Đọc báo xong tự nhiên thấy nản.....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi PLAT, 15/05/2012.

4217 người đang online, trong đó có 324 thành viên. 17:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 521 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. PLAT

    PLAT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    65
    Đọc qua các Title:
    14:49 Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản phá sản: Hệ lụy từ đói nguyên liệu
    14:37 Phó TGĐ EVN: "Chưa có đề xuất nào tăng giá điện"
    13:21 Kinh tế Việt Nam: Đừng vội mừng với những con số!
    13:13 Doanh thu của Vinashin giảm hơn 80%
    12:23 “Chỉ áng chừng thì Quốc hội quyết làm gì?”
    11:31 Chăn nuôi gặp "đại họa": Lỗ không còn ngóc đầu lên được
    11:14 Vinasat-2 sẵn sàng lên quỹ đạo vào sáng mai
    11:11 Ông Cao Sỹ Kiêm: Gói 29.000 tỷ chỉ cứu được DN đang sống
    10:47 Con tàu chết
    10:21 Tăng trưởng GDP khó đạt 6-6,5%
    "Nhân dân tệ vẫn quá thấp so với giá trị thực" (15/05)
    Kinh tế Italia giảm mạnh nhất 3 năm (15/05)
    Đức tăng trưởng GDP quý I/2012 gấp 5 lần dự báo (15/05)
    Vì sao Trung Quốc tăng trưởng chậm lại có lợi cho Mỹ và châu Âu? (15/05)
    Nợ công của Italia lên mức cao kỷ lục mới (15/05)
    FDI tháng 4 của Trung Quốc giảm 6 tháng liên tiếp (15/05)
    Làn sóng bán tháo cổ phiếu toàn cầu do lo ngại Hy Lạp rời eurozone (15/05)
    Cổ phiếu, hàng hóa và đồng euro suy yếu do khủng hoảng tại Hy Lạp (15/05)
    Moody's hạ tín nhiệm 26 ngân hàng Italia (15/05)
    Lo ngại về Hy Lạp tiếp tục kéo tụt cổ phiếu Mỹ (15/05)

    Cộng thêm ông SCIC chọc ngoáy:

    Mùa ĐHCĐ năm nay, SCIC thể hiện quyền lực mạnh mẽ, cử đại diện chuyên trách tham gia vào ban lãnh đạo nhiều doanh nghiệp.
    Trái với sự êm ả của nhiều năm trước, mùa ĐHCĐ năm nay, nhà đầu tư của Chính phủ là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thể hiện quyền lực mạnh mẽ hơn, cử người đại diện chuyên trách tham gia vào ban lãnh đạo nhiều doanh nghiệp.

    Khen có, chê có, song thị trường vẫn chờ phong thái của một nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ, cổ đông năng động của doanh nghiệp và một nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp.

    SCIC đã cử ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc tham gia thành viên HĐQT của FPT sau hơn 10 năm ủy quyền toàn bộ cho ông Trương Gia Bình và các đồng sự đại diện vốn Nhà nước. Trao đổi với ĐTCK, ông Lê Song Lai cho biết, quan điểm của SCIC là với những doanh nghiệp có quy lớn, kinh doanh hiệu quả, SCIC sẽ cử người tham gia HĐQT để sâu sát hơn hoạt động của doanh nghiệp, phát huy tốt hơn hiệu quả đồng vốn Nhà nước.

    Giới quan sát nhìn nhận, kể từ sau vụ lình xình liên quan đến lương thưởng tại SCIC, họ tham gia chặt chẽ hơn vào các doanh nghiệp. Đơn cử, tại Vinaconex, SCIC có 2 thành viên HĐQT (trước đây chỉ có 1 người); tại một doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn, năm nay SCIC đưa ứng viên bầu bổ sung vào Ban kiểm soát… Thông thường, chỉ một số doanh nghiệp quan trọng hoặc đang có nhiều tồn tại, SCIC mới trực tiếp cử cán bộ của Tổng công ty làm người đại diện và tham gia quản lý doanh nghiệp.

    Trong vòng 2 năm trở lại đây, bằng lá phiếu cổ đông lớn của mình, SCIC tham gia vào quá trình “thay máu” ở nhiều doanh nghiệp. Năm 2011, Tổng công ty này cử 67 người đại diện; chấm dứt đại diện vốn của 55 người đại diện. Trước mùa ĐHCĐ 2012, SCIC có 522 người đại diện, trong đó có 469 người đại diện chuyên trách (90% người đại diện chuyên trách giữ các chức danh lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp).

