Đông Á với nước cờ Citigroup

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dao_Duy_Anh, 10/01/2007.

2752 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 02:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2288 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    Đông Á với nước cờ Citigroup

    [​IMG]

    Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á và tập đoàn tài chính Mỹ Citigroup được ký hồi tháng 9/2006.


    [​IMG][​IMG]
    Theo một nguồn tin, ngay trước giờ ký kết, Citigroup hỏi giá cổ phiếu mà Đông Á dự kiến bán cho họ sẽ là bao nhiêu. Trả lời: tối thiểu gấp sáu lần mệnh giá. Khi đó Citigroup hối hả giục Đông Á bởi họ muốn hợp đồng đầu tư giữa hai bên được ký vào thời điểm diễn ra Hội nghị APEC và họ sẽ mời Tổng thống Bush chứng kiến lễ ký.

    Nhưng Đông Á không vội vàng. Đến cuối năm 2006 vốn điều lệ của ngân hàng này mới có 880 tỉ đồng. Hội đồng quản trị Đông Á đã tính toán một lộ trình tăng vốn lên 2.000 tỉ đồng năm 2007, trong đó tỷ lệ thưởng và mua thêm cổ phiếu bằng mệnh giá dành cho cổ đông (trừ đối tác chiến lược trong nước và nhân viên được mua cổ phiếu ưu đãi) lên tới 60% (54% thưởng, 6% mua thêm).

    Toàn bộ số tiền dự trữ bổ sung vốn điều lệ 416 tỉ đồng tích lũy qua các năm sẽ được chuyển thành cổ phiếu. Ba mươi phần trăm vốn điều lệ, tức 600 tỉ đồng sẽ được bán cho Citigroup. Đại hội cổ đông bất thường của Đông Á tuần trước chính thức thông qua lộ trình này.

    Đông Á đã đi một nước cờ mang lại lợi ích tối đa cho cổ đông. Họ đã không bán cổ phần cho nước ngoài khi vốn điều lệ còn thấp. Trong khi các ngân hàng khác bán 10% cổ phần cho nước ngoài với giá vài chục triệu đô la Mỹ (HSBC mua 10% cổ phần Techcombank với giá 27 triệu đô la Mỹ), thì 10% cổ phần của Đông Á có giá ít nhất 1.200 tỉ đồng, tương đương 75 triệu đô la Mỹ.

    Đấy là mức giá sàn, còn giá chính thức sẽ cao hơn nhiều. Citigroup dự định mua 10% cổ phần Đông Á trong quí 1/2007, 20% còn lại họ sẽ mua từ từ theo quy định của Nhà nước. Như vậy, để có thể sở hữu 3/10 Đông Á, Citigroup sẽ bỏ ra không dưới 225 triệu đô la Mỹ.

    ?oĐông Á sẽ kết thúc việc bán 30% cổ phần cho nước ngoài trong năm 2007. Đến 30-9-2007 Citigroup cần hoàn tất việc góp vốn vào ngân hàng? - ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Đông Á, phát biểu trong đại hội cổ đông bất thường - ?oNếu sau ngày đó mà Citigroup chỉ mua được 20%, thì 10% còn lại ngân hàng sẽ bán cho đối tác nước ngoài khác?.

    Trong khi Bank of America, một đối thủ của Citigroup, tập trung vào Trung Quốc, thì Citigroup xác định Việt Nam như một trong những thị trường trọng điểm tại châu Á. Thông qua Đông Á, Citigroup muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường tài chính Việt Nam, đồng thời cải thiện vị trí của họ trong khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài.


    Ông Bình khẳng định vào cuối năm 2007 đầu năm 2008, Đông Á sẽ là ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với sự trợ giúp của Citigroup, Đông Á sẽ triển khai những chiến lược mới nhằm nâng mức tăng trưởng lợi nhuận, mà trước mắt là dự án cung cấp tín dụng từ A đến Z cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Một liên doanh tay ba sản xuất và xuất khẩu máy ATM, máy ABC (Automatic Banking Center - ngân hàng tự động, có thể nhận, rút tiết kiệm tiền đồng, ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ 24/24 giờ) giữa Indochina Capital của Mỹ, Đông Á và tập đoàn GRG (Quảng Châu - Trung Quốc) đang được các bên thương thảo. Đông Á cũng chuẩn bị khởi công xây tòa nhà trụ sở mới nơi đầu đường Hàm Nghi, quận 1, nhìn ra sông Sài Gòn.

