Đính chính một số thông tin chưa chính xác về dòng tiền CK

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NHTWVN, 05/04/2012.

7735 người đang online, trong đó có 1192 thành viên. 15:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 777 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    Chúng tôi vui mừng thông báo :
    Một số nhà đàu tư lớn sau khi suy nghĩ mãi không thấy kênh nào để đầu tư hơn chứng khoán bây giờ nên quyết định là sóng xanh tiếp quý 2
    Hẳn quý 1 các bạn cũng tạm hài lòng
    Thông tin tiền ra khỏi chứng khoán là không có, vẫn nguyên tại các Cty CK và ngân hàng, đồng chí Huệ hoặc vài thuộc cấp sẽ chấn chỉnh thông tin phản xu hướng và phản chính sách và ......này
    Đồng bào phải tự tin vào các phiếu mình đã chọn...... trường hợp giữ phiếu thằng bên cạnh chọn thì uệ cũng ..... chịu=))
    Nhóm chỉ đạo các loại tổ chức:-c
    =D>=D>=D>
  2. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
  3. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    Dòng tiền đang chảy mạnh

    28-03-2012 17:45:01 ​

    [​IMG]



    (ĐTCK) Dòng tiền đang chảy mạnh vào TTCK kể từ đầu năm 2012 đến nay. Điều đó cho thấy TTCK dần thực hiện được chức năng căn bản thứ nhất là thanh khoản.

    • 75 triệu cổ phiếu tương đương 1.100-1.500 tỷ đồng được chuyển nhượng, đó là mức giao dịch trung bình tại sàn TP. HCM kể từ ngày 15/3/2012 đến nay. Tại sàn Hà Nội, trong khoảng thời gian này, khối lượng chuyển nhượng trung bình lên tới trên 100 triệu cổ phiếu/phiên, với giá trị giao dịch quanh mốc 1.000 tỷ đồng. Thanh khoản thị trường ổn định ở mức cao trong nhiều phiên liền là tín hiệu rõ nét của sự sôi động trở lại, dù trong sự sôi động này, chỉ số chứng khoán có thể tăng hoặc giảm liên tục hàng phiên.
      Không chỉ khối ngoại lên tiếng cổ vũ cho sự khởi sắc của TTCK, mà chính nhà đầu tư nội mới là đối tượng hào hứng vào cuộc, giúp thị trường qua giai đoạn trầm lắng, với mức đóng góp từ 65-85% giá trị giao dịch hàng phiên tại sàn TP. HCM (tại sàn Hà Nội, nhà đầu tư nội chiếm tỷ trọng giao dịch từ 90-95% toàn thị trường). Quan sát tại một số CTCK cho thấy, các hoạt động margin, ứng vốn cho nhà đầu tư để đáp ứng nhu cầu giao dịch diễn ra khá sôi động. Thị trường tiếp tục xuất hiện những nhân viên môi giới mang lại nguồn thu phí hàng trăm triệu đồng/tháng và theo đó, không ít người môi giới đang có thu nhập vượt trên mức lương tổng giám đốc của công ty mình. Nhân sự tại CTCK lại vào guồng quay bận rộn. Một số CTCK nhân viên phải làm đến 7-8h tối, một số CTCK khác đang rục rịch tuyển thêm người.
      Cùng với quyết định kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều của sàn TP. HCM và Hà Nội, sàn TP. HCM đã công bố chỉ số VN-30 và sắp tới, sàn Hà Nội cũng ra mắt một số chỉ số mới như HNX 30, HNX 50 để thêm công cụ đo lường thị trường cho nhà đầu tư. Hệ thống giao dịch lô lẻ tại HNX đã chính thức được đưa vào vận hành từ 26/3/2012, giúp các nhà đầu tư tìm đối tác để chuyển nhượng lượng cổ phiếu dù rất nhỏ.
      Nhiều cải tiến khác hướng đến DN, nhà đầu tư trong mục tiêu tăng hiệu quả thị trường như xây dựng bộ chỉ số theo ngành, giảm thời gian thanh toán (thị trường trái phiếu đã thực hiện thanh toán T+3), xây dựng nhà tạo lập thị trường (trước mắt với thị trường trái phiếu), tin học hóa công tác công bố thông tin từ DN đến Sở, đến thị trường… đang được các Sở và UBCK thực hiện. Dù bối cảnh kinh tế vĩ mô và hiện trạng tài chính tại nhiều DN còn nhiều khó khăn, nhưng sự nỗ lực và tinh thần lạc quan đang dần rõ nét hơn tại các thành viên TTCK Việt Nam.
      Dòng tiền chảy mạnh là minh chứng cho thấy TTCK dần thực hiện được chức năng căn bản thứ nhất là thanh khoản. Tuy nhiên, chức năng thứ hai, quan trọng không kém là giúp DN huy động vốn hiện chưa có sự chuyển động đáng kể nào, trong khi nhu cầu lớn nhất của DN khi tham gia TTCK là huy động vốn mới, rẻ hơn và bền vững hơn. Theo dõi nhiều ĐHCĐ của DN gần đây cho thấy, kế hoạch phát hành cổ phiếu để huy động vốn của DN được đưa ra rất dè dặt, chủ yếu vì chưa thấy tính khả thi, trong khi thực tế, DN đang phải đi vay vốn ngân hàng với lãi suất quanh mức 20%.
      Thanh khoản đã được cải thiện, dù mới ở mức trung bình (thời kỳ TTCK sôi động, giá trị giao dịch từng ở mức 3.000-5.000 tỷ đồng/phiên), đang dần gỡ khó cho hoạt động của khối CTCK. Tuy nhiên, với khối DN niêm yết, câu hỏi lớn nhất là làm thế nào để huy động được vốn qua TTCK vẫn chưa thấy câu trả lời.
      UBCK đã “bật đèn xanh” cho DN huy động vốn với giá cổ phiếu dưới mệnh giá, nhưng cách hạch toán khoản thặng dư vốn (âm) sau khi huy động như thế nào, đang có những dư luận trái chiều. Đây là một trong số nhiều vấn đề mà công tác huy động vốn của DN qua TTCK gặp phải.
      Bên cạnh các cải tiến kỹ thuật, TTCK đang rất cần những sáng kiến pháp lý để không chỉ khơi thông dòng chảy vốn trên thị trường thứ cấp, mà quan trọng không kém là để dòng vốn chảy vào DN, thúc đẩy DN sản xuất kinh doanh.

