DNY sphát hành thêm 5tr cp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoangvudb, 15/07/2010.

5610 người đang online, trong đó có 644 thành viên. 21:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 341 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. hoangvudb

    hoangvudb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    279
    Công ty CP Thép Dana – Ý (DNY) sẽ phát hành 5 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng.

    Ngày 8/7/2010, UBCKNN đã cấp Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty Cổ phần Thép Dana - Ý được phép chào bán 5.000.000 cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

    Theo thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng của DNY, Dana – Ý sẽ phát hành 5 triệu cổ phiếu, trong đó chào bán 3 triệu cổ cho cổ phiếu đông hiện hữu và 2 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược

    Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là 26/7/2010

    Phát hành 3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 13.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện 5:1 (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu giá 13.000 đồng/cp)

    Phát hành cho đối tác chiến lược 2 triệu cổ phiếu với giá chào bán 25.000 đồng/cp

    Thời gian đăng ký nộp tiến từ 5/8/2010 đến 24/8/2010. Thời gian chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu từ 5/8/2010 đến 20/8/2010. Ngày giao dịch cổ phiếu phát hành thêm dự kiến 20/9/2010.

    sắp có sóng thép, thêm tin này nữa, cổ đông DNY ăn lồi mồm nhé
  2. chart123

    chart123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2010
    Đã được thích:
    188
    Về lại quá khứ, trả lại tên cho em
  3. hoangvudb

    hoangvudb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    279
    mai tranh thủ múc để lăn chốt[r2)]
  4. hamanhquandhxd1983

    hamanhquandhxd1983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Đã được thích:
    576
  5. chart123

    chart123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2010
    Đã được thích:
    188
    Giá thép đảo chiều, tăng lần đầu tiên trong 2 tháng
    Sau 4 lần giảm giá liên tiếp trong 2 tháng gần đây, giá thép lần đầu tiên tăng từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng mỗi tấn trong tháng 7.
    >Thép giảm giá tới 600.000 đồng mỗi tấn
    Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, nhiều công ty thép đang rậm rịch tăng giá 100.000-500.000 đồng mỗi tấn. Giá giao tại nhà máy chưa bao gồm VAT dao động quanh mức 12,2 đến 12,8 triệu đồng mỗi tấn.
    [​IMG]Giá thép được dự báo ít biến động trong những tháng tiếp theo. Ảnh: Hoàng Hà.Cụ thể như thép thép Việt Hàn, tăng khoảng 200.000 đồng mỗi tấn. Giá phi 6-phi 8 giá chưa tính thuế VAT đạt 12,5 triệu đồng mỗi tấn. Thép thanh vằn dao động quanh 12,6- 12,9 triệu đồng mỗi tấn. Thép Việt Đức có mức tăng thấp nhất, 100.000 đồng mỗi tấn đưa giá thép phi 14, phi 10 lần lượt ở mức 12,35 triệu đồng và 12,5 đồng mỗi tấn.
    Ông Nguyễn Tiến Nghi lý giải, nguyên nhân cơ bản dẫn đến giá thép tăng do phôi và thép phế trên thế giới đang nhích dần. Theo đó, phôi thép từ 500 USD lên tới 560 USD mỗi tấn. Thép phế cũng tăng từ 350 USD lên 380 USD. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp nội địa buộc phải tăng giá bán.
    Hiệp hội Thép cho hay, sức thiêu thụ thép trong tháng 6-7 tương đối khả quan. Nếu như lượng tiêu thụ trong tháng 4, 5 chỉ đạt 299.000 tấn và 283.000 tấn thì tháng 6 lên tới 355.000 tấn. Ước tính trong tháng 7, con số tiêu thụ sẽ dao động quanh mức 360.000 - 390.000 tấn.
    "Thực tế trong tháng 6, thép đã giảm giá liên tiếp và chạm đáy thị trường. Tình hình kinh tế vĩ mô và lượng tiêu thụ đang dần ổn định sẽ khiến giá thép ít biến động trong những tháng tiếp theo", ông Nghi nhận định.
    Bách Hợp
  6. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    Chuẩn
  7. chart123

    chart123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2010
    Đã được thích:
    188
    “Giá thép không thể không tăng”


    Thứ Sáu, 06/08/2010, 09:20
    [​IMG] Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nguyễn Tiến Nghi.
    Sau quãng thời gian rớt giá mạnh, trong tháng 7 giá thép đã tăng tới 1,3 triệu đồng/tấn.

    Trao đổi với VnEconomy, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Nguyễn Tiến Nghi cho rằng không thể không tăng giá, vì nếu phải bán dưới giá thành, doanh nghiệp sản xuất sẽ khó tồn tại.

    Theo ông Nghi, nhìn một cách tổng thế, thời gian qua, diễn biến giá của mặt hàng này có thể chia thành hai giai đoạn. Cuối năm 2009 đến giữa tháng 4/2010, thép xây dựng tại thị trường trong nước liên tục tăng cao cả về lượng tiêu thụ và giá.