    Mười bảy tháng đã trôi qua kể từ khi Đông Á có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Citigroup. Giữa tháng 1 tới sẽ bắt đầu cuộc thương lượng cuối cùng giữa họ trước khi tiến tới bản hợp đồng đầu tư. Theo chúng tôi được biết, một trong những điểm gút thảo luận sẽ là thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

    [​IMG]
    Ông Bình nói: ?oChúng tôi muốn Citigroup sẽ giữ cổ phần Đông Á không chuyển nhượng trong vòng 10 năm. Thời gian trên là hợp lý. Nếu thời gian nắm giữ ngắn quá, họ có thể chuyển cho đối tác khác một khi đã có lời, không có lợi cho Đông Á. Nếu lâu hơn 10 năm, giá mua cổ phần của họ sẽ không cao?.

    Đằng sau tầm nhìn đó còn là vấn đề thời sự: giá trị thực sự của ngân hàng Việt Nam trên nền tăng trưởng ngoạn mục của nền kinh tế đang được nâng lên rất nhiều trong con mắt nước ngoài.



    (VnEco)
  2. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    * Ngày thành lập: 01/7/1992

    * Phương châm hoạt động:
    Thành công của khách hàng là thành công của ngân hàng

    * Các cổ đông lớn:
    - Ban Tài chính Quản trị Thành uỷ TP.HCM
    - Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
    - Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận

    * Mạng lưới hoạt động:
    - 1 hội sở, 25 chi nhánh và 35 phòng giao dịch.
    - 400 máy giao dịch tự động - ATM.
    - 1000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.

    * Công ty trực thuộc:
    - Công ty kiều hối Đông Á (1 hội sở và 12 chi nhánh).
    - Công ty chứng khoán Đông Á.

    * Thông tin liên lạc:
    Hội sở: 130 Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Phú Nhuận, TP.HCM
    [​IMG]
  3. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN​

    Năm 2006:
    * Tháng 3, Ngân hàng Đông Á được người tiêu dùng bình chọn là "Thương hiệu Việt nam nổi tiếng nhất" ngành Ngân hàng - Tài chính - Bảo hiểm năm 2006.
    * Tháng 4, chính thức công bố triển khai thành công giai đoạn 1 dự án hiện đại hoá ngân hàng.
    * Tháng 7, khánh thành toà nhà Hội sở và nhận chứng nhận ZDNet 50 ?" dành cho 50 doanh nghiệp Châu Á ứng dụng thành công công nghệ thông tin vào hoạt động doanh nghiệp.
    * Tháng 7, chính thức ra mắt Trung tâm giao dịch tự động 24/24.
    * Tháng 8, triển khai kênh giao dịch ?oNgân hàng Đông Á Điện tử?.
    * Tháng 9, ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với Citigroup.

    Năm 2005:
    * Tháng 1, sáng lập Hệ thống thẻ ngân hàng Việt Nam - VNBC (Viet Nam Bank Card).
    * Tháng 2, 4, khai trương các chi nhánh Công ty Kiều hối Đông Á tại Bình Thuận, Vũng Tàu, Sóc Trăng.
    * Tháng 5, khai trương chi nhánh tại thị xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang.
    * Tháng 7, khai trương chi nhánh cấp 1 tại Thành phố Hải Phòng.
    * Tháng 9, nhận các giải thưởng Cúp Vàng Thương hiệu Nhãn hiệu, Sao Vàng Đất Việt, Dịch vụ Uy tín chất lượng.
    * Tháng 10, Ngân hàng Đông Á chính thức kết nối với tập đoàn China Union Pay (Trung Quốc).
    * Tháng 12, hệ thống VNBC kết nối thêm 2 ngân hàng thành viên mới là Ngân hàng Nhà Hà Nội và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.
    * Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.

