Doanh nghiệp Việt Nam.. tiêu biểu thời hội nhập WTO!!! Hội nhập mà không ... "hoà tan"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi notatall, 19/05/2008.

6877 người đang online, trong đó có 817 thành viên. 12:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 297 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. notatall

    notatall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Đã được thích:
    49
    Doanh nghiệp Việt Nam.. tiêu biểu thời hội nhập WTO!!! Hội nhập mà không ... "hoà tan"

    Phiền các bác chút thời gian đọc mấy cái dài dòng này xem nhé:

    ===========

    Thứ Hai, 19/05/2008, 10:36

    Nắm dao đằng lưỡi

    Giá cà phê tăng ?ochạm đỉnh? hơn 40.000 đồng/kg những tưởng là niềm vui cho các hộ nông dân trồng cà phê. Tuy nhiên ở Đắk Lăk hàng trăm người dân chưa kịp vui thì đã phải ?oméo mặt? vì bị các doanh nghiệp nhận ký gửi cà phê ?oxù? tiền bằng nhiều cách.

    Lâu nay, người trồng cà phê ở Đắk Lắk vẫn có thói quen sau khi thu hoạch là ký gửi sản phẩm vào kho các đại lý kinh doanh cà phê. Họ có thể ?ochốt? giá bất cứ khi nào thấy có lợi hoặc cần tiền. Với cách giao dịch này, sản phẩm cà phê sẽ được bảo quản tốt hơn tại kho của doanh nghiệp, đồng thời các đại lý này cũng tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển về kho khi thu mua cà phê. Tuy nhiên, khi giá cà phê ?ochạm đỉnh? vào hồi cuối tháng 3/2008, người dân đến các đại lý để ?ochốt? giá, rút tiền thì hàng loạt đại lý nhận ký gửi cà phê tuyên bố ?ovỡ nợ?, không có khả năng chi trả cho người dân. Một số đại lý vỡ nợ thật, bởi khi giá cà phê tăng lên 35.000 đồng/kg họ bèn ?omượn? cà phê ký gửi của dân để bán ra kiếm lời, đến khi giá cà phê lên trên 40.000 đồng, người dân ồ ạt chốt giá thì không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, rất nhiều đại lý mượn cớ này ?odựng? lên vở kịch vỡ nợ để ?oquỵt? tiền của người ký gửi cà phê. Gặp phải tình cảnh trên, người dân chỉ còn biết kêu trời và đành chấp nhận giá bán cà phê dưới 30.000 đồng/kg, bằng hoặc thấp hơn thời điểm họ đem cà phê ký gửi cho đại lý. Tuy vậy, họ cũng chỉ nhận được một phần tiền, phần còn lại phải chịu dây dưa thanh toán trong nhiều năm.

    Trường hợp ông Lữ Châu, chủ một đại lý phân bón nhỏ ở thôn Tân Bình, xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắc (Đắc Lắc) là một ví dụ. Ông Châu đem ký gửi hơn 30 tấn cà phê nhân cho đại lý Cty TNHH Phú Lộc (Cty Phú Lộc). Thời điểm giá cà phê lên mức 40.000 đồng/kg, ông Châu đến Cty Phú Lộc để chốt giá thì doanh nghiệp này chỉ chấp nhận mua của ông Châu với giá từ 25.000 ?" 28.000 đồng/kg. Với giá bán này, ông Châu bị mất gần 450 triệu đồng. Ông Châu không phải là trường hợp duy nhất, đã có hàng trăm hộ dân cùng chịu cảnh này. Chỉ riêng ở xã Ea Knuếc, danh sách nạn nhân của Cty Phú Lộc còn dài dằng dặc. Có nhiều hộ phải ?ongậm quả đắng? chấp nhận số tiền bán cà phê với giá ?obèo? trong lúc giá cà phê chạm đỉnh. Cũng có những hộ chưa chịu nhận và đang dây dưa tiền nong với doanh nghiệp. Tuy nhiên ít ai dám đi thưa kiện các chủ đại lý. Bởi lẽ họ đã có những sơ hở ?ochết người? trong khi làm thủ tục ký gửi. Hầu hết, các hộ ký gửi chỉ được doanh nghiệp giao cho một mẫu giấy viết tay nghệch ngoạc mấy dòng, hoặc chỉ là ?ohợp đồng miệng? với nhau. Riêng thoả thuận về thời điểm chốt giá thì hầu như chỉ được thực hiện bằng miệng. Do vậy, nếu có đưa vụ việc ra phân xử ở ?ocông đường? thì cầm chắc phần thiệt thòi cũng lại nghiêng về phía người dân. Đã có vài trường hợp kiện doanh nghiệp ra toà nhưng cuối cùng người dân lại phải mất thêm tiền chi phí pháp lý, còn tiền vẫn không đòi lại được. Với kiểu ký gửi cà phê cho doanh nghiệp như hiện nay ở Đắk Lăk thì rõ ràng người dân đang ?onắm dao đằng lưỡi?!

    dddn
  2. notatall

    notatall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Đã được thích:
    49
    Và vẫn chưa hết chuyện khôi hài, chúng không từ thủ đoạn nào. Từ bắt chẹt nông dân, lừa đảo khách hàng đến móc túi, ăn vạ ngân sách khi cần:

    ====================

    Thứ Hai, 19/05/2008, 12:12

    Xuất khẩu điều: Ăn xổi, thua lỗ, đòi hỗ trợ?

    Khi hạt điều có giá các doanh nghiệp VN không giao hàng cho đối tác mà bán đi lấy lãi. Kết cục 38 DN đứng trước nguy cơ bị nước ngoài kiện vì mất khả năng giao 700 tấn điều. Nếu giao đủ số này, các DN điều VN lỗ 176 tỷ đồng.

    Nguy cơ đứng trước vụ kiện lớn

    Ngày 02/4, Công ty luật Clyde & Co (Anh quốc) có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ VN, Chủ tịch Hiệp hội Điều VN (VINACAS) và các bộ liên quan thông báo 28 DN xuất khẩu điều VN vi phạm hợp đồng không giao hàng đúng kỳ hạn cho các công ty của Anh, mặc dù họ đã nhiều lần thúc giục. Công ty này thông báo, các DN Việt Nam phải nhanh chóng giao hàng và xử lý các thiệt hại của họ, nếu không họ sẽ kiện ra trọng tài quốc tế buộc bồi thường hợp đồng.

