Doanh nghiệp ngán đấu giá cổ phần

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi viettrader102, 24/08/2007.

3555 người đang online, trong đó có 287 thành viên. 06:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 241 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. viettrader102

    viettrader102 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Doanh nghiệp ngán đấu giá cổ phần

    Lo ngại giá đấu sẽ không như ý muốn, thậm chí chịu chung số phận ế ẩm như những doanh nghiệp đi trước, Công ty bóng đèn Điện Quang và Công ty Đầu tư vận tải Dầu khí Vinashin (Shinpetrol) vừa xin rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng.
    > Đấu giá cổ phiếu qua thời hoàng kim/ Cổ phiếu hàng hiệu lại ế/ Ế hơn 5,5 triệu cổ phần SJS

    Thông tin trên đăng trên trang web của Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước hôm qua 22/8.

    Ông Hồ Vĩnh Phương, Phó giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, chi nhánh TP HCM, đơn vị tư vấn phát hành của Điện Quang cho hay, nguyên nhân chính là tình hình thị trường chưa có dấu hiệu khả quan, đặc biệt, những thông tin không tốt dồn dập đến từ các công ty đăng ký đấu giá.

    Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, đến chiều qua, tức 2 ngày trước phiên đấu giá cổ phần của Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), chỉ có 4 tổ chức và 6 cá nhân đặt mua với vỏn vẹn 746.300 đơn vị, bằng 6% so với lượng bán.

    Công ty cổ phần lương thực và công nghiệp thực phẩm đấu giá vào hôm 22/8 tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM cũng ế tới 85.800 cổ phần trên tổng số 100.000 đơn vị. Giá đấu thành công cao nhất chỉ nhỉnh hơn giá khởi điểm đúng 1.000 đồng. Không có nhà đầu tư nước ngoài nào tham gia mua cổ phần của công ty này.

    Hai phiên đấu giá cổ phiếu thuộc dạng hàng hiệu là Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SJS) và Bảo Việt trước đó cũng rơi vào cảnh ế ẩm.

    "Bài học từ việc ế ẩm cổ phần, ngay cả đối với những tên tuổi lớn như Vincom và Bảo Việt khiến Điện Quang chùn tay", ông Phương bình luận.

    Ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Công ty chứng khoán ACBS chi nhánh Nguyễn Thị Minh Khai, cho rằng, nhiều cuộc đấu giá gần đây không thành công do doanh nghiệp kỳ vọng quá cao nên đã đưa ra mức giá khởi điểm "đụng nóc", trong khi thời thế đã thay đổi, thị trường điều chỉnh suốt 4 tháng qua và vẫn chưa có tín hiệu tăng trở lại.

    "Thêm vào đó, nhà đầu tư cũng không còn rủng rỉnh tiền như trước đây do một phần tiền đã chảy sang bất động sản và tiết kiệm. Ngân hàng cũng không dám cho cầm cố cổ phiếu như trước", ông Tuấn nói.

    Chuyển hướng sang phát hành riêng lẻ

    Phó giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, chi nhánh TP HCM cho biết, thay vì đấu giá cổ phần, Điện Quang đã chuyển sang phát hành riêng lẻ cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với giá cao gần gấp đôi so với mức khởi điểm là 18.000 đồng.

    "Với phương thức này, đơn vị phát hành còn chắc được rằng, cổ phiếu sẽ bán hết một lần với giá cao, số tiền thu về cũng nhiều hơn", ông Phương nói.

    Nhưng phương án chào bán riêng lẻ cho cổ đông không phải khi nào cũng thực hiện được. Theo phân tích của Giám đốc Công ty chứng khoán ACBS chi nhánh Nguyễn Thị Minh Khai, đây là một hướng đi mới song không phải "dễ ăn" bởi các đối tác chỉ chấp nhận mua cổ phần của những công ty đã có thương hiệu và thuộc ngành có tiềm năng tăng trưởng. "Đã từng có doanh nghiệp không phát hành được phải giảm giá khởi điểm xuống từ từ, thậm chí, xác định lại giá trị doanh nghiệp", ông Tuấn khẳng định.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để chữa cháy cho doanh nghiệp, ngoài phương án chào bán trên, Bảo Việt luôn khuyên khách hàng nên cân nhắc kỹ thời điểm phát hành, ngoài ra, đơn vị này cũng dàn xếp cho các công ty khách hàng gặp các đối tác trong nước và quốc tế để xúc tiến kế hoạch, ông Phương cho biết.

    Tình hình ế ẩm bắt đầu diễn ra khi thị trường chứng khoán điều chỉnh. Trước đó, cuối tháng 3, hàng nghìn người chen lấn nhau để kịp nộp phiếu đăng ký đấu giá bởi nếu chậm sẽ mất cọc. Thời điểm đó, thông thường mỗi phiên có tới hơn 5.000 người tham gia. Sợ không mua được cổ phần, nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận đặt giá trên trời. Chẳng hạn một nhà đầu tư đã trả đến 40 triệu đồng cho một cổ phiếu của Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa, cao hơn 2.000 lần so với mức giá khởi điểm.

Chia sẻ trang này