DNNN - cuộc chia ly màu đỏ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DragonCorp, 03/04/2012.

3384 người đang online, trong đó có 128 thành viên. 06:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 352 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Thủ tướng: “Sẽ chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước”

    [​IMG] AN HUY
    03/04/2012 16:57 (GMT+7)
    [​IMG] Thủ tướng *************** cho biết, Chính phủ Việt Nam hiện đang tập trung vào vấn đề xác định phạm vi và quy mô của khu vực kinh tế nhà nước - Ảnh: AFP.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (0)

    Trong một bài trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal, Thủ tướng *************** cho biết sẽ thúc đẩy các kế hoạch cải cách các doanh nghiệp nhà nước - khu vực kinh tế mà tờ báo Mỹ này bình luận đã trải qua nhiều bất ổn trong thời gian qua, dẫn tới hàng loạt vụ cắt giảm điểm tín nhiệm và gây áp lực mất giá đối với đồng nội tệ của Việt Nam.

    http://vneconomy.vn/201204030429678...-chi-giu-lai-mot-so-doanh-nghiep-nha-nuoc.htm
  2. georgestark

    georgestark Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Hút máu bao năm rồi h để cho kinh tế thật sự phát triển đi. Toàn độc quyền mà còn lỗ thì không hiểu kinh doanh kiểu gì nữa. Sai phạm khủng khui ra toàn các tập đoàn nhà nước. 80k tỷ Vinashin, 10k tỷ Sông Đà và còn bao nhiêu thằng nữa chưa báo cáo
  3. Alexf319

    Alexf319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2011
    Đã được thích:
    68
    Chủ đề của bác hay thật : vừa lãng mạn , vừa phản ảnh được sâu sắc nội dung của topic .
  4. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Một loạt chú sắp thăng thiên, kịch hay đang ở phía trước. Chờ xem...


    Theo phóng viên James Hookway của Wall Street Journal đang tác nghiệp tại Phnom Penh, bài phỏng vấn này được thực hiện qua thư nhân dịp Thủ tướng *************** đang tham dự hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang diễn ra tại thủ đô Campuchia.

    Trong nội dung trả lời phỏng vấn, Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam có kế hoạch đưa các doanh nghiệp nhà nước tiến tới cạnh tranh sát hơn với khu vực kinh tế tư nhân nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động. Đồng thời, Thủ tướng cũng cho biết sẽ tái khởi động các kế hoạch cổ phần hóa đang bị trì hoãn. Theo Thủ tướng, việc tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước “là một trong những vấn đề chính của quá trình tái cơ cấu kinh tế”.

    Báo Wall Street Journal bình luận, nền kinh tế phát triển bùng nổ một thời của Việt Nam đã đối mặt nhiều thách thức trong những năm gần đây, một phần do ảnh hưởng từ tình trạng nợ nần gia tăng tại một số doanh nghiệp quốc doanh. Trước đó, Việt Nam đã áp dụng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp quốc doanh - khu vực chiếm 40% GDP cả nước - mở rộng hoạt động sang những lĩnh vực mới và tạo ra một đối trọng mạnh với lực lượng ngày càng đông đảo các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    Tuy nhiên, Wall Street Journal cho rằng, chiến lược này của Việt Nam trong nhiều trường hợp đã “phản tác dụng”. Đã có một số doanh nghiệp quốc doanh vay nợ tới mức khó kiểm soát hoặc đầu tư vào những lĩnh vực mà họ không thực sự thông hiểu. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là một ví dụ. Vinashin đã gần như suy sụp dưới gánh nặng nợ nần từ năm 2010, và sau đó đã mất khả năng chi trả một số khoản nợ nước ngoài. Trước đó, Vinashin đã nhảy vào những lĩnh vực xa lạ đối với tập đoàn này như sản xuất bia và kinh doanh resort.

    Tờ báo Mỹ bình luận, chính cuộc khủng hoảng của Vinashin đã khiến giới đầu tư quốc tế có cách nhìn khác về Việt Nam và nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của các doanh nghiệp nhà nước ở đây.

    Các hãng định mức tín nhiệm quốc tế hàng đầu như Fitch Ratings, Standard & Poor’s và Moody’s Investors Service đều đã cắt giảm điểm tín nhiệm của Việt Nam. Theo Wall Street Journal, cuộc khủng hoảng Vinashin đã gián tiếp gây thêm áp lực mất giá đối với đồng VND, theo đó đẩy lạm phát tăng lên mức đỉnh 28% vào tháng 8 năm ngoái trước khi giảm nhiệt.

    Tuần trước, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vinashin, ông Phạm Thanh Bình, đã bị kết án 20 năm tù giam trong vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Vinashin. Cùng với ông Bình, 8 cựu quan chức khác của Vinashin cũng lĩnh án tù nhiều năm.

    Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang có biện pháp để giải quyết thách thức tại một số doanh nghiệp quốc doanh khác. Trong số này, Wall Street Journal đề cập tới vụ thôi chức của Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đào Văn Hưng sau khi tập đoàn này nhảy vào lĩnh vực viễn thông di động thay vì tập trung vào nhiệm vụ cải thiện tình trạng thiếu điện. Những doanh nghiệp quốc doanh thành công như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) thì đã rút khỏi những dự án bất động sản lớn.

    Trong bài trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, Thủ tướng *************** cho biết, Chính phủ Việt Nam hiện đang tập trung vào vấn đề xác định phạm vi và quy mô của khu vực kinh tế nhà nước. “Chúng tôi sẽ xác định vai trò và chức năng của các doanh nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, Thủ tướng nói. Đồng thời, Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ sẽ “thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa để đa dạng hóa quyền sở hữu các doanh nghiệp nhà nước”.

    Theo Thủ tướng, mục tiêu của Chính phủ là “sẽ chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước then chốt ở một số ngành nhất định”.

    Wall Street Journal nhận xét, đã có những tín hiệu Việt Nam đang lấy lại niềm tin khi lạm phát xuống thang. Ngân hàng Nhà nước mới đây đã hạ lãi suất cơ bản để hỗ trợ tăng trưởng, và các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang thận trọng trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam. Cuối tuần qua, Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã nhất trí khởi động đàm phán về một hiệp định tự do thương mại.

    Theo Thủ tướng ***************, việc hội nhập kinh tế sâu hơn ở khu vực Đông Nam Á cũng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thủ tướng dự báo, kế hoạch cắt giảm hàng rào thuế quan của ASEAN vào năm 2015 sẽ khuyến khích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực gia tăng và sẽ giúp các quốc gia trong khối dễ dàng đầu tư lẫn nhau - một yếu tố mà Thủ tướng cho là “đặc biệt quan trọng” đối với những nền kinh tế có mức độ phát triển thấp hơn trong khu vực.
  5. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Điện không lo thiếu vì doanh nghiệp 'chết' nhiều
    EVN hứa sẽ cung ứng đủ điện. Ảnh: Hoàng Hà
    Điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh KT khó khăn là tình hình cung ứng điện ổn định. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại, tình huống trở nên bi hài khi nhà đèn hứa đủ điện thì nhiều DN không còn sống để hưởng.

    Tại phiên Họp báo thường kỳ của Chính phủ đầu tháng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết riêng trong quý I/2012, đã có gần 12.000 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và ngừng hoạt động.

    Con số này tuy vẫn thấp hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập song tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 4% cho thấy nền kinh tế đang trải qua một giai đoạn khó khăn, mặc dù các yếu tố vĩ mô đã có dấu hiệu ổn định, khởi sắc.

    UBND TP HCM cho biết, trong quý I, có 5.012 doanh nghiệp gửi thông báo ngưng hoạt động đến Cục thuế thành phố, tăng 4,6 lần cùng kỳ 2011. Tình hình trở nên căng thẳng đến mức ngày 3/4 vừa qua, UBND thành phố đã phải họp bàn tìm cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

    Cùng với nỗi lo trên, nhiều bộ ngành đã lên tiếng cảnh báo về mức độ tăng trưởng thấp trong quý một. Bộ Kế hoạch Đầu tư thẳng thắn, ngành công nghiệp và xây dựng chỉ đạt tốc độ trưởng 2,94%, bằng 50% so với cùng kỳ năm trước.

    Còn Bộ Công Thương khẳng định, mặc dù tăng trưởng 3,2%, song ngành công nghiệp chế biến đang thuộc diện khó khăn nhất vì con số này thấp hơn nhiều so với 13,4% cùng kỳ. Trong số 32 nhóm hàng công nghiệp chế biến thì có đến 18 mặt hàng có chỉ số sản xuất giảm như xi măng, sắt thép, sản xuất sợi, bao bì, bột giấy...

    Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết cũng cho thấy, khối xây dựng - bất động sản rất sa sút. Thủ Đức House lợi nhuận sau thuế năm 2011 chỉ còn 31 tỷ đồng, chưa bằng số lẻ 248 tỷ đồng của năm trước. Địa ốc Đất xanh, doanh thu đạt 75% so với năm 2010 và lợi nhuận cũng giảm mạnh chỉ bằng 42% so với năm 2010.

    Địa ốc Hoàng Quân, doanh thu đạt 216 tỷ đồng, trong khi đó năm 2010 con số này lên tới 1.325 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chỉ còn 26 tỷ đồng, bằng 5% so với năm 2010. Góp mặt trong bức tranh ảm đạm còn có cả Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với doanh thu năm 2011 bằng 51% và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 48% so với năm 2010.

