Đề nghị khủng bố bọn này

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi aron08, 06/03/2008.

2301 người đang online, trong đó có 119 thành viên. 05:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 306 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. aron08

    aron08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị khủng bố bọn này

    Thị trường chứng khoán: Vì sao phải cứu?
    06/03/2008 06:56 (GMT + 7)
    Ý kiến đa chiều của độc giả VietNamNet về việc có nên cứu nguy thị trường chứng khoán trong thời điểm hiện tại.
    Sau khi VietNamNet đăng tải bài viết Có cần thiết phải "cứu nguy" thị trường chứng khoán? của bạn đọc Trịnh Đức Vinh, đã có rất nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm khác nhau. Thậm chí, có bạn đọc còn gọi điện đến toà soạn đề bày tỏ thái độ phản đối gay gắt.

    Để đảm bảo tính thông tin đa chiều, chúng tôi xin đăng tải các ý kiến thể hiện nhiều quan điểm để độc giả có thêm thông tin nhận định vấn đề.




    Chấp nhận quy luật thị trường - không nên cứu!

    1. Đã là nền kinh tế thị trường thì phải chấp nhận quy luật thị trường. Nhà nước không cần phải can thiệp vào cứu TTCK.

    Cái nóng bỏng nhất hiện nay là Nhà nước cần tập trung vào kiềm chế lạm phát, đem lại sự bình ổn giá cả thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định đời sống toàn dân. Cứu TTCK, liệu TTCK có mang lại cuộc sống bình ổn cho toàn dân không, hay chỉ là các nhà đầu tư và TTCK có lợi.

    Bạn đọc: Hà Thị Kiệm, Tuyên Quang, htkiem@gso.gov.vn

    2. Tôi đồng ý với tác giả bài viết và ý kiến của các độc giả N.T.Cúc, Minh Châu. Các nhà đầu tư chứng khoán đầu tư vì lợi ích cá nhân, không có lý gì khi họ lời thì vui vẻ hưởng cả, còn khi lỗ lại kêu Nhà nước cứu. Việc TTCK lên xuống thất thường như thế này cùng là một dịp để nhiều người tránh mắc lại "tâm lý bầy đàn", đầu tư tiền bạc mà không cần/không muốn suy nghĩ gì.

    Nhà nước cần tập trung vào việc giảm lạm phát, cần hỗ trợ số đông dân nghèo chứ không phải là một nhóm các nhà dầu tư CK.

    Bạn đọc: Nguyễn Phương Nam, Hà Nội

    3. TTCK lên xuống là chuyện thường tình. Khi cổ phiếu lên giá, có cá nhân nào bở tiền ra "cứu nhà nước" kiềm chế lạm phát, giá cả? Vậy mà khi cổ phiếu rớt giá thì họ lại kêu cứu. Người giàu bị lỗ cổ phiếu chỉ không giàu thêm thôi, chứ không chết như nguời nghèo khi giá cả gia tăng và lạm phát! Vậy nên ưu tiên cứu tuyệt đại đa số ngưòi nghèo hay thiểu số người giàu?

    Bạn đọc: Lê Hà, Q3 TP, HCM, lebaole41@gmail.com



    4. Đúng là các nhà đầu cơ đã thổi giá chứng khoán lên, thu lợi và chuyển hướng kinh doanh. Họ sẽ chờ đến khi giá chứng khoán về gần tới giá trị thực của nó thì sẽ tiếp tục mua lại. Có người thu lợi tất phải có người trả giá và những ai mua chứng khoán từ nửa quý II/2006 trở lại nay sẽ nằm trong số đó.

    Đúng ra phải có các cảnh báo và biện pháp ngay từ thời điểm đó nhưng đã có rất ít các thông tin như vậy trên báo chí và các thông tin đại chúng. Và đến lượt nó, lần này thị trường đã lên tiếng.