    Người quan sát
  4. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    Thị trường chứng khoán
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Kiểu đọc sách Thứ 4, 04/04/2012, 18:04

    Giải mã ẩn số dòng tiền





    Có lẽ các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy một thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều tiềm năng hơn so với các thị trường khác.
    Tính đến phiên ngày 30.3, chỉ số VN-Index đã tăng 26% so với phiên giao dịch đầu năm 2012, đạt 441 điểm trong khi HNX-Index đạt hơn 72 điểm, tăng 27%.
    Đây là những mức tăng khá ấn tượng sau một thời gian dài thị trường chứng khoán xuống thấp. Và đây cũng là lần đầu tiên kể từ con sóng tăng của tháng 12.2010, nhà đầu tư mới được chứng kiến dòng tiền ồ ạt chảy vào thị trường (có phiên vượt lên trên 3.000 tỉ đồng trên cả 2 sàn).
    Bị kiểm soát, giá cổ phiếu vẫn tăng
    Một số người cho rằng việc lãi suất huy động đang được giảm dần (hiện là 13%) đã giúp thị trường chứng khoán hút một lượng tiền từ kênh gửi tiết kiệm, nhưng không đáng kể. Một số khác lại nói, do các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn, nên tiền đã chảy vào chứng khoán. Tuy nhiên, so với chứng khoán, độ rủi ro của các kênh này thấp hơn nhiều và kênh đầu tư vàng vẫn được nhiều người lựa chọn do họ có thói quen tiết kiệm bằng vàng. Vậy vì sao lại có đợt sóng tăng này? Phải chăng các doanh nghiệp niêm yết đã làm ăn tốt trở lại?
    Đầu tháng 3.2012, nhà đầu tư không khỏi giật mình khi Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa 2 mã chứng khoán SCC (Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà) và SVS (Công ty Chứng khoán Sao Việt) vào diện kiểm soát do lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất của 2 công ty này đều âm.