    Theo VINACAS, không chỉ 28 mà có tới 38 công ty của VN vi phạm hợp đồng. Chẳng hạn, 4 công ty Nhật Huy, ĐaKao, Sơn Long, Petec là những công ty đã có báo cáo giải quyết xong các tồn tại với các công ty của Anh, nhưng phía Anh đã đưa ra tài liệu chứng minh rằng 4 công ty trên chưa giải quyết được gì.

    Hiện tại các DN VN còn nợ 11.113 tấn hạt điều không giao đúng kỳ hạn, tổng giá trị khoảng 50 triệu USD. Nếu giao đủ số hàng này các DN VN phải lỗ trên 11 triệu USD, tương đương 176 tỷ đồng.

    Về vấn đề này, tại một cuộc họp mới đây tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT nhận định tình hình ngày càng xấu đi. VINACAS lo âu có khả năng sẽ có một vụ kiện lớn với hàng chục DN phải ra tòa án kinh tế. Ngoài mất thời gian, tốn tiền bạc, DN VN còn mất cả uy tín và mất cả thị trường.

    Nguyên nhân: Ăn xổi ở thì

    Lý giải về nguyên nhân của việc chậm trễ giao hàng, VINACAS cho rằng trong 4 tháng đầu năm chi phí đầu vào tăng quá cao. Cụ thể giá điều thô tăng gần 45%, bao bì tăng 44%, lãi vay ngân hàng tăng 80%, bao bì tăng 30%, vận chuyển 30%, lương công nhân tăng... Tổng cộng, chi phí dầu vào đã tăng 40%.

    Trong khi đó, ngân hàng lại siết chặt cho vay, DN không có tiền để sản xuất đúng tiến độ. Khó khăn khác là tình trạng thiếu lao động. Chính những khó khăn này đã khiến DN không đảm bảo sản xuất chế biến đạt công suất để đạt tiến độ giao hàng.

    Tuy nhiên, bên phía DN Anh cho rằng không phải vì các lý do trên, mà vì các DN Việt Nam làm ăn ma mãnh. Theo đó, thời gian ký hợp đồng, hạn giao hàng và thời vụ thu hoạch điều là tháng 6/2007. Vào thời điểm đó, nếu các DN VN giao hàng thì không hề bị lỗ. Tuy nhiên, các DN VN đã không giao cho đối tác, mà đem bán đi để được giá cao, hy vọng giá nhân điều thô sẽ hạ, sẽ mua trở lại để xuất trả cho hợp đồng. Tuy nhiên, từ đó giá điều thô cứ tăng mãi, khiến các DN càng bị lỗ nếu giao hàng.

    Về lý do này, VINACAS cũng phải thừa nhận, nhiều DN xem thường việc thực hiện hợp đồng, cho rằng nếu không giao cũng chẳng ai làm gì được. Vì vậy mặc dù có khả năng giao hàng nhưng đến thời điểm các DN vẫn cố tình dây dưa không chịu giao.

    Bấu lưng ngân sách đòi hỗ trợ?

    Một bài học cay đắng là phải đến khi DN nước ngoài đòi kiện, các DN VN mới cuống quít lên và chạy tìm chỗ nấp là Nhà nước và Chính phủ!

    VINACAS đã có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ và hai bộ là Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT nhờ cứu giúp. Trong các giải pháp đề nghị hỗ trợ, VINACAS đề nghị Nhà nước ra tay bù lỗ bằng cách giảm thuế giá trị gia tăng điều thô và nhân điều sơ chế!

    Có thể nói đây là một đòi hỏi vô lý, bởi Nhà nước khó có thể chạy theo từng DN, từng ngành để giải quyết từng sự vụ. Chính phủ cũng không thể có một chế độ ưu ái riêng biệt cho ngành nào nếu ngành đó không nằm trong danh mục bảo hộ. Và càng không thể đem ngân sách ra để bù lỗ cho những DN làm ăn chụp giựt, ăn xổi ở thì.

    Vậy nên kiến nghị của VINACAS không phải tất cả các DN đều đồng tình. Một chủ DN điều cho rằng, đề nghị của Hiệp hội trái với chủ trương bình đẳng thị trường. Theo chủ DN này, việc VINACAS kiến nghị Nhà nước và Chính phủ cứu giúp là dung túng cho DN làm ăn bất minh. Ông khẳng định, chính các DN xuất khẩu điều phải chịu trách nhiệm với việc làm của mình. Thậm chí, chủ DN này còn đòi phải công khai danh tính các DN bị nợ để khỏi phải ảnh hưởng, tai tiếng đến các DN khác trên thị trường quốc tế.

    vnn
  3. notatall

    notatall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Đã được thích:
    49
    Nghiêm trọng hơn nữa, lũng loạn thị trường gây bất ổn xã hội hòng trục lợi:

    =============

    Thứ Hai, 19/05/2008, 11:35

    Thị trường ximăng, sắt thép: Hàng đầy kho vẫn lo thiếu?

    Theo các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề, không hề thiếu ximăng và thép. Thậm chí với thép đang có những đợt xả hàng do người găm hàng tích trữ quá lâu. Một số doanh nghiệp kinh doanh phôi thép nay phải tìm cách xuất ngược trở lại vì... ế.

    Trước đó các đại lý, nhà phân phối lấy lý do khan hàng đã đẩy giá lên cao. Nhưng nếu chấp nhận giá cao thì bao nhiêu cũng có hàng.

    Ximăng: không thiếu hàng

    Ông Mai Anh Tài, phó giám đốc Công ty cổ phần ximăng Hà Tiên 1, cho rằng nhu cầu tiêu thụ ximăng trên cả nước năm 2008 ước tính mức tối đa khoảng 40 triệu tấn, hoàn toàn nằm trong khả năng đáp ứng của các nhà sản xuất ximăng trong nước. Theo ông Tài, nếu điều phối tốt thị trường trên tổng thể, cả nước sẽ không thiếu ximăng.

