Điều gì sẽ sảy ra khi 5 triệu người thất nghiệp- Hậu quả của chính sách kích cầu bằng mồm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vni5000, 14/02/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7371 người đang online, trong đó có 1139 thành viên. 14:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 401 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Điều gì sẽ sảy ra khi 5 triệu người thất nghiệp- Hậu quả của chính sách kích cầu bằng mồm

    Thất nghiệp tăng mạnh ở làng nghề

    Dự tính khoảng năm triệu lao động trong làng nghề bị mất việc trong năm 2009
    Kinh tế thế giới suy thoái, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, lao động tại các làng nghề của Việt Nam sẽ bị mất việc hàng loạt.
    Năm 2009, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam dự đoán khoảng 5 triệu lao động sẽ thất nghiệp.

    Đây là những lao động làm trong các ngành nghề nghề thủ công như gốm sứ, mộc, gỗ, mây tre đan.

    Thủ công mỹ nghệ là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Và chúng là đầu mối giải quyết công ăn việc làm cho người lao động vùng nông thôn.

    Ông Lưu Duy Dần, phó chủ tịch kiêm tô?ng thư ký Hiệp hội Làng nghề Việt Nam giải thích về con số 5 triệu lao động mất việc:

    ?oCon số ấy nó có hai mặt. Một mặt là người làm thời vụ, hiện nay các làng gốm Bát Tràng rồi đồ gỗ, mây tre đan bị giảm hết. Họ bỏ đi một nửa hoặc thậm chí hai phần ba. Không có việc làm họ phải tạm nghỉ.?

    Còn ông Lê Huy Thanh, phó chủ tịch Hội gốm sứ Bát Tràng, trong một cuộc trao đổi với BBC, thừa nhận hàng xuất khẩu giảm nhiều trong năm 2008:

    ?oĐối với ngành gốm sứ tại Bát Tràng, lượng hàng xuất khẩu giảm nhiều trong năm, có khi đến 40 hay 50 %. Tôi cho rằng khi suy thoái kinh tế, sức mua của người nước ngoài giảm đi, họ trở nên cặn kẽ với việc chi tiêu.?

    Giãn thợ

    Báo Việt Nam đưa tin có doanh nghiệp làm đồ gốm ở Bát Tràng giảm nhân viên đến hai phần ba, từ 300 xuống còn 100 người. Do thu nhập giảm, nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản suất.

    Ông Lê Huy Thanh, đồng thời là chủ một sơ sở kinh doanh gốm ở Bát Tràng, tỏ ý lo lắng:

    ?oTôi cũng lo công nhân nghỉ việc. Lo địa phương sản suất đình đốn, rồi lo các địa phương khác cũng vậy thì sẽ ảnh hưởng đến lượng khách đến Bát Tràng cũng như là các điểm du lịch khác.?


    Có doanh nghiệp gốm Bát Tràng giảm hai phần ba nhân viên cuối năm 2008

    ?oRiêng lao động tại Bát Tràng và một số ngành nghề địa phương, chứ tôi chưa nói rộng ra, con số năm triệu người mất việc là còn thấp. Hiện nay Bát Tràng đang tìm hướng đi khác để khắc phục.?

    Ông Thanh nói nhiều doanh nghiệp đang nhắm đến thị trường nội địa, lập quầy giới thiệu sản phẩm tại trung tâm thương mại, tìm cách đưa gốm sứ làng nghề vào siêu thị.

    Lo ngại về mối liên hệ giữa nạn thất nghiệp tại nông thôn và bất ổn xã hội, chính phủ Việt Nam vừa yêu cầu hai bộ Nông Nghiệp và Lao Động ?~báo cáo tình hình để tìm ra giải pháp?T.

    Báo trong nước nhắc đến quan ngại của một số người, đó là ngay cả khi chính phủ có giải pháp, các làng nghề ủng hộ, nhưng do dân trí còn thấp, cách điều hành của bộ hay địa phương không sát sao, mỗi người nói một phách, cuối cùng thất nghiệp tại thôn quê vẫn là thách thức lớn trong thời kinh tế khủng hoảng.
  2. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Thứ Năm, 12/02/2009, 09:19

    5 triệu LĐ làng nghề thất nghiệp: Các bộ báo cáo gì?

    >> Bài 1

    Bài II: Dành tiền xúc tiến thương mại ra nước ngoài cho giữ việc làm

    TP - Cắt, giảm ngay một số chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) ở nước ngoài, dành cho kích cầu nội địa, có giải pháp cấp giải quyết tình trạng thất nghiệp..., Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo giải quyết tình trạng thất nghiệp ở làng nghề.


