DN nào hưởng lợi khi TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho dự án BT

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thanhphong2012, 26/12/2024 lúc 12:58.

2775 người đang online, trong đó có 62 thành viên. 02:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 694 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    973
    09:51 26/12/2024
    TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho dự án BT
    Ban Mai
    Nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng với quy trình được ban hành của TP.HCM, những dự án BT đã bị đình trệ nhiều năm qua sẽ được “mở lối”...
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    UBND TP.HCM vừa ban hành Văn bản số 8119/UBND – ĐT về quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT (xây dựng - chuyển giao) theo cơ chế, chính sách của Nghị quyết 98/2023/QH15 (khoản 7 Điều 6).

    Theo đó, UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ban ngành thực hiện rà soát các điều kiện thanh toán cho các dự án BT.

    Cụ thể, khu đất đã được xác định thanh toán tại hợp đồng BT phải là đất do Nhà nước quản lý thuộc trường hợp sắp xếp, xử lý tài sản công là quỹ đất thu hồi từ “quỹ đất do Nhà nước quản lý thuộc trường hợp sắp xếp lại, xử lý tài sản công đã được xác định tại hợp đồng BT”; phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 để làm cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính.

    Sở Tài chính sẽ rà soát, tham mưu cho UBND TP.HCM hoàn tất thủ tục thu hồi, tiếp nhận, bàn giao nhà, đất công sản theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

    Theo quy trình, thời điểm thực hiện giao đất, cho thuê đất để thanh toán căn cứ theo khối lượng xây dựng công trình thuộc dự án BT đã hoàn thành tiến độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu theo quy định của pháp luật và được kiểm toán.

    Tại thời điểm thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất phải tính được nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư. Đồng thời, giá tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được xác định tại thời điểm quyết định giao đất, cho thuê đất.

    Trình tự thực hiện thủ tục thanh toán quỹ đất BT cho nhà đầu tư gồm 04 bước.

    Bước 1: Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng khu đất thanh toán. Thời gian thực hiện bước này là 20 ngày thẩm định và 15 ngày phê duyệt quy hoạch. Cơ quan thực hiện là UBND cấp huyện và các cơ quan có chức năng liên quan.

    Bước 2: Thực hiện giao đất, cho thuê đất do Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thực hiện trong thời gian 30 ngày.

    Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thực hiện xác định giá đất. Thời gian thực hiện là 180 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 4, Điều 155, Luật Đất đai 2024 (thời gian xác định giá đất cụ thể không được tính trong thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).

    Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong vòng 3 ngày, kể từ khi chủ đầu tư được cơ quan thuế xác nhận hoàn tất nghĩa vụ tài chính.

    Theo đó, việc ban hành quy trình thanh toán quỹ đất đối với dự án BT là cơ sở để chủ đầu tư các dự án và các Sở, ngành tại TP.HCM có căn cứ thực hiện.

    Đây là tin vui cho nhiều nhà đầu tư các dự án đang triển khai theo hình thức BT trên địa bàn thành phố.

    Khởi động lại dự án BT đổi đất lấy hạ tầng từ 01/7/2025

    Chiều 29/11/2024, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

    Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2025, riêng việc thực hiện dự án BT thanh toán bằng quỹ đất và hợp đồng BT thanh toán bằng ngân sách nhà nước có hiệu lực thi hành từ 01/7/2025.

    Theo đó, Luật Đầu tư đã được chỉnh lý theo hướng giản lược các nội dung chi tiết về hồ sơ, thủ tục, chỉ giữ lại các nguyên tắc và nội dung đặc thù cần thiết.

    Đặc biệt, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), Chính phủ tái khởi động lại các dự án theo cơ chế hợp đồng BT.

    Hiện nay, hợp đồng BT đã được thí điểm với quy định khác nhau về lĩnh vực, quy mô dự án và phương thức thanh toán, nhưng chưa được tổng kết, đánh giá đầy đủ, kỹ lưỡng. Do đó, chưa đủ cơ sở để luật hóa các quy định về cơ chế, trình tự, thủ tục của hợp đồng BT tại dự thảo luật.