    Tình trạng khan hiếm ximăng chỉ xảy ra một vài tỉnh ở khu vực phía Nam. Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ ximăng của một số công ty tại khu vực từ Bình Thuận vào đến Long An trong bốn tháng đầu năm tăng 12-14% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng đến nay lượng ximăng đưa ra thị trường khu vực này đã tăng 22-25%, đạt trên 2,5 triệu tấn. Lượng tăng nhưng các đại lý vẫn kêu thiếu hàng để đẩy giá lên là không bình thường.

    Theo ông Tài, chỉ tính riêng TP.HCM nếu thỏa mãn đủ nhu cầu, bốn tháng đầu năm 2008 các doanh nghiệp phải đưa ra thị trường khoảng 900.000 tấn, tăng 50.000 tấn. Nhưng thực tế trong số 50.000 tấn tăng thêm này, nhu cầu thực chỉ độ 20.000 tấn, còn lại 30.000 tấn là nhu cầu ảo - mua để trữ. "Mỗi người mua thêm một chút tạo cớ cho người bán đẩy giá lên" - cán bộ kinh doanh một công ty ximăng nói.

    Một chủ thầu cho biết: "Nói khan hiếm nhưng điện thoại bất kỳ lúc nào cũng có hàng, miễn là chấp nhận giá cao". Nhận định này cũng phù hợp với thông tin từ các nhà máy ximăng rằng hầu hết đại lý đều đăng ký lượng mua gấp 2-3 lần so với bình thường.

    Thép: đại lý đang "xả? hàng

    Tương tự như câu chuyện của ximăng, thị trường thép sau thời gian "làm mưa làm gió? nay nhu cầu thép các loại đã giảm hẳn, trong khi mức giá vẫn ổn định. Thậm chí một số doanh nghiệp sản xuất phôi thép khu vực phía Bắc còn đang đề nghị được xuất khẩu mặt hàng này do giá phôi thép trong nước hiện đã giảm mạnh.

    Theo Hiệp hội Thép VN (VSA), sau ba tháng tiêu thụ đạt mức rất cao, trung bình 320.000 tấn/tháng, lượng thép do các nhà sản xuất bán ra trong tháng 4-2008 đã giảm đột ngột còn khoảng 250.000 tấn. "Nguyên nhân là do những nhà phân phối lỡ ôm hàng trong những tháng trước đây chưa tiêu thụ hết nay buộc phải xả hàng nên không mua thêm thép từ nhà máy" - ông Nguyễn Tiến Nghi, phó chủ tịch VSA, khẳng định.

    Vẫn theo ông Nghi, thông tin thiếu thép trong thời gian qua hoàn toàn không chính xác. Hiện lượng thép thành phẩm và phôi thép tồn kho của các doanh nghiệp là 700.000 tấn, đủ dùng ít nhất trong hai tháng tiếp theo. Ông Mai Văn Tinh, chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Thép VN, khẳng định: "Nguồn cung thép không có vấn đề gì. Nguồn phôi sản xuất vẫn bình thường nên nói khan hiếm là không có cơ sở".

    Phân bón cũng vào đợt xả hàng

    Một số loại phân như DAP giảm 1.000-3.000 đồng/kg. Các loại phân bón khác giảm nhẹ hoặc không còn tăng như trước. Theo một số đầu mối kinh doanh phân bón, việc Công ty Phân đạm và hóa chất dầu khí - nhà sản xuất và cung cấp phân bón chủ lực tại thị trường VN - quyết định chưa tăng giá bán urê Phú Mỹ kể từ ngày 12-5 là một yếu tố góp phần kiềm chế đà tăng của giá phân bón.

    Ông Đào Đức Vũ - phó giám đốc Công ty phân bón Hoàng Lê - cho biết các nhà kinh doanh phân bón cũng phải giảm giá bán để giải phóng hàng, trả nợ ngân hàng. Nông dân giảm sử dụng phân bón cũng buộc các đại lý giảm giá bán. Ông Phan Đình Đức - tổng giám đốc Công ty Phân đạm và hóa chất dầu khí - khẳng định nguồn cung phân bón đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong vụ hè thu.

    Cần xử phạt nặng hành vi đầu cơ

    Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp, cho rằng: "Trong xã hội có tâm lý phòng thủ, mua hàng để trữ. Đã đến lúc Chính phủ giải thích về điều này nếu không sẽ dễ xảy ra một dạng tin đồn như vụ giá gạo vừa qua". Theo bà Lan, khi người tiêu dùng còn mơ hồ trước những thông tin giá cả, doanh nghiệp cần một thông điệp rõ ràng, Chính phủ nên hành động ngay.

    Còn theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Đại học Kinh tế TP.HCM, mọi người cần có cái nhìn bình tĩnh: "Chính phủ nếu có điều chỉnh cũng có lộ trình chứ không thể đột ngột". Cũng theo ông Ngân, trong tình hình yếu tố giá cả vẫn còn chưa ổn định, Chính phủ nên duy trì việc kiểm soát giá đến khi tình hình ổn định. Chính phủ nên tiếp tục hỗ trợ giá xăng, dầu và điện.

    Ông Ngân cũng đề nghị: "Nhà nước cần đưa ra những qui định xử phạt thật nặng hành vi đầu cơ, tích trữ, gom hàng. Trong bối cảnh lạm phát thì những tội đó trở nên rất nặng vì làm ảnh hưởng chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước".

    Tháng sáu, thị trường ximăng sẽ bình ổn

    Nhiều doanh nghiệp sản xuất khẳng định thị trường sẽ bình ổn trở lại trong tháng sáu. Bên cạnh nguồn cung 30.000-50.000 tấn ximăng từ phía Bắc chuyển vào Nam để lấp vào nguồn cầu ảo, đồng thời công suất sản xuất của các doanh nghiệp cũng được bổ sung khoảng 12 triệu tấn ximăng từ các dự án đang chuẩn bị đưa vào hoạt động từ nay đến cuối năm.

    tt
    =============

    Thứ Hai, 19/05/2008, 08:44

    Nỗi lo từ xuất khẩu phôi thép

    Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã bộc lộ sự lo âu về sự khan hiếm phôi thép, từ tháng 7.2008 trở đi; khi mà hiện nay, có quá nhiều đơn vị xuất khẩu phôi thép ra nước ngoài. Song, biện pháp nào để giúp các DN thép tồn tại mà không cần phải XK phôi, thì ngay cả Chính phủ cũng chưa tính đến...

