Điểm mặt nợ và tiền mặt ngắn hạn của các doanh nghiệp BDS

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zic_zac_up, 17/11/2011.

7413 người đang online, trong đó có 1154 thành viên. 14:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 563 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. zic_zac_up

    zic_zac_up Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Đã được thích:
    0
    http://analysis.com.vn/DetailNews.aspx?IdNews=8555
    Điểm qua những khoản vay sắp đến hạn của DN bất động sản (16-11-2011)

    Tổng dư nợ của các công ty bất động sản niêm yết trên hai sàn chứng khoán tính đến hết tháng 9/2011 ước khoảng 82,131 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn khoảng 45,009 tỷ đồng, trong đó các khoản vay và nợ ngắn hạn là 8,498 tỷ đồng, tức khoảng 19% so với tổng nợ ngắn hạn và hơn 10% so với dư nợ toàn ngành.

    Về giá trị tuyệt đối, CTCP Vincom (HOSE: VIC) dẫn đầu với 16,323 tỷ đồng, trong đó các khoản vay và nợ ngắn hạn chỉ chiếm gần 1,178 tỷ đồng đồng. Các khoản còn lại chủ yếu là người mua trả trước, chi phí phải trả, các khoản phải trả, phải nộp khác… Theo thuyết minh từ phía VIC, công ty hiện có khoản vay ngắn hạn từ BIDV với số tiền 345.68 tỷ đồng và vay Credit Suisse hơn 825 tỷ đồng, thời hạn 11 tháng với lãi suất chỉ 6%. Do vậy, có thể thấy với lượng tiền và tương đương tiền gần 893 tỷ đồng thì VIC hoàn toàn có thể ứng phó được nếu trường hợp các khoản vay tới hạn trả nợ.

    CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) xếp thứ hai về dư nợ với hơn 7,192 tỷ đồng, trong đó các khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm gần 2,762 tỷ đồng. Theo HAG, công ty có 2,305.6 tỷ đồng tiền vay ngân hàng; 30 tỷ đồng vay các tổ chức và cá nhân khác. Ngoài ra, HAG có 426 tỷ đồng nợ dài hạn đến hạn phải trả. Như vậy, áp lực trong ngắn hạn đối với HAG đến từ 2,767 tỷ đồng vay ngắn hạn và 426 tỷ đồng nợ đến hạn.

    Đơn vị tính: Tỷ đồng



    Nguồn: VietstockFinance

    CTCP Vạn Phát Hưng (HOSE: VPH) có số nợ ngắn hạn lên đến 881 tỷ đồng, gấp gần 1.7 lần vốn chủ sở hữu, trong đó các khoản vay ngắn hạn chiếm đến 514 tỷ đồng, nhưng công ty hiện có lượng tiền mặt chưa đến 20 tỷ đồng. Đây sẽ là áp lực rất lớn cho công ty vào cuối năm khi các ngân hàng đẩy mạnh việc giảm tỷ lệ tín dụng phi sản xuất xuống 16%. Theo thuyết minh từ phía VPH, công ty có khoản vay 77 tỷ đồng tại Agribank Chợ Lớn đến hạn phải trả. Bên cạnh đó là các khoản vay ngắn hạn trị giá 297.93 tỷ đồng từ các ngân hàng Agribank Chợ Lớn, Vietinbank Bình Tân và Agribank Thành Đô. Ngoài ra, gần 139 tỷ đồng khác được VPH vay từ các cá nhân và tổ chức khác.

    Với CTCP TV - TM - DV Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC), nhìn vào số nợ ngắn hạn trên 1,725 tỷ đồng, nhưng tiền và các khoản tương đương tiền chỉ khoảng 1.38 tỷ đồng. Vì vậy không ít nhà đầu tư sẽ cảm thấy lo lắng cho doanh nghiệp này. Trong khoản nợ ngắn hạn, tiền vay và nợ ngắn hạn của HQC chiếm gần 160 tỷ đồng. Theo thuyết minh của HQC, vay ngắn hạn chiếm 99.5 tỷ đồng, và nợ dài hạn đến hạn trả là 59.33 tỷ đồng.

    Tương tự, CTCP Đầu Tư & Phát Triển Đô Thị Dầu Khí Cửu Long (HOSE: CCL) chỉ có vỏn vẹn 844 triệu đồng tiền mặt, nhưng các khoản vay và nợ vay lên đến 84 tỷ đồng. Tính chung tổng số nợ ngắn hạn của công ty là gần 170 tỷ đồng, chiếm khoảng 73% vốn chủ sở hữu. Các khoản vay của CCL đều có thời hạn 12 tháng, nhưng tính đến thời điểm 30/09 đều đã quá hạn từ nhiều tháng trước. Đáng chú ý là khoản vay 50 tỷ đồng của Agribank Sóc Trăng từ 02/04/2010, tức trễ hơn 5 tháng mà chưa thể thanh toán. Khoản vay này được thế chấp bằng quyền sử dụng đất khu đô thị 5A. Các khoản vay khác cũng được thế chấp bằng mảnh đất này. Điều này cho thấy, một khi các ngân hàng làm mạnh tay, tiến hàng siết tín dụng vào cuối nằm 2012, CCL khó có khả năng chống đỡ, dù giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp này đến 336 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc chuyển từ hàng sang tiền đối với bất động sản trong thời gian ngắn là điều không hề dễ dàng.

    Và còn rất nhiều doanh nghiệp bất động sản khác có tỷ lệ nợ vay ngắn hạn vượt xa lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền tính đến hết tháng 9/2011. Tiêu biểu như TIG tỷ lệ này là hơn 92 lần, PPI với 56.6 lần, NDN gần 48 lần, VHH và LGL đều đạt hơn 20 lần.

    Hàng tồn kho là một trong các khoản tài sản giúp doanh nghiệp dễ đổi sang tiền mặt trong một số trường hợp khẩn cấp để xoay sở. Với các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết, giá trị hàng tồn kho hầu hết đều lớn hơn giá trị các khoản vay và nợ ngắn hạn, do vậy đây là yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp trong trường hợp ngân hàng siết nợ để giảm tăng trưởng tín dụng phi sản xuất theo quy định. Tuy vậy, với một số doanh nghiệp như DXG, OCH, PV2, CLG, PFL, TIG, PXL, LGL và HAG giá trị vay và nợ ngắn hạn lớn hơn nhiều so với giá trị hàng tồn kho.

    Nhưng dù như thế nào, với các doanh nghiệp bất động sản việc chuyển đổi từ hàng tồn kho sang tiền mặt trong thời gian ngắn để trả nợ vay là điều không hề dễ dàng trong bối cảnh đóng băng hiện nay, huống chi hầu hết các tài sản này đều đã đem thế chấp ngân hàng.
  2. binhtua1

    binhtua1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    589
    Phú Hưng đóng cửa miẹ nó rồi, bầy đặt làm gì. Bây giờ mà Chứng "thối" thì chết cả lũ
  3. vn.info

    vn.info Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    1
    :-??
    VIC đang thở bình ôxi rồi, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thở máy, có thể cuối năm 2012 thì rút ống không cần ôxi nữa:)):)):)):))
    dự cổ phiếu vic về bằng mệnh giá.
  4. thamlang

    thamlang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    1

Chia sẻ trang này