    Theo tôi không có gì phải hốt hoảng cả, vì suy cho cùng thị trường chứng khoán sẽ do nền kinh tế quyết định và các nhà đầu cần có mức độ tỉnh táo nhất định khi tham gia thị trường chứng khoán và không nên mong sẽ làm giàu qua một đêm như đã từng xẩy ra.

    Bạn đọc: Nguyễn Quang Thao, 54/5 Nguyễn Tri Phương Vũng tàu, nqthaossfc@yahoo.com

    5. Tôi thật không thể hiểu nổi tâm lý bao cấp, dùng vốn nhà nước quá dễ dàng - dùng tiền nhà nước đi cứu thị trường?

    Tôi thấy dùng tiền nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, cứu trợ vùng khó khăn... còn thấy có lý. Còn thị trường chứng khoán VN hãy để tự vận hành theo quan hệ cung cầu. Như vậy, khi thị trường xảy ra như hiện nay, bản chất vấn đề mới được xem xét đúng mức, nhà đầu tư, các doanh nghiệp mới nhận thức được rằng, không phải lúc nào cũng toàn mầu hồng, và như vậy, họ sẽ hiểu thị trường chứng khoán hơn!

    Bạn đọc: Nguyễn Tiến Đạt, Phạm Hùng/Mỹ Đình/Từ Liêm/Hà Nội

    6. Theo tôi, thị trường chứng khoán còn tiếp tục giảm xuống hơn nhiều so với mức hiện tại, bởi vì nó đã được "nâng cao" quá mức so với thực tế. Con số VN index trước đây là không phản ánh đúng thực tế, chẳng qua do quá nhiều biến động xảy ra với nền kinh tế trong nước và thế giới nhất là xăng dầu, vàng, bất động sản...

    Hơn nữa, cho đến năm 2009-2010, khi Chính phủ hoàn tất cổ phần hóa doanh nghiệp nguồn cung chứng khoán lại tăng càng cao so với cầu những điều này đã buộc VN index giảm đúng như những gì mà nó có.

    Trước đây, các nhà đầu tư đổ xô vào chứng khoán khiến thị trường mới nóng đến như vậy trên thực tế nó trở thành "cơn nóng ảo", bây giờ khi mà nhận thấy nguồn cung chứng khoán tăng vượt cầu, thị trường tụt dốc, vàng lên ngôi, họ lại bán tháo chứng khoán đầu tư vàng.

    Nhiều nhà đầu tư trót "ôm" quá nhiều, không thể bán nổi nhất là khi chỉ thị 03 ban hành, khi mà VN index cứ "đào hố" chôn mình sâu dần, họ lại phản đối, cho rằng quyết định chính phủ là không đúng chẳng qua cũng chỉ là cứu lấy cái lợi ích của mình.

    Cho dù nhà nước có tiếp tục bơm tiền vào thị trường thì để làm gì? Để cho VN index lại không trở về với đúng bản thân nó, rồi một lúc nào đó hoàn cảnh tương tự sẽ lại diễn ra,mặt khác nhà nước cũng chỉ có thể tác động phần nhỏ để cứu chứng khoán và đổi lại là lạm phát tăng phi mã. Điều đó tác động xấu hơn rất nhiều so với cứ để chứng khoán theo quy luật thị trường và cứu lấy đông đảo người dân, kiềm chế lạm phát!

    Bạn đọc: Nguyễn Hải Ninh, ninh88b@yahoo.com.vn
  2. aron08

    aron08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Cần thiết phải cứu TTCK - vì sao?

    1. Ngay cả Mỹ hoặc nhiều quốc gia phát triển khác vẫn phải bơm tiền để cứu TTCK. Với tình hình tồi tệ như hiện nay sẽ có nhiều công ty tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng thua lỗ.

    Việc can thiệp vào thị trường, không riêng gì thị trường chứng khoán, là hoạt động thường xuyên và cần thiết, nhất là khi VN đang vận hành theo kinh tế thị trường mang định hướng XHCN, để hạn chế những tác động của mặt trái của thị trường tự do.