    Trong thời gian này, có thể nói giá thay đổi từng tuần. Trước tình hình đó, đã có hai đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương vào cuộc. Tuy nhiên, kết quả đều cho rằng việc tăng giá thép không có gì bất hợp lý.

    Thực tế, vào thời gian đó, giá phôi thép trên thế giới ở mức khá cao, khoảng 670-690 USD/tấn, thép phế 480-500 USD/tấn. Cộng thêm với việc tăng giá điện, giá xăng dầu đã khiến giá thép tăng mạnh.

    Sang quý 2, lượng tiêu thụ thép đột ngột giảm mạnh đã làm cho giá thép liên tục đi xuống. Đến tháng 6, nhiều doanh nghiệp vì lý do tài chính buộc phải bán thép dưới giá thành sản xuất từ 1-1,3 triệu đồng tấn (giá thành sản xuất bình quân khoảng 12,5 triệu đồng/tấn).

    Nguyên nhân chính khiến giá thép đột nhiên tăng mạnh là gì, thưa ông?

    Sau khi chạm “đáy” vào tháng 6, giá thép bắt đầu đi lên, với mức độ tăng khá mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do vào thời điểm này, giá phôi thép trên thị trường thế giới sau một thời gian giảm xuống dưới 500 USD/tấn, bắt đầu tăng trở lại và đứng ở mức 570- 590 USD/tấn. Thép phế cũng tăng lên mức 490- 510 USD/tấn.

    Tiếp đến, lượng thép tồn kho của các nhà phân phối sang tháng 7 cũng đã cạn dần, buộc họ phải nhập hàng khiến nhu cầu tăng lên, cùng với đó, giá thép đã tăng theo. Mặc dù, mức tăng giá thời gian qua là khá mạnh, nhưng theo ghi nhận từ VSA, thời điểm này, giá thép vẫn chỉ được các nhà máy bán ra ở mức 12,5 - 13 triệu đồng/tấn (chưa kể VAT).

    Ở trong nước, các doanh nghiệp thép trong không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với thép nhập khẩu, nên không thể tùy tiện tăng giá bán. Thực tế mức tăng đó là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong ngành.

    Vậy ông nghĩ sao khi sản phẩm thép nhập khẩu từ ASEAN vào nước ta có những thời điểm, giá bán thấp hơn giá thép trong nước tới 500.000 đồng/tấn?

    Phải thừa nhận rằng hiện ngành thép có cả trăm nhà máy nhưng 20% trong số này đang sử dụng công nghệ rất lạc hậu; trên 50% số nhà máy có công nghệ ở mức trung bình. Số còn lại công nghệ cũng chỉ là tiên tiến.

    Đây chính là lý do khiến giá thành sản xuất của thép trong nước vẫn cao hơn so với các nước trong khu vực, dù chất lượng ngang nhau. Đối với dây chuyền hiện đại, tiêu hao dầu để sản xuất một tấn thép chỉ là 35 kg, trong khi đó các dây chuyền cũ “ngốn” tới 50kg. Tương tự tiêu hao kim loại ở các dây chuyền mới chỉ ở mức 1,02-1,03 tấn nguyên liệu/tấn sản phẩm thì hiện nhiều nhà máy của ta con số này là 1,07-1,08 tấn.

    Thêm vào đó, thép nhập khẩu từ ASEAN vào nước ta đã được áp dụng mức thuế 0%.

    Sáu năm nữa (năm 2016), thép nhập khẩu vào Việt Nam từ tất cả các nước sẽ được hưởng thuế suất là 0%, không lẽ thị trường thép sẽ rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài?

    Điều này rất có thể xảy ra nếu những yếu tố kể trên không sớm được cải tiến và các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư xây dựng các nhà máy có quy mô nhỏ như hiện nay.

    Về diễn biến giá cả, theo ông những tháng tới mặt hàng thép có tiếp tục những đợt tăng giá mạnh?

    Tháng 8, do tình hình mưa bão có nhiều diễn biến phức tạp, nên theo dự báo chắc lượng tiêu thụ sẽ giảm hơn trong tháng 7 vừa qua (chỉ khoảng 350-400 nghìn tấn). Giá bán sẽ giữ như mức hiện nay chứ khó điều chỉnh tăng hay giảm. Sang tháng 9, lượng tiêu thụ sẽ tăng hơn và giá bán có thể tiếp tục tăng.

    Vậy những tháng cuối năm, cao điểm của mùa xây dựng, liệu giá thép có trở lại mức kỷ lục 21 triệu đồng/tấn không, thưa ông?


    Thép là mặt hàng rất khó dự báo giá trong dài hạn. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, 70% lượng phôi thép nước ta vẫn phải nhập khẩu và lượng thép phế phải nhập là 47%. Do đó, nếu tới đây giá thế giới có biến động mạnh thì giá trong nước cũng phải điều chỉnh theo. Còn mức giá kỷ lục thép đã từng lập là 21 triệu đồng/tấn là do khi đó giá phôi trên thế giới đã chạm mức 1.150 USD/tấn.

    VnEconomy

Chia sẻ trang này