    Sản xuất gốm sứ ở Đông Triều - Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Đán


    35.000 lao động mất việc làm

    Thủ tướng có chỉ đạo hai bộ đề xuất giải pháp xử lý thất nghiệp ở làng nghề gần một tháng qua do song, có lẽ do nghỉ tết, các bộ có vẻ chưa chuẩn bị được nhiều phương án kịp thời.

    Ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐTB&XH cho biết hiện chưa có số liệu cụ thể nhưng, qua báo cáo của một số địa phương, có trên 35.000 lao động mất việc.

    Cùng đó, Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp (DN) làng nghề, nhất là đối với Quỹ vốn vay giải quyết việc làm, mà có lẽ trong lúc đặc biệt khó khăn này nên gọi là giữ việc làm.

    Các giải pháp cấp bách đó, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, phải giải quyết thị trường tiêu thụ và vốn vay cho các DN làng nghề. Theo đó, yêu cầu Cục Chế biến Thương mại Nông ?" Lâm ?" Thủy sản cắt giảm ngay một số chương trình xúc tiến thương mại ở nước ngoài để dành thêm kinh phí cho kích cầu nội địa.

    Bộ Công Thương phối hợp để báo cáo Thủ tướng xin tăng thêm vốn cho công tác này. Hiệp hội làng nghề cũng nhanh chóng có đề án xúc tiến thương mại.

    Bộ NN&PTNT sẽ đề nghị Thường trực Chính phủ trực tiếp chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến với các địa phương, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn; phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2009-2010 và tầm nhìn 2020.

    Để giải quyết vốn cho làng nghề, Bộ đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét khoanh nợ, giãn nợ, tạo điều kiện cho các hợp tác xã tín dụng cho làng nghề, DN vay vốn thuận tiện.

    Về hạ tầng, năm 2009, Chính phủ dành 4.000 tỷ đồng cho các địa phương hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng; năm 2010 sẽ cấp thêm 2.000 tỷ. Theo Bộ trưởng Phát, vào thứ ba tuần tới, Bộ NN&PTNT sẽ có báo cáo cụ thể về các giải pháp trình Thủ tướng.

    Có lẽ cháu phải đứng đường

    Sau khi nghe ý kiến đại diện các bộ, ngành, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát hỏi:

    ?oCác đại biểu có cùng nhận định là tình hình hiện nay tại các làng nghề rất trầm trọng không??. Tất cả đại biểu trong hội nghị đều gật đầu.

    Đại diện Sở NN&PTNT Bắc Ninh mở đầu hội nghị thông báo tình hình sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề tỉnh này ngày càng xấu: Thị trường tiêu thụ các sản phẩm mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, sắt thép... gần như bị đóng cửa.

    Tại làng gỗ Đồng Kỵ, sản phẩm tồn kho khoảng 20 triệu USD, 80 phần trăm doanh nghiệp (DN) ngừng sản xuất, 5.000 lao động mất việc. Tại làng giấy Phong Khê, mỗi DN tồn kho vài ba tỷ, 40 phần trăm (trong tổng số 500 DN) tại đây ngừng sản xuất, 50 phần trăm lao động (tương đương 5.000 lao động) mất việc.

    Tại làng sắt thép Đa Hội, cả vạn người không có việc làm. Theo thống kê của 38/63 tỉnh, thành, có 124 làng nghề sản xuất cầm chừng. Khoảng 2.100 hộ đăng ký kinh doanh phá sản, 468 DN hoạt động cầm chừng.

    Ông Vũ Xuân Thép - Giám đốc DN chế biến đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu lớn ở Hải Dương, chua xót, từ cuối 2008 đến nay, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, có tháng tăng 40 phần trăm, càng sản xuất càng lỗ. Khoảng năm tỷ đồng tiền hàng đang tồn kho, chưa có đầu ra.

    ?oKhi tôi thông báo cắt giảm nhân công, một nữ lao động đã khóc và nói Có lẽ cháu phải đứng đường... ? - Anh Nguyễn Văn Kỷ, Giám đốc một DN mây tre đan ở Bắc Ninh kể trong hội nghị.

