Đón sóng bất động sản khu công nghiệp - ITA sẻ nhất tam sàn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vitco76, 25/05/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7579 người đang online, trong đó có 1050 thành viên. 15:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4873 lượt đọc và 34 bài trả lời
  1. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.846
    Bất động sản công nghiệp dọn "bến đỗ" để hút vốn ngoại
    23/05/2022 13:01[​IMG]

    (ĐTCK) Là phân khúc đầy tiềm năng, nhưng bất động sản công nghiệp Việt Nam đang tồn tại những “nút thắt” cản trở thu hút đầu tư nước ngoài. Báo Đầu tư Chứng khoán có cuộc trao đổi với bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam xung quanh vấn đề này.
    [​IMG]

    Nhu cầu thuê mặt bằng khu công nghiệp đang tăng mạnh
    Theo quan sát của Cushman & Wakefield Việt Nam, đâu là điểm nghẽn chính trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản nói chung, bất động sản công nghiệp nói riêng ở Việt Nam hiện nay?

    Tôi cho rằng, hành lang pháp lý chưa đồng bộ, thống nhất đang là yếu tố tác động nhiều nhất tới thị trường bất động sản, đặc biệt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

    Tuy nhiên, vừa qua, Chính phủ đã thống nhất xây dựng Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi để trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 4 diễn ra vào tháng 10/2022. Đồng thời, có đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến về Luật Đất đai sửa đổi để tạo cơ sở pháp lý đối với hoạt động kinh doanh quyền sử dụng đất. Khi được thông qua, các sắc luật này sẽ có tác động lớn đến thị trường bất động sản bởi giúp xóa bỏ những mâu thuẫn pháp lý trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tồn tại bấy lâu nay.

    Bà từng nhiều lần đề cập đến tính minh bạch như một điểm yếu cố hữu của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam?

    [​IMG]
    Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam
    Đúng vậy. Với các nhà đầu tư quốc tế, sự minh bạch là vô cùng quan trọng, bởi nếu hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu thông tin và dữ liệu, giao dịch khó khăn và quyền sở hữu đất đai không rõ ràng thì rất khó thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, cho dù được đánh giá giàu tiềm năng phát triển.

    Ngoài pháp lý, một khó khăn nữa đối với cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài đó là quỹ đất sạch phát triển khu công nghiệp tại những địa phương có nền công nghiệp phát triển như TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng… ngày càng khan hiếm, đẩy giá đất tăng cao, từ đó làm tăng chi phí đầu vào.

    Hiện nay, mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là tìm được khu đất đủ lớn ở vị trí đẹp, giao thông thuận tiện với chi phí phát triển phù hợp để đảm bảo khoản đầu tư đạt lợi nhuận kỳ vọng.

    Trong thị trường này, dường như nhà đầu tư trong nước vẫn đang làm chủ?

    Không khó để thấy rằng, thị trường bất động sản Việt Nam đang được thống trị bởi các nhà đầu tư nội địa, điều này lý giải vì sao nhiều nhà đầu tư quốc tế tham gia thị trường chủ yếu bằng hình thức liên doanh với các đối tác trong nước hoặc thông qua hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A), mà hạn chế thực hiện các giao dịch bất động sản thuần túy.

    Nguồn tiền đầu tư không hề thiếu, nhưng vấn đề nằm ở cơ hội. Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều vốn và chờ được đầu tư trực tiếp vào bất động sản. Họ muốn hợp tác với các nhà đầu tư địa phương và kỳ vọng các giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

    [​IMG]
    Bà có nhận thấy sự thay đổi lớn nào về xu hướng dòng vốn đầu tư hiện nay?

    Từ năm 2017 tới quý I/2022, khẩu vị của nhà đầu tư chủ yếu hướng đến các loại tài sản truyền thống như nhà ở, bất động sản công nghiệp, khách sạn và văn phòng cho thuê. Trong đó, 76% các giao dịch nhà ở tập trung ở TP.HCM; 65% tỷ trọng giao dịch khách sạn diễn ra tại Hà Nội; hơn 50% tỷ trọng đầu tư vào bất động sản công nghiệp tập trung tại các địa phương có chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp như Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương…

    Ngoài sản phẩm truyền thống, đâu là sản phẩm tiềm năng và dòng vốn quốc tịch nào là chủ lực trong thời gian tới, theo bà?

    Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội, nhưng nhu cầu thuê mặt bằng công nghiệp vẫn tăng cao. Đáng chú ý, dòng vốn FDI giờ đây không chỉ tập trung vào các khu kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, mà còn mở rộng ra nhiều địa phương khu vực miền Trung như Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh...

    Từ đầu năm 2022 tới nay, thị trường tiếp tục chứng kiến nhu cầu thuê mặt bằng tăng mạnh tại các địa phương công nghiệp mới nổi như Bà Rịa - Vũng Tàu hay Long An (xem bảng), mà gần đây nhất, vào trung tuần tháng 1/2022, “ông lớn” trong ngành giải khát Coca Cola công bố đầu tư nhà máy hơn 136 triệu USD (tương đương hơn 3.100 tỷ đồng) tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Được biết, trong năm qua, Long An dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 35 dự án, tổng vốn đăng ký gần 450 triệu USD.

    Về dòng vốn đầu tư, chỉ tính riêng quý I/2022, vốn FDI vào thị trường Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD; vốn giải ngân FDI tăng cao nhất trong nửa thập kỷ với mức tăng 7,8% (tương đương 4,42 tỷ USD). Trong đó, Đan Mạch là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với thương vụ Tập đoàn LEGO đầu tư khoảng 1 tỷ USD xây dựng nhà máy ở Bình Dương, chiếm 41% tổng vốn FDI vào Việt Nam, tiếp theo là Singapore và Trung Quốc.