    Ngay cả những nước tư bản phát triển như Mỹ hay Tây Âu, họ vẫn có những động thái can thiệp thị trường khi thấy cần thiết. Trước đây, khi giá cổ phiếu quá cao Chính phủ cũng đã can thiệp vào, vậy có lý gì khi giá cổ phiếu xuống quá thấp Chính phủ lại không can thiệp?

    Đúng là chúng ta đang phải đối mặt với lạm phát nhưng không vì thế mà để cho TTCK đổ vỡ. Nhiều chuyên gia có uy tín nhận định rằng lạm phát 1 phần là do ảnh hưởng của thế giới, một phần nữa là do chúng ta đã bơm quá nhiều tiền vào thị trường bất động sản và tiêu dùng, còn thị trường chứng khoán chỉ là một phần nhỏ trong số nguyên nhân đó

    Mặt khác, việc mua chứng khoán với việc gửi tiết kiệm là hoàn toàn khác nhau, không giống như cách nói của tác giả bài viết. Khi mua CK, cho dù là cổ tức có cao hơn hay thấp hơn gửi tiết kiệm thì nhà đầu tư luôn luôn đối mặt với rủi ro trong trường hợp DN phá sản.

    Bạn đọc: Nguyễn Văn Hòa, 16 Ni Sư Huỳnh Liên F10 Tân Bình TP HCM, linhlinh1854@yahoo.com.vn

    2. Việc phát triển ổn định TTCK là điều cần thiết, ở đây không thể áp dụng thuyết bàn tay vô hình đâu, cần có sự can thiệp của Chính phủ, nếu không thì hậu quả dây chuyền là không thể tưởng tượng được. Nếu TTCK đổ thì kéo theo nhiều công ty tài chính, ngân hàng, tổ chức thua lổ và phá sản. Lúc đó Việt Nam sẽ khủng hoảng kinh tế, hàng triệu người sẽ mất việc.

    Bạn đọc: Nam Nguyễn, Sài Gòn, nhnamz@yahoo.com

    3. Những phân tích của bài viết có phần đúng, tuy nhiên đó lại cũng chỉ là ý kiến cục bộ chứ không phải đứng trên tổng thế. TTCK nếu tiếp tục suy giảm mạnh đến hết tuần này (VN-Index giảm xuống dưới 500 điểm), tất yếu sẽ dẫn đến sự tháo chạy của các nhà đầu tư nước ngoài.

    Sự sụp đổ của cả thị trường tài chính là điều khó tránh khỏi về hệ lụy kéo theo của cả nền kinh tế giống như năm 1997 chắc... khỏi bàn! TTCK chính là "hàn thử biểu" của nền kinh tế, một TTCK bất ổn như vậy khó tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

    (Bạn đọc giấu tên)



    4. Không có một nền kinh tế nào là tự do hoàn toàn, để cho cung và cầu muốn biến động ra sao thì muốn. Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn vô cùng quan trọng trong một nền kinh tế thị trường, chứ không phải là một sòng bạc nơi người này móc túi người kia như tác giả nói trong bài viết.

    Thị trường chứng khoán phát triển (tăng trưởng bền vững) sẽ tạo điều kiện cho đồng vốn được luân chuyển tới nơi nó được sử dụng một cách hiệu quả nhất, kéo theo các nguồn tài nguyên khác cũng được sử dụng một cách tối ưu nhất. Đó là vai trò tột cùng của thị trường mà bất kỳ một chính phủ nào khi điều hành chính sách tài chính của quốc gia mình cũng nhắm tới.

    Bài viết này hoàn toàn sai lầm về quan điểm, cách nhìn nhận và phản ánh lệch lạc về vai trò của thị trường chứng khoán.