    Kẻ xuất, người nhập

    Những năm trước, phôi thép được các nhà máy sản xuất không đủ cung ứng cho các nhà máy luyện cán thép trong nước. Hầu như nhà máy nào sản xuất phôi thép tới đâu, thì các nhà máy luyện cán thép bao tiêu tới đó.

    Ngay như năm 2008, ngành thép đã dự tính sản lượng phôi thép sản xuất ở VN chỉ đáp ứng 50% tổng nhu cầu phôi cần cho sản xuất khoảng 4 triệu tấn thép thành phẩm.

    Trong khi phôi thép không đáp ứng hết nhu cầu sản xuất, tại sao lại xảy ra nghịch lý các DN xuất khẩu ngược phôi ra nước ngoài?

    Ông Đỗ Văn Thanh - Tổng GĐ Cty thép Đình Vũ - cho biết: "Sở dĩ có việc các DN XK phôi thép bởi thời gian qua, chúng tôi sản xuất phôi thép, nhưng nhiều nhà máy cán thép đã không mua phôi nữa, phôi thép ế ẩm, tồn kho hàng chục ngàn tấn... Trong lúc đó, bao nhiêu thứ chúng tôi phải giải quyết, nào là lãi vay ngân hàng, lương bổng cho 800 CN... Vì vậy, chúng tôi buộc phải XK phôi để tự cứu mình".

    Dự kiến từ nay đến hết tháng 6.2008, Cty thép Đình Vũ sẽ xuất 31.000 tấn phôi sang Thái Lan, Đài Loan và Philippines với giá 874USD/tấn.

    Việc làm này, theo ông Thanh là chẳng đặng đừng. Ông Thanh nói: "Lâu dài, XK thế này là bất lợi cho ngành thép. Nhưng có ai biết, ngay những khách hàng lâu năm nhất của chúng tôi như các Cty thép Việt - Úc, thép Việt - Hàn, thép Hoà Phát hay thép Việt - Ý..., giờ đây cũng thông báo không mua thép Đình Vũ nữa. Tình thế này, buộc Cty phải XK phôi mới tồn tại được".

    Tương tự, Tổng GĐ Cty thép Vạn Lợi cũng tiết lộ, gần đây, do vấn đề vay vốn, giải ngân từ ngân hàng hết sức... hẻo và hạn chế, Cty không đủ tiền trang trải các chi phí sản xuất; từ đó, Cty phải tìm cách XK phôi thép để cứu mình.

    Oái oăm là ở chỗ trong lúc các DN trên sản xuất phôi ê hề, không tiêu thụ hết, phải vất vả mang ra nước ngoài bán, thì vẫn có một số DN sản xuất thép trong nước lại đi... nhập khẩu phôi thép từ nước ngoài về sản xuất, với giá nhập khẩu cao.

    Đơn cử Cty gang thép Thái Nguyên, trong tháng 5.2008, Cty phải nhập khoảng 20.000 tấn phôi từ Trung Quốc, Ấn Độ (với giá 900USD/tấn), nhằm dự trữ phôi cho kế hoạch sản xuất trong quý III/2008.

    Tại sao không có sự điều tiết lượng phôi sản xuất trong nước cho các DN luyện cán thép trong nước để có phôi sản xuất, mà dẫn đến hiện tượng kẻ thì mang phôi xuất, người lại phải nhập phôi về sản xuất?

    Coi chừng khan hiếm phôi thép?

    Theo ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép VN: "Với 540.000 tấn phôi thép còn dự trữ, đủ cho nhu cầu phần lớn DN sản xuất thép trong nước đến hết tháng 6.2008. Tuy nhiên, với đà XK phôi thép của các DN mà không có kế hoạch cân đối cụ thể, e rằng từ tháng 7.2008 trở đi, khó đảm bảo đủ phôi cho các DN sản xuất thép trong nước".

    Và lúc đó, không biết điều gì sẽ diễn ra trên thị trường thép vốn lúc nóng, lúc lạnh. Trên thực tế, sau việc các ngân hàng thắt chặt nguồn vay vốn đối với các DN đầu tư vào bất động sản, tình hình xây dựng ngưng trệ rõ rệt; dẫn đến tiêu thụ thép giảm đáng kể.

    Trong tháng 4.2008, ngành thép chỉ đạt con số tiêu thụ 256.000 tấn, bằng 70% số lượng tiêu thụ của tháng 3.2008. Nhiều DN luyện cán thép không dám nhập khẩu và mua nội địa số lượng phôi thép như dự tính. Hệ luỵ trên, kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất phôi thép ứ đọng hàng, buộc phải bán tháo bằng mọi cách để tồn tại.

    Song, vấn đề đặt ra ở đây, qua tháng 7.2008 - hết thời hạn giữ nguyên, không tăng giá thép theo chỉ đạo của Bộ Công Thương - một khi thị trường thoát khỏi tình trạng đóng băng hiện nay, nhu cầu xây dựng tăng, thì lấy đâu ra phôi thép để sản xuất thép, ổn định thị trường.

    Mới đây, trong cuộc họp giữa Bộ Công Thương và Tổng Cty Thép VN, trước sự phản ánh của các DN về hiện tượng XK phôi phép, trong bối cảnh giá thép trong nước đang sụt giảm, Bộ Công Thương mới chỉ giao Cục Quản lý thị trường và một số cơ quan chức năng kiểm tra hiện tượng trên...

    Trong khi đó, dù chưa hết tháng 5.2008, dấu hiệu trên thị trường cho thấy đã có DN rục rịch nhập khẩu hơn 10.000 tấn thép Trung Quốc giá rẻ (7 triệu đồng/tấn) vào VN qua cảng Hải Phòng. Thậm chí, có đơn vị còn gian dối đóng nhãn hiệu thép của Cty thép Miền Nam lên thép... Trung Quốc để bán với giá cao (8,3 triệu đồng/tấn).

