Đọc tin nhanh __gấp!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! ( phần 3 )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lolem752004, 19/04/2012.

3328 người đang online, trong đó có 232 thành viên. 00:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 501 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. lolem752004

    lolem752004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Đã được thích:
    111
    Bản tin VTV trưa nay đưa tin NHNN họp với 4 NHTMQD và nhóm G12 thống nhất bơm vốn giãn nợ cho các DN khó khăn.
  2. lolem752004

    lolem752004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Đã được thích:
    111
    VCSC: Quý I/2012 NHNN đã mua vào 6,23 tỷ USD


    Việc này tương đương hơn 130.000 tỷ đồng được bơm ra thị trường để hỗ trợ giảm lãi suất. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm xuống 5%, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
    Trong báo cáo ngày 18/4/2012, bộ phận phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) cho biết: Ngày 18/4 lãi suất liên ngân hàng giảm 1% với lãi suất qua đêm giao dịch trong khoảng 5-5,4% và lãi suất kỳ hạn 1 tuần giảm xuống còn 6,5-6,8%, mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Vietcombank đưa ra lãi suất qua đêm và lãi suất kỳ hạn 1 tuần là 4,5%, lãi suất kỳ hạn 2 tuần là 5,5% dành cho các khoản vay có tài sản đảm bảo.

    Lãi suất liên ngân hàng giảm cho thấy thanh khoản khá dồi dào trong hệ thống ngân hàng. Theo NHNN, tính đến ngày 26/03, ước tính cho vay giảm 1,96% trong khi huy động tăng khoảng 1,39% so với đầu năm. VCSC lưu ý rằng lãi suất thấp một phần có thể do thị trường kém hiệu quả vì các ngân hàng nhỏ vẫn chưa thể vay từ hệ thống liên ngân hàng.

    Ngoài ra, VCSC cũng đã nhìn thấy NHNN hỗ trợ thanh khoản nhằm hạ lãi suất cho vay. Trong Quý 1, NHNN đã bơm 190 nghìn tỷ đồng vào hệ thống bằng cách mua vào 6,23 tỷ USD (tương đương 130 nghìn tỷ đồng) để dự trữ ngoại tệ, tăng 30 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ thanh khoản và tái cấp vốn 30 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ các ngân hàng yếu. Bên cạnh đó, từ đầu tháng 2 đến nay, NHNN chỉ rút về 70 nghìn tỷ đồng thông qua OMO và 55 nghìn tỷ đồng bằng cách phát hành tín phiếu, còn lại 65 nghìn tỷ đồng trong hệ thống.

    Trên thị trường sơ cấp, lãi suất cho vay giảm 1% so với tháng trước nhưng vẫn ở mức cao với các lãi suất cho vay điển hình tại các ngân hàng quy mô vừa nằm trong khoảng 17-19%. Hầu hết các ngân hàng nhỏ và vừa đều đang áp dụng lãi suất huy động thỏa thuận cao hơn 1-3% so với trần lãi suất huy động 12%.
  3. lolem752004

    lolem752004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Đã được thích:
    111
    Kinh tế
    Thủ tướng phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020
    Thứ năm, 19/04/2012 20:14
    Chiến lược yêu cầu tái cấu trúc thị trường tài chính, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 50% GDP vào 2015 và đạt khoảng 70% vào 2020.
    Thủ tướng phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020
    Chiến lược đặt mục tiêu xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính- tiền tệ.

    Phấn đấu đến năm 2015 tổng mức dự trữ Nhà nước đạt 0,8-1% GDP

    Cụ thể, tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 khoảng 33,5-35% GDP. Tổng thu từ thuế và phí giai đoạn 2011-2015 là 22-23% GDP, giai đoạn 2016-2020 là 21-22% GDP.

    Phát triển đồng bộ các loại thị trường, tái cấu trúc thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. Tập trung phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 50% GDP vào năm 2015 và đạt khoảng 70% vào năm 2020; dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 30% GDP vào năm 2020. Tổng doanh thu ngành bảo hiểm đạt 2%-3% GDP vào năm 2015 và 3 - 4% GDP vào năm 2020.

    Bên cạnh đó, giảm mức bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 (tính cả trái phiếu chính phủ) và giai đoạn 2016-2020 tương đương 4% GDP.

    Phấn đấu đến năm 2015 tổng mức dự trữ Nhà nước đạt 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP.

    Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện Chiến lược là phải nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia. Động viên hợp lý các nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí.

    Đến năm 2020 xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có khả năng huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

    Đồng thời, thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm cho công chức, viên chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội.

    Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. Cơ cấu lại thị trường chứng khoán đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh....

    Thực hiện theo 2 giai đoạn và 9 chiến lược ngành

    Chiến lược Tài chính đến năm 2020 được thực hiện theo 2 giai đoạn, tương ứng với Kế hoạch Tài chính- ngân sách 5 năm 2011-2015 và Kế hoạch Tài chính- ngân sách 5 năm 2016-2020.

    Chiến lược này được cụ thể hóa thông qua 9 chiến lược ngành: Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020; chiến lược phát triển kho bạc Nhà nước đến năm 2020; chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020; chiến lược phát triển thị trường vốn đến năm 2020; chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020; chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020; chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
    Nguồn Chinhphu.vn

Chia sẻ trang này