    Để tạo cơ sở pháp lý triển khai cơ chế hợp đồng BT, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật chỉ quy định các nguyên tắc cơ bản về cơ chế thanh toán cho nhà đầu tư đối với 03 hình thức: nhà đầu tư BT được thanh toán bằng quỹ đất, thanh toán bằng ngân sách nhà nước và không yêu cầu thanh toán.
    --- Gộp bài viết, 26/12/2024 lúc 13:00, Bài cũ: 26/12/2024 lúc 12:58 ---
    Giải ngân vốn đầu tư công 'chạy nước rút' về đích

    Thời gian còn lại để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công còn rất ít, trong khi áp lực về khối lượng công việc và kế hoạch vốn phải giải ngân lớn với hơn 20% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024. Hàng loạt giải pháp đang được triển khai để các bộ, ngành, địa phương “chạy nước rút” về đích.
    Xuandoa thích bài này.
  2. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    973
    Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025 đột phá
    Hà Nguyễn - 26/12/2024 09:29
    [​IMG]
    Hàng loạt chỉ đạo đã được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Công điện số 137/CĐ-TTg về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Ảnh: Đức Thanh

    Nhiệm vụ nặng nề: Tăng trưởng trên 8%


    Thủ tướng Chính phủ, cách đây ít ngày, đã ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Đây là việc khá hiếm gặp, bởi thông thường, các chỉ đạo về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ được thực hiện vào đầu năm hoặc giữa năm, hơn là vào cuối năm trước.

    Dễ hiểu vì sao lần này, Thủ tướng Chính phủ lại ra Công điện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 vào những ngày cuối năm 2024. Bởi nhiệm vụ của năm 2025 là rất nặng nề, không phải chỉ là đạt mức tăng trưởng 6,5-7%, phấn đấu đạt 7-7,5% như Quốc hội đã quyết nghị, mà là tăng trưởng trên 8%.

    Mục tiêu này lần đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, diễn ra hôm 1/12/2024, nhằm tạo đà, tạo lực, tạo khí thế thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả giai đoạn 2021-2030.

    Đây là một mục tiêu khá thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam được dự báo tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức, thậm chí thách thức còn nhiều hơn cơ hội trong năm 2025. Tuy vậy, sau đó, mục tiêu này liên tục được nhấn mạnh.

    Tại Công điện số 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn và có thặng dư cao; tăng tốc, bứt phá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao)”.

    Không chỉ là tăng trưởng cao, mà trong nội hàm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ lần này, còn có một nhiệm vụ không nhỏ khác. Đó là không chỉ “đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế” như lâu nay, mà còn “có thặng dư cao”.

    Nhiệm vụ là nặng nề, bởi nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế và trong nước cho thấy, dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm tới sẽ cao hơn năm 2024, nhưng vẫn có nhiều rủi ro và “biến số”. Một trong những biến số được nhắc tới nhiều nhất là kinh tế Mỹ và các chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong năm tới.

    Trong một cuộc hội thảo được tổ chức gần đây, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đã thẳng thắn cho rằng, trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Donald Trump, thế giới có thể sẽ đối mặt với những chính sách bảo hộ thương mại quyết liệt và vì thế, Việt Nam cũng sẽ chịu những tác động.

    Chưa kể, còn là các vấn đề liên quan đến tỷ giá, chính sách thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump, các vấn đề liên quan đến biến động địa chính trị toàn cầu và tất nhiên, bao gồm các điểm nghẽn, các yếu tố nội tại của nền kinh tế.

    Trong báo cáo được đưa ra hồi trung tuần tháng 12/2024, các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng nhắc đến các tác động tới tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, nếu Mỹ có các thay đổi về chính sách kinh tế, thương mại, tài khóa…

    Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025

    Hàng loạt chỉ đạo đã được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Công điện số 137/CĐ-TTg. Chẳng hạn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 ở mức trên 8%, đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của các ngành, lĩnh vực, bộ, cơ quan, địa phương trong Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, đảm bảo đồng bộ, khả thi, hiệu quả.
    [​IMG]Thực tế, khi xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2025, Chính phủ luôn xác định rõ, nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức khó lường, không phải chỉ vì các yếu tố bất định từ bên ngoài, mà còn cả các vấn đề trong nội tại nền kinh tế. Và do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 8%, phải nỗ lực mạnh mẽ.[​IMG]

    Trong khi đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2025 với các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quyết liệt, đột phá, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức để phấn đấu đạt kết quả cao nhất.

    Trong đó, phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2025 tối thiểu ở mức 8-10%; Hà Nội, TP.HCM, các thành phố lớn, các địa phương cực tăng trưởng của cả nước cần phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn để phát huy vai trò đầu tàu mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025…

    Nhiều nhóm giải pháp quan trọng đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, từ “làm mới” các động lực tăng trưởng truyền thống đến “thúc đẩy, tạo đột phá” cho các động lực tăng trưởng mới, rồi huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển; tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất - kinh doanh…

    “Với quyết tâm cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phấn đấu mức tăng 8%. Đây cũng là bước để chuẩn bị sẵn sàng để chúng ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nói và cho rằng, mục tiêu đã đặt ra phải quyết tâm đạt được và có giải pháp để thực hiện mục tiêu đó.

    Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội để trình Chính phủ vào phiên họp đầu năm 2025. Phương án cuối cùng chưa được chốt, nhưng Bộ đang đề xuất phương châm điều hành năm tới là “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tạo đà bứt phá”.

    Sáu trọng tâm điều hành trong năm tới cũng được đề xuất. Trong đó, đáng chú ý là sẽ “lấy phát triển để duy trì ổn định, ổn định để thúc đẩy phát triển”; “xác định đột phá về thể chế là ‘đột phá của đột phá’, phải đi sớm, đi trước, mở đường cho đột phá phát triển”
    --- Gộp bài viết, 26/12/2024 lúc 13:07, Bài cũ: 26/12/2024 lúc 13:05 ---
    Đầu tư công em nào chưa tím thì múc ,c nay T2,5 đ chỉnh là cơ hội múc
    --- Gộp bài viết, 26/12/2024 lúc 13:21 ---
    FCN, HPX..h nay cũng tím lịm riêng CII chưa chạy nhé anh em
    --- Gộp bài viết, 26/12/2024 lúc 13:30 ---
    Dự kiến tháng 6/2025, TP.HCM sẽ đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm
    --- Gộp bài viết, 26/12/2024 lúc 13:30 ---
    CII – Chờ ngày đấu giá đất Thủ Thiêm.
    Tháng 12, 2024
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 26/12/2024 lúc 13:33 ---
    Trong tháng 6/2025, TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức đấu giá 3 lô đất, gồm lô 1-2 (rộng 7.800 m2), lô 1-3 (rộng 5.000 m2) quy hoạch dân cư đa chức năng và lô 3-5 (rộng 6.500 m2) quy hoạch khu nhà ở chung cư hỗn hợp có bố trí kết hợp chức năng thương mại dịch vụ.
    @Xuandoa
    --- Gộp bài viết, 26/12/2024 lúc 13:35 ---
    CII giá 14.X PE có 8 quá rẻ mạt để múc hả @Xuandoa :))
    Last edited: 26/12/2024 lúc 13:18
    Xuandoa thích bài này.
  3. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    973
    2. Kỳ vọng của mảng thu phí giao thông (BOT).

    Chỉ riêng trong 9T/2024, doanh thu và lợi nhuận gộp mảng BOT của CII đã vượt cả năm 2023. Sự tăng trưởng tích cực của mảng BOT là do trong Q4/2023, CII đã chính thức sở hữu BOT Trung Lương – Mỹ Thuận. Hiện nay, công ty con của CII đang sở hữu 89% cổ phần tại BOT Trung Lương – Mỹ thuận. BOT Trung Lương – Mỹ Thuận là dự án BOT lớn nhất của CII, tổng mức đầu tư của dự án là 12.668 tỷ, tổng doanh thu ước tính đến cuối dự án khoảng 32.000 tỷ.

    [​IMG]
    Trong các mảng kinh doanh chính của CII, thu phí giao thông là mảng có hiệu quả kinh doanh ở mức tốt nhất, khi mà biên lãi gộp trung bình của mảng này luôn ở mức rất cao khoảng trên 60%.

    [​IMG]
    Theo như chia sẻ của BLĐ CII, với giả định lưu lượng phương tiện tăng 3-8%/năm và giá vé thu phí tăng 9-25% trong mỗi giai đoạn 3-5 năm, doanh thu từ mảng BOT sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong các năm tiếp theo và đạt khoảng 5.500 tỷ vào năm 2033. Trong Giai đoạn 2024-2033, doanh thu mảng BOT của CII sẽ tập trung chủ yếu ở 3 dự án gồm BOT Ninh Thuận, BOT Xa lộ Hà Nội và BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (chiếm tỷ trọng từ 80-90%).

    [​IMG]
    3. Kỳ vọng của mảng BĐS.

    I. Dự án BĐS tại Thủ Thiêm.

    Trong quá khứ, tổng quỹ đất mà CII được quyền khai thác tại Thủ Thiêm lên đến gần 15 Ha, nhưng hiện nay doanh nghiệp chỉ còn 2 lô đất, đó là lô 3.6 và lô 4.8. Đối với lô 3.6, CII đang triển khai dự án D’Vernal, còn lô 4.8 thì doanh nghiệp đang triển khai dự án Lakeview 4, tổng diện tích của mỗi dự án là 9.417 m2.

    [​IMG]
    Tại thời điểm tháng 12/2021, lô đất 3.12 từng được trúng đấu giá khoảng 2.4 tỷ/m2, đây là mức đấu giá đất chưa từng có ở Việt Nam. Tuy rằng đơn vị trúng trúng đấu giá lô đất 3.12 đã bỏ cọc, nhưng điều này đã thể hiện được giá trị và sức hấp dẫn của BĐS tại khu đô thị Thủ Thiêm. Lô đất 3.6 của CII có vị trí nằm ngay mặt đường, đẹp tương đương lô đất 3.12 trúng đấu giá 2.4 tỷ/m2, do đó giá đất nền ước tính của lô 3.6 ít nhất cũng khoảng 1 – 1.5 tỷ/m2. Đối với lô 4.8, ước giá đất nền hiện tại của lô đất này khoảng 400 triệu/m2.

