Đi tìm điểm tựa vững chắc cho thị trường sắp đến

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockamateur, 04/07/2008.

1975 người đang online, trong đó có 231 thành viên. 00:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 370 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. stockamateur

    stockamateur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm điểm tựa vững chắc cho thị trường sắp đến

    Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 10 phiên liên tiếp đưa VN- INDEX từ 366 lên mốc 439 điểm. Mức cản 450 là một mức cản có tính quyết định nếu vượt múc cản này thì đích đến 600 điểm vào cuối năm nay sẽ là một ước mơ trong tầm với. Nói như thế thì rất dễ nhưng chúng ta phải có những luận cứ xác thực để xem đích đến đó có hiện thực không.
    Trước tiên ta hãy xem xét những tác nhân là lực đẩy cho thị trường.
    - Lạm phát tháng 6 chỉ còn 2,14% so với tháng 5 là 3,9% và là tháng có chỉ số lạm phát thấp nhất kể từ đầu năm nếu từ tháng 7 trở đi chỉ số này <2% và tháng sau nhỏ hơn tháng trước thì đây là một cơ sở vững chắc cho niềm tin của nhà đầu tư.
    - Chính phủ vừa tái khẳng định không tăng giá các mặt hàng thiết yếu cho đến hết năm 2008 cụ thể là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, điện, xăng dầu ?. Đây là một tín hiệu lạc quan giúp tăng cường niềm tin.
    - Một nguy cơ khủng hoảng tài chính là khó có thể sảy ra trong khi đó thị trường chứng khoán đã giảm 68% tương đương với sự suy giảm của một cuộc khủng hoảng tài chính và trở nên quá rẻ. Một số nhà phân tích còn cho đây là một cơ hội ?oVàng?.
    - Ngân hàng nhà nước vừa thông báo dự trữ ngoại tệ khoảng 21 tỷ USD đủ để bù đắp mọi sự thâm hụt của cán cân thương mại hơn nữa tỷ lệ nhập siêu trong tháng 6 cũng giảm đáng kể.
    - Vốn FDI có khả năng đạt được con số 34 tỷ USD trong năm 2008 chứng tỏ Việt Nam vẫn còn là một điểm đầu tư lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài.
    - Luồng vốn đang dịch chuyển từ BĐS và GOLD vào CK vì các nhà đầu tư cho rằng thời điểm này đầu tư CK ít rủi ro hơn Vàng và BĐS.
    Còn những yếu tố nào là lực cản
    Trước hết đó là sự gia tăng hàng ngày của giá dầu trên thế giới. Mặt dù CP cam kết không tăng giá cho đến hết năm 2008 nhưng với mức giá từ 100 đến 130 USD một thùng dầu thô CP đã phải bù lỗ ngót 11.000 tỷ trong 6 tháng đầu năm. Theo IMF thì giá dầu thô sẽ vượt ngưởng 170 USD vào tháng 9 năm nay ta có thể tính ra được CP sẽ gồng cho khoản lỗ này là bao nhiêu và sức chịu dựng có đến hết năm 2008 được không. Khoản lỗ này sẽ được bù đắp bằng nguồn nào. Môt số ý kiến cho rằng CP bù lỗ bằng nguồn dầu thô tăng cường khai thác ở thềm lục địa. Nghe cũng có lý nhưng tôi xin không nói lên chính kiến của mình về vấn đề này?
    Nếu CP quyết tâm không tăng giá xăng dầu thì việc thất thoát nguồn năng lượng quá rẻ hằng ngày dọc các tuyến biên giới sẽ là một con số rất lớn. Sự thất thoát này giống như một nhà kia bố mẹ lao động quần quật tiết kiệm từng đồng trong khi thằng con súc gạo mang cho hàng xóm. Sẽ không có bất cứ một biện pháp chế tài nào có thể ngăn cản được ngoài việc nâng mức giá lên ngang bằng thế giới.
