Đề xuất đổi tên nước!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Dancer, 13/04/2013.

3693 người đang online, trong đó có 194 thành viên. 06:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 19167 lượt đọc và 226 bài trả lời
  1. Dancer Thành viên rất tích cực

    http://dantri.com.vn/xa-hoi/de-xuat-phuong-an-moi-ve-ten-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-718809.htm
    Lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, “lược” quy định về bản chất, nền tưởng tư tưởng của Đảng, đặt yêu cầu lực lượng vũ trang tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân lên trước Đảng… Đó là những phương án mới về dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi.

    Với hơn 26 triệu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được tập hợp, tất cả những nội dung cơ bản cũng như chi tiết, từ Lời nói đầu tới các chương, từng điều khoản cụ thể đã được UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nghiên cứu, tiếp thu và giải trình cặn kẽ. Tinh thần dân chủ thể hiện rõ nét, gần như là nguyên tắc “tối thượng” khi bản dự thảo Hiến pháp mới được soạn lại với nhiều phương án khác nhau trên cơ sở tiếp thu những ý kiến góp ý, những vấn đề được đưa ra tranh luận sôi nổi thời gian qua, bên cạnh phương án cơ bản giữ nguyên như bản dự thảo đã được công bố để lấy ý kiến hơn 3 tháng trước.
    Lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    Đối với chương I – quy định về chế độ chính trị, nội dung quy định về tên nước tại Điều 1 được người dân quan tâm góp nhiều ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất tán thành tiếp tục quy định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Đây là tên gọi đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay. UB Dự thảo lập luận, tên gọi này đã trở nên quen thuộc với người dân và bạn bè quốc tế, thể hiện rõ mục tiêu phấn đấu về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Việc giữ tên nước, theo đó, có mặt lợi là tiếp tục khẳng định mục tiêu, định hướng… đồng thời giữ được tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu...
    Loại ý kiến thứ 2 đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì tên này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên, được long trọng công bố qua Bản tuyên ngôn độc lập của Bác, được thể hiện qua 2 bản Hiến pháp (1946 và 1980).
    Tên gọi này cũng được cho là phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với tính chất của nền kinh tế định hướng XHCN. Tên gọi này có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới…
    Việc lựa chọn tên nước theo phương án này, UB dự thảo nhận định, không làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục phát triển đất nước theo định hướng XHCN bởi chủ trương, đường lối, pháp luật của nhà nước cũng như bản thân các quy định của Hiến pháp vẫn đang khẳng định mục tiêu này. Thực tế, trong giai đoạn từ 1954 đến 1976, với tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước vẫn khẳng định và thực hiện công cuộc xây dựng CNXH.
    Từ những lập luận đó, UB Dự thảo thể hiện lại Điều 1 để làm rõ hơn hình thức chính thể và chủ quyền của Nhà nước, đồng thời đề xuất phương án quy định tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    Điều 2, nội dung xác định nền tảng quyền lực nhà nước trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” cũng có rất nhiều ý kiến góp ý khác nhau. Ngoài đề xuất giữ nguyên có nhiều ý kiến đề nghị xác định nền tảng này là khối đại đoàn kết toàn dân tộc để đảm bảo bản chất của nhà nước pháp quyền và đề xuất chỉ quy định một cách tổng quát “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, không thể hiện về “nền tảng”.
    Tiếp thu nội dung này, UB Dự thảo đưa ra dự kiến 2 phương án giữ nguyên như dự thảo cũ và đổi quy định “nền tảng là khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
    Cô đọng quy định về Đảng
    Về Điều 4, báo cáo tiếp thu giải trình nêu rõ, tuyệt đại đa số ý kiến người dân tán thành việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, tán thành bổ sung quy định Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu sự lãnh đạo của nhân dân về sự lãnh đạo của mình.
    Các ý kiến góp ý tập trung nhiều về cách thể hiện khoản 1 của Điều này. Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định “**********************, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giải cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”.
    Loại ý kiến thứ 2 đề nghị viết lại một cách khái quát, cô đọng, chỉ cần khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội. Phương án mới được UB Dự thảo đưa ra là viết khái quát theo hướng này.
    Ngoài ra, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng. Ý kiến này đề nghị cần có luật về Đảng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Đảng thực thi vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình đối với nhà nước và xã hội, tạo sự minh bạch trong hoạt động của Đảng, tạo cơ sở cho nhân dân giám sát hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên.
    Vấn đề này, UB Dự thảo nhận định, Đảng là lãnh đạo về mặt chính trị thông qua cương lĩnh, chiến lược, các định hướng và chính sách, chủ trương lớn của mình. Cách thức, nội dung lãnh đạo cần có sự uyển chuyển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, từng thời kỳ. Hiện tại, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng là vấn đề đang được tổng kết, nghiên cứu. Bên cạnh đó, quy định mọi tổ chức Đảng, Đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện giám sát Đảng. Vì vậy, cơ quan biên tập không đưa vấn đề ban hành luật về Đảng vào Hiến pháp.
    Trong chương này, Điều 9 quy định về MTTQ Việt Nam, cũng có 2 phương án được đưa ra. Phương án thứ nhất, bổ sung Điều 9 quy định “Đại đoàn kết dân tộc là động lực phát triển của Nhà nước và xã hội”; sửa khoản 2 quy định về MTTQ theo đề xuất của UB TƯ MTTQ và bổ sung khoản 3 quy định về vai trò của các tổ chức chính trị xã hội và các thành viên khác của mặt trận. Nếu chấp nhận phương án này, Điều 10 về vai trò của tổ chức Công đoàn được bãi bỏ.
    Phương án thứ 2, các nội dung sửa đổi, bổ sung cũng tương tự nhưng không bổ sung khoản 3. Theo phương án này, dự thảo luật vấn duy trì Điều 10.