    Một trong những điểm sáng hiếm hoi được các bộ ngành đánh giá là tình hình cung ứng điện quý I/2012 an toàn, ổn định. Sản lượng điện khai thác theo kế hoạch điều tiết để đảm bảo cấp đủ điện cho mùa khô. Trong 3 tháng đầu năm, điện sản xuất toàn ngành đạt gần 26.000 triệu kWh tăng 15,1% so với cùng kỳ. Điện thương phẩm ước đạt hơn 22.000 triệu kWh, tăng 9,9% so với cùng kỳ.

    "Cấp điện từ đầu năm tới nay chắc là thoải mái", một lãnh đạo Bộ Kế hoạch Đầu tư nói vui như vậy tại cuộc họp giao ban tháng 3, khi các số liệu cho thấy sản lượng điện tăng mà tình hình sản xuất công nghiệp đình đốn.

    Trong năm 2011, tổng lượng nước thiếu hụt của các hồ chứa thủy điện khoảng 13 tỷ m3, tương đương sản lượng điện thiếu hụt khoảng 3 tỷ kWh. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tình hình cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Do đó, Cục Điều tiết điện lực yêu cầu EVN xây dựng kế hoạch cung cấp, cắt giảm điện từ tháng 3.

    Trái ngược với bối cảnh năm 2011, năm nay điện hứa cung ứng đủ trong bối cảnh hàng nghìn doanh nghiệp giải thể khiến người trong cuộc dở khóc, dở cười. Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, trong quý một năm nay, tình trạng điện có vẻ khả quan hơn cùng kỳ, ngoại trừ một số nơi bị mất điện cục bộ thì "nhìn chung là ổn".

    Năm ngoái, doanh nghiệp sống dở chết dở vì thường xuyên bị cúp điện. Chỉ cần vài phút bị mất điện khi đang nung lò cao thì doanh nghiệp đã mất cả tỷ đồng. Do đó, mặc dù lượng tiêu thụ giảm mạnh trong quý một và ngành thép gặp muôn vàn khó khăn, lãi suất vẫn ở mức 17-18%, giá phôi lên tới 650 USD mỗi tấn thì thông điệp của nhà đèn phần nào an ủi được doanh nghiệp.

    "Mặc dù nhà đèn có những tiến bộ nhất định, song không thể phủ nhận một trong những lý do khiến EVN không lo thiếu điện trong năm nay là nhiều doanh nghiệp đóng cửa, giải thể", ông Nghi thẳng thắn.

    Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa VN Cao Sĩ Kiêm chia sẻ, trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp co cụm sản xuất tiêu hao năng lượng ít đi là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, không như các ngành khác, sản lượng điện sản xuất ra không dùng hết sẽ không thể "để trong kho". "EVN sẽ thảnh thơi vì tiêu thụ điện trong sản xuất ít. Nhưng nếu kinh tế khó khăn, sức tiêu thụ điện quá ít quá thì ngành điện lại rất gay go", ông Kiêm nói.

    Theo ông Kiêm, câu chuyện sẽ trở nên bi hài vì doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn. Doanh nghiệp ăn nên làm ra thì luôn bị cúp điện, và khi điện cung ứng đủ thì họ lại không còn tồn tại để hưởng.

    Không bình luận về việc nhiều doanh nghiệp đóng cửa nên nhà đèn sẽ dễ thở hơn trong việc cung ứng điện vì sợ "đụng chạm và không hay", song lãnh đạo của EVN cam kết, tình hình cưng ứng điện ổn định, không thiếu. Thủy điện Sơn La đã hoạt động 4 tổ máy, dự kiến tháng 5, tháng 8 sẽ lần lượt đưa hai tổ máy 5 và 6.

    Nhiều nhà máy nhiệt điện than cũng sẽ chạy nên nếu không có gì biến động, điện sẽ đủ. "Ngành điện sợ nói trước bước không qua. Vì thời tiết thay đổi thất thường, nay nắng, mai mưa nên không dám hứa. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo cung ứng đủ điện cho người dân", lãnh đạo EVN thẳng thắn.

    Trao đổi với VnExpress.net, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho rằng, chuyện 12.000 doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động và giải thể là hoàn cảnh khách quan. Bộ Công Thương luôn mong muốn sản xuất kinh doanh của đất nước đi lên, kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng.

    Còn chuyện doanh nghiệp giải thể nên tiêu dùng năng lượng ít đi thì "chẳng thể trách ai". "Tôi tin rằng EVN sẽ hết sức cố gắng để những năm sau, sản xuất kinh doanh đi lên thì có thể đáp ứng đủ điện", ông Hải chia sẻ.

    Cũng theo Thứ trưởng Hải, Bộ Công Thương vẫn đang tìm cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. "Cần phải bình tĩnh vì bên cạnh doanh nghiệp khó khăn về vốn, giải thể thì có một lượng doanh nghiệp đăng ký mới cũng khá lớn", ông Hải nói.

