Điều kiện để VN-Index đạt 820 điểm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ntnhonhung, 05/01/2011.

4725 người đang online, trong đó có 342 thành viên. 12:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 382 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. ntnhonhung

    ntnhonhung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Điều kiện để VN-Index đạt 820 điểm
    Dựa trên mô hình sóng Elliot, một số ý kiến cho rằng mức đáy 420 điểm của VN-lndex được xác lập vào ngày 22/11/2010 có thể được coi là sự kết thúc của sóng C nằm trong sóng II lớn. Theo đó, sóng II đã kết thúc với ba sóng A-B-C hoàn tất.
    Nếu như điều này xảy ra, TTCK Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh, với mục tiêu giá tối thiểu của sóng III là 820 điểm (sóng 3 có độ dài tối thiểu bằng độ dài của sóng 1).
    Con số này được tính toán bằng cách lấy chiều dài sóng I là 400 điểm, cộng vào mục kết thúc sóng II là 420 điểm, kết quả có được là 820 điểm. Thậm chí, sóng III có thể mở rộng hơn, gấp 1,63 lần chiều dài sóng I tương đương VN-lndex trên 1.000 điểm.
    Liệu kịch bản này có xảy ra?
    So sánh điều kiện kinh tế hiện nay và các đợt tăng trường trước đây, có thể mang lại câu trả lời.
    Năm 2009, thị trường có một đợt tăng trưởng mạnh khi VN-lndex phục hồi từ 234 điểm (ngày 9/3/2009) lên 633 điểm (ngày 23/10/2009).
    Để có được đợt tăng trưởng này, các chính sách tài khóa và tiền tệ đã được mở rộng. Các chương trình hỗ trợ lãi suất, mở rộng cung tiền cho vay đã hạ mức lãi suất cho vay của nền kinh tế từ 11%/năm vào cuối năm 2008 (con số này thấp hơn mức đỉnh 20%/năm thiết lập vào tháng 6/2008) xuống còn 5%/năm trong phần lớn thời gian năm 2009.
    Chính dòng vốn rẻ và dồi dào đã giúp nền kinh tế phục hồi. Trong đó, đáng kể nhất là sự phục hồi của giá bất động sản. Sự phục hồi này đã nhanh chóng làm thay đổi giá trị của các bất động sản, một ngành chiếm tỷ trọng cao trong rổ hàng hóa của VN-lndex.
    Các chương trình kích cầu cũng đã giúp cho các doanh nghiệp làm ăn có lãi hơn và từ đó cải thiện được kết quả kinh doanh. Các chính sách về tỷ giá cũng được ổn định và lạm phát duy trì ở mức thấp (ngoại trú giai đoạn cuối năm 2009).
    Sự mở rộng của tín dụng và cung tiền với chi phí rẻ đã kéo theo sự gia tăng dòng vốn vào TTCK. Bằng chứng chính là vào tháng 4 -5/2009, số lượng tài khoản mới tại các công ty chứng khoán tăng nhanh chóng. Khối lượng giao dịch cũng tăng vọt.
    Nếu như để thị trường đạt đỉnh trong năm 2008, khối lượng giao dịch chỉ ở mức 20 - 30 triệu đơn vị, thì năm 2009, vùng đỉnh thường có khối lượng giao dịch từ 60 - 80 triệu đơn vị, tức tăng gấp 3 lần.
    Một thuận lợi khác là sự bùng nổ của các TTCK trên thế giới. Chương trình kích thích kinh tế của hàng loạt quốc gia như Mỹ, Trung Quốc đã làm thay đổi cục diện nền kinh tế và giá cả các loại hàng hóa.
    Do đó, để VN-lndex có được sự bùng nổ lên các mức cao như 800 điểm trong năm 2011, các điều kiện kinh tế có lẽ cũng phải thay đổi tương tự.
    Cụ thể, lãi suất cho vay cần phải giảm mạnh ít nhất 6%/năm so với mức 18%/năm như hiện nay. Để có được sự thay đổi trong lãi suất, lạm phát của nền kinh tế cũng phải được giảm xuống. Chính sách tỷ giá cần được duy trì ổn định nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể tính toán được rủi ro. Các mục tiêu chính sách trên có thể đạt được khi cung tiền mở rộng.
    Tuy nhiên, điều này là khó. Thời gian qua, các tổ chức nước ngoài liên tục dự báo về khả năng lạm phát tăng lên mức 2 con số trong năm 2011 và sự phá giá trong VND, cũng như khả năng tăng lãi suất cơ bản.
    Mặt khác, một chính sách mở rộng cung tiền lần 2 (EQ2) có thể đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng lạm phát cao cho những tháng cuối năm 2011. Nếu Việt Nam có thể kiểm soát tốt giá cả hàng hóa trong nước, thì năm 2011 còn đối mặt với tình trạng tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Nói cách khác, các điều kiện kinh tế không ủng hộ cho một kịch bản như năm 2009.
    Đối với TTCK hiện nay, thật khó để tìm ra một dòng vốn lớn nhằm thay đổi thị trường. Với số lượng công ty niêm yết phát hành tăng vốn trong năm 2010 và khả năng có thêm rất nhiều công ty lên niêm yết trong năm 2011, thì để tạo nên một sức bật như năm 2009. TTCK cần một lượng tiền đủ lớn nhằm tăng khối lượng giao dịch lên 2 - 3 lần.
  2. luckiemnam

    luckiemnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    2.656
  3. ntnhonhung

    ntnhonhung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Hêh, mơ thì phải hoành tráng tí...
  4. luckiemnam

    luckiemnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    2.656


    đúng vậy đã ko ước thì thôi đã ước thì phải cho ??????????????????????


    say[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. Kooler

    Kooler Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    1
    820 là cái gì thế ạ
  6. ntnhonhung

    ntnhonhung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Ý bác là còn hơn thế nữa à
  7. meocha168

    meocha168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Bác dự đoán bàng cái gọi là chủ quan duy ý chí àh ? :)):)):))
  8. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Đã được thích:
    1.933
    Ước gì lãi suất của DN đc hỗ trợ như năm 2009 nhỉ, lúc đó 800 cũng ko quá xa vời, ước gì.........
  9. ntnhonhung

    ntnhonhung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Dạ không ạ, có điều kiện đi kèm...
  10. quachmanhhao

    quachmanhhao Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2009
    Đã được thích:
    1.742

    2020 =))=))=))

Chia sẻ trang này