    Còn trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), mã MCV (Công ty Cổ phần Cavico Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng) cũng bị cảnh cáo do liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin. Trước đó, cũng đã có một số mã bị đưa vào diện kiểm soát do công ty làm ăn thua lỗ như VTA, BAS, VKP, VSP, SHC, VSG, TLC... Đó chỉ là phần nổi của tảng băng vì nhiều doanh nghiệp niêm yết chưa công bố kết quả kinh doanh.
    Tính đến ngày 16.3, mới chỉ có hơn 60 doanh nghiệp trên sàn HoSE và gần 40 doanh nghiệp trên sàn HNX nộp báo cáo kiểm toán trong tổng số khoảng 700 doanh nghiệp niêm yết. Và tình trạng chênh lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán vẫn còn tồn tại dai dẳng. Trong đó, một số doanh nghiệp có lãi tăng mạnh sau kiểm toán như CIG (Công ty Cổ phần COMA18) với lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 86,25%; TBC (Thủy điện Thác Bà) với lợi nhuận sau thuế tăng gấp 2,7 lần; DHC (Đông Hải Bến Tre) với lợi nhuận ròng tăng 158%. Nhưng đó chỉ là những trường hợp hiếm hoi trong mùa báo cáo tài chính năm nay.
    Trong khi đó, số công ty có lợi nhuận giảm mạnh sau kiểm toán thì khá nhiều. VIS (Công ty Cổ phần Thép Việt Ý), chẳng hạn, có lợi nhuận sau kiểm toán rơi từ 110 tỉ đồng xuống còn 27,2 tỉ đồng sau khi phải đưa 111 tỉ đồng vào khoản trích lập dự phòng; DPR (Cao su Đồng Phú) giảm 46,27 tỉ đồng; CII (Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM) từ lãi trở thành lỗ... Rõ ràng, bức tranh tài chính của các công ty niêm yết không mấy sáng sủa.
    Điều lạ là ở chỗ mặc dù làm ăn thua lỗ hoặc lợi nhuận sau kiểm toán giảm mạnh nhưng thời gian qua, vẫn có không ít mã cổ phiếu đua nhau tăng giá, thậm chí tăng trần. MCV, chẳng hạn, dù bị đưa vào diện kiểm soát nhưng vẫn có tới trên 10 phiên tăng trần.
    Khấp khởi mừng dòng tiền ngoại
    Mặc dù vậy, nếu quan sát kỹ diễn biến giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những tháng đầu năm 2012 có thể nhận thấy các thông tin kinh tế vĩ mô đã hỗ trợ cho thị trường. Đó là thông điệp của Chính phủ về việc phát triển thị trường chứng khoán một cách bền vững. Điều này đã giúp cho tâm lý nhà đầu tư dần ổn định trở lại. Ngoài ra, lực cầu ào ạt vào chứng khoán (một phần do lo ngại bị đối thủ cạnh tranh thâu tóm, nhiều cổ đông nội bộ, cổ đông lớn đăng ký mua vào cổ phiếu) đã xoa dịu tâm lý sợ rủi ro của nhà đầu tư. Điều này cũng đã hút dòng tiền mới đi vào thị trường.
    Bên cạnh dòng tiền của các tổ chức kinh doanh và nhà đầu tư trong nước thì cuộc leo dốc của chứng khoán Việt Nam trong 2 tháng qua còn mang đậm dấu ấn dòng tiền đến từ các nhà đầu tư nước ngoài. Gần đây, nhà đầu tư trong nước đang râm ran chuyện vốn ngoại chảy mạnh vào thị trường và vô hình trung đã kích hoạt dòng vốn đầu tư trong nước khởi động trở lại. Trên các diễn đàn về chứng khoán, nhiều tổ chức đầu tư lớn như HSBC, Công ty Chứng khoán TP.HCM, VinaCapital... đều cho rằng từ đầu năm đến nay, đã có ít nhất 500 triệu USD vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Có thể thấy, từ sau Tết Nhâm Thìn tính đến phiên 26.3, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trên 2.000 tỉ đồng trên sàn HoSE. Riêng tháng 2.2012, khối ngoại đã mua ròng 1.366 tỉ đồng. Đây là lần đầu tiên kể từ hơn 1 năm qua, họ đã mua ròng trên 1.000 tỉ đồng trong 1 tháng.
    Thực ra, yếu tố hỗ trợ thị trường không nằm ở con số 500 triệu USD, mà chính là ở sự gia tăng giá trị giải ngân khá đều đặn của dòng vốn này trong thời gian gần đây. Tuy bức tranh kinh tế chưa có điểm nhấn rõ nét nhưng viễn cảnh trong tương lai sẽ sáng sủa hơn khi lạm phát đang có xu hướng hạ nhiệt, thị trường tài sản trong nước bắt đầu hấp dẫn... Có lẽ các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy một thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều tiềm năng hơn so với các thị trường khác. Và đặc biệt là khi giá cổ phiếu của nhiều công ty Việt Nam đã trở nên quá rẻ.
    Theo Mai Thư
    Nhịp cầu đầu tư
  5. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/C...khoan-dang-nhan-luc-do-tu-dong-tien-ngoai.htm


    Chứng khoán đang nhận lực đỡ từ dòng tiền ngoại
    01/04/2012 15:48

    Tin liên quan:



    (HNMO)- Tuần qua là một tuần “đỏ màu” với cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index. Dẫu vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra lạc quan với thị trường bởi tín hiệu tích cực đến từ khối nhà đầu tư nước ngoài.