    Hơn bao giờ hết, các DN trong nước phải chuẩn bị cho mình một nguồn cung ứng phôi, đủ sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong nước. Đồng thời, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành; từ đó mới mong đủ sức cạnh tranh với thép Trung Quốc và bình ổn được thị trường thép, vốn dễ "nóng - lạnh" như đã từng xảy ra những năm vừa qua.

  4. notatall

    notatall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Đã được thích:
    49
    Và ai gây ra các cơn sốt giá giật khục suốt thời gian qua:

    =====================


    Thứ Hai, 19/05/2008, 06:48

    Có dấu hiệu găm hàng từ nhà máy xi măng

    Theo báo cáo từ Chi cục QLTT TPHCM, sau khi xảy ra tình trạng sốt giá xi măng, chi cục đã tung lực lượng kiểm tra trên thị trường. Qua kiểm tra cho thấy tại các cửa hàng lớn cũng chỉ còn một, hai trăm bao xi măng (cửa hàng nhỏ chỉ có một vài chục bao).

    Phần lớn các hộ kinh doanh xi măng khai họ phải mua thông qua một doanh nghiệp tư nhân trên đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận), với hình thức thỏa thuận giá (giá cao) mới mua được hàng hoặc lên tận nhà máy để đón mua lại từng xe hàng một cũng với mức giá cao. Các đại lý xi măng còn khai báo với cơ quan chức năng là các nhà máy xi măng vẫn hoạt động bình thường nhưng lượng hàng cung cấp ra thị trường chỉ khoảng 1/3 sản lượng (thậm chí có lúc không ra hàng), số còn lại họ dự trữ để chờ Chính phủ cho phép điều chỉnh giá tăng mới bung hàng ra. QLTT đang tiếp tục làm rõ các thông tin này.

    nlđ
  5. notatall

    notatall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Đã được thích:
    49
    Có sự tiếp tay tích cực của báo chí và tuyên truyền:

    ===========

    Thứ Hai, 19/05/2008, 06:47

    Giá lúa gạo miền Tây tăng nhẹ

    Chiều 17 và sáng 18-5, do thông tin bão có thể ảnh hưởng đến các tỉnh ven biển miền Tây nên khá đông người dân ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau bắt đầu có xu hướng đi mua lương thực về trữ vì sợ sẽ tăng giá bất thường như đợt tăng giá gạo mới đây.

    Trước tình hình này, giá gạo ở những địa phương này cũng nhích lên từ 1.000- 2.000 đồng/kg sau nhiều ngày đứng giá. Cụ thể tại Cà Mau, gạo hạt dài thường dao động trong khoảng từ 11.500- 12.500 đồng/kg, gạo Tài Nguyên từ 13.000- 15.000 đồng/kg. Tại Bạc Liêu và Sóc Trăng, gạo thơm Jasmine tăng từ 13.000 đồng/kg lên 15.000 - 16.000 đồng/kg.

    Gạo lên giá kéo theo giá lúa ở miền Tây cũng đang dao động từ 5.500- 6.000 đồng/kg.

    nlđ
  6. notatall

    notatall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Đã được thích:
    49
    Trong khi các vị tự xưng và được phong là "chuyên gia", sống bằng tiền dân đóng góp ngân sách và bổng lộc của nhà nước, chính phủ thì phán lòng vòng đưa ra những giải thích ... "rất khó hiểu"...

    (các bác đừng đọc bài viết dưới đây vì chỉ tổ mất thời gian, tôi đưa ra bài dười chỉ như 1 cứ liệu cho thấy sự vô dụng của mấy vị "chuyên gia")

    ==========

    Thứ Hai, 19/05/2008, 12:14

    Giá lương thực, thực phẩm tăng do đâu?

    Năm 2007 giá lương thực, thực phẩm (LT-TP) trên thị trường Việt Nam tăng cao đạt mức 18.9%, cao hơn nhiều so với mức lạm phát 12,63%, trong đó nhóm lương thực tăng 15,5%, thực phẩm tăng 21,16%. Bước sang năm 2008, tình hình vẫn không được cải thiện mà giá LT-TP ngày càng gia tăng. Chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm giá LT-TP đã tăng 18,01%, cao gấp rưỡi mức 11,6% của lạm phát CPI và cao tương đương bằng mức tăng giá LT-TP của cả năm 2007, trong đó lương thực tăng 25%, còn thực phẩm tăng 15,6%.

    Mặc dù đánh giá nguyên nhân khiến giá LT-TP tăng cao đã có rất nhiều bài báo đề cập đến, tuy nhiên bài viết này xin tổng hợp lại theo hai nhóm tác động, đó là: những tác động làm tăng mặt bằng giá chung trong đó có nhóm LT-TP và những tác động làm tăng riêng giá LT-TP.

    Những tác động làm tăng mặt bằng giá chung (CPI)

    Thứ nhất: Giá LT-TP toàn cầu tăng, do các nguyên nhân sau:

    Thiên tai dịch bệnh gia tăng, diện tích đất chăn nuôi trồng trọt thu hẹp và việc sản xuất nhiên liệu sinh học: Xuất phát từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu khiến thiên tai liên tiếp xẩy ra như động đất, sóng thần, bão lũ lụt, cùng với dịch bệnh lan rộng như dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, bò điên?xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới cùng với những năm qua kinh tế trên thế giới tăng trưởng mạnh đã làm quá trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp, đặc biệt là tại Philippine trong khi dân số tăng rất nhanh thì đất chuyển từ trồng trọt sang sân gold, khu công nghiệp hoá, đô thị lại khá lớn làm sản lượng LT-TP ngày càng giảm mạnh. Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao đã khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn ngũ cốc chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương thực đã giảm lại càng giảm sút. Tình trạng khan hiếm gạo toàn cầu đã đẩy Mỹ - một nền kinh tế bình quân từ năm 2001-2005 đã xuất gạo thứ 4 thế giới lâm vào tình trạng người dân tích trữ gạo do lo sợ không đủ nguồn cung khiến giá gạo càng bị đẩy lên cao hơn nữa.

    Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp liên tục gia tăng: Trong 4 năm từ 2003-2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, đặc biệt là nhóm các nước ?omới nổi? ở khu vực Châu á, nhất là Trung Quốc đã đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn và xung đột chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là các nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 120 USD/thùng, đồng thời giá các nguyên vật liệu đầu vào khác như gas, phân bón, thuốc trừ sâu...cũng liên tục gia tăng. Kết quả là giá dầu đã tăng 80%, phân bón tăng 65%, khí hoá lỏng tăng 95% kể từ đầu năm 2007 đến tháng 3/2008 và đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước tới nay.

    Một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: Kinh tế toàn cầu có biểu hiện rơi vào suy thoái từ những tháng cuối năm 2007, mà biểu hiện bắt đầu là cuộc khủng hoảng cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ vào tháng 7/2007 sau đó lan rộng toàn cầu. Điều này khiến các NHTW không còn cách nào khác là phải bơm một lượng tiền khổng lồ để cứu vãn nền kinh tế, trong đó riêng Mỹ từ tháng 8/2007 đến 3/2008 đã phải đưa ra nền kinh tế trên 2.300 tỷ USD, trong đó có 800 tỷ USD tiền mặt để cứu vãn hệ thống ngân hàng, NHTW Châu Âu, Nhật Bản, Anh cũng phải đưa một lượng tiền lớn để cứu vãn nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng; cùng với việc một số NHTW phải thực hiện cắt giảm lãi suất từ tháng 8/2007 trở lại đây như Mỹ, Anh, Canada. Việc cứu vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ USD ra nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao, trong đó có giá lương thực thực phẩm.

    Thứ hai: Chi phí sản xuất tăng cao

    Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu - là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá phân bón tăng 58%, thuốc bảo vệ thực vật như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu cũng tăng giá khoảng 100% . Ngoài ra còn do khâu lưu thông phân phối và do các cửa hàng đã cộng thêm lãi suất 2%/tháng, tính từ ngày mua tới hết vụ (thường 3-4 tháng).

    Thứ ba: Chính sách tiền tệ từ 2001-2007 được nới lỏng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng

    Trong vòng 7 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao gần 8% (7,74%), và mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu này đã khuyến khích cho ?ochính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền..? khiến tổng phương tiện thanh toán tăng cao trong khi tăng trưởng kinh tế giai đoạn này tăng tháp hơn nhiều nên đã tác động tới cân bằng tiền hàng khiến mặt bằng giá của Việt Nam liên tục gia tăng trong đó có mặt hàng LT- TP.

    Những tác động tới riêng giá lương thực thực phẩm:

    Thứ nhất: Do cầu lúa gạo liên tục gia tăng:

    Nhu cầu lương thực trên thị trường thế giới gia tăng dẫn đến gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục gia tăng: Nếu như năm 2004, xuất khẩu gạo của Việt Nam là 4 triệu tấn thì năm 2005 là 5,2 triệu tấn. Từ năm 2006, để đảm bảo an ninh lương thực Chính phủ đã phải chốt hạn ngạch nên năm 2006 và 2007 lượng gạo xuất khẩu giảm xuống lần luợt là 4,8; 4,5 triệu tấn. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao 24% năm 2007.

    Bốn tháng đầu năm 2008 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đột biến lên mức 233% so với cùng kỳ năm 2007 mặc dù Chính phủ đã ban hành Công văn 639/BTM-XNK ngày 16/8/2007 và Công văn số 266/TTg-KTTH ngày 21/2/2008 để khống chế lượng gạo xuất khẩu tối đa từ 3,5-4 triệu tấn nhằm kiểm soát lạm phát và đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Tuy nhiên tính đến hết tháng tư lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam mới xuất được gần 1,6 triệu tấn nên có thể các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thu mua cho đến khi hết hạn ngạch cho phép là 3,5-4 triệu tấn.

    Thứ hai: Nguồn cung tăng trưởng chậm so với cầu:

    Thiên tai và dịch bệnh liên tục xảy ra: Biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp, và đợt rét đậm rét hại lịch sử trong vòng ba mươi năm qua khiến nhiều héc ta mạ reo cấy bị chết cùng hàng loạt gia súc chết như trâu bò (127 nghìn con), gà lợn.. trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm khiến cho nguồn cung LT-TP bị sụt giảm .

    Chỉ tính riêng trong năm 2007, dịch bệnh tai xanh đã xuất hiện ở 324 xã thuộc 65 huyện của 19 tỉnh thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tổng số gia súc mắc bệnh là trên 70.000 con, số chết và phải tiêu hủy là trên 20.000 con nhưng chăn nuôi lợn lại chiếm tới 70% GDP của toàn ngành. Mỗi năm ngành chăn nuôi cung cấp cho thị trường khoảng 2,8 triệu tấn thịt lợn thương phẩm. Nhưng với trên 222.000 con lợn mắc bệnh trên địa bàn 657 xã của 10 tỉnh thành trong cả nước như hiện nay, thì theo ước tính, nếu dịch bệnh dừng lại, sản lượng thịt lợn thương phẩm sẽ giảm khoảng 10%.

    Diện tích đất trồng trọt và chăn nuôi bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao trong nhiều năm khiến diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đô thị hoá là khá lớn. Kết quả là diện tích trồng lúa giảm qua các năm 2006: giảm -0,1% so với năm 2005, 2007: giảm -1,7% so với 2006, nhưng do năng suất bình quân tăng nên sản lượng năm 2006 giảm -0,1% so với năm 2005 còn năm 2007 lại tăng chút ít 0,1% so với năm 2006. Điều này dẫn tới giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 tăng 2,9% thấp hơn so với mức 3,6% của năm 2006, trong đó cả trồng trọt lẫn chăn nuôi đều có mức tăng thấp hơn năm 2006 lần lượt ở mức 2,4% và 4,6% so với 2,7% và 7,3%.