    Theo Hoàng Lan
  6. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Doanh nghiệp Nhà nước: Của ai, do ai và vì ai?
    Khởi tạo bởi : tinkinhte | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 28/04/2012 20:15
    E-mail | Bản in | Lưu xem sau

    Nếu trả lời được cụ thể ba câu hỏi là DNNN của ai? do ai? và, vì ai? sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của DNNN hiện nay

    Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các vấn đề của nó luôn là chủ đề nóng của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi vốn tồn tại một số lượng khổng lồ các DNNN. So với Doanh nghiệp tư nhân DNNN thường được cho là kém hiệu quả hơn, lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên, trong khi các công ty tư nhân cố gắng tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, DNNN được cho là thường phải gồng gánh một số trách nhiệm xã hội cũng như phải đối phó với những thất bại của thị trường. Điều đó dẫn đến việc các DNNN không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các công ty tư nhân. Những người ủng hộ các DNNN cũng như chống lại tư nhân hóa thường lập luận như vậy để biện minh cho những yếu kém của DNNN.

    Tuy vậy, các nghiên cứu cho thấy, để hoàn thành các mục tiêu xã hội, các DNNN thường phải tiêu hao một lượng quá lớn các nguồn lực tài chính công đến nỗi chúng trở thành một gánh quá nặng cho nền kinh tế. Gánh nặng này càng trầm trọng với việc nhà nước phải tiếp tục tài trợ cho các DNNN thua lỗ. Cho nên, thực tế là, DNNN cuối cùng cũng chẳng hoàn thành được những mục tiêu xã hội của chúng. Vì thế tư nhân hóa/ cổ phần hóa đã được sử dụng để giảm thiểu số DNNN cũng như giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp này trong nỗ lực tăng hiệu quả doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù tư nhân hóa/cổ phần hóa được thực hiện, một số lớn các DNNN sẽ vẫn tồn tại vì lý do của nó. Như vậy, vấn đề vẫn tiếp tục nóng là làm sao để các DNNN (không thụôc diện tư nhân hóa) khắc phục được những yếu kém của mình, giảm gánh nặng cho nền kinh tế?

    Chúng tôi đặt vấn đề là, khi đối chiếu với DNTN, nếu trả lời được cụ thể ba câu hỏi là DNNN của ai? do ai? và, vì ai? sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của DNNN hiện nay. Thông qua việc trả lời ba câu hỏi trên, bài viết sẽ đề cập đến những vấn đề mấu chốt của sở hữu và quản trị trong DNNN. Từ đó hy vọng sẽ có những giải pháp cho loại hình doanh nghiệp này.

    1.Trước hết, DNNN của ai?

    Doanh nghiệp cổ phần (tư nhân) thuộc sở hữu các cổ đông. Các cổ đông góp vốn vào công ty và trở thành chủ sở hữu công ty. Các chủ sở hữu công ty này cũng gánh luôn trách nhiệm về các khỏan nợ của công ty. Về mặt pháp lý, trách nhiệm của cổ đông chỉ hữu hạn trong phần góp vốn của mình. Cổ đông rất linh họat trong việc thể hiện quyền sở hữu của mình. Họ bỏ phiếu biểu quyết các vấn đề của công ty mà cách nói nôm na của các nhà kinh tế học là "bỏ phiếu bằng tay" (vote with their hands) và khi quyền này bị giới hạn thì họ có thể "bỏ phiếu bằng chân" (vote with their feet) đó là bán quyền sở hữu (cổ phiếu) của mình đi. Nếu công ty cổ phần nào kẻ đến với công ty (đầu tư vào cổ phiếu công ty) thì ít mà người ra đi nhiều thì doanh nghiệp đó không sớm thì muộn cũng thiếu vốn mà chết. Trong doanh nghiệp cổ phần, cổ đông ý thức rất rõ quyền hạn của mình vì họ trực tiếp bỏ vốn, tiền bạc của mình vào công t y vì thế họ thực hiện quyền của mình bất cứ khi nào có thể. Vì vậy, giới quản lý phải hết sức mình làm hài lòng các chủ sở hữu này. Từ đó, nhiều người mong muốn làm chủ sở hữu công ty (người đến/đầu tư vào cổ phiếu công ty) và công ty phát triển.

    Còn trong DNNN, ai là chủ sở hữu? và quyền chủ sở hữu được thực hiện như thế nào để giới quản lý phải hết sức mình phụng sự nhằm làm DNNN phát triển?