    [​IMG]
    Do CII đang sở hữu 2 lô đất ngay cạnh lô 3.12, cho nên khi lô 3.12 được trúng đấu giá 2.4 tỷ/m2 thì cổ phiếu CII tạo ra nhiều sự kỳ vọng đối với NĐT, từ đó giúp cho cổ phiếu tăng hơn 140% chỉ trong vòng 1 tháng.

    [​IMG]
    II. Dự án NBB 2 & 3.

    Dự án NBB 2 tọa lạc tại vị trí gần các trục giao thông huyết mạch của thành phố như đại lộ Võ Văn Kiệt nối dài , đường Hồ Học Lãm, đường An Dương Vương, Vành đai trong, tỉnh lộ 50, … từ vị trí dự án có thể dễ dàng với trung tâm thành phố, đi ra các tỉnh Miền Tây, Miền Đông Nam Bộ. Tổng diện tích mặt sàn thương phẩm của dự án là 96.638 m2, doanh thu ước tính khoảng 3.864 tỷ.

    Dự án Khu căn hộ cao tầng NBB 3 có vị trí rất đặc địa nằm ngay tại trung tâm của quận 8. Tổng diện tích mặt sàn thương phẩm của dự án này là 172.381 m2, doanh thu ước tính khoảng 5.160 tỷ.

    [​IMG]
    III. Dự án Khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi.

    Khu dân cư Sơn Tịnh chỉ cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 1 km, cách khu phức hợp Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi 5 km, dự án có 2 mặt giáp quốc lộ 1A và quốc lộ 24B nên rất thuộc lợi về giao thông. Tổng diện tích của Khu dân cư Sơn Tịnh khoảng 102 ha, diện tích đất ở 43.3 ha (2.397 lô đất), doanh thu ước tính khoảng 6.500 tỷ.

    [​IMG]
    IV. Dự án DE LAGI.

    Dự án De Lagi tọa lạc ngay trung tâm xã Tân Phước, sát Quốc lộ 55, thuộc thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Dự án được định hướng trở thành quần thể du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp, bao gồm các khu chức năng, giải trí, nhà hàng, khách sạn, sân golf, biệt thự biển. De Lagi có tổng diện tích là 124.5 ha, với tổng mức đầu tư 11.800 tỷ. Đầu năm 2024, dự án De Lagi đã được phê duyệt quy hoạch 1/500, kỳ vọng dự án sẽ sớm được triển khai trong thời gian tới.

    [​IMG]
    [​IMG]
    4. Bao giờ đất Thủ Thiêm được đấu giá trở lại ?

    Trước đó, TP. HCM dự kiến sẽ đấu giá lô 1-2, lô 1-3, lô 3-5 của KĐT mới Thủ Thiêm trong tháng 11 và tháng 12/2024. Nhưng thời gian đấu giá đã bị lùi đến T6/2025. Đây cũng chính là một phần nguyên nhân khiến cho cổ phiếu CII diễn biến kém tích cực trong thời gian gần đây. Khi các lô đất trong KĐT mới Thủ Thiêm được đấu giá trở lại, chắc chắn CII sẽ nhận được nhiều sự kỳ vọng của các NĐT trên thị trường.

    Từ tháng 7/2024 đến nay, Hà Nội liên tục ghi nhận các mức trúng đấu giá đất cao kỷ lục. Không chỉ tại Hà Nội, hoạt động đấu giá đất tại các tỉnh, thành khác như Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, … Cũng đang diễn ra rất sôi động. Đến năm 2025, hoạt động đấu giá đất tại khu vực miền Nam được kỳ vọng cũng sẽ đôi động như miền Bắc, do cơ sở hạ tầng tại khu vực miền Nam đang dần hoàn thiện và đồng bộ, do đó nhà nước sẽ tận dụng thời điểm giá BĐS đang ở mức cao như hiện tại để đẩy mạnh hoạt động đấu giá đất, từ đó giúp tăng thu ngân sách.

    [​IMG]
    Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS :
    MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
    MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.
    ****: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656

    --- Gộp bài viết, 26/12/2024 lúc 13:48, Bài cũ: 26/12/2024 lúc 13:47 ---
    Mục tiêu CII T6/2025 giá 4X
    [​IMG]
    Last edited: 26/12/2024 lúc 14:21
    Xuandoa thích bài này.

Chia sẻ trang này