    Năm 2004:
    * Tháng 1, ra mắt hệ thống giao dịch tự động ATM và Thẻ Đa năng Đông Á.
    * Tháng 7, sáp nhập Ngân hàng Nông thôn Tân Hiệp, nâng vốn điều lệ lên 257 tỷ đồng và thành lập 3 chi nhánh tại Kiên Giang.
    * Khai trương loạt 5 chi nhánh mời tại Hà Nội (Chi nhánh Kim Liên), tại Đà Nẵng (Chi nhánh Ngũ Hành Sơn), tại Bình Dương (Chi nhánh Thuận An) và tại Cần Thơ (Chi nhánh Ninh Kiều, Chi nhánh Xuân Khánh).
    * Tháng 10, triển khai dịch vụ thanh toán tự động qua Thẻ Đông Á.

    Năm 2003:
    * Tháng 7, nâng vốn điều lệ lên 253 tỷ đồng.
    * Thành lập Phòng Giao dịch Ba Tháng Hai, Chi nhánh Gò Vấp, Chi nhánh Phú Nhuận, Chi nhánh Quận 10 tại TP.HCM; Chi nhánh Bạch Mai tại Hà Nội. Công ty Kiều hối Đông Á khai trương chi nhánh tại Huế, Trà Vinh, Cà Mau và quận 5 (TP.HCM).
    * Được bảo lãnh của USAID - Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - cho khách hàng vay tiền tại Ngân hàng Đông Á.
    * Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận cho NH TMCP Nông thôn Tân Hiệp sáp nhập vào Ngân hàng Đông Á.
    * Thương hiệu Ngân hàng Đông Á đoạt giải thưởng SAO VÀNG ĐẤT VIỆT 2003.
    * Đoạt giải thưởng "Chất lượng Việt Nam 2003".

    Năm 2002:
    * Vốn điều lệ là 200 tỷ đồng.
    * Nhận chuyển giao đội bóng CA TPHCM và góp vốn lập ra Công ty CP Thể thao Ðông Á (CLB Bóng đá NH Ðông Á).
    * Thành lập Trung tâm thẻ thanh toán Ngân hàng Ðông Á.
    * Thành lập chi nhánh Quận 5, Phòng Giao dịch Cộng Hoà và nâng cấp 2 phòng giao dịch thành Chi nhánh Quận 11, Chi nhánh Tân Bình tại TPHCM.
    * Là một trong hai ngân hàng CP nhận vốn tài trợ từ Ngân hàng hợp thác Quốc tế của Nhật Bản - JBIC.
    * Các tập thể thanh toán quốc tế, kinh doanh - đầu tư, kế toán và chi nhánh Hậu Giang được nhận bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam vì đã góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2001.

    Năm 2001:
    * Vốn điều lệ: 120 tỷ đồng.
    * Thành lập Công ty Kiều hối Ðông Á
    * Thành lập chi nhánh An Giang, sau khi mua lại NH TMCP Tứ Giác Long Xuyên và chi nhánh Bạc Liêu.
    * Xây dựng thành công tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 vào hoạt động ngân hàng.

    Năm 2000:
    * Vốn điều lệ: 97,4 tỷ đồng.
    * Thành lập điểm giao dịch Tiền Giang.
    * Tổng số CBNV: 295 người.
    * Tháng 9, trở thành thành viên chính thức của Mạng thanh toán toàn cầu - SWIFT.

    Năm 1999:
    * Tổng số CBNV: 281 người.
    * Thành lập điểm giao dịch Bạc Liêu.

    Năm 1998:
    * Tổng số CBNV: 254 người.
    * Là một trong hai ngân hàng cổ phần tại Việt Nam nhận vốn tài trợ từ Quỹ phát triển nông thôn của ngân hàng thế giới - RDF.

    Năm 1997:
    * Vốn điều lệ: 85 tỷ đồng.
    * Thành lập chi nhánh Daklak, phòng giao dịch Tân Bình và điểm giao dịch Kiên Giang.
    * Tổng số CBNV: 245 người.

    Năm 1996:
    * Vốn điều lệ: 75 tỷ đồng.
    * Thành lập chi nhánh Cần Thơ và điểm giao dịch Hải Phòng.
    * Tổng số CBNV: 225 người.