    Bước đầu tiên để chấn chỉnh DNNN có lẽ là việc phải xác định rõ chủ sở của lọai doanh nghiệp này không phải là nhà nước mà chính là tòan dân. Hai chữ "nhà nước" trong DNNN đã vô tình che mất những người sở hữu -nhân dân này. Điều này rất cụ thể cả về góc độ tài sản công ty (tài sản quốc gia -của dân) và vốn đầu tư. Vốn đầu tư DNNN hình thành từ ngân sách nhà nước-chính là nguồn thu từ trong dân. Khái niệm những người đóng thuế (tax payer) chính là cách nói khác về những người dân trong quan hệ với ngân sách nhà nước.

    Như vậy, DNNN không phải do một ai làm cổ đông mà tất cả người dân trong một nước chính là cổ đông công ty. Vì thế, DNNN có thể được xem như một công ty cổ phần mà sở hữu vốn rất phân tán.

    Ở đây có hai khía cạnh của một vấn đề được đặt ra là: Sự yếu kém của DNNN có thể có nguyên nhân từ việc người dân không biết rằng họ là chủ sở hữu DNNN nên họ không thực hiện quyền kiểm sóat của mình để làm áp lực lên giới quản lý như trong công ty cổ phần hay, do đặc điểm sở hữu vốn quá phân tán dẫn đến việc cổ đông này lợi dụng/ỷ lại sự đóng góp của cổ đông khác trong kiểm sóat đánh giá công ty để hưởng lợi (free-riding) như lý thuyết về công ty cổ phần?

    Câu trả lời đúng hơn có lẽ rơi vào trường hợp thứ nhất -do người dân không biết họ là chủ (và có quá ít kênh thông tin để cho biết điều này) nên họ không thực hiện được quyền của mình (trực tiếp hay qua đại diện), gây áp lực lên giới quản lý nhằm nâng hiệu quả công ty lên. Chúng tôi cho rằng việc xác định lại và xác định rõ chủ sở hữu là tiên quyết để giải quyết bài tóan DNNN. Tuy nhiên, so với công ty cổ phần thì liệu "cổ đông" của DNNN có được cơ chế để thực hiện quyền sở hữu của mình? Việc trả lời câu hỏi tiếp theo "DNNN do ai?" và "vì ai?" sẽ góp phần làm rõ cơ chế này.

    2.Do ai?

    Trả lời được câu hỏi này sẽ góp phần làm rõ cơ chế để cổ đông thực hiện quyền làm chủ thật sự của mình. Tuy cơ chế này là khá rõ ràng trong công ty cổ phần nhưng bản thân các cổ đông của công ty cổ phần cũng còn lắm lúc không thực hiện được quyền sở hữu của mình. Sau đây, chúng ta hãy phân tích sơ lược vấn đề này ở công ty cổ phần để đối chiếu xem DNNN đã tạo lâp cơ chế này như thế nào.

    Trả lời câu hỏi do ai? chính là trả lời cho hai câu hỏi do ai lãnh đạo và do ai quản lý?

    Công ty cổ phần là thuộc sở hữu cổ đông nhưng do HĐQT lãnh đạo và do Ban giám đốc quản lý. Điều này giống với DNNN - cũng do HĐQT lãnh đạo và ban giám đốc quản lý. Sư khác nhau giữa hai lọai hình doanh nghiệp ở đây là nằm ở vai trò của cổ đông trong việc ảnh hưởng đến hai thành phần này.Trong công ty cổ phần, tuy cổ đông là chủ sở hữu nhưng không trực tiếp lãnh đạo mà bầu ra HĐQT để lãnh đạo công ty. Thành viên HĐQT có thể là cổ đông lớn trong công ty và cũng có thể là thành viên độc lập thuê ngòai. Việc thuê ngòai này nhằm mục đích hạn chế các cổ đông lớn (thành viên HĐQT) chỉ lo lợi ích của mình mà hy sinh lợi ích cổ đông nhỏ. HĐQT lãnh đạo công ty bằng cách định hướng chiến lược cho công ty và thực hiện một việc quan trọng là tuyển chọn ban giám đốc để quản lý công ty theo định hướng, chiến lược mà mình đề ra. Ở đây có thể thấy vai trò to lớn của cổ đông -chủ sở hữu công ty cổ phần. Đó là việc họ tham gia quyết đinh bằng cách bỏ phiếu cho các vấn đề quan trọng của công ty mà quan trọng nhất là quyết đinh người lãnh đạo và quản lý công ty. Nhưng họ không bị động mà họ có quyền bỏ phiếu "bằng chân" khi không vừa lòng, và khi họ không hài lòng thì BGĐ cũng rất có thể phải ra đi, vị thế HĐQT cũng sẽ lung lay.

    Thế thì cơ chế nào để cổ đông DNNN hay người dân thể hiện quyền làm chủ của mình? HĐQT và BGĐ có e ngại ảnh hưởng của cổ đông -người dân?