    Quyền lực của cổ đông lớn rất lớn. Bằng chứng là khi HĐQT của Vinaconex hết nhiệm kỳ, dự kiến nhân sự lãnh đạo của Tổng công ty này đã có, song ngay trước đại hội lại có sự thay đổi quan trọng. Thay đổi trong ban điều hành một doanh nghiệp lớn sẽ kéo theo sự thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp và nhiều công việc khác nữa.

    Bình luận về mối quan hệ giữa lãnh đạo các doanh nghiệp và SCIC, ông Trần Văn Phúc, Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong cho hay, phải có một sự đồng thuận, lấy lợi ích công ty làm cốt lõi mới có thể phát triển được. Đặc thù của người đại diện vốn Nhà nước là người có quyền lực, nhưng không phải do vốn của người đại diện đem lại quyền lực ấy. Bởi vậy, ranh giới giữa lợi ích chung cho DN và lợi ích riêng cho cá nhân khá mong manh, những trường hợp có trục lợi cá nhân, sớm hay muộn cũng bị đào thải.

    Tuy nhiên, không ít trường hợp, hành động của SCIC gây nên sự bức xúc của lãnh đạo một số doanh nghiệp. Tại một doanh nghiệp lớn, ông chủ tịch còn vài tháng nữa hết nhiệm kỳ, nhưng trong một cuộc họp HĐQT, SCIC đề nghị rằng, ngay tại đại hội cổ đông tới, ông chủ tịch nên từ nhiệm để tránh việc công ty phải tổ chức đại hội bất thường tốn kém. Khỏi phải nói, ông chủ tịch giận đến mức nào, sau bao nhiêu năm cống hiến cho doanh nghiệp, nếu có nghỉ hưu, ai cũng muốn nghỉ ngơi một cách đường hoàng. Doanh nghiệp sau đó tổ chức ĐHCĐ và không đưa nội dung này vào chương trình nghị sự, ĐHCĐ bất thường sau này được thực hiện đúng như quy định để bầu lại ban lãnh đạo. Trong trường hợp này, dù mục đích tốt đẹp cho doanh nghiệp, song đề nghị của cổ đông lớn chưa hẳn đã đẹp trong mắt những người liên quan.

    Lãnh đạo một công ty khác có trụ sở ở Hà Nội thì nói thẳng, trở thành công ty cổ phần, doanh nghiệp không còn cơ quan chủ quản là các bộ, ngành, song lại “mọc” thêm ông chủ quản khác. DN làm gì cũng phải có công văn xin ý kiến SCIC, rồi chờ đợi, giải trình… Vị này nói: “Tham gia HĐQT hoặc Ban kiểm soát, đại diện của SCIC cũng khó có thể nắm bắt được các vấn đề của doanh nghiệp để có tư vấn thích đáng. Nếu không đồng hành cùng doanh nghiệp, không lăn lộn trong công việc của DN, vị lãnh đạo ấy không thể có chuyên môn, không có mối quan hệ và cũng ít hiểu biết cặn kẽ về DN”.

    Theo tổng kết, năm 2011, SCIC đã tham gia ý kiến tại 407 ĐHCĐ của các DN (92,08% tổng số CTCP). Nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp biểu quyết tại ĐHCĐ đã được Tổng công ty tham gia đạt kết quả với tư cách là cổ đông lớn, có trách nhiệm. Dẫu vậy, nhiều cổ đông khác vẫn mong muốn, với vai trò là cổ đông lớn, nhà đầu tư chuyên nghiệp, SCIC sẽ thấu hiểu DN hơn và có vai trò đúng nghĩa của một nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp, chứ không hẳn chỉ thể hiện quyền lực vấn đề nhân sự điều hành.




    Đến CEO còn nản thì nói gì đến tôi....~X~X~X~X. Bảo sao ức chế bán tống bán tháo.....[-([-([-(
  2. PLAT

    PLAT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    65
    "Nhân dân tệ vẫn quá thấp so với giá trị thực" (15/05)
    Kinh tế Italia giảm mạnh nhất 3 năm (15/05)
    Đức tăng trưởng GDP quý I/2012 gấp 5 lần dự báo (15/05)
    Vì sao Trung Quốc tăng trưởng chậm lại có lợi cho Mỹ và châu Âu? (15/05)
    Nợ công của Italia lên mức cao kỷ lục mới (15/05)
    FDI tháng 4 của Trung Quốc giảm 6 tháng liên tiếp (15/05)
    Làn sóng bán tháo cổ phiếu toàn cầu do lo ngại Hy Lạp rời eurozone (15/05)
    Cổ phiếu, hàng hóa và đồng euro suy yếu do khủng hoảng tại Hy Lạp (15/05)
    Moody's hạ tín nhiệm 26 ngân hàng Italia (15/05)
    Lo ngại về Hy Lạp tiếp tục kéo tụt cổ phiếu Mỹ (15/05)

Chia sẻ trang này