    Những thống kê trên phần nào cho thấy, các nhà đầu tư ngoại có niềm tin vững chắc vào triển vọng thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.

    Để đón sóng đầu tư phục hồi, theo bà, các chủ đầu tư khu công nghiệp cần chuẩn bị những gì?

    Theo tôi, các chủ đầu tư khu công nghiệp cần tiếp tục tìm kiếm các đối tác để hợp tác phát triển trong khi chờ đợi cơ chế mới, cùng với đó là phát triển quỹ đất sạch không chỉ tại những địa phương công nghiệp phát triển như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…, mà còn ở những thị trường tiềm năng như Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh...

    Trên thực tế, các tập đoàn lớn hướng đến làm việc với các địa phương về những dự án quy mô lớn và mang tính quy hoạch chung cho địa phương đó. Bởi vậy, các chủ đầu tư cần có những chiến lược thu hút đầu tư sáng tạo hơn so với các phương thức truyền thống.

    Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2022 (Vietnam Industrial Property Forum - VIPF 2022) với chủ đề “Gỡ điểm nghẽn, đón dòng vốn mới” do Báo Đầu tư phối hợp BW Industrial tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sẽ diễn ra vào lúc 8:00, thứ Ba, ngày 24/5/2022 tại Mai House Sài Gòn, số 01 Ngô Thời Nhiệm, quận 3, TP.HCM.

    Diễn đàn sẽ công bố Báo cáo tổng quan về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, tập trung đánh giá triển vọng, xu hướng phát triển các sản phẩm bất động sản công nghiệp chuyên biệt trong thời gian tới, phân tích các rào cản về chính sách, pháp lý, quy hoạch, hệ thống hạ tầng, nguồn nhân lực, quỹ đất sạch... có thể ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư, đồng thời thảo luận các giải pháp để tháo gỡ những “điểm nghẽn” và đón đầu cơ hội mới.

    Diễn đàn cũng chia sẻ các kinh nghiệm vận hành chuỗi cung ứng mới, đáp ứng nhu cầu của thế giới trong bối cảnh bình thường mới, đồng thời giới thiệu các giải pháp kiến tạo hệ sinh thái và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, quản lý, vận hành nhà xưởng khu công nghiệp theo mô hình phát triển xanh…

    Sự kiện sẽ được livestream qua fanpage, YouTube và các ấn phẩm điện tử của Báo Đầu tư.

    Thành Nguyễn thực hiện.
    https://bds.tinnhanhchungkhoan.vn/b...ghiep-don-ben-do-de-hut-von-ngoai-298031.html
    gallant10tuanpm03 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. emxinhemkieu

    emxinhemkieu Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    1.201
    Lhg quá rẻ múc ngay giờ để chờ ngày chốt tháng tới 19%
    gallant10vitco76 thích bài này.
  3. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.846
    Nhiều 'đại bàng' muốn 'dời tổ' đến Việt Nam
    [​IMG]
    Chí Hiếu
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    (từ New York, Mỹ)

    hieub48@gmail.com
    06:10 - 18/05/2022 9 THANH NIÊN
    • New York diễn ra hôm qua (17.5), lãnh đạo các tập đoàn lớn của Mỹ và thế giới đều ngỏ ý muốn dời cứ điểm sản xuất đến Việt Nam hoặc mở rộng đầu tư trong thời gian tới.

      Việt Nam là thị trường triển vọng rất tích cực
      Rạng sáng qua (17.5), tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới tham quan Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), gõ búa/bấm chuông kết thúc phiên giao dịch chiều 16.5 (theo giờ địa phương) và có buổi tọa đàm bàn tròn với CEO của một số tập đoàn, quỹ đầu tư hàng đầu đang niêm yết tại NYSE.

      [​IMG]
      Thủ tướng Phạm Minh Chính gõ búa kết thúc phiên giao dịch chiều 16.5 (giờ địa phương)

      NHẬT BẮC

      Chia sẻ với đoàn công tác của Chính phủ, lãnh đạo Amphenol Corporation, đối tác cung ứng chính các linh kiện điện tử cho Boeing, Apple, Tesla…, kể rằng ông đã tới Việt Nam từ khi 20 tuổi và có ấn tượng tốt đẹp với đất nước, ẩm thực và con người Việt Nam. Ông mong Thủ tướng thông tin về các chính sách, biện pháp nhằm thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo bởi doanh nghiệp (DN) này đang rất muốn mở cứ điểm sản xuất tại Việt Nam.

      Lãnh đạo Tập đoàn dinh dưỡng Herbalife của Mỹ thì đánh giá cao việc Chính phủ, các ngành chức năng của Việt Nam thời gian qua đã rất cầu thị, lấy ý kiến, tiếp thu các góp ý khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực thực phẩm, y tế. Vị này cho hay, Việt Nam nằm trong nhóm 5 - 6 thị trường tăng trưởng nhanh nhất và là thị trường quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của tập đoàn với “triển vọng rất tích cực”.

      Đại diện Ngân hàng Deutsche Bank (Đức) kể vừa qua nhà băng này đã hợp tác với Ủy ban Chứng khoán nhà nước để hỗ trợ các DN niêm yết. “Chính phủ Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho các DN để có thể niêm yết thành công trên các sàn chứng khoán nước ngoài, như NYSE?”, ông nêu vấn đề.