    Có thể thấy rằng, tuy là chủ sở hữu DNNN, người dân không có quyền bầu HĐQT hay BGĐ dù rằng, giống công ty cổ phần, hai thành phần này cũng lần lượt là lãnh đạo và quản lý DNNN. Nhưng khác công ty cổ phần, hai thành phần này không do cổ đông -người dân- bầu ra nên họ có thể không cần phải làm vui lòng cổ đông hay tối đa hóa lợi ích cổ đông -nhân dân. Đồng thời, chủ sở hữu không có được sự lựa chọn là có tiếp tục bỏ vốn vào DNNN hay không. Nói cách khác, chủ sở hữu DNNN không có cơ hội "bỏ phiếu bằng tay" lẫn "bằng chân". Và như đã phân tích, vì không rõ ràng trong quan hệ sở hữu- lãnh đạo- quản lý nên những người lãnh đạo hay quản lý sẽ làm việc không vì mục tiêu của người sở hữu và không bị kiểm sóat. Không giống công ty cổ phần, cả hai thành phần HĐQT và BGĐ trong DNNN rất giống nhau và phần lớn là các viên chức được bổ nhiệm (không phải do dân bổ nhiệm).

    Thật ra, người dân vẫn có thể thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua cơ chế đại diện và khi các DNNN thuộc quyền kiểm sóat của Quốc hội-là đại diện của dân. Người dân bầu ra quốc hội đóng vai trò như Đại hội đồng cổ đông và cơ quan này sẽ bổ nhiệm HĐQT và trực tiếp thông qua các vị trí quản lý BGĐ hay gián tiếp qua đề cử/bổ nhiệm từ HĐQT. Đồng thời hệ thống báo chí cũng tham gia đánh giá hiệu quả của DNNN, vạch ra những sai sót của các thành viên lãnh đạo và quản lý của các công ty này vì lợi ích quốc gia (lợi ích của dân hay của chủ sở hữu). Nhưng, tại sao DNNN vẫn yếu kém? Bài viết này quay lại mối quan hệ giữa HĐQT (đại diện cho cổ đông) và ban giám đốc.

    Vì BGĐ là người quản lý doanh nghiệp nên chất lượng/khả năng của thành phần này cũng như mức độ tận tâm vì lợi ích cổ đông sẽ quyết định hiệu quả của doanh nghiệp. Ngay cả các công ty cổ phần, không phải công ty nào cũng thành công vì không phải công ty cổ phần nào cũng có được những ban gíam đốc có khà năng và dành tâm huyết cho công ty. Về mặt kinh tế học, thứ nhất vì thông tin bất cân xứng nên việc tuyển chọn đúng người giỏi là không dễ, thứ hai, ban giám đốc và cổ đông (HĐQT) luôn có những lợi ích không đồng nhất, nên phải có những giài pháp cụ thể để BGĐ làm việc vì lợi ích cổ đông.Vì lẽ đó, công ty cổ phần luôn cố gắng giải quyết bài tóan này.

    Về lý thuyết công ty cổ phần, công ty cổ phần là sự kết hợp giữa chủ sở hữu (đại diện là HĐQT) là những người có vốn- tư bản và nhà quản lý (những người không vốn nhưng có kỹ năng quản trị -tiếp thị). Sự thành công của công ty lệ thuộc vào tầm nhìn chiến lược của nhà tư bản và kỹ năng của nhà quản lý. Và đây là hai thành phần khác nhau.

    Khi xét DNNN, giả định quốc hội (là xứng đáng nhất) là người bổ nhiệm HĐQT và có thể cả BGĐ DNNN, có thể thấy rằng những người đại diện cho cổ đông nhân dân rất khó có thể có tầm nhìn của một nhà tư bản. Họ thường là các công chức và xung quan họ là một số công chức có sẵn/thân quen để họ bổ nhiệm lãnh đạo công ty. Quy trình chọn lựa, bổ nhiệm những người lãnh đạo (HĐQT) và những người quản lý (BGĐ) DNNN thường ít được đánh giá và kiểm sóat. Đến lượt các HĐQT và BGĐ DNNN, họ là những công chức theo nhiệm kỳ nên thường sẽ làm việc theo tư duy nhiệm kỳ và đối tượng mà họ làm hài lòng không phải là cổ đông -nhân dân (vốn rất mơ hồ) mà là những người đã bổ nhiệm họ (vốn rất cụ thể). Vì thế về mặt bản chất, lợi ích cổ đông rất khó được đảm bảo và DNNN vì thế khó lòng phát triển được. Tuy nhiên, khi vấn đề đã được xác định thì hy vọng có thể giải quyết được. Như trên đã phân tích, ngoài việc phải xác định chủ sở hữu là người dân , chúng ta cần giải quyết những vấn đề sau để đưa DNNN vào quỹ đạo của thị trường:

    - HĐQT trong DNNN (trước hết là các DN lớn có tính chất quyết định đến nền kinh tế) phải do các tiểu ban thuộc Quốc hội bổ nhiệm và phải báo cáo trước các tiểu ban này.

