*** Đón đầu xu thế - Trong thời gian tới ACB, STB sẽ cực hót ***

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Amherst2, 01/11/2008.

3331 người đang online, trong đó có 106 thành viên. 01:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 654 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. Amherst2

    Amherst2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Đã được thích:
    0
    *** Đón đầu xu thế - Trong thời gian tới ACB, STB sẽ cực hót ***

    Trong tương lai ngành ngân hàng sẽ là một ngành có cấu trúc độc quyền nhóm vì các rào cản để thành lập một ngân hàng mới là quá lớn để có thể vượt qua. Trong vòng 5 năm tới Việt Nam sẽ chỉ còn khoảng 10 ngân hàng thương mại hoạt động với lợi nhuận khổng lồ từ độc quyền.

    Kinh tế khó khăn thì cá lớn nuốt cá bé. Các ngân hàng lớn sẽ tranh thủ bành trướng thị phần và nuốt gọn các ngân hàng nhỏ. ACB, STB với chính sách bành truớng mạnh mẽ từ nhiều năm nay sẽ hưởng lợi lớn nhất từ đợt khó khăn kinh tế hiện nay.

    Tây lông luôn hiểu rõ nhất những điều này. Đó là vì sao Standard Chartered có thể mua cổ phiếu ACB với giá 260.000. Đừng bao giờ bán ACB, STB với giá rẻ mạt.




    --------------------------------------------------------------------

    Sẽ có làn sóng sáp nhập ngân hàng

    Một nghị định mới về quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng sắp được ban hành. Với nghị định này, nhiều chuyên gia cho rằng các ngân hàng nhỏ, năng lực yếu rồi đây sẽ phải sáp nhập hoặc giải thể.

    Điều kiện thành lập ngân hàng mới khắt khe hơn

    Theo dự thảo nghị định trên, điều kiện thành lập ngân hàng mới ở Việt Nam có một số thay đổi quan trọng. Mức vốn điều lệ tối thiểu được nâng từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Về tiêu chí của cổ đông sáng lập, một doanh nghiệp không được là cổ đông của hai ngân hàng. Cổ đông sáng lập phải là tổ chức có vốn chủ sở hữu 500 tỷ đồng trở lên, và phải có 3 năm liền kề kinh doanh có lãi. Dự thảo nghị định mới cũng đưa ra những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn thành viên HĐQT và ban điều hành. Thành viên HĐQT phải được đào tạo chuyên nghiệp về kinh tế, có kinh nghiệm quản lý lĩnh vực ngân hàng, có cam kết nắm giữ lâu dài cổ phần của ngân hàng (ít nhất là 5 năm). Chức danh tổng giám đốc cũng có những đòi hỏi cao hơn trước đây, phải được đào tạo chuyên nghiệp về kinh tế, và quan trọng hơn là ?ođã từng quản lý và điều hành một doanh nghiệp hoặc ngân hàng có vốn chủ sở hữu từ 500 tỷ đồng trở lên?. Theo một số chuyên gia, nếu các quy định trên được ban hành, sẽ hết cơ hội cho các tổ chức muốn thành lập ngân hàng mới ở Việt Nam. Để đáp ứng được yêu cầu về vốn, chỉ có các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước; nhưng nay Chính phủ đã có chủ trương hạn chế các doanh nghiệp này tham gia vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Hơn nữa, kể cả trường hợp có đủ vốn thì tiêu chuẩn về con người (thành viên HĐQT, tổng giám đốc) cũng sẽ rất ?okhó xơi?. Doanh nghiệp nhà nước đã vậy thì các doanh nghiệp tư nhân càng gần như không có cơ hội. TS Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) nhận xét: ?oHiện nay ở Việt Nam không phải đã quá nhiều ngân hàng, nhưng vấn đề là có quá nhiều ngân hàng nhỏ. Vì thế, việc đưa ra những tiêu chuẩn mới cao hơn để cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng là điều cần thiết?.

    Quyết sao với ?otồn tại lịch sử??