      Tương tự, vấn đề mà lãnh đạo Goldman Sachs, tập đoàn quản lý quỹ đầu tư hàng đầu thế giới, đặt ra cho Thủ tướng là thông tin chi tiết hơn trong định hướng chính sách về giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, cũng như khả năng tiếp cận và sử dụng ngoại tệ.

      Còn CEO của Vinfast - DN Việt vừa đầu tư lớn vào Mỹ thì mong được lãnh đạo Chính phủ cho lời khuyên để thành công với chiến lược trở thành nhà đầu tư ô tô điện công nghệ cao hàng đầu ở thị trường Mỹ.

      Cải thiện hơn nữa điều kiện đầu tư
      Lần lượt trả lời các câu hỏi, Thủ tướng cho hay, về mục tiêu phát triển, đến năm 2025, Việt Nam sẽ là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

      Với công nghiệp, Việt Nam muốn xây dựng ngành công nghiệp chế tạo phát triển bền vững, trong đó định hướng phải làm chủ được các ngành luyện kim, cơ khí bởi đây là những ngành nền tảng, vừa sản xuất hàng hóa tiêu dùng, vừa phục vụ các ngành khác, kéo theo sự phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, thực phẩm, công nghiệp y tế… Thủ tướng nêu rõ, trong quá trình phát triển, ngoài nguồn lực nhà nước, cần huy động nguồn lực của khu vực tư nhân và khu vực DN nước ngoài bằng việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác công tư.

      “Việc phát triển công nghiệp phải dựa trên chuyển đổi công nghệ, bảo đảm phát triển theo chiều sâu, bảo vệ môi trường, xanh và bền vững”, Thủ tướng nói.

      Đối với xây dựng thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ coi trọng việc lấy ý kiến của người dân và DN, trong đó có DN nước ngoài mà mới nhất là khi xây dựng dự thảo Quy hoạch điện 8, các cơ quan chức năng đã lấy ý kiến khối DN nước ngoài về kế hoạch chuyển đổi năng lượng.

      Liên quan lĩnh vực tài chính - ngân hàng, người đứng đầu Chính phủ cho hay Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, cải thiện hơn nữa điều kiện đầu tư theo hướng minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng, tăng cường quản trị theo thông lệ quốc tế.

      “Tuy nhiên, cách tiếp cận của một nước đang phát triển như Việt Nam không thể giống như Nhật, Mỹ hay Hàn Quốc. Chúng tôi có những hạn chế về hạ tầng, cơ chế, chính sách, cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên tiếp cận thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. Điều này có lợi cho cả nhà đầu tư và cho Việt Nam. Cách tiếp cận của chúng tôi trong vấn đề sử dụng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài cũng thế”, Thủ tướng lưu ý.

      Thủ tướng cũng thông tin Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Việt Nam luôn mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành mới nổi, như thị trường chứng khoán, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, y tế, dược phẩm…

      “Chính phủ đã và đang tiếp tục triển khai nhiều biện pháp tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, mang tính cạnh tranh, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và các cam kết tại các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia; qua đó tạo điều kiện cho các DN nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Chúng tôi muốn tạo niềm tin và hiệu quả, cơ hội chắc chắn trong kinh doanh, không gây phiền hà, lo lắng cho các nhà đầu tư”, Thủ tướng bày tỏ.

      NYSE hỗ trợ Việt Nam nâng hạng thị trường

      Với Vinfast, Thủ tướng cho rằng đầu tư vào xe điện là đúng xu thế nhưng cần mạnh mẽ hơn và phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng. “Điều rất quan trọng là phải tôn trọng luật pháp và văn hóa, nhất là văn hóa kinh doanh nước bản địa. Phải tích cực đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, đóng góp vào chuyển đổi số của đất nước. Luôn khiêm tốn học hỏi từ các DN, đồng nghiệp, trong đó có các DN Mỹ”, Thủ tướng chia sẻ.

      Gặp gỡ lãnh đạo của NYSE, Thủ tướng đề nghị NYSE quan tâm hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm để góp phần thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán hiệu quả, bền vững ở Việt Nam, xây dựng thành công trung tâm tài chính quy mô khu vực.

      Tại đây, Thủ tướng đã chứng kiến lễ trao hai văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư giữa các đối tác hai nước, trong đó có văn bản hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán nhà nước với NYSE về hỗ trợ nâng hạng thị trường, xây dựng cơ chế để các nhà đầu tư tham gia hai thị trường chứng khoán.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  4. bqlvtn

    bqlvtn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2006
    Đã được thích:
    1.081
    trend bây giờ là đón sóng P mà
    gallant10 thích bài này.
  5. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.846
    ITA cũng quá rẻ bạn à
    --- Gộp bài viết, 25/05/2022, Bài cũ: 25/05/2022 ---
    Toàn cảnh khu công nghiệp Tân Đức của ITA đang đón chờ các Đại Bàng .
    http://kcntanduc.vn/
    gallant10 thích bài này.
  6. trading1234

    trading1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2018
    Đã được thích:
    3.566
    Múc BDS hàng đầu cơ biểu đò đã xác nhận xu hướng lên- hàng đầu cơ bao giờ cũng tăng trước
    Last edited: 25/05/2022
    gallant10vitco76 thích bài này.
  7. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.846
    Làn sóng FDI mới đổ bộ các khu công nghiệp
    Năm tháng nay, bất động sản công nghiệp nhộn nhịp đón nhà đầu tư Á - Âu - Mỹ tiếp cận thị trường, mở ra đà tăng trưởng mới.