    - Các cá nhânđược bổ nhiệm (làm HĐQT) sẽ không là công chức nhà nước, không phải chỉ về mặt hành chính mà còn về mặt bản chất. Họ phải gắn bó và chịu trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của DNNN. Họ có trách nhiệm bổ nhiệm BGĐ đủ tài và tâm huyết để phát triển công ty.

    - Ít nhất là BGĐ nên được chọn theo thị trường, họ phải là những người có kỹ năng quản trị kinh doanh chứ không phải là các công chức chỉ biết cúc cung tận tụy với người bổ nhiệm mình, và dứt khóat không là người có liên quan đến HĐQT.

    - Điều quan trọng nhất là năng lực của người bổ nhiệm (đại biểu Quốc hội- đại diện nhân dân)? Làm sao họ có thể là những người có tư duy của nhà tư bản- kinh doanh như các thành viên HĐQT trong công ty cổ phần? Chúng tôi cho rằng các đại biểu quốc hội phụ trách những tiểu ban này nên tập trung chủ yếu là các doanh nhân thành đạt của nền kinh tế. Họ có tư duy thị trường và am hiểu thị trường thì khả năng họ sẽ bổ nhiệm đúng người có năng lực cho DNNN. Làm được điều này sẽ mang lại đột phá - góp phần giải quyết ách tắc của DNNN do các công chức gây ra!

    3.DNNN vì ai?

    Đã trả lời hai câu hỏi của ai và do ai, thì câu trả lời cho câu hỏi thứ ba "DNNN vì ai?" cũng đã phần nào được trả lời. Công ty cổ phần do BGĐ quản lý về cơ bản phải vì lợi ích của cổ đông, DNNN họat động cũng vì lợi ích của cổ đông nhân dân. Đối với công ty cổ phần, khi cơ cấu sở hữu là phân tán thì việc kiểm soát đối với họat động của BGĐ càng trở nên khó khăn, vì các cổ đông nhỏ không đủ quyền lực để thực hiện việc kiểm soát, điều này dẫn đến việc BGĐ họat động vì lợi ích của chính họ, rất nhiều khi ngược lại lợi ích cổ đông. Qua đó, có thể thấy ở DNNN, nơi có cơ cấu vốn vô cùng phân tán (đến mức tối đa) thì khả năng BGĐ chỉ lo vun vén cho họ là rất cao, điều này càng đặc biệt nghiêm trọng khi họ móc nối được với HĐQT vốn cũng là thành phần được bổ nhiệm giống như họ. Và như trên trình bày, hai thành phần này có khuynh hướng làm hài lòng người bổ nhiệm họ vì đây là những đối tượng rất cụ thể, không phân tán, mơ hồ như những chủ sở hữu của DNNN.

    Vì cổ đông - vì dân:

    Công ty cổ phần do HĐQT lãnh đạo và BGĐ quản lý vì lợi ích cổ đông. Trong quá trình tối đa hóa lợi ích cổ đông công ty cổ phần phải tôn trọng lợi ích của các thành phần liên quan khác (stakeholders). Các công ty trong thế giới văn minh bất kể lọai hình nào đều phải quan tâm đến điều này. Trách nhiệm vì cộng đồng, vì xã hội đã hướng mục đích tồn tại của công ty theo hướng thỏa mãn ba lợi ích quan trọng như nhau (triple bottom lines). Đó là kinh tế (lợi nhuận - profit), sinh thái (trái đất- planet) và xã hội (con người-people) chứ không chỉ có lợi nhuận hay chỉ có lợi ích của cổ đông. Suy cho cùng tôn trọng lợi ích của các thành phân lien quan cũng là để tối đa hóa lợi ích của cổ đông. Khi họat động vì lợi ích cổ đông, công ty trong thế giới ngày nay không thể:

    - Không tôn trọng cộng đồng bằng cách hủy hoại môi trường

    - Móc ngoặc, trốn tránh trách nhiệm nộp thuế

    - Cạnh tranh không lành mạnh

    - Bóc lột người lao động ...

    Thực hiện tốt những yêu cầu này sẽ ảnh hưởng đến chi phí công ty và lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên, công ty cổ phần phải chấp nhận vì đó là chuẩn mực và thậm chí các công ty cổ phần còn hướng đến vượt các chuẩn mực đó. Vì thế, khi cho rằng chỉ có DNNN phải vì những trách nhiệm xã hội, bảo vệ lợi ích người lao động...mà hiệu quả kinh tế thấp là chưa hòan tòan thỏa đáng. Hay nói rằng chỉ có DNNN có trách nhiệm vì các mục tiêu xã hội là chưa thuyết phục!