    ?oKhi đọc bài báo trên Tiền Phong, chúng tôi giật mình, vì số lao động thất nghiệp quá lớn sẽ là gánh nặng của cả xã hội. Hai Bộ (LĐ-TB&XH và NN&PTNT) cần rà soát, thống kê thật kỹ lượng lao động có thể thất nghiệp trong làng nghề để có giải pháp phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ?, ông Tào Bằng Huy nói.


    Đức Kế





    Tin mới nhất:
    Quỹ Bảo vệ Môi trường sẽ trở thành ngân hàng đặc biệt - (13/02)
    Xuất khẩu: Kẻ sốt vó, người ung dung - (13/02)
    Vay tín chấp tiêu dùng: Có thể đến 500 triệu đồng - (13/02)
    Vn-Index tiếp tục giảm, còn 274,51 điểm - (13/02)
    Giá dầu Mỹ xuống thấp nhất trong năm năm qua - (13/02)
    Xếp hàng bán vàng ở phố Trần Nhân Tông - (13/02)
    WB bổ nhiệm giám đốc mới tại Việt Nam - (13/02)
    Giá vàng có thể đạt 19,5 triệu/lượng vào cuối tuần - (13/02)


    Khốn đốn như? lao động làng nghề!
    14:22'' 12/02/2009 (GMT+7)
    - ?oTôi đã hơn 50 năm làm nghề mây tre đan, nhưng kể từ thời điểm mây tre của làng được đem đi xuất khẩu đến nay, thì đây chính là lúc khó khăn nhất. Các sản phẩm mây tre đan không có đầu ra khiến cho lao động của làng nghề phải nghỉ việc hàng loạt? - cụ Nguyễn Văn Sán, 76 tuổi, ở làng nghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) nói về khó khăn của lao động làng nghề.

    TIN LIÊN QUAN
    Ra trường lúc khó khăn, "bở hơi tai" đi tìm việc
    Đầu năm, công nhân TP.HCM lang thang tìm việc
    Ra Tết không có việc, công nhân ngược đường về quê





    Ảm đạm làng nghề mây tre đan



    Dọc theo QL 6, làng nghề mây tre đan cổ truyền Phú Vinh nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chưa đầy 30km về phía Tây. Trong những năm qua, nghề xuất khẩu các sản phẩm mây tre đan như mành, bàn ghế, lọ hoa? đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân trong làng.

    Tuy nhiên, thời gian gần đây, do tác động của suy thoái kinh tế, các đơn đặt hàng sản xuất mây tre giảm hẳn, người lao động của làng Phú Vinh cũng lâm vào cảnh thiếu việc làm.




    Cụ Sán cho rằng, đây đang là thời điểm cực kỳ khó khăn của làng nghề mây tre đan. Ảnh: Vũ Điệp.


    Ông Nguyễn Đình Hoán, cán bộ phụ trách làng nghề mây tre đan Phú Vinh cho biết, từ giữa năm 2008 đến nay, các hợp đồng đặt hàng làm mây tre đan xuất khẩu của xã đã giảm đi đáng kể, tình trạng này khiến cho đời sống của người dân làng nghề gặp rất nhiều khó khăn, việc làm cho người lao động giảm.



    Hiện tại, xã Phú Nghĩa có 2.400 hộ dân, với hơn 10 nghìn nhân khẩu thì 100% các hộ dân đều có người lao động làm nghề mây tre đan. Nhà nhiều thì 5 đến 6 người, nhà ít thì 2 đến 3 người.



    Gia đình cụ Nguyễn Văn Sán (76 tuổi) trước đây có 6 người thuộc 3 thế hệ đều làm nghề mây tre đan xuất khẩu, cho thu nhập ổn định từ 50 đến 60 nghìn đồng/ người/ ngày. Nhưng hiện tại, cả gia đình chỉ còn cụ và người cháu là anh Nguyễn Văn Thức (31 tuổi) làm nghề, còn lại tất cả phải đi tìm việc khác.



    Ngồi trước căn nhà cấp bốn, cụ Sán vừa thở dài vừa đưa tay vuốt những cọng mây cho anh Thức đan giỏ rồi bảo: ?oTôi đã hơn 50 năm làm nghề mây tre đan, nhưng kể từ thời điểm mây tre của làng được đem đi xuất khẩu đến nay, thì đây chính là lúc khó khăn nhất. Các sản phẩm không có đầu ra khiến cho lao động làng nghề phải nghỉ việc hàng loạt?.