    Một vấn đề nan giải đang được đặt ra là nếu dự thảo nghị định trên được thông qua, những ngân hàng cũ đã được thành lập cũng sẽ phải áp dụng các tiêu chuẩn mới theo một lộ trình nhất định. Nếu xét trên tổng thể hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, đây sẽ là một cuộc ?ovượt cạn? đầy khó khăn của các nhà băng. Hiện cả nước có 38 ngân hàng thương mại cổ phần (trong đó có 2 ngân hàng mới thành lập là LienVietBank và TienPhongBank), nhưng có đến 10 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng.

    Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng do Chính phủ ban hành, đối với ngân hàng thương mại cổ phần, mức vốn pháp định áp dụng cho đến 31/12/2008 là 1.000 tỷ đồng. Chiểu theo quy định này thì các ngân hàng phải gấp rút thực hiện kế hoạch tăng vốn để đáp ứng đủ mức vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng sẽ gồm Đại Á, Kiên Long, Dầu khí Toàn cầu, Việt Nam Thương tín, Đại Tín, Mỹ Xuyên, Bắc Á, Gia Định, Thái Bình Dương và Đệ Nhất. Tổng số vốn mà các ngân hàng này cần bổ sung trong 3 tháng tới là khoảng 11.000 tỷ đồng. Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn lớn hàng ngàn tỷ đồng là điều không dễ dàng. Các nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào lĩnh vực tài chính ngân hàng đã được ?ophanh? lại, trong khi các nhà đầu tư trong nước, các quỹ đầu tư nước ngoài hiện nay đều thiếu mặn mà với chứng khoán trong nước, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang lan rộng.

    Vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng còn như vậy, thì khi tiêu chuẩn vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng được áp dụng, tình hình sẽ còn khó khăn hơn! Theo ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, số phận những ngân hàng không tăng vốn kịp thời hạn trên sẽ do Ngân hàng Nhà nước quyết định, nhưng họ sẽ phải tính đến khả năng sáp nhập hoặc giải thể. Ông Đào Hồng Châu, Phó Tổng giám đốc Eximbank nhận định, nhiều khả năng làn sóng sáp nhập, mua lại trên thị trường tài chính sẽ diễn ra nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. Và năm 2009 được xem là thời điểm khởi đầu cho xu hướng này trên hệ thống ngân hàng. Hiện một vài ngân hàng lớn, chẳng hạn như Vietcombank, trong kế hoạch đã tính đến việc mua lại một số ngân hàng nhỏ để hình thành tập đoàn tài chính vững mạnh. Thực tế, không phải đến thời điểm này mà nhiều ngân hàng lớn đã tranh thủ sở hữu một phần vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần trong 2 năm qua. Tính đến nay, Vietcombank đã nắm giữ một tỷ lệ nhất định trong hơn 10 ngân hàng như: GiaDinh Bank, Eximbank, VIB Bank, OCB, MB?

    Rất cần hoàn thiện khung pháp lý

    Vấn đề đang được đặt ra là ở Việt Nam, việc mua bán, sáp nhập các ngân hàng vẫn còn mới mẻ, và chưa có đầy đủ hành lang pháp lý. Mới đây, trong chỉ đạo về chủ động ứng phó với tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phá sản những ngân hàng gặp vấn đề nhằm đảm bảo an toàn của cả hệ thống. TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, đây là thời điểm cần chuẩn bị khung khổ pháp lý để tạo cơ hội cho các ngân hàng tự tìm kiếm cơ hội liên kết sáp nhập, thay vì xử lý bằng các quyết định hành chính như trước đây. Trao đổi với DOANH NHÂN, một quan chức Ngân hàng Nhà nước cho hay, hiện cơ quan này đang tiến hành đánh giá phân loại các ngân hàng. Trên cơ sở đó sẽ tính toán xem ngân hàng nào phải sáp nhập, ngân hàng nào có thể hỗ trợ để tham gia tái cấu trúc. Các quy định pháp lý về sáp nhập ngân hàng cũng sẽ được nghiên cứu ban hành vào cuối năm nay, chuẩn bị cho quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, có thể sẽ diễn ra mạnh mẽ vào đầu năm 2009.
    diễn đàn doanh nghiệp
  2. Amherst2

    Amherst2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Tiền ngoài mặt trận đang nhiều như nước lũ Hà Nội :) Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chứng khoán tăng đều trở lại 1% 1 phiên ?



