đồng ký tên đề nghị thay đổi tên quốc tế biển SOUTH CHINA SEA thành biển ĐÔNG NAM Á ( SOU

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mexanh1999, 05/04/2016.

3585 người đang online, trong đó có 313 thành viên. 00:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 690 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. mexanh1999

    mexanh1999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2010
    Đã được thích:
    36
    Nếu thấy thuyết phục, Rất mong các bạn đồng lòng ký tên và thuyết phục người thân của bạn tham gia đồng ký tên đề nghị thay đổi tên quốc tế biển SOUTH CHINA SEA thành biển ĐÔNG NAM Á ( SOUTHEAST ASIA SEA)

    https://www.change.org/p/change-the-name-south-china-sea-to-southeast-asia-sea
    http://www.nguyenthaihocfoundation.org/petitions/SEAS/soluoc_thukiennghi.htm




    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]




    Sơ lược lý do kiến nghị

    Khởi xướng ngày 10.5.2010





    Vào thế kỷ 16, thế giới biết rất ít về vùng Đông Nam Á. Thương nhân và thủy thủ Tây Phương thời bấy giờ gọi vùng biển xung quanh các nước mà ngày nay gọi là các quốc gia Đông Nam Á, là “Biển Nam Trung Hoa” để nói đến lưu vực và vị trí của nó tương ứng với các quốc gia vây quanh vùng biển này và nằm về phía Bắc của Úc Đại Lợi, phía Đông của Ấn Độ, và phía Nam của Trung Hoa (Trung quốc).


    Đáng lưu ý là tài liệu cổ Trung Hoa gọi biển này là 交阯洋 (Giao Chỉ Dương), nghĩa là Biển Giao Chỉ và rằng, Giao Chỉ là một tên cổ xưa của nước Việt Nam. Một số tên khác ít được biết đến hơn gồm có tên Biển Chăm-Pa hay Biển của Chăm-Pa, là tên của một vương quốc vùng duyên hải đã từng hưng thịnh giữa các thế kỷ thứ 7 và 16.


    Trong thời kỳ hiện đại, khi nền văn minh nhân loại phát triển theo hướng hợp tác toàn cầu về nhiều mặt, thì từ thế kỷ 20, về phương diện địa lý, cộng đồng quốc tế đã thiết lập một tiểu vùng thuộc Á Châu để giải quyết nhu cầu của nhân loại. Tiểu vùng này chính thức được gọi là Đông Nam Á, bao gồm Miến Điện, Brunei, Cam Bốt, Đông Timor, Indonesia, Lào, Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Phi Luật Tân, và Việt Nam.


    Vùng Đông Nam Á được đại diện bởi khoảng 600 triệu dân, và trong một nỗ lực chung, họ đã có những đóng góp riêng biệt và độc đáo cho nền văn minh hiện đại trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, chính trị, v.v…


    Ngoài những dữ kiện trên, sau đây là những sự thật không thể chối cãi:


    1. Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận vùng này và đặt tên là vùng "Đông Nam Á".



    2. Các nước Đông Nam Á bao quanh hầu như toàn bộ Biển Nam Trung Hoa với tổng số bờ biển dài khoảng 130.000 km (81.250 dặm) ; trong khi bờ biển phía Nam của Trung Hoa (Trung quốc) chỉ đo được khoảng 2.800 km (1.750 dặm) .


    3. Tự do hàng hải trên biển này không giành riêng cho một quốc gia nào cả. Nó là một tài sản chung của nhân loại và đã được cộng đồng quốc tế thực sự sử dụng trong nhiều thế kỷ như là thủy đạo quan trọng đứng hàng thứ hai trên thế giới.


    Hãy tham gia chiến dịch yêu cầu Tổng Thống và Thủ Tướng của 11 quốc gia Đông Nam Á, Chủ tịch Tổ chức Bản đồ Đại Dương của Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch và Giám đốc của 11 Hội Địa Lý trên thế giới đổi tên “Biển Nam Trung Hoa” thành “Biển Đông Nam Á”.


    Hãy tham gia ký thư kiến nghị! Hành động của quý vị sẽ được ghi nhớ mãi trong lịch sử cận đại của vùng Đông Nam Á.



    Thư kiến nghị và chữ ký của quý vị sẽ được gửi đến Tổng Thống và Thủ Tướng của 11 quốc gia Đông Nam Á, Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch Tổ chức Bản đồ Đại Dương của Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch và Giám đốc của 11 Hội Địa Lý và công ty Google - Danh sách Ở ĐÂY




    Kính thưa quý ngài:


    Theo tôi, việc đặt tên "Biển Nam Trung Hoa" đã bị sử dụng một cách sai lầm trong một thời gian dài khi mô tả hiện trạng địa lý của vùng biển được bao quanh bởi các quốc gia Đông Nam Á.



    Tôi thiết tha yêu cầu quý ngài hãy đổi tên biển thành "Biển Đông Nam Á", để phản ảnh chính xác kiến thức của nhân loại về môi trường địa lý, tình trạng hiển nhiên về ưu thế địa lý chủ quản vùng biển của vùng mà tôi đề cập đến (vùng Đông Nam Á), lợi ích của 600 triệu người dân Đông Nam Á, và quan điểm của cộng đồng quốc tế.



    Hành động của quý ngài chắc chắn sẽ khích lệ người dân vùng này, và thậm chí hơn thế nữa, nó thể hiện sự chăm sóc và yêu mến nhiều hơn đối với hành tinh của chúng ta và vì vậy, một cách sâu sắc, quý ngài đang thúc đẩy việc cải thiện nền văn minh và môi trường của nhân loại.



    [Ký tên]




    Bấm vào đây để ký thư kiến nghị





    Hướng dẫn ký thư kiến nghị







    CẬP NHẬT



    15/6/2011: hiệu đính phần "Sơ lược lý do Kiến Nghị" để làm rõ nghĩa hơn.



    Trước: "Vùng biển này không giành riêng cho quốc gia nào."



    Đổi thành: "Tự do hàng hải trên biển này không giành riêng cho một quốc gia nào cả."



    8/6/2011: Thêm Google Inc vào danh sách các hội địa lý & các nhà làm bản đồ.



    6/10/2011: Hiệu đính phần "Sơ lược lý do Kiến Nghị" dựa trên tài liệu nghiên cứu các học giả Đinh Kim Phúc, Nguyễn Đình Đầu, Hồ Bạch Thảo.



    Trước: "Đáng lưu ý là vùng biển này một thời được gọi là Biển Chăm-Pa hay Biển của Chăm-Pa, tên của một vương quốc vùng duyên hải đã từng hưng thịnh trước thế kỷ 16."



    Đổi thành: "Đáng lưu ý là tài liệu cổ Trung Hoa gọi biển này là 交阯洋 (Giao Chỉ Dương), nghĩa là Biển Giao Chỉ và rằng, Giao Chỉ là một tên cổ xưa của nước Việt Nam. Một số tên khác ít được biết đến hơn gồm có tên Biển Chăm-Pa hay Biển của Chăm-Pa, là tên của một vương quốc vùng duyên hải đã từng hưng thịnh giữa các thế kỷ thứ 7 và 16."







    [​IMG]
    Nguyen Thai Hoc Foundation @copyright. All Rights Reserved.
  2. mexanh1999

    mexanh1999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2010
    Đã được thích:
    36
    Cám ơn 160 bạn đã ký tên ngày hôm nay ( có thể có các bạn khác ngoài F319)

Chia sẻ trang này