    Thương hiệu trang sức Đan Mạch Pandora giữa tháng 5 đã ký biên bản ghi nhớ xây cơ sở chế tác trang sức mới tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (VSIP) ở tỉnh Bình Dương. Đây sẽ là địa điểm sản xuất thứ ba của công ty và là điểm đầu tiên bên ngoài Thái Lan.

    Tập đoàn Framas của Đức cũng vừa thuê một khu nhà xưởng xây sẵn rộng 20.000 m2 tại dự án KTG Industrial Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai). Framas chuyên sản xuất các bộ phận bằng nhựa chất lượng cao phục vụ khách hàng như Nike và Adidas.

    Tập đoàn Fuchs, đại gia dầu nhớt của Đức, cuối quý I công bố mở rộng hoạt động tại Việt Nam với động thái thuê khu đất rộng 20.000 m2 tại Khu công nghiệp chuyên dụng Phú Mỹ 3 (PM3 SIP) ở Bà Rịa - Vũng Tàu để xây dựng nhà máy mới. Hợp đồng thuê đất thời hạn 55 năm, cho thấy cam kết lâu dài tại Việt Nam của nhà sản xuất dầu nhớt có kinh nghiệm hơn 90 năm của Đức.

    Miền Trung cũng thành điểm đến hút nhiều nhà đầu tư mới. Arevo Inc. đến từ Mỹ muốn đầu tư nhà máy sản xuất máy in 3D (135 triệu USD) tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng; United States Enterprises dự kiến đặt nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở đây trị giá 110 triệu USD hay Trung tâm Nghiên cứu phát triển và sản xuất Fujikin (35 triệu USD) cũng đặt tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng...

    [​IMG]

    Một góc khu công nghiệp Việt Nam Singapore tại Bình Dương nhìn từ trên cao. Ảnh: Quỳnh Trần

    Trong khi đó, khu vực miền Bắc tiếp tục hút dòng vốn từ các nhà đầu tư Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản - những tay chơi tham gia vào thị trường từ rất sớm và không ngừng mở rộng quy mô tại các thủ phủ công nghiệp phía Bắc.

    CapitaLand Development đầu năm ký biên bản ghi nhớ đầu tư một tỷ USD với tỉnh Bắc Giang để phát triển khu công nghiệp, hậu cần và khu đô thị đầu tiên của CLD tại Việt Nam. Còn Công ty cổ phần Phát triển Công nghiệp BW đã mua lại Khu công nghiệp DEEP C với quy mô khoảng 74.000 m2 tại Khu công nghiệp Bắc Tiên Phong, tỉnh Quảng Ninh.

    Thái Nguyên chỉ 2 tháng đầu năm hút được 924 triệu USD vốn FDI, chiếm gần 18,5% tổng vốn FDI cả nước trong kỳ. Nổi bật trong đó là khoản bổ sung vốn trị giá 920 triệu USD của Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam, thuộc Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc). Nhờ đó, nâng tổng vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Bình tại thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên lên 2,27 tỷ USD (gần 52 nghìn tỷ đồng).

    Các chuyên gia tại diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2022, ngày 24/5 cũng đánh giá làn sóng FDI mới đang bùng nổ 5 tháng nay, khi Việt Nam trở lại trạng thái "bình thường mới" và kiểm soát được Covid-19. Điều này mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các thủ phủ công nghiệp thời gian tới.

    Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam đánh giá, các nguồn vốn FDI mới đổ vào khu công nghiệp Việt Nam năm 2022 đang có xu hướng phát triển theo hai nhánh. Thứ nhất là các ngành sản xuất và thứ hai là hậu cần phụ trợ, tức bất động sản công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất, logistics.

    Theo bà Trang, với sự bùng nổ của thương mại điện tử trong những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư gốc Á như: Singapore, Nhật Bản, Hong Kong, Hà Quốc... và cả nhóm các nhà đầu tư đến từ Mỹ, châu Âu cũng đã lần lượt xuất hiện tại thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Với nhóm các nhà đầu tư cập bến thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2022 đang có xu hướng tìm kiếm bất động sản hậu cần chất lượng ngày càng cao hơn.

    Còn ông Fabian Urban, Giám đốc phụ trách mảng công nghệ giày dép của Framas Việt Nam, cho biết lý do chọn Việt Nam để mở nhà máy vì cơ sở vật chất vượt trội so với các địa điểm khác. "Việc thành lập nhà máy mới là một phần trong chiến lược của Tập đoàn nhằm phát triển lĩnh vực giày dép tại Việt Nam", ông Urban nói.

    Ông Lance Li, Tổng giám đốc Công ty BW Industrial dự báo thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ còn nhiều triển vọng đón dòng vốn mới năm nay. Theo ông, tín hiệu tích cực thể hiện ở chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam ghi nhận tăng trưởng 7 tháng liên tiếp.

    CEO Cushman & Wakefield nhận định, thị trường logistics Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn đầu phát triển nhưng có nhiều tiềm năng phát triển vượt bậc trong vòng 5-10 năm nữa khi Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ tầng lớp trung lưu với thu nhập khả dụng tăng cao và sự lan tỏa mạnh mẽ của thương mại điện tử sẽ là những xung lực thúc đẩy thị trường logistics phát triển.

