Đọc bài này rồi hãy xuống tiền nhé đội hình Kevlar.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bizman12, 17/05/2012.

5796 người đang online, trong đó có 712 thành viên. 17:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1147 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. bizman12

    bizman12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Đã được thích:
    839
    Đọc xong để biết bơm tiền ra liệu có cứu nổi cái thị trường mà gần 100 nghìn doanh nghiệp sẽ chết tính đến cuối năm nay không nhé.

    Sắp có động thái mới ... TRẢM TƯỚNG.

    Kiên nhẫn đọc hết nhé.
  2. bizman12

    bizman12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Đã được thích:
    839
    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói rằng đã lường trước những khó khăn của nền kinh tế, còn tăng trưởng tín dụng đã 4 tháng trôi qua vẫn chưa thể dương.

    Một nửa tháng 5 đã trôi qua, thông tin về tình hình hoạt động hệ thống ngân hàng tháng 4 và bốn tháng đầu năm 2012 vẫn chưa được công bố. Chậm hơn thông lệ, liệu Ngân hàng Nhà nước có trù trừ khi sở hữu những con số thống kê không “đẹp”?

    4 tình huống đặt ra

    Còn theo cập nhật của VnEconomy, đến cuối tháng 4, tổng phương tiện thanh toán mới chỉ nhúc nhắc tăng 1,55% so với cuối năm 2011. Đáng chú ý là đã bốn tháng trôi qua, tín dụng vẫn chưa thể dương, khi đến cuối tháng 4 vẫn còn giảm 0,66% so với cuối năm 2011 (trong đó tín dụng bằng VND giảm 1,09%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 0,91%).

    Một nguồn tham khảo khác, theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến ngày 16/4, tăng trưởng tín dụng vẫn âm tới 1,71% so với cuối năm 2011.

    Như đề cập ở những bài viết trước đây, sau rất nhiều năm tăng trưởng tín dụng mới có trạng thái âm kéo dài như vậy. Liệu đó có phải là một “dị bản” đối với kế hoạch và định hướng điều hành năm nay của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là khi đặt trong các yêu cầu cân đối vĩ mô?

    Năm nay, kịch bản điều hành chính sách tiền tệ đã được xác định: tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14% - 16%, tăng trưởng tín dụng khoảng 15% - 17%. Hai chỉ tiêu này được đặt trong sự cân đối mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10% và tăng trưởng kinh tế khoảng 6%.

    Tuy nhiên, bốn tháng đã qua cả hai chỉ tiêu ở lĩnh vực tiền tệ đều cho thấy sự hụt hơi rõ rệt. Nếu theo thực tế đã thực hiện, để theo đúng kịch bản đã dự tính, tổng phương tiện thanh toán 8 tháng còn lại của năm cần tăng khoảng 1,5% mỗi tháng; tăng trưởng tín dụng cần tăng 2% mỗi tháng.

    Giữa chỉ tiêu định hướng và kết quả đã thực hiện như vậy có bốn tình huống đặt ra.

    Một là, thực tế vận động của nền kinh tế đã quá khác biệt so với dự tính của cơ quan điều hành.

    Hai là, sự vận động của nền kinh tế đã không quá lệ thuộc vào nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng (?).

    Ba là, thị trường sẽ chứng kiến sự bùng nổ của cung tiền và tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm; hai chỉ tiêu trên chung cuộc vẫn đúng kịch bản.

    Thứ tư là, tăng trưởng tín dụng và cung tiền sẽ thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu, nhưng không có sao, vì năm ngoái cũng đã từng như vậy (?).

    “Đã lường trước”?

    Về phía điều hành, tham gia chương trình “Dân hỏi, bộ trưởng trả lời” do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Cổng thông tin Chính phủ thực hiện cuối tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình ít nhất ba lần nhấn mạnh khả năng “đã lường trước” những khó khăn, diễn biến của nền kinh tế và thực trạng của các doanh nghiệp hiện nay.

    “Nền kinh tế cũng giống như cơ thể của con người. Chúng ta thấy rằng cơ thể của chúng ta bệnh quá nặng, kinh tế vĩ mô đã phải uống những liều thuốc điều chỉnh bệnh và những liều thuốc đó có những tác dụng phụ. Những tác dụng phụ đó chúng ta đã thấy, đã lường đoán được, đó là tăng trưởng kinh tế đã giảm sút, vì giữa kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế luôn mâu thuẫn nhau, thường được mặt này thì mất mặt kia”, Thống đốc nói trong chương trình trên.

    Theo ông, việc tăng trưởng kinh tế quý 1/2012 với 4% và doanh nghiệp gặp khó khăn hiện nay cũng đã được lường đoán được. Trước đây, các doanh nghiệp sử dụng một lượng vốn vay rất lớn, bước sang năm 2012, số lượng doanh nghiệp cũng như khối lượng tín dụng cung ứng đã giảm sút một lượng lớn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. “Điều đó chúng ta đã lường đoán”.

