Diễn biến sắp tới của Thị trường chứng khoán ???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi allstock, 26/06/2006.

4745 người đang online, trong đó có 377 thành viên. 09:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1093 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. allstock

    allstock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Diễn biến sắp tới của Thị trường chứng khoán ???

    Tháng tới sẽ có ít nhất năm doanh nghiệp lên sàn và hàng loạt công ty phát hành cổ phiếu. Quy mô sàn giao dịch Tp.HCM hứa hẹn sẽ tăng gấp hai lần?

    Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) vừa quyết định trong tháng 7/2006 sẽ phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu, tổng mệnh giá 100 tỉ đồng, đầu tư cho các dự án mới. REE không phải là doanh nghiệp duy nhất cung ứng thêm hàng hóa cho thị trường. Tháng tới sẽ có ít nhất năm doanh nghiệp lên sàn và hàng loạt công ty phát hành cổ phiếu. Quy mô sàn giao dịch Tp.HCM hứa hẹn sẽ tăng gấp hai lần.

    Nguồn cung tăng mạnh

    Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đang dẫn đầu thị trường về nghiệp vụ bảo lãnh. Từ nay đến cuối năm, BVSC đã có trong tay hợp đồng bảo lãnh phát hành cổ phiếu cho 18 doanh nghiệp với tổng giá trị bảo lãnh 2.200 tỉ đồng. Ngoài REE, Bảo Việt còn bảo lãnh cho Gemadept phát hành cổ phiếu trị giá 12,7 tỉ đồng mệnh giá; Mekongpharm 30 tỉ đồng; Vidipharm 20 tỉ đồng; Nhựa Bình Minh 30 tỉ đồng; Công ty Thương mại và Đầu tư SMC 12,5 tỉ đồng, Bút bi Thiên Long 25 tỉ đồng...

    Ông Tô Hải, Giám đốc chi nhánh BVSC Tp.HCM, cho biết 70% thị phần bảo lãnh thuộc về Bảo Việt và công ty sẽ nâng tỷ lệ này lên 90% trong năm 2007. Sở dĩ BVSC giành được hầu hết các hợp đồng bảo lãnh lớn là nhờ lượng khách hàng đông đảo, trong đó có không ít khách hàng của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Chẳng hạn với REE, hiện BVSC và REE đang hoàn tất bản cáo bạch, chuẩn bị nộp hồ sơ phát hành lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nhưng mọi thu xếp với khách hàng về việc mua 100 tỉ đồng cổ phiếu đã xong.

    Một đầu tàu khác của sàn giao dịch là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng đang chuẩn bị tung ra thị trường 159 tỉ đồng cổ phiếu. Ban đầu dự kiến một công ty quản lý quỹ nước ngoài bảo lãnh cho Vinamilk, nhưng không thành công, và hiện Công ty Chứng khoán Sài Gòn đang là nhà tư vấn phát hành cho doanh nghiệp này.

    Tuy nhiên, động thái đáng chú ý nhất là một số công ty sẽ niêm yết, trong đó có Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Những đơn vị đã có giấy phép niêm yết bao gồm: Nhựa Bình Minh, Comeco, Viễn Liên, Sudico. Những đơn vị đã được chấp thuận niêm yết: Xuất nhập khẩu Bến Tre, Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Vinafco.

    Ông Vũ Bằng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nói rằng Vĩnh Sơn - Sông Hinh hoàn toàn có khả năng nhận giấy phép niêm yết vào cuối tháng 6 và lên sàn trong tháng 7. Hiện nay tổng mệnh giá cổ phiếu niêm yết của 37 doanh nghiệp là 4.196 tỉ đồng (tổng vốn hóa thị trường hơn 29.500 tỉ đồng). Con số này sẽ được nâng lên 7.311 tỉ đồng khi Sacombank và Vĩnh Sơn - Sông Hinh niêm yết. Đây được xem là một bước tiến khá ấn tượng trong việc tăng cung cho thị trường.

    Tiến và lùi

    Trong khi nguồn cung tăng lên thì cầu cổ phiếu dường như có dấu hiệu chựng lại. Một số quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam tỏ ra thận trọng hơn trong đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do việc huy động vốn từ nước ngoài để đầu tư vào Việt Nam đang khó hơn so với những tháng trước.

    Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital, cho biết việc huy động thêm 75 triệu đô la Mỹ để tăng vốn cho Quỹ VOF (Vietnam Opportunities Fund) đang bị chậm lại và việc đóng quỹ sẽ phải dời sang mùa hè (trong quí III/2006).

    Một số quỹ đầu tư bắt đầu ?okêu ca? rằng giá cổ phiếu ở Việt Nam thời gian qua tăng quá nóng, khiến cho mặt bằng giá quá cao. Một số ngân hàng đầu tư vẫn tiếp tục ủy thác cho công ty chứng khoán bỏ thêm tiền vào cổ phiếu, cả niêm yết lẫn OTC, nhưng với mức giá do họ ấn định.

    Tuy nhiên, với những quỹ mới vào (như Vietnam Holding của Thụy Sỹ với vốn huy động hơn 110 triệu đô la Mỹ để đầu tư vào Việt Nam, vừa niêm yết tại London hoặc chuẩn bị bỏ tiền vào Việt Nam, thì chứng khoán vẫn có sức hấp dẫn riêng của nó. Khoảng 20 quỹ đầu tư hình thành từ bên ngoài đang hoàn tất thủ tục để có thể mua bán cổ phiếu ở Việt Nam (xin trading code). Một số đối tác tiếp tục đề nghị được góp vốn liên doanh với các công ty chứng khoán.

    Song, sự tham gia thị trường của các quỹ mới sẽ không đồng nghĩa với nhu cầu chứng khoán tăng vọt. Một xu hướng rất rõ là các nhà đầu tư pháp nhân đang nhẫn nại chờ đợi những đột phá lớn của thị trường bằng sự xuất hiện những doanh nghiệp niêm yết tầm cỡ. Với những khoản đã đầu tư, họ tiếp tục nắm giữ vì chưa có những nguồn hàng mới chất lượng cho họ thay đổi danh mục đầu tư hoặc giải ngân vốn. Vì vậy sự lên sàn của Sacombank và Vĩnh Sơn - Sông Hinh đang được trông đợi không chỉ như nguồn cung hàng hóa mới, mà còn là lời giải cho câu hỏi: thị trường sẽ lớn lên ở mức độ nào và có căn bản không?

    Source: TBKTSG

    Xin mời các bác cho ý kiến phân tích về vấn đề trên.

Chia sẻ trang này