    Bạn đọc: Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội, thangndvtis@yahoo.com

    5. Việc Chính phủ phải can thiệp vào thị trường CK là cần thiết, tránh được sự sụp đổ của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán không phải là bong bóng, nếu chỉ giao dịch với giá trị thực của cổ phiều thì chẳng ai cần hình thành thị trường này làm gì.

    Thị trường chứng khoán là một trong những tiêu chí đánh giá sức tăng trưởng của nền kinh tế. Nếu theo tác giả mà cứ để thị trường với VN-index chỉ 200-300 thì nền kinh tế này sẽ chẳng phát triển.

    Nhà đầu tư đang tháo chạy đồng loạt khỏi thị trường, nguy cơ sụp đổ thị truờng rất lớn, hậu quả nếu sụp đổ thị trường xảy đến cho tình hình kinh tế của nước ta thật khó lường trước.

    Bạn đọc: Nguyễn Nguyệt Huệ, 41 Pastuer, nguyethueTP@yahoo.com

    6. Năm nay là năm 2008, không thể so sánh VNindex với thời gian 2002-2005 được. Nếu mong VNindex về thời điểm đó thì CK của chúng ta không phát triển sao?

    Nhà đầu tư thua lỗ vì nhiều nguyên nhân, cách nói "người này móc tiền của người khác" vào thời điểm này là không đúng. Tất cả các NĐT đều lỗ, nếu họ tham gia thị trường vào 1 năm trở lại đây.

    Nếu thị trường CK thật sự đóng băng, hoặc trở về thời điểm 2002-2005, thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế, vì NĐT nước ngoài sẽ mất niềm tin vào phương thức điều hành nền kinh tế của chính phủ Việt Nam. Cứu thị trường CK là vì lợi ích quốc gia.

    Bạn đọc: Zhang, Hà Nội, minhtronghva@Gmail.com

    7. Tác giả bài viết cho rằng bây giờ đang là kinh tế thị trường, nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào TTCK, vậy câu hỏi ngược lại là: việc đánh thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh chung khoán, việc siết chặt cho vay với chứng khoán, thậm chí việc quyết định kế hoach IPO cũng như tăng vốn cho các Doanh nghiệp là do ai can thiệp?

    Chúng ta cũng ghi nhận một thực trạng là hiện nay có không ít các nhà đầu tư còn hạn chế về trình độ, nhưng nó cũng giống như một xã hội thu nhỏ, ai ai cũng giỏi, kiến thức uyên thâm thì ai sẽ là người làm những công việc lao động chân tay?

    Vậy nếu nhà đầu tư thật sự chán nản, hoặc là chúng ta sẽ không thể thực hiện được đúng tiến độ cổ phần hóa DN nhà nước như cam kết với WTO, hoặc chúng ta sẽ phải chào bán với giá thật thấp. Và kết quả là các tổ chức nước ngoài sẽ là người thu lợi lớn nhất. Họ sẽ lai tiếp tục bài ca muôn thưở mua rẻ bán đắt, và chính chúng ta khi đó là những người đã bán rẻ tái sản quốc gia mà bao nhiêu năm ong cha gây dựng.

    Đó chỉ là giả thiết để chúng ta có thể thấy rằng, nếu như không cứu TTCK thì không đơn giản như các bạn nghĩ là chỉ chết các nhà đầu tư, còn chả ảnh hưởng gì đến các lợi ích quốc gia đâu.

    (Bạn đọc giấu tên)



    8. Nếu có ai đã đọc qua các bài viết về cuộc khủng hoảng TTCK tại Mỹ năm 1929 thì sẽ biết hậu quả mà nó sẽ để lại.

    Cuộc đại khủng hoảng 1929 bắt đầu từ Mỹ nhưng tác động của nó ảnh hưởng trên toàn thế giới. Những hoạt động kinh tế bắt đầu suy giảm từ mùa hè năm 1929 và đến năm 1933, GDP của Mỹ giảm hơn 25%, xóa đi mọi thành quả kinh tế đạt được của 1/4 thế kỷ trước đó. Sản lượng công nghiệp bị tác động mạnh nhất, giảm đến 50%.