    DN sản xuất mây tre đan nhà ông Đô trước kia mỗi ngày có từ 80 đến 90 lao động đến làm việc, nhưng hiện tại chỉ có lác đác vài người đến làm. Ảnh: Vũ Điệp.




    Đầu thôn Phú Vinh, khu nhà xưởng của tổ hợp sản xuất mây tre đan Trọng Đức hiện đang để trống, không có lao động đến làm. Anh Đức, chủ xưởng cho biết, trước đây khi kinh tế ổn định, các đơn hàng nhiều thì mỗi ngày nhà anh có hàng trăm lao động làm thô ở các cơ sở và hơn chục lao động đến xưởng để hoàn thiện sản phẩm đem xuất khẩu. Nhưng hiện nay, do không có đơn hàng nên mọi người phải chuyển đi làm nghề khác để kiếm sống tạm bợ.



    Khi chúng tôi đến thăm xưởng, cũng là lúc vợ chồng anh Đức đang đau đầu vì đơn hàng gần 1 tỷ đồng mới ký kết với khách hàng vẫn chưa được thanh toán, trong khi đó, các đơn hàng mới thì chưa ký kết được và cũng không có nhiều vốn để mua nguyên vật liệu.

    ?oThời buổi khó khăn nhưng vì giữ chân bạn hàng và uy tín của làng nghề nên nhiều khi đành phải cố làm. Nhưng vốn ít, trong khi vay ngân hàng lại khó nên chúng tôi càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tạo việc làm cho người lao động? - anh Đức cho biết thêm.



    Rời nhà anh Đức, chúng tôi đến xưởng mây tre đan của nhà ông Nguyễn Văn Đô. Xưởng sản xuất nhà ông Đô được xem là lớn nhất của làng. Trước đây, ở thời điểm cao nhất, ngày nào nhà ông Đô cũng có 90 lao động trong xã đến làm, nhưng bây giờ, vì hợp đồng ít nên mỗi ngày nhà ông chỉ nhận từ 9 đến 10 lao động đến làm.



    Ông Đô cho biết: ?oKhó khăn là khó khăn chung, nhưng nếu cứ kéo dài tình trạng ảm đạm của làng nghề như hiện tại thì đời sống của bà con sẽ gặp vô vàn khó khăn. Nhất là khi việc vay vốn của những DN làng nghề như chúng tôi lại rất khó?.



    Làng mộc loay hoay tìm... lối thoát



    Rời làng nghề mây tre đan cổ truyền Phú Vinh, chúng tôi đến làng nghề sản xuất đồ mộc Chàng Sơn (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Ông Nguyễn Kim Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho biết, 70% dân số của xã sống bằng nghề tiểu thủ công nhiệp, trong đó nghề mộc chiếm thế chủ đạo tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

    Nhưng từ giữa năm 2008 đến nay, do các mặt hàng làm ra không bán được nên vấn đề tạo công ăn việc làm cho bà con cũng gặp nhiều khó khăn.



    Nhà anh Nguyễn Khắc Tiến (53 tuổi) ở làng Chàng Sơn chuyên làm đồ mộc thô, phục chế di tích. Đây là mặt hàng thường ít chịu tác động bởi cơ chế thị trường chung, nhưng hiện tại anh Tiến cũng đang phải thu hẹp quy mô sản xuất lại do các hợp đồng đặt hàng đang giảm đi trông thấy.


    Xưởng mộc nhà anh Tiến hiện tại ít việc nên chỉ có anh và cháu Sơn làm. Ảnh: Vũ Điệp.




    Anh Tiến bảo: ?oKinh tế suy thoái khiến các đơn đặt hàng của chúng tôi giảm đi đáng kể, nên việc tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng ít dần. Trước đây, nhu cầu của thị trường nhiều, mỗi ngày tôi phải thuê từ 10 đến 15 thợ trong xã và các xã khác đến làm mới hết việc, nhưng nay thì? chỉ 2 đến 3 người làm là đủ?.



    Chịu tác động nặng nề nhất từ suy thoái kinh tế trong làng mộc Chàng Sơn phải kể đến các xưởng chuyên sản xuất đồ mộc xây dựng (cầu thang, cửa nhà?). Hiện tại, trong làng có nhiều nhà trong năm vừa qua do nhiều chủ xây dựng đến đặt hàng nợ hàng trăm triệu đồng vẫn chưa lấy được nên phải tạm dừng sản xuất.



