Doanh nghiệp thua lỗ: TÁI CẤU TRÚC CÁCH NÀO?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cakiem886, 19/11/2008.

4405 người đang online, trong đó có 529 thành viên. 22:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 984 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. cakiem886

    cakiem886 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Đã được thích:
    2
    Doanh nghiệp thua lỗ: TÁI CẤU TRÚC CÁCH NÀO?

    Doanh nghiệp thua lỗ: TÁI CẤU TRÚC CÁCH NÀO?
    http://www.datc.com.vn/detail_news.asp?id=631&catid=TINTUC&manhom=TIN

    Hiện có một hướng đi mới để giải quyết một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp (DN) nhà nước hoặc DN có vốn nhà nước đang trong tình trạng ?ochết lâm sàng?

    Kinh doanh rủi ro...

    Theo thông tin từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), trong số hơn 850 DN cổ phần có vốn nhà nước mà SCIC đã tiếp nhận, chỉ có khoảng 30 DN kinh doanh có hiệu quả, còn lại nằm trong tình trạng khó khăn, thậm chí có đơn vị bên bờ vực phá sản.

    Dưới con mắt của đơn vị đi kiếm tìm lợi nhuận từ rủi ro, Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC) đã thấy được cơ hội phục hồi và phát triển của một số DN thuộc diện giải thể, phá sản, nếu được đánh giá toàn diện về thị trường, nguồn nhân lực, tài sản, đất đai...; đồng thời kết hợp với các giải pháp về tài chính do DATC mang lại. Các DN này thường là những DN nhà nước thuộc diện chuyển đổi, nhưng không đủ điều kiện cổ phần hóa do đã âm vốn chủ sở hữu, không còn vốn nhà nước. Một số là công ty cổ phần hình thành từ việc chuyển đổi DN nhà nước, nhưng hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ; việc thu nợ trực tiếp là hầu như không thể do DN không có nguồn trả nợ, nếu thực hiện bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động sản xuất - kinh doanh. Chính vì các lý do nêu trên, ngân hàng đánh giá đó là các khoản nợ xấu, khó thu hồi và xử lý bằng cách bán nợ cho DATC...

    Trong tình hình trên, việc các chủ nợ của DN được tái cơ cấu bán nợ cho DATC là hình thức xử lý nợ nhanh nhất, đảm bảo cho họ sớm thu hồi vốn phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới. Vậy sau khi ?oôm? một đống nợ xấu, định chế này sẽ có những bước đi như thế nào để đưa các DN yếu kém về quỹ đạo hoạt động bình thường?

    Các bước tái cơ cấu

    Để thực hiện tái cấu trúc DN, DATC phải triển khai nhiều bước khác nhau, từ việc đàm phán mua nợ với các chủ nợ, đàm phán với chủ sở hữu của DN để chuyển nợ thành vốn góp, rồi đến thực hiện chuyển đổi DN theo mô hình công ty cổ phần mà DATC trở thành cổ đông. Đồng thời, cùng với quá trình trên, DATC tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư vốn, hỗ trợ về kỹ thuật và quản lý, để giúp DN cơ cấu lại tổ chức, bộ máy quản lý, hoạt động sản xuất - kinh doanh, giúp DN phát triển có hiệu quả.

    Với tư cách là cổ đông của DN, DATC sẽ tiếp tục thực hiện phương thức cơ cấu lại tài chính để đảm bảo DN có vốn tiếp tục hoạt động thông qua việc giảm một phần trách nhiệm trả nợ cho DN. Số nợ được giảm trừ này là một phần trong tổng giá trị nợ của DN mà DATC đã mua và không vượt quá số chênh lệch giữa tổng giá trị nợ trên sổ sách và giá vốn mua nợ. Đối với từng trường hợp cụ thể, số nợ được giảm trừ căn cứ vào số âm vốn chủ sở hữu của DN, được xác định trên cơ sở kết quả xác định giá trị DN đã được phê duyệt. Đây là phương pháp kỹ thuật để DN điều chỉnh giảm nợ phải trả, đồng thời ghi tăng thu nhập để triệt tiêu hoàn toàn số lỗ luỹ kế. Ngoài ra, DATC sẽ thực hiện chuyển số nợ phải trả quá hạn của DN thành nợ trong hạn đối với một số nợ quá hạn mà DATC đã mua.

    Việc xử lý tài chính nói trên mới chỉ giúp cải thiện được tình hình tài chính, giảm áp lực trả nợ của DN. Trong giai đoạn đầu của quá trình tái cơ cấu, do chưa có đủ số vốn điều lệ (chưa bán được cổ phần) và phần lớn tài sản đang được thế chấp, cầm cố để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, nên DN không tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng. DATC với tư cách là cổ đông và là nhà đầu tư sẽ phải hỗ trợ DN thông qua cho vay vốn ngắn hạn hoặc bảo lãnh với ngân hàng.

    Số tiền được DATC cho vay, bảo lãnh vay chủ yếu được DN sử dụng vào việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hoặc để mua sắm nguyên nhiên vật liệu và chi trả các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất - kinh doanh. Việc được cho vay, bảo lãnh vay vốn ngân hàng không những giúp DN sớm phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh trong giai đoạn sau xử lý tài chính, mà chính kết quả hoạt động của những đơn vị này sẽ tạo nguồn trả nợ, đảm bảo đời sống của người lao động, giữ được vùng nguyên liệu, đảm bảo quyền lợi của các cổ đông khác trong DN. Đây là một bước rất quan trọng góp phần thực hiện thành công phương án tái cơ cấu DN.

    Mặc dù hoạt động mua - bán nợ gắn với tái cơ cấu DN có thể đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội rất lớn, nhưng thực tế quá trình triển khai thực hiện đang gặp nhiều khó khăn do các cơ chế chính sách liên quan còn chưa đầy đủ. Điển hình như cơ chế chuyển nợ thành vốn góp cổ phần ở các DN được tái cơ cấu, quyền quyết định miễn giảm trách nhiệm trả nợ của DN, thẩm quyền quyết định cho vay, bảo lãnh đối với DN thực hiện tái cơ cấu..., vẫn chưa được định hình cụ thể, rõ ràng. Nếu những vấn đề này sớm được tháo gỡ, một bộ phận không không nhỏ DN nhà nước hoặc có vốn nhà nước đang ?ochết lâm sàng? sẽ được vực dậy; mặt khác Nhà nước cũng có thêm một công cụ tài chính mạnh để hỗ trợ tiến trình sắp xếp lại DN nhà nước.

    Báo Đầu tư
  2. phuccoi

    phuccoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Trong tình hình các DN đang kinh doanh thua lỗ thì giải pháp này nghe có vẻ ổn đấy nhỉ

Chia sẻ trang này