    Tổng kết chứng khoán tuần, VN-Index có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Trong đó, đáng chú ý là phiên giảm mạnh hơn 14 điểm ngày 27/3. Chốt tuần, chỉ số này đứng tại 441.03 điểm, giảm 13.07 điểm so với tuần trước. Thanh khoản nhích nhẹ lên mức 438 triệu đơn vị, tương đương 6.239 tỉ đồng.

    Trong khi đó, HNX-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Hai phiên 27/3 và 29/3, mỗi phiên sàn Hà Nội đều mất trên 3%. HNX-Index chốt tuần tại 72.20 điểm, giảm 5.37 điểm. Tổng khối lượng giao dịch cả tuần đạt 501 triệu đơn vị, tương đương giá trị 4.761 tỉ đồng, giảm 1.68%.

    Hầu hết các công ty chứng khoán đều có nhận định không mấy lạc quan về tuần giao dịch tới. Theo đó, đà giảm cả về khối lượng giao dịch và điểm số đang có phần lấn lướt. Khi các mã có tính đầu cơ bắt đầu được nhà đầu tư chốt lãi, VN-Index sẽ khó có thể chịu được áp lực trong tuần tới và có thể sẽ lùi về ngưỡng hỗ trợ 420- 425 điểm.

    Dẫu vậy, trong bối cảnh giằng co, đà mua ròng liên tục của khối ngoại cũng có thể coi là một điểm tựa tâm lý cho nhà đầu tư. Tính đến phiên cuối cùng của tháng 3, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 10 phiên liên tiếp với tổng giá trị mua ròng trên 1.000 tỉ đồng. Tính riêng tuần này, khối ngoại đã mua ròng 725 tỉ đồng, mức mua ròng tăng gần gấp đôi so với tuần trước. Các blue-chips được gom mạnh trong tuần bao gồm: VIC (mua ròng 2.4 triệu đơn vị), STB (5.6 triệu), VCB (1.8 triệu), CTG (1.7 triệu)…

    Trên sàn Hà Nội, khối ngoại cũng mua ròng trên 128 tỉ đồng. PVS là mã được mua ròng nhiều nhất với giá trị 52.7 tỉ đồng. Việc khối ngoại liên tục gom hàng trong thời gian qua được cho là xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, giá cổ phiếu trên thị trường vẫn ở mức tương đối rẻ. Thứ hai, thị trường chứng khoán Việt đang trên đà hồi phục với tính chuyên nghiệp ngày càng cao hơn.

    Trên thực tế, những thời điểm khối ngoại mua ròng liên tục thường báo hiệu sự đi lên bền vững của thị trường. Theo một số nhà đầu tư có kinh nghiệm, việc VN-Index và HNX-Index giảm mạnh trong tuần qua có thể do tác động của “tổ lái” để dìm giá. Nhà đầu tư nhỏ lẻ không nên quá dao động mà vội vã tháo hàng.


    Quang Anh
  6. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
  7. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    Sẽ có “làn sóng” đầu tư Thái Lan vào Việt Nam

    Theo thống kê, hiện có trên 250 dự án của các nhà đầu tư Thái Lan vào thị trường VN, với tổng số vốn đầu tư hơn 5,8 tỉ USD, thuộc nhóm 10 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào VN.

    Trong đó, có những nhà đầu tư “sừng sỏ” như CP (nông nghiệp), SCG (giấy, nhựa, hóa chất...), Amata (KCN). Tuy nhiên, theo nhận xét của một chuyên gia kinh tế, “vẫn chưa khai thác hết lợi thế của VN và tiềm năng của các nhà đầu tư Thái Lan”.