    Vũ Lê
    https://vnexpress.net/lan-song-fdi-moi-do-bo-cac-khu-cong-nghiep-4467688.html
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  8. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.846
    Sẵn sàng đón FDI công nghệ cao
    18/05/2022 08:34 GMT+7
    Thủ tướng Phạm Minh Chính rung chuông kết thúc phiên giao dịch tại Sàn chứng khoán New York
    [​IMG]

    Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến các giao kết tại Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

    Ông Nguyễn Văn Toàn (phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam):

    Đầu tư của doanh nghiệp Mỹ chưa xứng với tiềm năng

    Quan hệ đầu tư Việt - Mỹ hiện nay thuận lợi hơn trước rất nhiều. Cuộc gặp gỡ, làm việc của Thủ tướng với các tập đoàn công nghệ hàng đầu Mỹ cho thấy những tín hiệu tích cực. Cuộc gặp sẽ làm tăng lòng tin của nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam.

    Để đón được các doanh nghiệp công nghệ lớn của Mỹ đến Việt Nam đầu tư, cần xây dựng môi trường để khoa học công nghệ phát triển.

    Những năm qua, các tập đoàn như Microsoft, Intel đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Apple cũng gián tiếp đưa các doanh nghiệp Foxconn, Luxshare trong chuỗi cung ứng của họ đến Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chưa mở rộng đầu tư tại Việt Nam đúng với tiềm năng. Điều này có thể xuất phát từ đãi ngộ chưa tương xứng, môi trường chưa thực sự hấp dẫn.

    Một vấn đề quan trọng cần khắc phục là nguồn nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn công nghệ lớn.

    Chẳng hạn, họ muốn đầu tư một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), hay một cơ sở sản xuất công nghệ cao tại Việt Nam nhưng lại phải đưa kỹ sư công nghệ ngoại đến Việt Nam làm việc thì sẽ không có nhiều ý nghĩa. Chúng ta cần đào tạo để có được đội ngũ kỹ sư công nghệ trong nước, sẵn sàng tham gia các dự án FDI công nghệ cao.

    Hiện Bộ Kế hoạch và đầu tư đang xây dựng tiêu chí chọn lọc đầu tư FDI để có thể phân biệt, đồng thời tạo ra sự đối xử công bằng với các doanh nghiệp FDI công nghệ cao khi họ vào Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp công nghệ cao toàn cầu đầu tư vào nước ta sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn.

    Bên cạnh đó, cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng của các tập đoàn công nghệ lớn đang đầu tư vào Việt Nam.

    Làm sao để doanh nghiệp nội địa bắt tay được với các tập đoàn công nghệ lớn để cùng sản xuất những sản phẩm công nghệ ngay tại Việt Nam, chứ không chỉ sống nhờ vào đầu tư FDI. Làm vậy mới cải thiện được chất lượng đầu tư FDI, chúng ta sẽ hưởng được nhiều giá trị gia tăng hơn.

    TS Phạm Hùng Tiến (phó giám đốc Viện Friedrich Naumann Foundation tại Việt Nam - FNF):

    Cơ hội từ "chính sách Trung Quốc cộng"

    Cuộc gặp của Thủ tướng với các tập đoàn công nghệ hàng đầu Mỹ cho thấy những tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư FDI có chọn lọc của Chính phủ. Hầu hết các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ đã và đang đầu tư tại Trung Quốc nên việc tiếp cận để các doanh nghiệp này đầu tư trực tiếp vào Việt Nam khó xảy ra.

    Điểm thuận lợi cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là các nước có công nghệ nguồn trong nhóm G7 đang có "chính sách Trung Quốc cộng". Đây là chính sách đầu tư vào Trung Quốc của các nước G7 sau chiến tranh thương mại để giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng, sản xuất tại quốc gia này. Dòng dịch chuyển của các doanh nghiệp công nghệ nguồn này có thể đến Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Mexico...

    Khả năng các doanh nghiệp nhóm Big Tech của Mỹ cộng với Việt Nam hiện nay không cao và cần được cải thiện. Các chuỗi sản xuất, cung ứng của các tập đoàn công nghệ Mỹ luôn cần những doanh nghiệp phụ trợ nội địa. Trong khi hiện không nhiều doanh nghiệp phụ trợ nội địa có thể tham gia vào chuỗi cung ứng, sản xuất của các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ.

    Không dễ để các hãng công nghệ lớn của Mỹ chuyển từ Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư vì họ phải cân nhắc về năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp phụ trợ nội địa.

    Câu chuyện Intel đầu tư vào Việt Nam hiện nay là một ví dụ. Họ đầu tư dự án công nghệ cao, sản xuất chip điện tử tại Việt Nam nhưng chúng ta lại thiếu công nhân, kỹ sư công nghệ cao.

    Chúng ta có các sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học kỹ thuật trong nước nhưng Intel vẫn phải tái đào tạo lao động ở Singapore để đáp ứng yêu cầu sản xuất tại các nhà máy công nghệ cao. Khi Big Tech muốn đầu tư vào Việt Nam thì chúng ta phải có sẵn nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phù hợp. Muốn đến Việt Nam đầu tư, họ sẽ phải tiến hành đào tạo lao động trước.

    Đầu tư vào Việt Nam, Mỹ đứng thứ 11

    "Nếu nhìn vào số vốn đầu tư trực tiếp FDI từ Mỹ vào Việt Nam hiện nay, có thể thấy còn khá khiêm tốn. Đầu tư FDI từ Mỹ đứng thứ 11 trong hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư Mỹ không trực tiếp đầu tư vào Việt Nam mà chọn phương án lập doanh nghiệp ở nước thứ 3 như Singapore... để đầu tư vào Việt Nam.

    Trong năm 2020 các nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào ASEAN khoảng 34,7 tỉ USD, trong khi đầu tư vào Việt Nam chưa đến 1 tỉ USD. Điều này cũng cho thấy môi trường đầu tư Việt Nam còn gì đó chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư Mỹ", ông Nguyễn Văn Toàn nhận định.