    Năm 1995:
    * Vốn điều lệ: 49,6 tỷ đồng.
    * Thành lập Phòng giao dịch Quận 11 và 2 điểm giao dịch tại Nha Trang và Ðà Nẵng.
    * Là đối tác duy nhất của Tổ chức Hợp tác Quốc tế của Thụy Ðiển - SIDA để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, với tổng số vốn là 1 triệu USD.

    Năm 1994:
    * Vốn điều lệ: 30 tỷ đồng.
    * Tổng số CBNV: 140 người.
    * Thành lập Chi bộ Ðảng, Công đoàn, Chi đoàn thanh niên.

    Năm 1993:
    * Thành lập 3 chi nhánh: Quận 1, Hậu Giang (TP.HCM) và Hà Nội.
    * Tổng số CBNV: 100 người.
    * Chính thức triển khai thêm dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi lượng hộ. Là Ngân hàng đầu tiên thực hiện tín dụng trả góp chợ (đối tượng là tiểu thương và các hộ mua bán tại chợ).

    Năm 1992:
    * 01/07/1992, NGÂN HÀNG ÐÔNG Á chính thức hoạt động với trụ sở đầu tiên đặt tại 60 - 62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. Phú Nhuận, TP.HCM (nay là Nguyễn Văn Trỗi).
    * Nguồn vốn điều lệ ban đầu: 20 tỷ đồng.
    * Tổng số CBNV: 56 người.


    Được Dao_Duy_Anh sửa chữa / chuyển vào 18:02 ngày 10/01/2007
  4. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    Như vậy, sau khi Đại hội cổ đông bất thường EAB vào ngày 29/12/2006 đã thông qua phương án chia cổ phiếu thưởng, sửa đổi điều lệ ngân hàng, tăng vốn điều lệ và bán cổ phần cho nước ngoài thì nay EAB đã thông báo chính thức:
    - Thưởng bằng cổ phiếu (54%)
    - Bán bằng mệnh giá (6%)
    - Bán thêm 80 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu cho các nhà đầu tư trong nước theo giá thỏa thuận.
    - Bán 600 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu, tức 30% vốn điều lệ cho đối tác chiến lược nước ngoài (trong đó Citigroup được ưu tiên mua tối đa tùy theo quy định của Nhà nước).
    Cuối năm 2007, vốn điều lệ của Đông Á sẽ đạt mức tối thiểu là 2.00 tỷ đồng.


    Khi đó, EAB mới chính thức bán cho Citigroup, thặng dư vốn từ các đợt phát hành này (ít nhất khoảng 200 triệu đô la Mỹ - tương đương trên 3.000 tỷ đồng ) sẽ tiếp tục được chia cho các cổ đông hiện hữu.

    Với bước đi mang tính chiến lược nêu trên, Đông Á được giới đầu tư trong và ngoài nước đánh giá là hết sức khôn ngoan do làm gia tăng lợi ích của các cổ đông lên mức tối đa. Người ta thường nói "Trâu chậm uống đục" nhưng ở đây, EAB đã chinh phục được kẻ sừng sỏ nhất trong giới tài chính quốc tế - Citigroup khiến cho các đại gia trong nước (ACB, TCB, STB...) cũng phải ngậm ngùi tiếc nuối khi trót gả cho tây quá sớm.

    EAB - niềm tự hào của Việt Nam!




    Được Dao_Duy_Anh sửa chữa / chuyển vào 18:24 ngày 10/01/2007
  5. bentyeuqui

    bentyeuqui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    17.203
    Nghe hấp dẫn thật đấy, nhìn lộ trình có thể thấy được ln > 100% vào cuối năm là rõ như ban ngày.
    .
    Chỉ cần tính riêng 2 lần bán cho citỉgoup ( mỗi lần 10% với giá 7x, thặng dư vốn điều lệ đủ chia 10:6 mỗi lần) trong năm nay đã có thể nhẩm ra giá EAB rồi:

    giả sử cuối năm 2007 giá EAB là 12 ( hoàn toàn khả thi ) thì quy ngược lại tương đương với giá tại thời điểm này là:

    12 x 1.6 ( thưởng đợt 1/2007 ) x 1.6 x 1.6 ( sau 2 lần bán cho citỉgoup) = 49.15

    EAB tại thời điểm hôm nay là 24x -> đến 31/12/07
    tỉ suất ln/ suất đt > 100%

    Chúc mừng cổ đông EAB



    Được bentyeuqui sửa chữa / chuyển vào 20:49 ngày 10/01/2007
  6. frodo86

    frodo86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Đã được thích:
    0
    chúc mừng những các cổ đông Đông Á.