    Nền kinh tế suy thoái liên tục đến năm 1933 thì bắt đầu cải thiện trong vòng 4 năm cho đến 1937. Sau đó tiếp tục có những giai đoạn điều chỉnh lên xuống nhưng cho đến 1940 mới đạt lại mức sản lượng kinh tế trước suy thoái. Mức thất nghiệp, không có thống kê chính thức, nhưng được chấp nhận chung là ở vào khoảng 25% vào năm 1933 và duy trì trên 14% vào những năm 1940.

    Tuy nhiên những con số này vẫn chưa phản ảnh hết sự thực bởi số lượng người không nhỏ, quá thất vọng, đã không còn động lực đi kiếm việc và không được tính vào thất nghiệp. Những người này thường về các vùng quê để tự kiếm sống.

    Hệ thống ngân hàng cũng chứng kiến những con số "hoảng loạn" khi người gửi tiền đua nhau đi rút. Nhiều nhà băng không chịu được sức ép này, một số khác buộc phải sáp nhập, số lượng ngân hàng tại Mỹ giảm 35% trong giai đoạn 1929 đến 1933.

    Tác động trực tiếp của cuộc đại khủng hoảng có thể chỉ nhằm vào một số vùng và ngành cụ thể, tuy nhiên tác động gián tiếp của nó - suy thoái, giảm sản lượng, thất nghiệp,... là những tác động xuất hiện ở tất cả các khu vực, ngành và lĩnh vực. Những người nông dân cũng phải chấp nhận giá nông sản của họ giảm trung bình còn một nửa.

    Mất nhiều năm từ thời điểm Babson cảnh bảo về sụp đổ, những nhà đầu tư thiếu kiến thức cuối cùng cũng phải chấp nhận. Cuộc khủng hoảng - sụp đổ cả thị trường, kéo theo 12 năm khủng hoảng trên phạm vi toàn thế giới và chỉ kết thúc khi người ta bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Cuộc khủng hoảng này được đánh giá là "tai họa tài chính" lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

    Bản thân sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, dù có quy mô lớn, vẫn rất nhỏ so với hậu quả kế tiếp của một thị trường được mô tả như một "nghĩa địa" và tác động hủy hoại của cuộc khủng hoảng.

    Bạn đọc: Nguyễn Xuân Thuỳ, thuynx2006@yahoo.com.vn

    9. Nhiều người cho rằng chính phủ không cần cứu chứng khoán, theo tôi chắc đa số các bạn này không tham gia chứng khoán nên không hiểu rõ về nó mới có ý kiến như vậy. Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn rất lớn cho nền kinh tế, hiện chiếm tới 20% GDP của Việt Nam, thị trường này do nhà nước đứng ra tổ chức, vận hành, mời gọi các nhà đầu tư góp vốn vào với hình thức mua cổ phần, cổ phiếu.

    Đây là thị trường cao cấp nên cực kỳ nhạy cảm với các trạng thái của nền kinh tế và các chính sách của chính phủ. Nó có thể phát triển rất nhanh hoặc đóng băng trong nhiều năm nếu niềm tin vào nó bị mất đi.

    Hiện thị trường chứng khoán Việt nam đang sụt giảm vào loại nhất thế giới, trong thời gian ngắn, nhà đầu tư đang mất đi tới 50-60% số tiền đầu tư của mình nên họ mới khẩn thiết kêu cứu.

    Ở Mỹ, Tổng thống đã nhiều lần lên truyền hình ngay lập tức, đề ra hàng loạt giải pháp cụ thể để cứu thị trường nên luôn giữ được sự cân bằng cả về kinh tế và tâm lý. Các bạn đừng nghĩ Chính phủ bỏ 3000 tỷ là tiêu hết mà là khoản đầu tư có lời nhất cho chính phủ cả về tiền và tình , vì mua lại cổ phiếu ở giá cực thấp hiện nay và sẽ bán lại khi thị trường đã ổn định và giá lên. Chính phủ HongKong 10 năm trước đã từng làm vậy để cứu thị trường khỏi sập đó sao.