    Thủ tướng tọa đàm với các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ

    Vào ngày làm việc cuối trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ hôm 17-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự tọa đàm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp với các doanh nghiệp công nghệ lớn của Mỹ như Google, Meta, Microsoft.

    Thủ tướng cũng làm việc với một số doanh nghiệp Việt kiều hoạt động trong lĩnh vực tài chính và công nghệ, tham dự Hội thảo xúc tiến du lịch do Saigontourist là một trong hai đơn vị đồng tổ chức.

    Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo Tập đoàn Microsoft, gặp ông David Entwistle, chủ tịch Trường đại học Y và hệ thống bệnh viện của Đại học Stanford, và gặp bà Thị trưởng San Francisco London Breed. Thủ tướng cũng đã đi thăm trụ sở các tập đoàn Microsoft, Intel và Apple.

    Cuối ngày, Thủ tướng gặp gỡ một số đại diện Việt kiều đã có những đóng góp cho đất nước, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 vừa qua, cùng một số lưu học sinh tiêu biểu.

    NGUYỄN KHÁNH (từ Washington D.C)
    --- Gộp bài viết, 25/05/2022, Bài cũ: 25/05/2022 ---
    https://tuoitre.vn/san-sang-don-fdi-cong-nghe-cao-20220518080508445.htm
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  9. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.846
    Thủ tướng thúc đẩy quỹ lớn hàng đầu thế giới đầu tư nhiều hơn tại Việt Nam
    16-05-2022 - 10:43|Thời sự trong nước


    (NLĐO)- Sáng ngày 15-5, theo giờ địa phương, trong chuyến thăm, làm việc tại Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Charles Kaye, Tổng giám đốc Warburg Pincus - một trong những quỹ đầu tư tư nhân lâu đời nhất và lớn nhất trên toàn cầu.


    Warburg Pincus có trụ sở chính tại New York với hơn 200 chuyên gia đầu tư tại 14 văn phòng tại 10 quốc gia. Kể từ khi thành lập, Warburg Pincus đã huy động được 19 quỹ đầu tư tư nhân và đầu tư hơn 94 tỉ USD vào hơn 940 công ty tại hơn 40 quốc gia. Hiện nay, Quỹ đang quản lý hơn 64 tỉ USD tài sản vốn cổ phần tư nhân, với danh mục đầu tư hoạt động của hơn 205 công ty trong nhiều lĩnh vực, bao gồm bất động sản, dịch vụ tài chính, tiêu dùng, công nghệ…

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Chip Kaye, Tổng giám đốc Warburg Pincus. Ảnh VGP

    Việt Nam là điểm đến đầu tư lớn thứ ba ở châu Á của Warburg Pincus (chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ). Kể từ năm 2013, Quỹ đã đầu tư gần 2 tỉ USD để giúp xây dựng và phát triển các công ty hàng đầu Việt Nam, liên doanh với Vingroup, VinaCapital, Techcombank, Becamex, ví điện tử MoMo…; trong đó có dự án Khu nghỉ dưỡng Hồ Tràm và Metropole Hà Nội (liên doanh với Hanoi Tourist).

    Tại buổi gặp, được Thủ tướng đề nghị trao đổi về các vấn đề đặt ra với môi trường kinh doanh của Việt Nam, lãnh đạo Tập đoàn bày tỏ quan tâm tới chính sách giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam; trao đổi về kế hoạch mở rộng đầu tư trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam; cùng một số khó khăn, vướng mắc khi triển khai các dự án, trong đó có dự án Hồ Tràm.

    Ông cũng cho rằng có 4 vấn đề mà các nhà đầu tư luôn quan tâm: Khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp nội địa; việc ổn định kinh tế vĩ mô; cơ sở hạ tầng; và khả năng đối thoại, trao đổi với các cơ quan chức năng.

    Lãnh đạo Tập đoàn khẳng định về tổng thể, môi trường kinh doanh và kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định của Việt Nam thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên có nhiều điểm cần được cải thiện mạnh mẽ hơn nữa, như về cơ sở hạ tầng.

    Cảm ơn các ý kiến, Thủ tướng trao đổi, làm rõ thêm một số nội dung về những quan tâm của lãnh đạo Tập đoàn. Thủ tướng khẳng định tinh thần "Chính phủ hành động", bản thân Thủ tướng từ khi nhậm chức "chưa từ chối một đề nghị đối thoại nào của doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, chưa quên trả lời bất cứ bức thư nào doanh nghiệp gửi tới", ngay cả trong lúc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhất.

    Cho rằng việc mở rộng đầu tư của Warburg Pincus trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam là phù hợp và đúng thời điểm, trong đó có dự án Hồ Tràm hết sức tiềm năng, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn nghiên cứu tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam và với mạng lưới khách hàng rộng lớn trên thế giới sẽ là cầu nối để đưa các nhà đầu tư Mỹ nói riêng và nhà đầu tư nước ngoài nói chung đến đầu tư tại Việt Nam.

    Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực chuyển đổi công nghệ, thị trường vốn, chuyển đổi số, năng lượng, khắc phục hậu quả chiến tranh, ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL, miền Trung và miền núi phía Bắc, phát triển các dự án hạ tầng chiến lược.

    Đề nghị đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực năng lượng sạch

    Sáng cùng ngày, Thủ tướng đã tiếp ông Brendan Duval, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Glenfarne chuyên về chuyển đổi năng lượng, thành viên Hội đồng Kinh doanh vì sự hiểu biết quốc tế của Mỹ (BCIU).