    Một nguy cơ khủng hoảng tài chính sẽ khó thể sảy ra không có nghĩa là không thể sảy ra khi chinh sách thắt chặt tiền tệ chưa được thực hện triệt để. CP kêu gọi tiết giảm chi tiêu công mà chưa có động thái quyết liệt cho vấn đề này. Cụ thể từ đầu năm đến nay chi tiêu công chỉ tiết giảm khoảng 8.000 tỷ một con số không quá lớn. Nếu như từ giờ đến cuối năm nước ta chỉ có một cơn bão ảnh hưởng trực tiếp thì 8.000 tỷ cắt giảm không đủ để bù đắp.
    Tỷ lệ lạm phát tuy có giảm trong tháng sáu nhưng chưa có cơ sở vửng chắc đảm bảo cho các tháng còn lại giảm và tỷ lệ lạm phát cả năm rất có khả năng là trên 30%.
    Với tỷ lệ lạm phát 30%/năm thì lãi suất cơ bản 14% hiện nay có khả năng sẽ được nâng lên nếu không thì chính sách thắt chặt tiền tệ và ổn định tỷ giá của CP sẽ bị phá sản. Hơn nữa CP còn phải đương đầu với nguy cơ mất tính thanh khoản của một số ngân hàng ngoài quốc doanh. 10 ngân hàng đang đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt của NHNN đang là ngòi châm cho sự bùng nổ khủng hoảng tài chính Giống như khủng hoảng tín dụng đầu nhửng năm 90 của thế kỳ trước.
    Trong khi nguồn vốn FDI cũng không thể một sớm một chiều đổ và việt nam mà phải có một lộ trình nhất định để hấp thu nó một cách tốt nhất. Và nếu CP không thực hiện tốt chính sách tài chính liệu cam kết FDI 34 tỷ trên có được thực hiện trọn vẹn.
    Luồng vốn luân chuyển giữa BDS,VÀNG,CK không thể xem là động lực thúc đẩy sự tăng trương bền vững do tỷ trọng vốn không thể FIX trong trung và dài hạn. Hơn nữa nó được luân chuyển rất nhanh như nước trong hai chiếc bình thông nhau. Cũng có khí nó còn được xem là lực cản.
    Trên đây là những nhận định khách quan kể cả lạc quan và bi quan để cho các nhà đầu tư cá nhân có những nhận định dúng đắn và có quyết định hợp lý với những khoản đầu tư của mình. Ở đây tôi không khuyên mọi người mua hay bán CK lúc này.
    Tính minh bạch của thị trường đang còn ở mức sơ khai dẫn đến sự thao túng của một số ít cá nhân và tổ chức có tiềm lực lớn mà người ta gọi là Big Boys thì mọi sự vô lý trên thị trường đều có thể sảy ra. Một số nhà đầu tư nhỏ lẻ nương theo nó đế kiếm sống, một số khác thì tránh xa đó là tùy tâm trạng và phán đoán của mỗi người
    Nếu nhận định của tôi hợp lý các bạn Vote cho tôi là tôi vui rồi. Mặc dù tôi cũng chăng cần * để làm gì cả. Còn nếu tôi nhận định có điểm nào sai mong các (hơi) cao thủ chỉ giáo bằng sự chân thành và xây dựng để làm động lực cho các bài viết sau tốt hơn chất lượng hơn.
  2. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Đã được thích:
    0
    Nếu xảy ra cuộc khủng hoảng từ các NH thì sẽ rất phiền. Khi các NH nhỏ mất thanh khoản và bị chi phối quá lớn sẽ bị ép sáp nhập... lúc này cuộc chạy đua bán các CP NH sẽ khốc liệt vì ngoài những NH bị sáp nhập gây cuộc tháo chạy thì những NH lớn được chỉ định thâu tóm các NH nhỏ này cũng bị giảm giá trị CP vì tự nhiên phải gánh 1 cái trách nhiệm trả nợ cái đống hổ lốn này làm giảm khả năng chịu đựng bão tố và sức đề kháng đi đáng kể. Nếu đúng lúc đó BĐS lại có biểu hiện mất cân bằng sẽ diễn ra cuộc tháo chạy tập thể như lúc "cháy rừng". Nhưng tôi tin CP sẽ xì hơi thành công BĐS tuy nhiên sẽ phải chịu thiệt thòi 1 tí để nhường 1 phần quyền lợi cho nước ngoài.



    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 04/07/2008

Chia sẻ trang này