    Ngân hàng lo... thừa tiền

    Các ngân hàng đang có dấu hiệu thừa tiền nhưng các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vì lãi suất vẫn còn caoCác tổ chức tín dụng bắt đầu lo có quá nhiều vốn khả dụng, khoảng 90.000 tỉ đồng (5,5 tỉ đô la Mỹ) chưa cho vay ra được.


    Tín hiệu đảo chiều

    Theo số liệu của sàn Hà Nội, trái phiếu chính phủ vẫn được các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong tuần qua (từ ngày 20 đến ngày 24-10-2008). Họ mua vào 2.295 tỉ đồng và bán ra 4.777 tỉ đồng, bán ròng 2.482 tỉ đồng, tương đương 148 triệu đô la Mỹ.


    Nhưng lần bán ra này có một điểm khác: khá nhiều các giao dịch bán ra là repo trái phiếu (trái phiếu sẽ được mua lại với giá nhất định sau một thời gian thỏa thuận nhất định - NV). Như vậy một số tổ chức chủ sở hữu trái phiếu đang cần tiền đồng và đối với họ, về lâu dài trái phiếu vẫn là thứ hàng hóa hấp dẫn.

    Trên thực tế lực hút của trái phiếu đang gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân chính là các ngân hàng trong nước, nhất là ngân hàng cổ phần, ?olùng sục? mua trái phiếu.


    Những người kinh doanh tiền tệ giàu kinh nghiệm đã hiểu rằng với việc lãi suất cơ bản chính thức giảm vừa rồi, lãi suất đang trên đường tìm về mặt bằng cũ của chính nó trong các năm 2006-2007.

    Mua trái phiếu với lợi tức 14%/năm bây giờ sẽ là một món hời trong thời gian tới. Mặt khác, quan trọng hơn lợi tức, trái phiếu là ?ovùng trũng? an toàn để ?ogiải phóng? nguồn vốn khả dụng đang dư thừa.

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết các ngân hàng nội địa đang dư thừa khoảng 50.000 tỉ đồng. Số tiền tạm thừa còn tăng thêm 20.300 tỉ đồng khi các ngân hàng đang lần lượt rút tín phiếu bắt buộc mua hồi tháng 3-2008 trước hạn.

    Bộ phận kinh doanh trái phiếu của Dragon Capital tính toán trong tháng 10 và 11-2008 có thêm khoảng 1,3 tỉ đô la Mỹ (khoảng 22.000 tỉ đồng) trái phiếu chính phủ đáo hạn.

    Chủ sở hữu lượng trái phiếu này chủ yếu là các ngân hàng. Tổng cộng các ngân hàng có thêm nguồn cung tiền khoảng hơn 42.000 tỉ đồng nữa và nguồn vốn dư thừa lên tới 92.000 tỉ đồng.Vốn huy động tăng mạnh

    Tiền thừa nhưng ngân hàng không mạnh tay phát triển tín dụng vì e ngại rủi ro mặc dù cho đến cuối tháng 10-2008 tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống mới chỉ ở mức 18% so với 30% được phép. Trong khi đó lãi suất đầu ra vẫn còn cao, trung bình 16-18%/năm, đang là rào cản đối với doanh nghiệp.

    Ở phía nguồn cung, vốn huy động của ngân hàng đang tăng vọt. Thông tin từ giới ngân hàng cho biết chỉ trong vòng hai tuần đầu tháng 10, vốn huy động của 10 ngân hàng cổ phần tại Hà Nội tăng 22% so với ngày 1-10-2008.