    Trước quan tâm của Glenfarne tới lĩnh vực chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, Thủ tướng đã trao đổi, làm rõ một số nội dung liên quan tới quy hoạch điện VIII đang được xây dựng.


    Thủ tướng cho biết quy hoạch điện VIII chưa được ban hành là do phải điều chỉnh nhiều nội dung nhằm triển khai các cam kết về chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải tại Hội nghị COP26.

    Phân tích cụ thể hơn về tiềm năng năng lượng gió tại Việt Nam, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn nghiên cứu đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực năng lượng sạch tại Việt Nam.

    Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn làm việc trực tiếp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam, tránh các khâu trung gian, tránh mất thời gian và chi phí không cần thiết cho nhà đầu tư, chống tiêu cực, tham nhũng.

    Những người bạn Mỹ của Việt Nam

    Sáng ngày 15-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp ông John McAuliff, một người bạn lâu năm, thân thiết của Việt Nam và đại diện những người bạn Mỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam.

    [​IMG]
    Ông John McAuliff và nhóm những người bạn Thủ tướng cuốn sách viết về Ký ức Chiến tranh. Ảnh VGP

    Ông đã tới Hà Nội lần đầu ngày 30-4-1975 và từ đó đến nay nhiều lần trở lại thăm Việt Nam.

    Từ năm 1975 đến nay, ông thành lập và điều hành tổ chức phi chính phủ Quỹ Hòa giải và Phát triển (FFRD) để giao lưu học thuật và hoạt động thiện nguyện thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Mỹ; đã tổ chức hàng chục đoàn trao đổi học thuật, văn hóa, ngoại giao nhân dân giữa Mỹ và Việt Nam; tích cực vận động chính quyền Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam…

    Ông John McAuliff và những người bạn đã trao đổi về một số hoạt động trong thời gian qua, cũng như một số hoạt động dự kiến trong thời gian tới nhằm kết nối, tăng cường trao đổi, hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Mỹ, khắc phục hậu quả chiến tranh.

    Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã gặp một số người bạn thân thiết với Việt Nam, đã có đóng góp tích cực, luôn ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh cũng như thời kỳ xây dựng đất nước ngày nay.Tham dự cuộc gặp có bà Merle Ratner và một số đồng sự, là người đồng sáng lập và điều phối viên trong tổ chức vận động cứu trợ và trách nhiệm với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam; ông Jay Johnson, người từng tham gia nhóm quân nhân Mỹ đầu tiên chống lệnh điều động tới chiến trường Việt Nam và bị phạt tù 28 tháng; bà Susan Schnall, từng là y tá Hải quân Mỹ cùng chồng dùng máy bay rải truyền đơn kêu gọi binh lính chống lệnh điều động tới Việt Nam; một số thành viên tích cực của các phong trào cánh tả Mỹ…

    Thủ tướng dự lễ khai trương văn phòng FPT tại Mỹ

    Sáng ngày 15-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự lễ khai trương Văn phòng FPT Software tại New York - thủ phủ kinh tế tài chính, công nghệ lớn nhất thế giới.

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khai trương Văn phòng FPT Software tại New York - Ảnh VGP

    Thủ tướng đề nghị các cơ quan chức năng, các cơ quan đại diện Việt Nam tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài, giúp doanh nghiệp trưởng thành, phát triển, góp phần vào sự phát triển của đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, trí tuệ Việt Nam ở nước ngoài.

    FPT Software (Công ty thành viên của Tập đoàn FPT) khai trương văn phòng mới tại TP New York nhằm mở rộng cơ hội phát triển, tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ công nghệ; triển khai chuyển đổi số cho nhóm doanh nghiệp lớn tại khu vực Đông Bắc Mỹ. Đây là văn phòng thứ 10 của FPT Software tại Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - và là văn phòng thứ 58 của Công ty trên toàn cầu.

    FPT Software tại Mỹ đang cung cấp dịch vụ công nghệ; triển khai chuyển đổi số cho hàng chục doanh nghiệp thuộc danh sách Fortune 500 uy tín tại đây.

    Tổng Giám đốc FPT Software Phạm Minh Tuấn cho biết FPT là một trong những doanh nghiệp Việt Nam tiên phong đầu tư vào Mỹ ngay từ năm 2000. Đến nay FPT đã có khoảng 500 nhân sự, hoạt động tại trên 20 bang của Mỹ. Hiện, Mỹ là một trong hai thị trường lớn nhất của FPT Software, trong năm 2021, doanh thu tại thị trường này tăng trưởng 52% và doanh thu quý 1 năm 2022 tiếp tục tăng trưởng cao, 60% so với cùng kỳ, doanh thu năm nay của Tập đoàn tại Mỹ khoảng 7.000 tỉ đồng. Dự kiến, trong 2 năm tới, Mỹ sẽ vượt thị trường Nhật để trở thành thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài, góp phần đưa doanh thu của FPT Software đạt mức tỉ USD vào năm 2023.

    Năm 2018, FPT Software đạt bước tiến quan trọng trong chiến lược toàn cầu hóa khi thực hiện thương vụ M&A mua lại 90% cổ phần của Intellinet - một trong những công ty tư vấn công nghệ phát triển nhanh nhất ở Mỹ.

    Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục tập trung xây dựng năng lực tư vấn, giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số trọn gói dựa trên những nền tảng, xu hướng công nghệ như AI, Big Data, BlockChain, Cloud…; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các văn phòng trên tất cả các châu lục.

