Để ý dòng CK nhé

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi romanticboi, 10/04/2012.

4075 người đang online, trong đó có 334 thành viên. 18:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 661 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. romanticboi

    romanticboi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Sắp ra loạt tin KQKD Quý I rồi, SHS đã cho tín hiệu đầu tiên, SSI, KLS, VND, SBS sẽ tiếp bước :)
  2. tlong01

    tlong01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    0
    ra tin rồi là hết vị
  3. stock113

    stock113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/07/2011
    Đã được thích:
    1
    ra rồi mà.
  4. romanticboi

    romanticboi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    cứ KLS, VND, SBS, SSI, HCM mà chiến nhé :)

    còn mấy em PNs thì không biết khi nào rụng


    Kê thêm thuốc cho CTCK


    Phong trào đầu tư vào CTCK những năm trước đây đang dần bộc lộ nhiều bất cập, phần lớn CTCK hiện trong tình trạng “sống dở, chết dở” nếu không tự nhận sai để tái cấu trúc.
    Tự tung tự tác
    Cách đây 3 năm, UBCKNN từng có kế hoạch đưa tài khoản tiền gửi của NĐT ra khỏi CTCK để NĐT mở tài khoản trực tiếp tại hệ thống ngân hàng thương mại, nhằm bảo vệ tuyệt đối tiền của NĐT, đồng thời ngăn chặn việc chiếm dụng sử dụng không an toàn tiền gửi của NĐT.

    Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có khoảng 10% các CTCK thực hiện quy định này, trong khi UBCKNN dường như “lơ” luôn quy định này. Hiệp hội Các NĐT tài chính Việt Nam (VAFI) đã nhiều lần kiến nghị phải thực hiện tách bạch tài khoản nhưng đều bị UBCKNN “bác” do bị lợi ích nhóm chi phối. Cũng chính vì sự hời hợt này dã dẫn đến hàng loạt vi phạm của các CTCK trong thời gian gần đây.

    Điển hình là tình trạng một số CTCK mất khả năng thanh toán trong một số giao dịch (không thanh toán đủ tiền mua CK cho khách hàng) và bị Trung tâm Lưu ký CK nhắc nhở công khai.

    Điều đáng nói là nhiều trường hợp mất khả năng thanh toán nghiêm trọng đến mức chỉ thiếu hơn 1 tỷ đồng cũng không có khả năng thanh toán cho Trung tâm lưu ký, trong khi vốn pháp định cho hoạt động môi giới CK là 25 tỷ đồng.

    Thời gian gần đây lại xuất hiện thêm tình trạng nhiều nhân viên CTCK, thậm chí có những người đang nắm giữ vị trí cao nhất của CTCK đã chiếm dụng vốn của NĐT từ ngân hàng thương mại lên đến hàng trăm tỷ đồng rồi bỏ trốn. Tình hình này đang đe dọa đến khả năng mất tiền của NĐT nhưng đến nay UBCKNN cũng không có giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng này.

    Nếu như NĐT gởi tiền tiết kiệm vẫn có thể yên tâm tuyệt đối vì Nhà nước có chính sách bảo đảm tiền gửi khi ngân hàng phá sản, tiền gởi của các NĐT tại các CTCK gần như buông lỏng. Rõ ràng tình trạng NĐT bị CTCK hay nhân viên CTCK lừa đảo chiếm đoạt tiền gửi vẫn chưa ai đứng ra chịu trách nhiệm đền bù tài sản cho NĐT.

    Theo nhận định của các chuyên gia, hầu hết các CTCK có thể đáp ứng được quy định tách bạch tài khoản một cách dễ dàng, chỉ có một số ít CTCK không đáp ứng được điều kiện do không hội đủ số vốn pháp định và đương nhiên bị loại bỏ chức năng môi giới.