    Và người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đưa ra quan điểm rõ ràng rằng: đây là giai đoạn thử thách, doanh nghiệp nào có đủ sức sống vươn lên thì có những điều kiện để tiếp tục tồn tại và phát triển; những doanh nghiệp thấy rằng không có cách gì vươn lên được, hoặc nếu vượt qua được giai đoạn này thì lại gặp khó khăn khi có bất kỳ biến động nào của nền kinh tế, thì phải chấp nhận đào thải để đảm bảo lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế.

    Sự đào thải đó thực tế đã có ở hơn 53 nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa trong năm 2011, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; cũng như dự báo năm 2012 có thể tiếp tục ở mức cao với khoảng 50 nghìn doanh nghiệp.

    Đó là sự khắc nghiệt của thị trường, gắn với những yếu tố trong lòng doanh nghiệp. Nhưng liệu chính sách tiền tệ thắt chặt có là một nguyên nhân đáng kể hay không? Nhất là hiện vẫn chưa thấy sự suy xét cụ thể trách nhiệm của nhà điều hành khi có sự lệch pha quá lớn giữa chỉ tiêu và thực tế của tín dụng và cung tiền, có trong năm 2011 và nguy cơ cả năm 2012.
  3. bizman12

    bizman12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Đã được thích:
    839
    Thích nhất câu "Đó là sự khắc nghiệt của thị trường, gắn với những yếu tố trong lòng doanh nghiệp".

    Người đứng đầu SBV đang chờ đợi 1 làn sóng phá sản mới từ các cây đa cây đề ngành chứ không phải vài chục nghìn doanh nghiệp tép riiuuuu
  4. vien812003

    vien812003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Nợ xấu trồng chất không thu hồi về được thì thằng nào giám cho các con giời sắp chết vay tiếp. Nói chung là nhà xây không vững tốt nhất đạp đổ nó đi xây lại, sửa có ngày nó xập chết
  5. bizman12

    bizman12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Đã được thích:
    839
    Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế sẽ được lôi trở lại. Ngành công nghiệp mũi nhọn là gì?

    Thủy sản, nông nghiệp đang chết dở, Xi măng, Sắt thép phải thở oxy và bơm thuốc trợ tim liên tục, Ô tô Xe máy thì dậm chân tại chỗ, lần đầu tiên trong lịch sử Honda phải giảm giá để giải phóng tồn kho, không biết cái gọi là Công nghiệp phụ trợ còn được mấy mống, Tàu biển thì toàn tham nhũng, Bất động sản thì khỏi nói. Giờ chỉ còn mấy anh ngân hàng làm bóng đá là còn sống được. Báo cáo CP thì nói là "chuyển biến tích cực" 4 tháng đầu năm, tỉ lệ nghèo giảm, vậy mà mấy ông Đại biểu Quốc hội ngang ngược vẫn khẳng định là 4 tháng mà đã 33 tỉnh xin cứu đói trong khi cả năm 2011 có 22 tỉnh.

    Các chuyên gia bánh vẽ trên Bộ không giảm mà lại tăng. Vậy thì chứng khoán có cớ gì mà không bốc đầu chứ. Hahahhahaha
  6. bizman12

    bizman12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Đã được thích:
    839
    Tại sao cứ nhai đi nhai lại cái vụ xăng dầu, lãi suất nhỉ.

    Các cụ hút nhiều thuốc lá, thuốc lào nay viêm phổi hết rồi.

    Lãi suất khác nào máy thở oxy, hết tiền thì hết oxy mà thở.
    Xăng dầu khác nào thủ dâm tinh thần kiểu yên tâm đi mai cụ về với cụ nhà và các cháu nhé.

    Nhưng kết cục thì cụ đi Văn Điển, còn nhà cửa tài sản thì cụ để lại cho các bác ất ơ nào đó trên f319. =D>

    Có hậu không? Vậy thay vì bơm cho cụ mấy liều thuốc ác ôn thì nên nói cho cụ hiểu sự thật, cụ còn cầm cự lỡ may mắn qua được nạn này thì còn làm ván mới.
  7. Cachep123

    Cachep123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2012
    Đã được thích:
    75
    Đúng là rất đáng lo ngại,rất nhiều lệnh bán khủng được đưa ra bán dù với giá đỏ, giá sàn......... lại 1 chiều đổ máu tang thương ư?
  8. bizman12

    bizman12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Đã được thích:
    839
    Thuốc đắng mới hết bệnh nổi, mới nóng đít các bố bánh vẽ, mới có người đủ tỉnh táo để vẽ lại cuộc chơi. Chứ còn giờ này thì kính thưa các anh, chưa anh nào đủ tầm.
  9. bizman12

    bizman12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Đã được thích:
    839
    Đúng là sống gấp quá, rất ít bác chịu bỏ ra hơn 1 phút để đọc bài phân tích. Xu hướng bây giờ là chỉ thích lướt qua những topic kiểu như "Chiều mai xanh tím"; "Tin mật giờ chót"; "Chết rồi các bác ơi"; "Tan nát đời trai" ....

    Hehehehehe, mình em độc thoại phục vụ các bác vậy.
  10. PHANTTVNOL

    PHANTTVNOL Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2009
    Đã được thích:
    40
    BCT nói rằng dnnn không thể phá sản được. Có biết vì sao chống Tn lại chuyển về bê cê tê không?

Chia sẻ trang này