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=59061 Theo ông Đinh Quốc Thái – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – địa phương được nhiều nhà đầu tư Thái Lan lựa chọn “cắm rễ”: “Sau trận lụt lớn diễn ra gần hết đất nước Thái Lan cách đây vài tháng, một thay đổi rõ rệt ở các nhà đầu tư Thái Lan, mỗi khi qua khảo sát thị trường VN, là họ mong muốn tìm kiếm cơ hội để chuyển một phần nhà máy, thị phần sản xuất – kinh doanh sang VN. Trong thế tương quan với các nước khác trong khối ASEAN, các DN Thái Lan vẫn “mặn mòi” chọn VN hơn là các nước khác”. Vì vậy, ông Thái không ngại ngần cho rằng, sẽ có một “làn sóng” đầu tư của các DN Thái vào VN, trong tương lai không xa.
    Thật vậy, cuối tháng 11.2011, Cty lọc hóa dầu Rayong và Cty TNHH STFE đã đặt vấn đề xây dựng một nhà máy nhiệt điện và lọc dầu tại Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Cty Skhon Kaen – chuyên sản xuất đồ hộp, xúcxích lớn nhất Thái Lan - cũng cho biết sẽ đầu tư vào VN. Gần đây (tháng 8.2011), Cty Royal Food – sản xuất thực phẩm và trái cây đóng hộp - đã mở rộng đầu tư, xây dựng nhà máy thứ hai, với số vốn 420 tỉ đồng tại tỉnh Nghệ An (sau nhà máy thứ nhất đặt ở tỉnh Tiền Giang). Trong lúc đó, Cty Berli Jucker Public Company, cũng cam kết trong 6 tháng đầu năm 2012, Cty này sẽ xây dựng 2 nhà máy ở VN – một nhà máy sản xuất chai thủy tinh dùng cho sản phẩm bia, nước giải khát liên doanh với Tổng Cty Bia – Nước giải khát Sài Gòn và một nhà máy đóng lon nhôm ở KCN VN -Singapore (Bình Dương)...
    Ông Trần Văn Liễu – Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương – nhận định: “Một số lý do như: Chi phí nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào; tăng trưởng kinh tế mạnh, thị trường còn rộng lớn... đã thu hút các nhà đầu tư Thái Lan gần đây “nhòm ngó” thị trường VN. Cộng thêm những bất lợi trong chính nước họ như thiên tai, lũ lụt...; mặt khác, nhiều chi phí trong nước Thái không còn thuận lợi, trái lại, gây sự kém cạnh tranh cho các DN Thái; trong khi đó, nếu đầu tư ở nước ngoài, những khiếm khuyết trên sẽ được khắc phục; thậm chí, tốt hơn sản xuất trong nước... Tất cả những yếu tố trên đã buộc các DN Thái Lan có sự chuyển hướng đầu tư vào VN”.
    Cao Hùng
    lao động

  8. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    Cân nhắc miễn giảm thuế cứu doanh nghiệp

    Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết cơ quan này đang tiến hành khảo sát để đánh giá chính xác mức độ khó khăn của doanh nghiệp, từ đó cùng với các cơ quan khác của Chính phủ đề xuất giải pháp tháo gỡ.
    > 'Lạm phát, lãi suất hạ thì doanh nghiệp đã kiệt sức'
    > Nợ thuế hàng chục tỷ, chủ doanh nghiệp ngoại trốn về nước


    Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị học tập, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 tại Bộ Tài chính sáng 5/4, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đang là vấn đề được Chính phủ cũng như Bộ đặc biệt quan tâm. Câu chuyện đặc biệt trở nên nhức nhối khi số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như sản xuất công nghiệp (IIP) của toàn nền kinh tế tăng chậm nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động trong quý một đã lên tới gần 12.000.
    [​IMG]
    Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết phải cân nhắc giữa nhu cầu tháo gỡ cho doanh nghiệp và đảm bảo nguồn thu ngân sách khi áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế. Ảnh: Nhật Minh “Đúng là doanh nghiệp đang khó khăn", Bộ trưởng Vương Đình Huệ thừa nhận. Tuy vây, ông cũng cho rằng để đánh giá một cách chính xác mức độ khó khăn nói trên, nhất thiết phải có một khảo sát, đánh giá toàn diện về thực trạng doanh nghiệp. Đòi hỏi này vừa được Bộ Tài chính cụ thể hóa bằng quyết định thành lập một tổ công tác, gồm đại diện của Viện Chiến lược, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Cục Tài chính doanh nghiệp, Vụ Ngân sách, Ủy ban Chứng khoán… nhằm tiến hành rà soát.
    Theo đề xuất của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tại báo cáo gửi Chính phủ, trong điều kiện doanh nghiệp khó khăn về tiếp cận vốn, sản xuất đình trệ, cần có phương án tiếp tục hỗ trợ khu vực vừa và nhỏ thông qua việc giãn, giảm thuế. Bên cạnh đó, cần có hướng mở rộng hỗ trợ cho cả các doanh nghiệp lớn, có khả năng phát triển bằng cách cho vay mới để phục vụ tái cơ cấu. "Chính phủ giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì việc xây dựng các giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở góc độ của thuế và hải quan, Bộ Tài chính cũng nắm được tương đối chính xác tình hình hoạt động của họ. Chính vì vậy mà chúng tôi đang tiến hành thống kê, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp", ông cho biết.
    Cũng theo người đứng đầu ngành tài chính thì kết quả đợt rà soát này nhiều khả năng sẽ có vào cuối tháng 4, khi cơ quan thuế có trong tay kết quả quyết toán của toàn bộ quý một. "Số liệu tháng 3 rất quan trọng vì 2 tháng trước đó bị ảnh hưởng khá nhiều bởi Tết. Sau 20/4 sẽ có số liệu này nên việc đánh giá sẽ kết thúc vào cuối tháng", Bộ trưởng nhận định.
    Mặc dù chưa có số liệu chính thức trong tay nhưng theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, bên cạnh động thái giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, các giải pháp tài chính về thuế, phí cũng đang được cân nhắc. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp đã được giãn các khoản thuế thu nhập phải nộp trong quý một đến tháng 7 và tương tự sẽ được áp dụng trong quý II. Riêng việc miễn giảm thuế và các giải pháp khác, Bộ trưởng cho biết cơ quan này đang cân nhắc và có thể đề xuất Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 sắp tới.
    “Quan điểm của Bộ là phải tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ chính sách, vốn, tài chính cho doanh nghiệp. Nhưng hỗ trợ thì phải đúng địa chỉ. Nhiều doanh nghiệp ảo, hay thấy khó khăn quá phải rút lui khi thì cũng là chuyện bình thường”, Bộ trưởng nhận định.
    Bên cạnh việc hỗ trợ thuế, đại diện Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đang gấp rút hoàn tất việc xây dựng, sửa đổi Luật Quản lý thuế theo hướng thuận tiện hơn cho người nộp nhưng cũng giảm thiểu thất thu ngân sách.
    Một ví dụ được Bộ trưởng Vương Đình Huệ đưa ra là thuế xuất nhập khẩu. Theo đó, hiện thời gian ân hạn đối với các khoản thuế nộp chậm khá dài, là kẽ hở để nhiều doanh nghiệp lợi dụng, chiếm dụng vốn của Nhà nước (đặc biệt trong các trường hợp tạm nhập - tái xuất). Trong luật mới, Bộ Tài chính dự kiến sẽ quy định chặt hơn theo hướng doanh nghiệp phải có bảo lãnh mới được ân hạn nộp thuế.
    “Làm như vậy tất nhiên sẽ khiến doanh nghiệp mất thêm khoản chi phí bảo lãnh. Nhưng nếu theo thông lệ quốc tế, doanh nghiệp nộp thuế ngay từ khi mở tờ khai nhập khẩu thì sẽ không phải ân hạn, không phải chi thêm khoản nào cả”, Bộ trưởng phân tích.
  9. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    NHNN: 'Trần huy động sẽ về 12% một năm'

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=59145Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất sẽ giảm theo lộ trình. Cuối năm, lãi suất huy động sẽ giảm về quanh mức 10%.

    * Ngân hàng kế hoạch giảm tiếp lãi suất cho vay
    Bà Đỗ Thị Nhung, Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh trần lãi suất huy động về 12% một năm. Cơ sở của quyết định này là những điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát tăng chậm, thanh khoản ngân hàng đang tốt lên, vốn cho tín dụng dồi dào.
    Bà Nhung cho hay, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành linh hoạt. Lãi suất sẽ giảm theo lô trình, mỗi quý giảm 1% lãi suất. Cuối năm, lãi suất huy động sẽ giảm về quanh 10% một năm.
    Trước đó, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, từ 13/3, lãi suất huy động cao nhất của các ngân hàng sẽ là 13% một năm, thay vì 14% hiện tại cho kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.
    Riêng kỳ hạn dưới 1 tháng, mức lãi suất tối đa ngân hàng được áp dụng là 5% một năm, thay cho 6% trước kia.
    Tuệ Minh
    vnexpress
  10. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    chính xác là đầy tiền, hiện tại tây còn chưa vào mấy đã vậy thì hôm tới tây sang thì nhiều lắm =))

Chia sẻ trang này