    Thật ra các nhà đầu tư muốn chính phủ phải lên tiếng khi thị trường do chính phủ tạo lập đang ở cảnh nước sôi, lửa bỏng, để thấy mình không ở cảnh mang con bỏ chợ.

    Bạn đọc: Tiến, 201 Tràng Thi/Hà Nội, five-star@ fpt.vn

    10. Tính đến 14g30 ngày 5.3.08, thông tin chúng tôi ghi nhận được: UB CKNN đang lên danh mục và trình Bộ Tài chính ngay trong ngày hôm nay để SCIC có quyết định mua lại CP phần quỹ nhà nước (qua VTV1). Câu trả lời cho bài viết trên đã rõ.

    Sự cấp thiết của các cơ quan chức năng nhằm ghìm đà tuột dốc của thị trường chứng khoán, đã và đang đi vào thực chất (so với tuần trước). ?oCứu? thị trường CK không còn là điều phải bàn cãi hay đặt ra để tranh luận!

    Hơn thế, chúng tôi không thấy có gì đáng quan ngại hay mâu thuẫn giữa việc cứu thị trường CK với ưu tiên chống lạm phát của chính phủ trong tình hình hiện nay.

    Câu hỏi cần nêu là UBCKNN, Bộ Tài chính đã quản lý và điều hành như thế nào mà để cầu thì tăng còn cung lại thiếu/yếu đến nỗi ? Có thiếu sót, yếu kém hay đơn thuần chỉ là sự chủ quan trước con số vốn hóa thị trường năm 2007 vượt trên 40 % ( trong kế hoạch là 50% đến năm 2010)?

    Bạn đọc: Lê Anh Thu, Sàn giao dịch SBS



    Cứu, nhưng cứu ra sao?

    1. Cứu TTCK là cần thiết, tuy nhiên cách mà các nhà đầu tư đưa ra chẳng khác nào trút thêm gánh nặng lên vai người dân và Chính phủ.

    Lẽ ra UBCKNN nên can thiệp cách đây 10 ngày thì mới phải: một là rút ngắn biên độ giá trần và giá sàn ở sàn HoSTC xuống còn 2,5% và sàn HaSTC xuống còn 3%, hai là nâng phí môi giới bán CK lên gấp đôi và hạ phí môi giới mua CK xuống 0%.

    Bạn đọc: Đỗ Quang Giám, Hà Nội, dqgiam@yahoo.com

    2. TTCK của ta còn non trẻ, sự can thiệp của CP là cần thiết. Trước đây TTCK tăng nóng thì CP cũng có biện pháp ngăn chặn, chẳng lẽ bây giờ chứng khoán xuống dốc thì CP lại làm ngơ? Vấn đề ở đây không phài là hi sinh việc cứu lạm phát để cứu CK, vì thực ra có thể cứu cả 2 thị trường này.

    CP đã có biện pháp để giảm lạm phát, nhưng thử hỏi đã có gì để cứu CK đâu? Cứu TTCK thực ra dễ cứu hơn lạm phát rất nhiều. Một khi các nhà đầu tư thất vọng thì thị trường sơ cấp cũng không phát triển được. CP cần xem xét để cứu cả 2, vì lợi ích của cả nền kinh tế!

    Bạn đọc: Đặng Nghĩa, Thái Bình, danghia@gmail.com

    3. Theo tôi, nên có những giải pháp bình ổn thị trường CK tại thời điểm này.

    Một là, thị trường thứ cấp là thị trường cực kỳ quan trọng của TTCK; nếu thị trường này không hấp dẫn được các nhà đầu tư thử hỏi các cuộc phát hành có thành công được không, huy động vốn sẽ như thế nào?