    Tuy nhiên đối với các nhiệm vụ chính trị xã hội, dịch vụ công nào mà DNNN phải đảm nhiệm cũng cần quy định rõ ràng. Các nghĩa vụ của DNNN cũng như chi phí liên quan cần phải đựoc công bố minh bạch cho công chúng. Đồng thời, công chúng phải được tạo điều kiện thực hiện quyền yêu cầu công khai tách bạch những nhiệm vụ này. Thực hiện điều này sẽ đem lại công bằng cho cả DNNN và cổ đông -nhân dân đồng thời làm hạn chế những vùng "xám" nếu có vốn là cơ sở để những người được bổ nhiệm có cơ hội lẫn vào, né tránh trách nhiệm và họat động chỉ vì lợi ích bản thân, không vì lợi ích quốc gia - lợi ích của người dân.
    -----------------------------------
    Tác giả: TS LÊ VINH TRIỂN - ĐẠI HỌC QUỐC TẾ -ĐHQG TPHCM // Nguồn: Tuần Việt Nam
  7. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Vinalines “tậu” nhiều tàu cũ

    Thanh tra Chính phủ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thanh tra Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) giai đoạn 2007-2010.
    Theo Thanh tra Chính phủ, Vinalines đang có năm khoản nợ có nguy cơ không thu hồi được với số tiền trên 23.062 tỉ đồng.

    Vinalines còn mua 73 tàu biển từ nước ngoài nhưng đa số đã qua sử dụng với tổng trị giá gần 23.000 tỉ đồng. Trong đó có 17 tàu qua sử dụng trên 15 năm, thậm chí có tàu trên 30 năm, nên tình trạng kỹ thuật kém, làm tăng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa trong khi vốn đầu tư, kinh doanh đều phải đi vay làm phát sinh chi phí lãi vay, chênh lệch tỉ giá hối đoái... Đó là chưa kể có một số tàu quá tuổi quy định không được phép đăng ký tại VN, phải đăng ký và treo cờ nước ngoài, làm xấu bộ mặt đội tàu quốc gia và làm kém sức cạnh tranh.

    Trong việc mua tàu cũng xảy ra tình trạng chênh lệch giá rất lớn và khi đưa vào khai thác có ảnh hưởng khác nhau đối với kinh tế vận tải biển. Cụ thể như tàu Inlaco Sping có giá mua 14,6 tỉ đồng, tàu Nosco Glory lại có giá mua 1.210,5 tỉ đồng nhưng quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án không có sự phân biệt.

    Hầu hết dự án mua tàu được lập sơ sài và dự án nào cũng nêu hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có 5/27 tàu đóng mới, 34/73 tàu mua về đưa vào khai thác trong giai đoạn 2005-2010 đều bị lỗ, thậm chí có tàu lỗ nặng phải bán. Cụ thể như tàu VNL Galaxy mua năm 2007 với giá 973,4 tỉ đồng, đến cuối năm 2010 lỗ 192 tỉ đồng; tàu VN Glory giá 873,1 tỉ đồng, đến cuối năm 2010 lỗ 115,5 tỉ đồng; tàu VNL Global mua 73,3 tỉ đồng, đến cuối năm 2010 lỗ 77,3 tỉ đồng...

    Kết luận của Thanh tra Chính phủ còn cho rằng nhiều dự án đầu tư của Vinalines có sai phạm. Chẳng hạn như dự án “Đầu tư nhà máy sửa chữa tàu Vinalines phía Nam”, Vinalines mua ụ nổi No83M đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định. Giá mua ụ nổi và chi phí sửa chữa hai lần tại VN là 489,6 tỉ đồng (khoảng 26,3 triệu USD), tương đương 70% giá đóng ụ nổi mới, gây lãng phí vốn đầu tư.

    Dự án “Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines” được đầu tư xây dựng nhưng không có trong quy hoạch. Trong đó, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng cảng - đường thủy (Tedi Port), Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng giao thông thủy và Công ty Tư vấn xây dựng công trình thủy 1 có dấu hiệu thông thầu để Tedi Port trúng thầu tư vấn lập hồ sơ hơn 2,4 tỉ đồng...

    Ở dự án “Xây dựng cảng trung chuyển vịnh Vân Phong” có một số sai phạm như tổ chức lễ khởi công dự án 4,1 tỉ đồng, vượt quy định hơn 4 tỉ đồng. Điều chỉnh dự toán gói thầu số 1 từ 16 tỉ đồng lên 21,6 tỉ đồng và chỉ định đơn vị trúng thầu trong cùng một quyết định là sai quy định. Ở dự án “Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước”, Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn sử dụng 499 tỉ đồng vốn ngân sách nhà nước để mua trang thiết bị là chưa đúng mục đích vì đây là khoản tiền hỗ trợ di dời cảng.

    Ngọc Ẩn

    Bó tay, một cách rửa tiền thô thiển

Chia sẻ trang này