
  3. tranluuquyen

    tranluuquyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    1
    BÁC TẠC CHO E HỎI,
    Ý bác là khi hastc khớp lệnh liên tục, nếu chưa quen cứ đặt SÀN hoặc TRẦN khi BÁN hoặc MUA tức là cứ làm theo kiểu xưa nay ở hastc khi vẫn khớp phiên 3 đợt ấy. Khi khớp liên tục mà đặt kiểu ấy thì có khi hố hàng e hết. Nhưng mà bác nói đúng wá, nếu khớp, khớp, khớp con ngựa ô ngựa ô anh khớp như thế thì những ng vẫn đi làm giờ hành chính như e đây đúng là quá bất tiện. Tuy nhiên nhiều khi đấy cũng là tâm lý thôi, nếu thậm thụt mà chuồn đi 1 tí rồi về vp thì cũng ko đến nỗi nào. E ở SG, đi làm vp, trc nay vẫn đặt mua đc PPC (lúc chưa moving), TKU, VFR .. ở sàn HN đấy thôi.



    Được tranluuquyen sửa chữa / chuyển vào 13:10 ngày 08/04/2007
  4. tarzan_hp

    tarzan_hp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Đã được thích:
    3.497
    to tranluuquyen: thì mình vẫn có thể chơi Ho KLLT thôi dù đi làm.. dưng mà nếu nằm sàn thì khớp được giá tối ưu khi mua-bán và pản ứng nhanh được với tình hình.... good lucks..
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Đã được thích:
    0
    Hiện giờ, ở 161 Đồng Khởi, Q1, TP.HCM, có diễn giải và phổ biến kiến thức về phương thức giao dịch bằng khớp lệnh liên tục đấy!

    Thời gian: 3h PM
    Địa điểm: MHBS - 161 Đồng Khởi

    Nếu mọi người muốn tìm hiểu kỹ về vấn đề này, và ở SG thì mời các bạn đến địa chỉ trên vào thời gian trên để tìm hiểu và nghiên cứu! Xin chúc các bạn may mắn và thành công!

    À, mà hình như topic này khá trùng với topic mà chính mình đã tạo ra:

    http://www9.ttvnol.com/forum/f_319/903667.ttvn
  6. conanvietnam

    conanvietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2007
    Đã được thích:
    1
    Bác Tarzan_hp cho em hỏi chút về KLLT:
    - Em hỏi 1 ông tư vấn bên Agriseco, ông ta bảo: KLLT về cơ bản cũng giống KLĐK, tức là cũng tìm ra mức giá tối ưu để KLGD là lớn nhất. Nó chỉ khác KLĐK, là tại thời điểm bất kỳ t, t+1, t+2...nó luôn xác định dc mức giá tối ưu, chứ ko phải chờ đến 8h40, 9h30 và 10h30 (đại loại là thế!)
    - Nhưng có một số người trên sàn (cũng có trình độ) thì KLLT là bất cứ khi nào nhập lệnh mua hoặc bán vào hệ thống, ta sẽ có một lệnh đối ứng để khớp. Vì vậy, ta chỉ mua đc hay bán đc bằng đúng mức giá đưa ra ban đầu, ko thể mua hay bán đc mức giá HỜI như KLĐK [/size=3]
    Khó hiểu quá chẳng biết thế nào?
  7. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Đã được thích:
    0
    Có ai quan tâm đến chủ đề này và có kinh nghiệm, xin mời các bạn chia sẻ kinh nghiệm với mọi người!
  8. huhq

    huhq Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Đã được thích:
    4
    Kính bác

    1. Thời gian giao dịch
    a. Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư:
    - Từ 8h30 đến 9h00 : Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
    - Từ 9h00 đến 10h00 : Khớp lệnh liên tục
    - Từ 10h00 đến 10h30 : Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa
    - Từ 10h30 đến 11h00 : Giao dịch thỏa thuận
    - 11h00 : Đóng cửa
    b. Đối với trái phiếu
    - Từ 8h30-11h00 : Giao dịch thỏa thuận
    2. Phương thức giao dịch
    a. Phương thức khớp lệnh:
    - Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định.
    Phương thức khớp lệnh định kỳ được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa của chứng khoán trong phiên giao dịch.
    - Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
    b. Phương thức thoả thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận.
    - Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận.
    - Trái phiếu được giao dịch theo phương thức thoả thuận.
    3. Nguyên tắc khớp lệnh
    a. Ưu tiên về giá:
    - Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
    - Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;
    b. Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước;
    4. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá
    a. Đơn vị giao dịch
    - Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư
    - Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trở lên.
    - Không quy định đơn vị giao dịch đối với phương phức giao dịch thỏa thuận.
    b. Đơn vị yết giá:
    - Đối với phương thức khớp lệnh:
    Mức giá Đơn vị yết giá
    £ 49.900 100 đồng
    50.000 ?" 99.500 500 đồng
    ³ 100.000 1.000 đồng
    - Không quy định đơn vị yết giá đối với phương thức giao dịch thỏa thuận.
    5. Biên độ dao động giá:
    a. Biên độ dao động giá quy định trong ngày giao dịch đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư là 5%
    b. Biên độ dao động giá đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được xác định như sau:
    Giá tối đa (Giá trần) = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
    Giá tối thiểu (Giá sàn) = Giá tham chiếu ?" (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
    c. Không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu.
    d. Biên độ dao động giá không áp dụng đối với chứng khoán trong một số trường hợp sau:
    - Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới niêm yết;
    - Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày;
    - Các trường hợp khác theo quyết định của TTGDCK TP.HCM.
    6. Giá tham chiếu
    a. Giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó;
    b. Giá đóng cửa của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong ngày giao dịch là giá thực hiện trong lần khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa của ngày giao dịch. Nếu trong lần khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa không có giá khớp lệnh thì giá giao dịch cuối cùng trong ngày của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư sẽ được coi là giá đóng cửa của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đó.
    c. Trường hợp chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày khi được giao dịch trở lại thì giá tham chiếu được xác định tương tự quy định tại Khoản b.
    d. Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo.
    e. Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.
    f. Trong một số trường hợp cần thiết, TTGDCK TP.HCM có thể áp dụng phương thức xác định giá tham chiếu khác sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN.

Chia sẻ trang này