    Ủng hộ đê anh em! =D>
  2. oracle_82

    oracle_82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    3.549
    Đổi đc thì tốt. Ít nhất về mặt ngoại giao với các nước. Bởi trên TG hiện nay còn mỗi CHXHCN VN. duy nhất.
  3. huyhoangvtu

    huyhoangvtu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    40
    Chắc là dc bật đèn xanh rồi :)
  4. EDS.COM

    EDS.COM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Đã được thích:
    6.296
    Loại ý kiến thứ 2 đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì tên này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên, được long trọng công bố qua Bản tuyên ngôn độc lập của Bác, được thể hiện qua 2 bản Hiến pháp (1946 và 1980).

    Tên gọi này cũng được cho là phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với tính chất của nền kinh tế định hướng XHCN. Tên gọi này có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới…




    Ơ thế ra XHCN là cái thứ không lôi cuốn, không tập hợnp đoàn kết dân tộc, không tạo sự đồng thuận chung trong XH, không thuận lợi trong quan hệ hợp tác với các nước trên TG à?


    Hay chửa? XHCN là cái chi mà ghê sợ vậy? :))
  5. bnw2006

    bnw2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    7.084
    Ai không đồng ý nào?
  6. oracle_82

    oracle_82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    3.549
    XHCN là thứ hoang tưởng.
  7. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    Em ko ung ho sua ten nuoc.
  8. Amabo

    Amabo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2012
    Đã được thích:
    3
    Ủng hộ sửa tên nước để khỏi lạc lõng với thế giới
    Cả thế giới có mỗi mấy ông XHCN: TQ, VN, TT, Cuba
    Trung Quốc thực tế đã tư bản hoá về chất
    Còn lại 3 ông quặc quẹo
    Tính làm người đặc biệt ai dè trở thành dị biệt từ lúc nào không hay
  9. hung_6789

    hung_6789 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/09/2012
    Đã được thích:
    13
    làm ngay được thì tốt...........mặc dù biết bản chất lãnh đạo vẫn ko thay đổi được.
    nhưng bọn tây mũi lõ nó vẫn thích VNDCCH hơn cái tên XHCN......nghe nó lạc hậu và ấu trĩ.
  10. EDS.COM

    EDS.COM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Đã được thích:
    6.296



    DM, nói bậy, toàn Đ, toàn dân đang phấn đấu đi lên CNXH đấy, nhưng hơi buồn, thậm chí khá buồn là cái chữ XHCN éo tập hợp đoàn kết dân tộc, éo tạo sự đồng thuận chung trong XH, éo thuận lợi trong quan hệ hợp tác với các nước trên TG?????????? Vì sao nên cơ sự này, tốt đẹp thế cơ mà???????????

Chia sẻ trang này