    Bài "Đông Á và nước cờ Citigroup" này đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn của tác giả Hải Lý , em thấy bác này viết về mảng phân tích tài chính hay dã man , , nghe đồn thì hình như Hải Lý chính là bác Lý Xuân Hải của ACB , ACE nên nghiên cứu kĩ các bài viết của bác này vào thứ 5 hằng tuần rồi làm theo có khi cũng kiếm khối tiền .
  7. new_broker

    new_broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Bác này lý luận hay thật: Hải Lý thành Lý Xuân Hải. Hải Lý là phóng viên nữ, chuyên viết về tài chính ngân hàng có chồng là một ông Tây. Bác nào đọc TBKTSG hôm 4/1/07 sẽ thấy hình của Hải Lý chụp trong thành phần CLB Doanh nghiệp Tài chính - Chứng khoán.



    Được new_broker sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 10/01/2007
  8. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    Cạnh tranh nhân lực: Rủi ro mới của ngân hàng


    Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) nói rằng sau khi cổ phần hóa xong, quỹ lương của ngân hàng có thể tăng gấp đôi để giữ chân người tài trước cuộc cạnh tranh nhân lực đang rất khốc liệt.

    Mong muốn của ông Ngoạn cũng là mong muốn chung của lãnh đạo các ngân hàng, đặc biệt là khối quốc doanh. Nhưng cũng chính cuộc cạnh tranh này đang đẩy nhiều ngân hàng đứng trước rủi ro.


    Chi phí nhân lực bị đẩy cao
    Hiện tại, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam gồm 32 ngân hàng cổ phần, 5 ngân hàng quốc doanh, 5 ngân hàng liên doanh và 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đó là chưa kể đang có ít nhất 10 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng mới, phần lớn trong đó là các ngân hàng ngoại. Vì vậy, chưa bao giờ nhu cầu nhân lực của ngành ngân hàng lớn như hiện nay.

    Ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) nói: ?oSự cạnh tranh, lôi kéo nhân lực giữa các ngân hàng sẽ đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động của các ngân hàng bị đội lên, mặc dù chất lượng lao động có thể chưa tương xứng. Vì thiếu nguồn nhân lực, nhất là các ngân hàng mới ra buộc phải đẩy chi phí này lên, thậm chí sẽ dẫn đến sự cạnh tranh hỗn loạn trên thị trường nhân lực. Các ngân hàng thâm niên muốn giữ được người thì buộc phải nâng theo, ngân hàng mới không lấy được người thì lại tiếp tục đẩy cao?.

    Vì vậy, theo ông Sơn, trong năm 2007, khó mà tìm được một mặt bằng lương chung giữa các ngân hàng. Đó là chưa kể sắp tới, các ngân hàng nước ngoài vào sẽ đẩy sự cạnh tranh này lên cao hơn. Và khi nguồn nhân lực hạn chế, phải cạnh tranh thì dễ dẫn tới rủi ro.

    Theo ông Vũ Viết Ngoạn, doanh nghiệp Nhà nước, cơ chế tiền lương, ưu đãi lao động và nhân tài không thể thoáng như các ngân hàng cổ phần nên chảy máu chất xám rất dễ xẩy ra.

    Căng thẳng khi vào WTO
    Cuối năm 2006, đón đầu thuận lợi từ việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một số ngân hàng nước ngoài có ý định thành lập ngân hàng con tại Việt Nam đã có những hoạt động tiền trạm đáng chú ý. Nếu để ý, có thể thấy các suất học bổng dành cho sinh viên các trường đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng đều có sự tham gia của vốn ngoại.

    Từ 1/4/2007, các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài được thành lập. Cầu nhân lực chất lượng cao đang và sẽ tăng nhanh. Và ngay lúc này, các ngân hàng trong nước đã phải gồng mình để đối phó; ngoài cơ chế tiền lương, thưởng, các ngân hàng đã và đang triển khai các kế hoạch phát hành cổ phiếu mới mà mục tiêu là trong phạm vi nội bộ để ?otrói? quyền lợi của nhân viên.