    Hai là, chính những can thiệp vào TTCK để bình ổn TTCK đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các chính sách phát triển kinh tế. TTCK không chỉ có ảnh hưởng đến các nhà đầu tư mà sẽ tác động trực tiếp vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.

    Ba là, chúng ta hãy xem xét TTCK trong sự liên hệ với các TTCK khác trên thế giới. Hãy xem diễn biến của những TTCK lớn trên thế giới và những nỗ lực của các nước trong việc duy trì sự ổn định của TTCK...

    Tóm lại, phải đặt thị trường chứng khoán trong những mối liên hệ rộng hơn, và phân tích những tác động của nó trên bình diện toàn bộ nền kinh tế.

    Bạn đọc: Minh Tuấn, Hà Nội



    4. Trong thời điểm này, theo tôi Nhà nước cần hành động:

    Thứ nhất, tỏ rõ thái độ. Nhà đầu tư đã rất hoang mang, niềm tin giờ đã chuyển dần sang vô vọng. Hãy bớt dùng từ "sẽ", hãy đặt ra 1 thời điểm, 1 lộ trình, 1 mục đích cụ thể.

    Thứ 2, SCIC phải vào cuộc, lượng vốn để cứu thị trường tùy theo mức độ có thể dao động từ 5000-20000 tỷ tùy theo mục đích chính phủ, lượng vốn này đối với SCIC là khả thi, và chỉ có SCIC mới đủ sức có hành động nhanh chóng và kịp thời. Song song với đó là việc dãn hoặc tạm dừng tiến độ bán cổ phần của nhà nước trong các công ty cổ phần

    Thứ 3, nhanh chóng lên khung pháp lý và quy trình thực hiện các nghiệp vụ chứng khoán phái sinh. Cho phép công ty chứng khoán hoạt động trên mô hình công ty đầu tư

    Thứ 4, về lâu dài chính phủ nên xem xét đẩy nhanh tiến độ xây dựng thị trường trái phiếu và mua bán nợ, cơ cấu lại khung pháp lý cho thị trường bất động sản, lập ủy ban "phản ứng nhanh đối với các vấn đề tiền tệ"!

    Bạn đọc: Nguyễn Hải Châu, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, chauhainguyen@gmail.com

    5. Các nhà đầu tư trước tiên phải tự cứu mình bằng cách ngưng bán tháo cổ phiếu của mình, không thể tháo chạy một cách hỗn loạn khỏi thị trường CK, nếu muốn rút lui cũng phải bình tĩnh và có chiến thuật thì mới có thể rút lui an toàn.

    Các công ty có cổ phiếu niêm yết cũng phải cố mua vào cổ phiếu của mình để chặn bớt sự sụt giảm CK hiện nay. Dù phải vay thêm tiền hoặc chịu lãi suất vay cao như hiện nay (vẫn nhẹ hơn sự sụt giảm CK mỗi ngày).Vấn đề cốt lõi là phải bình tĩnh và cố gắng trụ lại cho đến khi cơn bão qua đi... Khi tình hình bán ra giảm đi (cung giảm) thi dứt khoát CK sẽ đảo chiều.

    Không thể chờ nhà nước ra tay cứu CK (nhất là cứu nhà đầu tư nhỏ lẽ là điều khó khả thi) vì nhà nước cũng đang bội chi ngân sách, việc rút bớt VNĐ đang lưu thông, siết lại các khoản chi NS để giảm lạm phát cho thấy nhà nước cũng mệt mỏi lắm rồi... phải tự cứu lấy mình thôi.

    Bạn đọc: Tnvlenguyen@yahoo.com
  3. VoTacThienck

    VoTacThienck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Bác cứ yên tâm thế này. Vietnamnet hô down bao nhiêu thì Vneconomy hô UP bấy nhiêu. Yên tâm.

Chia sẻ trang này