    Đây là mức tăng đột biến bởi đến đầu tháng 9-2008 vốn huy động của những ngân hàng này chỉ tăng 2% so với cuối năm 2007. Dự đoán hai tháng cuối năm vốn huy động của ngân hàng sẽ còn tăng mạnh vì lãi suất tiết kiệm đang có lợi cho người gửi tiền.

    Chỉ số giá cả tháng 9-2008 chỉ tăng 0,18%, tháng 10-2008 giảm 0,19%. Thiểu phát đã có dấu hiệu nhen nhúm. Các chuyên gia tài chính dự báo trong vòng sáu tháng tới chỉ số giá cả có nhiều khả năng không vượt quá 6%, tương ứng 12%/năm. Gửi tiết kiệm với lãi suất 15-16%/năm như hiện nay, người gửi chắc chắn có lợi.

    Ngân hàng sẽ làm gì với lượng vốn khả dụng dư thừa? Ngay cả khi NHNN gây sức ép, cũng khó hy vọng các ngân hàng sẽ đẩy vốn ra nhanh cho nền kinh tế nếu rào cản lãi suất cao chưa được gỡ bỏ.


    Hơn nữa, bài học chạy theo lợi nhuận, ?obơm? vốn quá nhiều, quá nhanh cho bất động sản năm ngoái vẫn còn đó. Sẽ không có nhiều ngân hàng ?omạo hiểm? lần thứ hai. Hệ lụy có thể nhìn thấy trước là vốn thừa càng nhiều, ngân hàng sẽ càng giảm nhanh lãi suất tiết kiệm.

    Bên cạnh đó, các ngân hàng chuẩn bị có thêm khoản lợi nhuận đột biến từ việc tăng lãi suất dự trữ bắt buộc. Lãi suất dự trữ bắt buộc đã được tăng cả thảy ba lần, lần một từ 1,2%/năm lên 3,6%/năm; lần hai từ 3,6% lên 5%/năm; lần ba từ 5% lên 10%/năm.


    Tính toán dựa trên số tiền dự trữ bắt buộc đang gửi tại NHNN (11% tổng vốn huy động), việc tăng lãi suất này sẽ mang lại cho Vietcombank 230 tỉ đồng lợi nhuận, BIDV khoảng 170 tỉ đồng, ACB 120 tỉ đồng, Sacombank gần 100 tỉ đồng, Eximbank hơn 60 tỉ đồng, Techcombank 65 tỉ đồng, Quân đội 40 tỉ đồng, Đông Á 35 tỉ đồng... Lợi nhuận được củng cố, áp lực lợi nhuận giảm đi phần nào, các ngân hàng sẽ càng thận trọng hơn đối với tín dụng.

    Câu chuyện bây giờ là khơi thông dòng chảy tiền tệ. Không thể để vốn ứ đọng trong ngân hàng khi nền kinh tế đang cần vốn, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tăng sức đề kháng, chống chọi lại tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.


    Nhưng làm thế nào để đồng vốn với giá thành hợp lý đến được doanh nghiệp? Bơm nước cho các dòng sông là điều kiện cần, nhưng phải đi kèm điều kiện không thể thiếu là be bờ, phá các đập không còn thích hợp để nước có thể chảy hiền hòa ổn định.

    NHNN đã làm đúng một bước, đó là củng cố sức mạnh cho các ngân hàng thông qua việc tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận cho cả hệ thống. Tuy nhiên, thế vẫn chưa đủ.


    Các bước tiếp theo cần phải được tiến hành nhanh hơn, mạnh hơn nhằm điều tiết vai trò của các ngân hàng, buộc họ phải hoạt động tích cực trong việc dẫn vốn cho nền kinh tế. Giới tài chính và doanh nghiệp đang chờ đợi lãi suất sẽ tiếp tục được điều chỉnh trong tháng 11 này.
  3. Amherst2

    Amherst2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Post lại để suy ngẫm.

Chia sẻ trang này