    Ông Jonah Levey, Tổng giám đốc Vietnamwork.com/Navigos Group, cho rằng chế độ lương của các ngân hàng không chỉ được điều chỉnh mỗi năm mà có thể diễn ra nhiều đợt trong năm, khi mà một nhu cầu chỉ khoảng 5-7 vị trí cũng thường phải mất vài ba tháng mới có thể lấp đầy.

    Đặc biệt khi vào WTO, khả năng đó càng trở nên khó khăn hơn từ những ngân hàng ngoại được thành lập mới cũng như nhiều ngân hàng chuyên ngành sẽ ra đời.

    Chất xám chảy ngược
    Áp lực cạnh tranh nhân lực từ các ngân hàng ngoại rất lớn, nhưng cũng không thể phủ nhận khả năng chấp nhận cuộc chơi của các ngân hàng nội. Với những vị trí quan trọng, với những nhân vật thực sự tài năng, họ sẵn sàng bỏ ra một chi phí lớn để thu hút về phía mình.

    Mặt khác, môi trường làm việc của các ngân hàng trong nước cũng ngày một chuyên nghiệp và hiện đại, rút ngắn dần lực hấp dẫn của các ngân hàng ngoại. Điều đó giải thích vì sao có một dòng chảy ngược trên thị trường nhân lực hiện nay.

    Ông Hàn Ngọc Vũ, một người đã có 9 năm gắn bó với các ngân hàng nước ngoài, đã quyết định chọn VIB Bank là điểm đến. Ông Vũ nói: "Tôi đã có ý định đầu quân cho một ngân hàng trong nước cách đây mấy năm rồi. Chính sự lớn mạnh và tính chuyên nghiệp của các ngân hàng nội là cơ sở để tôi quyết định. Tôi muốn đem kinh nghiệm đã học hỏi từ các ngân hàng nước ngoài để phục vụ cho VIB Bank và tôi tin là có được một môi trường thuận lợi để mình gửi gắm tâm huyết?.

    Chị Nguyễn Hồng Lan sau 7 năm làm việc ở Mizuho Corporation, một định chế ngân hàng của Nhật Bản, cũng đã quyết định chọn một ngân hàng nội để phát triển sự nghiệp. Dù gia nhập WTO, cạnh tranh sẽ khốc liệt với các ngân hàng ngoại nhưng chị Lan vẫn tin tưởng rằng bản thân cũng như đơn vị mình đang phục vụ sẽ phát triển và có nhiều cơ hội mới.

    Trong quá trình cạnh tranh khốc liệt này, có những nhân vật đẳng cấp siêu quốc tế nhưng vẫn mong muốn gắn kết sự nghiệp tâm huyết cả đời mình với Đông Á. Nhân vật đó là ai mà nhắc đến giới tài chính quốc tế phải nghiêng mình mà cúi chào? Những bài viết sau tôi sẽ đề cập tới.

    (VnEco)
  9. tarzan_hp

    tarzan_hp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Đã được thích:
    3.497
    Em Hải Lý này vừa ôm mấy K EAB roài... đang viết bài kô công PR cho EAB .... khổ thân em, nếu ôm lúc nó dưới 20x thì còn có tí cháo chứ qua 20x thì quá là ôm bom... cao quá kô bít có người mua kô, chỉ sướng mấy bác ôm ACB 15x thoai ...
  10. new_broker

    new_broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Ý bác DDA muốn nói đến ông Cường - chuyên gia về thẻ ATM của Citibank về đầu quân cho Đông Á phải không? Ông này từng nói chuyện với Tạ Bích Loan trong Chương trình Người Đương Thời, ông này có khối patent của Mỹ về máy ATM. Có thông tin này tôi muốn xác minh: có phải ông Cường chính là người phát minh ra máy ATM của thế giới không (theo lời ông Cường nói)? Vì có vài người quen làm trong lĩnh vực thẻ thì nói không phải . Bác DDA có tin gì hay thi share thêm nhé. Thanks



    Được new_broker sửa chữa / chuyển vào 11:52 ngày 11/01/2007

Chia sẻ trang này