    Theo thống kê của Bộ Tài nguyên-Môi trường, từ 2001 -2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp tới trên 366.000ha, bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên 73.000ha, theo tính toán trung bình cứ 1ha đất thu hồi, sẽ làm hơn 10 lao động nông dân thất nghiệp. Cũng theo thống kê 50% số đất nông nghiệp bị thu hồi trong thời gian qua nằm trong những vùng canh tác trọng điểm. Trong đó, 80% diện tích đất này thuộc loại đất màu mỡ . Với diện tích bị thu hồi thuộc đất ruộng màu mỡ thì mỗi vụ lúa Việt Nam đã mất hàng nghìn tấn lúa. Đơn cử tại Bắc Ninh, tổng sản lượng lúa trong vài năm trở lại đây đã giảm mạnh do đất nông nghiệp giảm, năm 2008, diện tích đất trồng trọt còn hơn 42.000ha. Tại TP Hà Nội bình quân một năm giải phóng mặt bằng gần 1.000ha, trong đó chiếm tới 80% là đất nông nghiệp. Theo dự kiến năm 2008, Hà Nội sẽ thu hồi 1.500ha, trong đó 904 ha đất hai vụ lúa.

    Triển vọng giá lương thực thực phẩm trong thời gian tới

    Giá LT-TP dự kiến sẽ vẫn ở mức cao trong thời gian tới xuất phát từ các nguyên nhân sau:

    Sức cầu về lương thực xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng cao mặc dù dự báo sản lượng gạo toàn cầu năm 2008 gia tăng: Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USAD) và các tổ chức quốc tế. Lúa gạo và lúa mỳ sẽ bội thu trong năm nay, theo đó sản lượng lúa mỳ toàn cầu sẽ tăng 8%, lên mức kỷ lục 656 triệu tấn; sản lượng gạo cũng tăng lên mức kỷ lục 432 triệu tấn, tăng 5 triệu tấn so với niên vụ 2007/2008. Tuy nhiên, giá lương thực sẽ vẫn cao trong vài năm tới chủ yếu do tình trạng thiếu hụt và khan hiếm lương thực, đặc biệt tại các nước kém phát triển ở châu Phi và Nam Á; Giá các nguyên liệu phục vụ nông nghiệp, như hạt giống và phân bón, không ngừng tăng đẩy giá lương thực tăng lên; Giá thành chi phí bảo quản, dự trữ gạo ngày một tăng cao, các nước liên tiếp cắt giảm lượng gạo tồn kho, khiến lượng gạo dự trữ toàn thế giới giảm; Ngoài ra, hạn hán, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về sản lượng nông nghiệp; Nhiều nước hạn chế xuất khẩu lương thực, cũng khiến giá leo thang...

    Nguồn cung thực phẩm vẫn giảm sút: Trong khi tình hình lợn tai xanh lan rộng sẽ dẫn tới số lượng con giống chắc chắn sẽ thiếu hụt, nhưng cho tới nay chưa thể có những dự đoán vì tình hình bệnh dịch vẫn chưa dừng lại còn dịch cúm gia cầm có biểu hiện bùng phát.

    Các giải pháp kiểm soát giá LT-TP:

    Thứ nhất: Đối với gia cầm, gia súc:

    Ngoài những nỗ lực dập dịch và công việc hiện nay là phải đặc biệt quan tâm bảo vệ các trang trại giống vì đây là đối tượng có vai trò quyết định trong việc khôi phục lại đàn sau khi hết dịch.

    Thứ hai: Đối với lương thực:

    Có thể tham khảo một số giải pháp của Trung Quốc nhằm đối phó với giá lương thực: Cũng như Việt Nam giá lương thực, đặc biệt là gạo và thịt lợn tăng chóng mặt, đã tác động tiêu cực tới đời sống hàng trăm triệu hộ dân ở Trung Quốc và đẩy chỉ số giá tiêu dùng lên mức cao nhất 12 năm qua. Trung Quốc đang áp dụng biện pháp tăng cung để giảm giá bằng các giải pháp sau:

    Ngăn chặn tình trạng mất đất canh tác: Chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy định về bảo vệ đất canh tác và phát động các chiến dịch điều tra việc sử dụng đất của các doanh nghiệp, bắt giữ 2.700 quan chức sai phạm trong sử dụng đất. Chính quyền các cấp ở Trung Quốc cũng đã thực thi một loạt biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn tình trạng mất đất canh tác do quá trình đô thị hóa, nếu muốn triển khai bất kỳ dự án phát triển nào có liên quan tới sử dụng đất canh tác, thì trước tiên dự án đó phải được phê chuẩn, nếu không sẽ bị cắt nước, điện, khí đốt và không được vay vốn ngân hàng.

    Chú trọng tự cung, tự cấp lương thực: Cách tốt nhất để tránh tác động tiêu cực của tình trạng thiếu lương thực toàn cầu đẩy giá lương thực tăng cao đe doạ ổn định xã hội như hiện nay là vấn đề tự túc để bảo đảm an ninh lương thực được Chính phủ Trung Quốc đặt lên hàng đầu. Từ những năm 80 của thế kỷ 20, sau khi thực hiện chính sách ?ocởi trói?, chia ruộng khoán cho các hộ dân làm ăn riêng lẻ, Trung Quốc đã bảo đảm tự túc lương thực cho hơn 1 tỷ dân nước này. Trong chuyến đi kiểm tra công tác gieo trồng vụ xuân tại tỉnh Hà Bắc đầu tháng 4/2008, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết lượng lương thực dự trữ của nước này đạt 150-200 triệu tấn, chiếm 30-40% sản lượng gạo hàng năm của đất nước đủ khả năng để tự cung cấp cho 1,3 tỷ dân của mình.

    ?oGiữ chân? người nông dân ở lại với đất bằng cách hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp nông thôn:

    Khi cơn bão giá lương thực toàn cầu tràn tới là một dấu hiệu thị trường khuyến khích nguồn cung lớn hơn do lợi nhuận nông dân gia tăng nên họ sẽ tranh thủ sản xuất và bán ra. Nhưng nếu vì ổn định an ninh lương thực và kiềm chế lạm phát mà Chính phủ hạn chế xuất khẩu gạo thì người nông dân thu nhập sẽ rất thấp do chi phí sản xuất thì gia tăng mà giá đầu vào bị chặn do không được xuất khẩu sẽ dẫn người dân sẽ bỏ ruộng. Một nghiên cứu gần đây của CCTV cho hay, hơn 11% đất trồng tại Trùng Khánh sẽ không còn được dùng để trồng lúa vì năng suất và lợi nhuận thấp do chi phí đầu vào từ phân bón, giống đều tăng, cùng những biến động thời tiết tạo áp lực lớn cho đời sống và sản xuất của người nông dân. Ở mức giá gần đây, nông dân chỉ kiếm được chừng 500 nhân dân tệ trên một mẫu đất trồng lúa mà chưa tính chi phí lao động. Trong khi đó, họ có thể kiếm được hàng ngàn nhân dân tệ từ các nghề lao động ở thành phố khi làm công nhân di cư. Do đó Chính phủ Trung quốc đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính nữa để ?T?Tgiữ chân?T?T người nông dân ở lại với nghề trồng lúa.