    Anh Lê Văn Phong, chủ xưởng mộc ngay đầu làng cho biết, trước đây anh chuyên làm cửa cho các công trình xây dựng lớn trên Hà Nội. Nhà anh thường phải thuê từ 6 đến 7 người làm không hết việc.

    Nhưng từ giữa năm 2008 trở lại đây, nhiều công trình xây dựng phải tạm dừng thi công nên các hợp đồng làm cửa, cầu thang nhà với nhà anh cũng giảm đi trông thấy. Hiện tại, anh chỉ thuê có một lao động làm nhích nhắc.



    Hơn 5 triệu lao động làng nghề mất việc làm



    Trao đổi với VietNamNet về vấn đề lao động làng nghề mất việc, ông Lưu Duy Dần, Phó Tổng thư ký kiêm Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống. Hiện các làng nghề đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên.




    Ông Dần cho rằng, lao động làng nghề thất nghiệp kéo dài sẽ gây nên gánh nặng cho toàn xã hội. Ảnh: Vũ Điệp.




    Ông Dần thông tin, trong năm 2009 đã có trên 50% lao động làng nghề (dưới 30 % lao động thời vụ và trên 20% lao động thợ giỏi, thợ chuyên) phải mất việc, tương đương với khoảng hơn 5 triệu lao động làng nghề phải mất việc làm. Và tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây nên gánh nặng cho toàn xã hội.



    Ông Dần phân tích cụ thể: "Những làng nghề có 70 đến 80 % lao động phát triển thủ công làng nghề thì thường đời sống của người dân làng đó sẽ rất nề nếp, văn minh cao nên thường ổn định về mặt văn hoá xã hội. Bởi vì, thường làng nghề gắn liền với yếu tố văn hoá lịch sử và có tính nhân văn cao khi nó tạo ra việc làm cho cả người già, trẻ em và cả người khuyết tật".



    Tuy nhiên, theo ông Dần, nếu làng nghề không phát triển và người lao động thiếu việc làm, cộng với những lao động thất nghiệp phần đông là thanh niên từ khắp nơi trở về sẽ nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của làng nghề.



    Để giải quyết khó khăn cho các làng nghề và tạo việc làm cho người lao động trong thời điểm hiện tại, ông Dần cho biết, trước mắt phải đặc biệt quan tâm tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề, đẩy mạnh kích cầu thị trường trong nước để tăng cơ hội việc làm cho người lao động. Ngoài ra, cần thiết lập hệ thống bán hàng chuyên nghiệp, đưa các sản phẩm làng nghề vào các siêu thị. Đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề, vì khi du lịch làng nghề phát triển thì sẽ tạo thêm nhiều việc làm dịch vụ cho người lao động.



    Về lâu dài, theo ông Dần, trước hết phải có một quy hoạch tổng thể về làng nghề Việt Nam, quy hoạch và phân loại cụ thể các làng nghề. Đối với các làng nghề trong thời điểm hiện tại không có việc làm, người lao động có thể tiến hành trồng nguyên liệu, trồng tre, mây? tuỳ theo nhu cầu điều kiện của từng vùng.



    Hiệp Hội làng nghề cũng đã đề nghị với Chính phủ phải thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về vấn đề tư vấn chỉ đạo phát triển bền vững các làng nghề Việt Nam. Ban này sẽ giải quyết những vấn đề khúc mắc trước mắt, ví dụ như các yếu tố hướng dẫn người dân vay vốn ngân hàng. Vì theo ông Dần, hiện có rất nhiều làng nghề từ đầu năm 2008 vay tiền lãi suất cao mua nguyên vật liệu sản xuất, nhưng đến cuối năm hàng lại đắp đống không bán được nên nếu không được hỗ trợ nguồn vốn, sẽ rất khó giải quyết đầu ra, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

    Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT ngày 11/2/2009. Số liệu báo cáo từ 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện cả nước có 9 làng nghề phá sản, 124 làng nghề sản xuất cầm chừng do gặp khó khăn. Khoảng 2.166 hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh phá sản.



    Báo cáo cũng cảnh báo, nếu trong thời gian tới, không có các giải pháp cấp bách, kịp thời, tình hình phá sản của các làng nghề còn có thể nhiều hơn nữa và hệ lụy tiếp theo là số lao động mất việc làm sẽ ngày càng nhiều, tăng gánh nặng cho xã hội.




    Vũ Điệp
  3. DHA

    DHA Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    16/11/2001
    Đã được thích:
    13.342
    Khoá topic với lí do: Nội dung không phù hợp.



    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này