Doanh nghiệp ngành cao su tự nhiên sắp về đích 2010

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi violet89, 21/08/2010.

6759 người đang online, trong đó có 848 thành viên. 09:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 265 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. violet89 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Theo thông lệ, quý III và IV mới là mùa thu hoạch chính của cây cao su. Thế nhưng, kết thúc tháng 7, hầu hết DN ngành cao su tự nhiên đã hoàn thành trên 60% kế hoạch lợi nhuận, cá biệt có DN hoàn thành gần 90% kế hoạch.
    Ông Nguyễn Thanh Hải
    Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Cao su Đồng Phú (DPR)
    Tháng 7/2010, DPR đạt gần 35 tỷ đồng lợi nhuận. Lũy kế 7 tháng đầu năm, Công ty đạt 142,5 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành 61,2% kế hoạch năm 2010. Trong tháng 7, giá bán bình quân của DPR là 57,89 triệu đồng/tấn, cao hơn mức trung bình đầu năm 2010 khoảng 2,5 triệu đồng/tấn, trong đó giá bán mủ latex đạt 60 triệu đồng/tấn. Trung bình giá bán của DPR tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, góp phần tạo nên mức lợi nhuận tặng mạnh.
    Đầu ra các sản phẩm của DPR xuất khẩu tới 60%, trong đó chủ yếu sang châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…, còn lại là tiệu thụ nội địa. Bởi vậy, các biến động gần đây tại thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc chỉ tác động tới các DN nhỏ, không ảnh hưởng lớn tới DPR. Về hàng tồn kho, các loại mủ khối hay mủ latex (đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật) đều được DPR xuất hàng giao ngay do Công ty đã ký các hợp đồng dài hạn với đối tác. Tình hình tiêu thụ của DPR đang rất tốt.
    Hiện đang có các quan ngại về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, khiến giá nhiều loại nguyên liệu trong đó có cao su đi xuống. Tuy nhiên, tôi cho rằng, quý IV/2010 sức cầu cao su tự nhiên vẫn khá lớn do nhu cầu tiêu thụ của ngành săm lốp vẫn cao. Dự báo, trung bình giá bán của DPR trong năm 2010 sẽ trên 50 triệu đồng/tấn so với giá bán cơ sở xây dựng kế hoạch lợi nhuận năm là 40 triệu đồng/tấn. Bên cạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh, công tác phát triển vùng nguyên liệu của DPR vẫn đang được đẩy mạnh.


    Ông Bùi Phước Tiên
    Phó tổng giám đốc CTCP Cao su Hòa Bình (HRC)
    Trong tháng 7, HRC giao bán 775 tấn mủ, đạt doanh thu trên 46 tỷ đồng, trong đó lượng xuất khẩu là 360 tấn, đạt doanh thu trên 1,2 triệu USD. Lũy kế 7 tháng, HRC đã giao bán được 2.635 tấn, doanh thu đạt hơn 152 tỷ đồng. Tổng sản lượng khai thác của HRC kể từ đầu năm đạt 1.389 tấn, hoàn thành 32,6% kế hoạch năm. Ước tính, trong quý III, lợi nhuận trước thuế của Công ty là 25 tỷ đồng. So với kế hoạch về sản lượng, trong 6 tháng đầu năm HRC mới thực hiện chỉ tiêu ở mức khiêm tốn do cao su là ngành có tính chất mùa vụ, nửa cuối năm mới là thời gian cho thu hoạch chính. Năm 2010, HRC sẽ hoàn thành kế hoạch về sản lượng.
    Gần đây, giá cổ phiếu HRC trên TTCK biến động khá mạnh, nhưng điều này hoàn toàn xuất phát từ quan hệ cung cầu trên thị trường. Tình hình sản xuất - kinh doanh và đầu tư của HRC vẫn bình thường theo kế hoạch và không phát sinh các yếu tố đột biến. Lợi nhuận khả quan của HRC trong thời gian qua là do giá bán mủ cao su tăng. Mức giá bán trung bình hiện nay tại Công ty là 60 triệu đồng/tấn. Năm 2010, HRC đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 64,5 tỷ đồng, trên cơ sở giá bán theo kế hoạch là 34 triệu đồng/tấn. Trong kỳ họp HĐQT vừa qua, HRC không thay đổi chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận, nhưng nếu giá bán cao su duy trì ở mức tốt như hiện nay, thì năm 2010, HRC có thể đạt lợi nhuận 90 tỷ đồng.

    Ông Dương Văn Khen
    Kế toán trưởng CTCP Cao su Phước Hòa (PHR)
    7 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của PHR đạt gần 307 tỷ đồng, hoàn thành 88% kế hoạch cả năm, trong đó lợi nhuận riêng tháng 7 đạt 64,21 tỷ đồng. Sản lượng mủ khai thác của PHR chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, nhưng Công ty được hưởng lợi từ giá bán tăng. Giá bán bình quân tại PHR trong tháng 7 đạt trên 61 triệu đồng/tấn, cao hơn 21 triệu đồng/tấn so với dự kiến hồi đầu năm, cao nhất khối các DN khai thác cao su tự nhiên đang niêm yết.
    Nhiều khả năng lợi nhuận trước thuế của PHR năm 2010 sẽ đạt trên 500 tỷ đồng. Dù lợi nhuận của PHR tăng mạnh, nhưng Công ty sẽ không tăng cổ tức, phần lợi nhuận vượt dự kiến sẽ dùng để tái đầu tư, trả lãi vay ngân hàng. Hiện tại, PHR đã ký hợp đồng giao hàng đến hết tháng 9, nên lợi nhuận quý III của Công ty sẽ đạt mức cao và ổn định, dự kiến đạt 40 - 50 tỷ đồng/tháng.

    Ông Nguyễn Thái Bình
    Thư ký HĐQT CTCP Cao su Tây Ninh (TRC)
    Trong tháng 7, TRC ước tính lợi nhuận đạt khoảng 20 tỷ đồng, lũy kế 7 tháng đầu năm, Công ty đạt 111 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. So với kế hoạch lợi nhuận cả năm là 167 tỷ đồng được ĐHCĐ giao thì TRC đã hoàn thành 66% chỉ tiêu. Mặc dù cao su là ngành sản lượng không gia tăng đột biến, nhưng TRC cũng như các DN cao su khác đang được hưởng lợi từ việc giá cao su tăng cao. Giá bán trung bình tại TRC hiện tại khoảng 60 triệu đồng/tấn, cao hơn nhiều so với mức dự kiến 40 triệu đồng/tấn hồi đầu năm. Năm 2010, dự kiến TRC có thể đạt mức lợi nhuận 230 - 250 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch.

Chia sẻ trang này