    Theo Tân Hoa Xã, năm 2008, Trung Quốc cam kết chi 562,2 tỷ Nhân dân tệ (80,1 tỷ USD) cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tháng 3/2008, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định chi thêm 25,2 tỷ Nhân dân tệ (3,6 tỷ USD) cho ngân sách nông thôn năm 2008 gồm: (i) hỗ trợ nông dân mua giống, dầu diezen, phân bón và nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp; (ii) động viên và bảo hộ sáng kiến của nông dân trong trồng cây lương thực để tăng năng suất; (iii) tăng giá thu mua tối thiểu hai mặt hàng gạo và lúa mì lần thứ 2 trong năm để khuyến khích sản lượng ngũ cốc và kiềm chế lạm phát từ ngày 28/3, theo đó, mức giá tối thiểu thu mua gạo là từ 77-82 NDT/50 kg, giá lúa mì tương ứng là từ 72-77 NDT, tăng trung bình từ 2-7 NDT cho mỗi bao ngũ cốc (Trung Quốc bắt đầu áp dụng giá thu mua tối thiểu từ năm 2004).

    Ngoài ra, trước tình trạng mất đất canh tác ngày càng trầm trọng thì Chính phủ tất cả các quốc gia cần có hành động ngay nhằm ngăn chặn hoạt động xâm chiếm đất canh tác, đất trồng lúa, hoạt động phá rừng; kiềm chế tốc độ đô thị hoá, xây dựng khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí; đối phó với hiện tượng sa mạc hoá... và phải thực hiện cuộc cách mạng Xanh ở tất cả các nước.

    Nguyễn An Lương - Phòng PT kinh tế và dự báo- Vụ CSTT

    SBV
  7. notatall

    notatall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Đã được thích:
    49
    Nhìn gần ra xung quanh, thấy gì từ anh bạn hàng xóm:

    ======================

    Chính phủ Thái Lan mua gạo của nông dân với giá cao
    n Hoài Hương
    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan cho biết, Chính phủ đã đồng ý mua thóc trực tiếp từ nông dân.

    Động thái này của Chính phủ Thái Lan nhằm duy trì giá thóc gạo trong nước ở mức cao và tạo áp lực lên các thương gia là chủ nhà máy xay xát trong việc mua lại thóc gạo từ nông dân.

    Chính phủ mua gạo thơm Hương nhài với giá khoảng 19.000-20.000 Baht (594-625 USD)/tấn, gạo thường với giá 14.000 Baht (438 USD)/tấn và gạo nếp với giá 9.000 Baht (281 USD/tấn).

    Ngân hàng quốc doanh nông nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan cũng được chỉ thị cấp những khoản vay với lãi suất thấp cho các thương gia gặp khó khăn về tiền mặt để có thể mua gạo từ nông dân.

    Lệnh cấm nông dân bán gạo ra ngoài vùng phạm vi quy định sẽ được dỡ bỏ và điều này cũng có nghĩa là nông dân có thể được bán gạo cho những thương gia ở các tỉnh khác khi giá gạo vẫn đang leo thang.
  8. notatall

    notatall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Đã được thích:
    49
    Lời bình chủ quan:

    Bấy lâu nay các cơ quan chính phủ vướng vào trận đồ điều hành mà mãi không có đường ra, các bác mải vướng và gỡ những rối rắm về điều hành mà bỏ hẳn mặt trận kiểm soát, giám sát. Mọi biện pháp về mặt giám sát, kiểm soát đều chung chung và có vẻ.... hời hợt đã tạo điều kiện cho các kiểu làm ăn láo, làm ăn đểu nở rộ khắp nơi. Chất lượng hàng hoá dịch vụ đi xuống, giá cả mặc sức đi lên không có ai theo dõi và xử lý.

    Chỉ đơn cử như cước vẫn chuyển: Xăng dầu và chi phí đầu vào tăng 10%-20% thì cước vận chuyển leo tót lên 30-50% và vẫn ngoạc mồm kêu lỗ. Hừ hừ, với kiểu này thì các bác có bù, trợ giá xăng đến gãy lưng cũng không kìm được lạm phát chứ chưa nói đến giảm lạm phát.

    Đã đến lúc các bác cần mạnh tay trong kiểm soát, giám sát và xử phạt thay vì chỉ loay hoay tìm biện pháp điều hành, định hướng. Các bác nhể!!!!
    Muộn chút nhưng còn hơn không !!!

    - Ủng hộ tăng thue'' xuất khẩu nguyên, nhiên liệu, khoang san và lương thực thực phẩm, hàng thiết yếu - Tạo nguồn thu bù cho ngân sách và góp phần ổn định giá nguyên liệu đầu vào san xuat trong nuoc.
    - Ủng hộ kiểm soát và xử phạt mạnh tay với đầu cơ và lũng loạn giá cả hàng hoá, gian lận và lừa đảo trong kinh doanh
    - Khôi phục và đẩy mạnh hoạt động của cục dự trữ quốc gia trong giai đoạn tới để góp phần bình ổn giá cả ( hù hù.. cái này các bác phải làm từ lâu rồi mời phải, giờ giá rổ tăng tứ lung tung mà chả thấy ông dự trữ quốc gia đâu can thiệp - Mẽo còn phải có cục, kho dự trữ quốc gia, dự trữ tứ lung tung hết cả kia kìa)

    Được notatall sửa chữa / chuyển vào 14:57 ngày 19/05/2008

Chia sẻ trang này