    Tuy nhiên, việc có quá nhiều CTCK dẫn đến chất lượng hoạt động không cao do nguồn nhân lực quản lý bị phân tán, buộc phải cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh bằng mọi giá để thu hút khách hàng dẫn tới việc tỷ lệ cho vay đầu tư CK quá lớn (có CTCK cho NĐT vay gấp 5 lần vốn tự có). Cạnh tranh cho vay nhiều đã biến TTCK trở thành sòng bạc và hậu quả tất yếu cả NĐT và CTCK đều thua lỗ khi TTCK đi xuống.

    Cần mạnh tay

    Theo đề án tái cấu trúc TTCK, từ tháng 1-4, UBCKNN sẽ mạnh tay hơn trong việc kiểm soát và phân loại CTCK. Theo đó, UBCKNN sẽ có quyết định đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với các CTCK không khắc phục được tình trạng kiểm soát.

    Tuy nhiên, theo phân tích của VAFI, giải pháp này sẽ không phát huy nhiều hiệu quả. Điều cần thiết lúc này là cần “cắt tỉa” bớt các CTCK, nhanh chóng giảm 75% số lượng CTCK nhằm tập trung, sắp xếp lại nguồn nhân lực, loại bỏ tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hoạt động như: giải thể, hợp nhất, sáp nhập. Nếu làm được điều này sẽ góp phần bảo vệ đồng vốn của cổ đông, tạo sự an toàn và lành mạnh cho TTCK.

    Giải pháp mạnh tay nữa là Thủ tướng Chính phủ nên có văn bản yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, CTCP nơi Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối thực hiện ngay việc giải thể, hợp nhất, sáp nhập hoặc thoái vốn tại các CTCK.

    Yêu cầu CTCK phải tăng vốn pháp định theo lộ trình đạt 600 tỷ đồng năm 2013 (hiện nay là 300 tỷ đồng) và 1.200 tỷ đồng vào năm 2015. Bằng các giải pháp trên, sẽ dễ dàng tái cơ cấu hệ thống CTCK, đồng thời tăng sự hấp dẫn cho việc đầu tư từ các CTCK nước ngoài và sẽ bảo vệ được tài sản của cổ đông.

    Ngay bản thân các CTCK cần nhận thức rằng từ bỏ lợi ích nhỏ để hướng tới những lợi ích lớn hơn nhằm lấy lại niềm tin của NĐT vào hệ thống CTCK.

    Theo Kim Giang
    Sài gòn đầu tư tài chính
  5. romanticboi

    romanticboi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Từ 1/6/2012: Cty đại chúng có vốn từ 120 tỷ trở lên sẽ thực hiện công bố thông tin như DN niêm yết


    Thông tư 52 còn quy định CTCK phải công bố tỷ lệ vốn khả dụng có soát xét cùng thời điểm công bố BCTC bán niên và BCTC năm. VSD sẽ công bố Danh sách công ty đại chúng quy mô lớn.
    Ngày 5/4, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2012 và thay thế Thông tư số 09/2010/TT-BTC.

    Theo thông tư 52, việc công bố thông tin của các công ty đại chúng có quy mô lớn (kể cả các công ty chưa niêm yết nhưng có vốn từ 120 tỷ trở lên, có trên 300 cổ đông) sẽ được quy định như các tổ chức niêm yết; danh sách các công ty đại chúng quy mô lớn sẽ được Trung tâm lưu ký chứng khoán công bố.

    Ngoài ra thông tư còn quy định rõ việc công bố thông tin của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng; CTCK, công ty quản lý quỹ; công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và quy định việc công bố thông tin của UBCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

    Đối với công ty đại chúng (CTCP nói chung) phải công bố định kỳ báo cáo tài chính năm được kiểm toán (không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính); báo cáo thường niên, báo cáo tình hình quản trị công ty; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và thông tin về việc chào bán chứng khoán và tiến độ sử dụng vốn từ đợt chào bán.

    Công ty đại chúng phải công bố thông tin trong vòng 24h khi có sự kiện ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tài khoản bị ngân hàng phong tỏa, quyết định mua bán cổ phiếu quỹ, nghị quyết về mức cổ tức, phát hành cổ phiếu thưởng, phát hành trái phiếu trên 30% vốn, chia tách, hợp nhất doanh nghiệp…Ngoài ra công ty đại chúng còn phải công bố thông tin theo yêu cầu của UBCK và SGDCK.