    D.Châu - VGP
    https://nld.com.vn/chinh-tri/thu-tu...u-nhieu-hon-tai-viet-nam-2022051610393142.htm
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  10. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.846
    Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Muốn hút vốn FDI phải tạo sự khác biệt
    25-05-2022 - 10:15 AM | Bất động sản



    BÁO NÓI - 3:48


    Các chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS công nghiệp đã phát triển nhanh trong các năm qua nhưng bối cảnh mới đòi hỏi nhiều sự khác biệt trong việc định hướng thu hút dòng vốn đầu tư vào nước ngoài.


    [​IMG]
    Các khu công nghiệp cần hơn nữa những sự khác biệt để thu hút dòng vốn FDI

    Trong báo cáo vừa công bố, Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) đã đưa ra nhận định rằng bất động sản công nghiệp đang hồi sinh cùng làn sóng đầu tư.

    VARS dẫn chứng Vinhomes IZ - Công ty con thuộc lĩnh vực bất động sản công nghiệp của Vinhomes đã tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 18.500 tỷ đồng chỉ trong 2 năm, gần gấp đôi con số 10.000 tỷ đồng được dự kiến trước đó.

    Cùng đó, trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ mới đây cùa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, người đứng đầu Chính phủ đã có nhiều cuộc gặp với các doanh nghiệp lớn tại đây và đón nhận nhiều thông tin tích cực.

    Điển hình như việc Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết hãng mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng, phối hợp với các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi giá trị của Apple.

    VARs cũng cho rằng, quý 1/2022, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine cùng với chính sách "zero COVID" của Trung Quốc khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng; chuỗi sản xuất đứt gãy, chi phí và thời gian vận tải tăng cao... Qua đó, thúc đẩy nhu cầu cao về kho bãi và nhà xưởng ngay tại các thị trường tiêu thụ, VARS nhận xét.

    Các yếu tố cộng hưởng đang giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến mới của các doanh nghiệp sản xuất đa quốc gia.

    Một số ý kiến khác cũng cho rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó xu hướng Trung Quốc +1 sẽ có những thay đổi khi Trung Quốc đang chuẩn bị đưa ra những gói kích thích kinh tế liên quan đến việc giảm thuế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

    Tại Báo cáo thị trường bất động sản quý I/2022, Bộ Xây dựng cũng cho biết, một số dự án khu công nghiệp mới được chấp thuận đầu tư và triển khai thực hiện trong quý I/2022 trên địa bàn cả nước sẽ góp phần bổ sung nguồn cung cho thị trường trong tương lai.

    Cho thấy những triển vọng tích cực của phân khúc này, Việt Nam cần chuẩn bị để đón xu hướng Trung Quốc +1.



    iTVC from Admicro
    Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp FDI, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C, Việt Nam không nhất thiết cần phải cạnh tranh với Trung Quốc, mà nên tạo sự khác biệt với Trung Quốc.

    [​IMG]
    Vấn đề mấu chốt là chúng ta "dọn tổ" ra sao để đón các đại bàng

    Ông Bruno chia sẻ, DEEP C đã nhiều lần làm việc và thấy nhiều nhà đầu tư vào Trung Quốc, Việt Nam chỉ cần phần nhỏ trong đó thôi là đã đủ cho thị trường Việt Nam.

    "Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định. Việt Nam không cần phải cạnh tranh với Trung Quốc và hãy có điểm nhấn riêng. Việt Nam hiện đang có chi phí logistics cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nên chăng, Việt Nam chỉ cần thay đổi điều đó thì chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh tốt với Trung Quốc", ông Bruno nhấn mạnh.

    Cùng góc nhìn tích cực về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, bà Somhatai Panichewa, Tổng giám đốc điều hành Amata Vietnam cũng cho rằng để đón dòng vốn mới, chất lượng, thì Chính phủ Việt Nam và các địa phương nơi có dự án khu công nghiệp cần đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng giao thông và tăng tính kết nối, đặc biệt là các khu vực còn quỹ đất rộng – nhưng lại chủ yếu ở khu vực còn nhiều khó khăn.

    Bà Amata bày tỏ không có nghi ngờ gì về việc dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn đang và sẽ tiếp tục vào Việt Nam. Song, vấn đề cốt yếu là chúng ta phải dọn dẹp sạch sẽ ngôi nhà của mình như thế nào để sẵn sàng đón khách. Trong đó, với việc có một hành lang pháp lý rõ ràng, nhất quán là điều quan trọng để giữ chân các nhà đầu tư đang quan tâm đến thị trường Việt Nam.

    Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh chính sách từ Nhà nước, các chủ đầu tư khu công nghiệp cũng cần tiếp tục tìm kiếm các đối tác để hợp tác phát triển trong khi chờ đợi cơ chế mới, cùng với đó là phát triển quỹ đất sạch không chỉ tại những địa phương công nghiệp phát triển như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…, mà còn ở những thị trường tiềm năng như Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh...

    "Trên thực tế, các tập đoàn lớn hướng đến làm việc với các địa phương về những dự án quy mô lớn và mang tính quy hoạch chung cho địa phương đó. Bởi vậy, các chủ đầu tư cần có những chiến lược thu hút đầu tư sáng tạo hơn so với các phương thức truyền thống" - bà Trang Bùi cho biết.

    Đất Bắc Vân Phong tăng giá trở lại, chạm đỉnh sốt năm 2018


    Theo Mai An

    Diễn đàn doanh nghiệp


    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 25/05/2022, Bài cũ: 25/05/2022 ---
    Hôm nay nhiều cụ mất hàng , ngày mai sớm cover lại nhé . Sóng bđs KCN đừng lãng phí cơ hội
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này