    Đối với tổ chức niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn:

    Ngoài việc công bố báo cáo năm có kiểm toán, tổ chức niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo bán niên được soát xét, thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính.

    Phải công bố báo cáo tài chính quý, trường hợp chênh lệch LNST vượt 10% so với cùng kỳ năm trước phải có giải trình.

    Tổ chức niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn phải thực hiện công bố thông tin bất thường trong vòng 24h khi:

    - Công ty bị tổn thất tài sản từ 10% vốn chủ sở hữu

    - Quyết định/nghị quyết tăng giảm vốn điều lệ, góp vốn có giá trị 10% tổng tài sản vào tổ chức khác; góp vốn có giá trị 50% trở lên tổng vốn của công ty nhận vốn góp; thông qua hợp đồng vay hoặc cho vay lớn hơn 50% tổng tài sản..

    - Mua bán tài sản có giá trị lớn hơn 15% tổng tài sản của công ty

    - Cổ phiếu của công ty niêm yết tăng trần hoặc giảm sàn 10 phiên liên tiếp

    Đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ: CTCK phải công bố định kỳ báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng được soát xét tại tháng 6 và tháng 12 cùng thời điểm công bố thông tin báo cáo bán niên và báo cáo tài chính năm. (Tỷ lệ này sẽ là tham chiếu để phân loại các CTCK theo Thông tư 226).

    CTCK, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin bất thường trong vòng 24h nếu công ty bị tổn thất 10% giá trị tài sản trở lên, có quyết định khởi tố đối với thành viên HĐQT hoặc ban Giám đốc…

    Đối với tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng: Ngoài việc công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính và thông tin bất thường theo quy định, trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi không bắt buộc, tổ chức phát hành phải gửi thư thông báo tới từng trái chủ và thực hiện công bố thông tin về việc chuyển đổi trái phiếu chậm nhất 1 tháng trước ngày chuyển đổi.

    Trường hợp công ty chào bán trái phiếu ra công chúng để huy động vốn cho dự án đầu tư, định kỳ 6 tháng kể từ ngày kết thúc chào bán phải công bố thông tin về tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.

    Đối với cổ đông lớn sở hữu 5% trở lên chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng dạng đóng phải báo cáo trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày trở thành/không còn là cổ đông lớn sở hữu 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư dạng đóng.
    Tổ chức cá nhân nắm giữ 5% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng có thay đổi về số lượng cổ phiếu vượt 1% phải báo cáo trong 7 ngày, kể từ ngày thay đổi tỷ lệ sở hữu. Ngoài ra, việc chào mua công khai và giao dịch cổ phiếu quỹ được thực hiện công bố thông tin theo quy định của Luật chứng khoán và văn bản hướng dẫn.

    Phương Mai

    Theo TTVN/SSC
  6. romanticboi

    romanticboi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    tranh thủ các bạn nhé :)
  7. romanticboi

    romanticboi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán BIDV: Bất ngờ báo lãi 28 tỷ đồng quý I
    Mảng doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn đạt 27,81 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất.

    Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI) công bố kết quả kinh doanh quý I/2012.
    BSI thành công ty chứng khoán thứ 3 sau SHS, IVS công bố lãi quý I/2012. Doanh thu trong kỳ của BSI đạt 72,84 tỷ đồng, gấp 3 lần mức 24,47 tỷ đồng cùng kỳ. Theo giải trình của BSI, do tình hình chung của toàn thị trường quý I/2012 thuận lợi nên doanh thu của công ty tăng mạnh.
    Mảng doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn đạt 27,81 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất. Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán đạt 9,59 tỷ đồng.
  8. romanticboi

    romanticboi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    nói rồi mà chắc các bạn không để ý :)
  9. romanticboi

    romanticboi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    tranh thủ nhé các bạn :)
  10. romanticboi

    romanticboi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    khi mọi người xả là lúc mình múc :)

Chia sẻ trang này