Dòng tiền thông minh chuyển hướng -‐-----☆☆☆-------- Dòng Cp tăng mạnh nửa cuối tháng 11/2023 $$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 18/11/2023.

3328 người đang online, trong đó có 173 thành viên. 07:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 20896 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Sau giai đoạn bắt đáy ăn dày hàng Thị trường từ đáy: Ck, BĐS,thép, xây dựng....@};-
    Dòng tiền thông minh sẽ chọn lọc hàng chất lượng thời gian nửa cuối tháng 11:
    - BĐS CN : KBC, IDC, ITA, SZC, GVR,PHR, AAA.(AAA theo mô hình GIL siêu cp 1 thời) ...:drm@};-
    - Hóa chất, Nhựa : DPM, DCM, DGC,BMP, NTP, PLC, PVC, AAA....:drm@};-
    - Dầu khí, cảng biển: PVD, PVS,PVT,GMD,PHP .....:drm@};-
    ..........
    Vỹ mô ổn, tỷ giá hạ nhiệt, Chị Hồng hết hút dòng.....@};-

    Chúc ace Ngon Chứng \:D/\:D/\:D/@};-
    Last edited: 18/11/2023
    XmarKien, Fanliver, tiger20216 người khác thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Khu công nghiệp phía Bắc hút khách công nghệ cao

    17/11/2023
    Sự gia tăng nhanh của nhóm nhà đầu tư Âu - Mỹ đang mang đến nhiều hơn cơ hội cho các khu công nghiệp phía Bắc trong việc thu hút các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao.

    Nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng
    Dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, đến tháng 6/2023, có tổng cộng 2.508 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 28,91 tỷ USD, gia tăng đáng kể so với con số 18 tỷ USD từ 1.623 dự án vào năm 2016. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kép vốn đầu tư (CAGR) là 7%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng số lượng dự án là 6%/năm.
    Trong đó, Hà Lan dẫn đầu với 427 dự án và tổng vốn đầu tư 14,1 tỷ USD, bằng 49% vốn đầu tư của toàn khối EU vào Việt Nam, các nhà đầu tư điển hình tới từ quốc gia này có thể kể đến là FrieslandCampina, De Heus, Unilever, Philips, AkzoNobel, Shell và Damen.
    Tiếp theo là Pháp với 3,8 tỷ USD tổng vốn đầu tư, trong đó Sanofi đã đầu tư mạnh mẽ vào ngành dược phẩm. Đức và Đan Mạch cũng thúc đẩy các dự án sản xuất và đầu tư lớn tại Việt Nam, mới nhất là LEGO (Đan Mạch) đã đầu tư 1 tỷ USD vào nhà máy sản xuất đồ chơi tại Việt Nam, mở đầu cho sự gia tăng đầu tư của các nhà sản xuất châu Âu khác vào thị trường này.
    [​IMG]
    Ông John Campbell, Phó giám đốc - Trưởng bộ phận Dịch vụ công nghiệp, Savills Việt Nam cho hay, trong năm 2023, có 3 thương vụ đội ngũ này thực hiện với các doanh nghiệp đến từ Đức là Fuchs, Farmas và J. Wagner.
    Riêng với Mỹ, ông John Campbell cho rằng, sau chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden vào trung tuần tháng 9/2023 cùng việc Việt Nam - Mỹ nâng cấp mối quan hệ hợp tác toàn diện, sự quan tâm của các nhà đầu tư đến từ thị trường này được kỳ vọng sẽ gia tăng tích cực trong thời gian tới.
    “Savills Việt Nam đã gặp rất nhiều nhà đầu tư Mỹ đến thăm các dự án tại Việt Nam. Trong đó, các ngành sản xuất, chế tạo và công nghệ điện tử chiếm đa số”, ông John Campbell nói và cho biết thêm, từ tháng 9/2023, Apple công bố hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam. Cùng với đó, Google cũng cho hay, Việt Nam nằm trong danh sách các thị trường tiềm năng được công ty này cân nhắc đầu tư tại Đông Nam Á thời gian tới.
    Chưa dừng lại ở đó, không ít nhà đầu tư lớn đang đưa Việt Nam vào kế hoạch phát triển trong tương lai của họ. J.P Morgan ước tính đến năm 2025, Apple sẽ chuyển 65% tỷ lệ sản xuất AirPod, 20% iPad, 20% Apple Watch và 5% MacBook sang Việt Nam.
    Các công ty Mỹ khác như Boeing, Google và Walmart đã công bố kế hoạch mở rộng mạng lưới nhà cung cấp và cơ sở sản xuất tại Việt Nam sau khi nghiên cứu thị trường.
    [​IMG]
    Phía Bắc hút khách công nghệ
    Dữ liệu về thu hút đầu tư cho thấy, các khu công nghiệp phía Bắc đang nhận được nhiều sự quan tâm từ khối ngoại. Thị trường phía Bắc cũng xuất hiện ngày càng nhiều dự án đầu tư lớn với hàm lượng kỹ thuật cao, có thể kể đến là nhà máy Fulian Precision Technology của Singapore trị giá 621 triệu USD, dự án của LONGi Green Energy Technology Co. Ltd trị giá 140 triệu USD...
    Với các khu công nghiệp phía Bắc, xét về ngành nghề đầu tư, trong nửa đầu năm 2023, thiết bị điện chiếm tổng vốn đầu tư FDI sản xuất đăng ký mới lớn nhất với 21%, trị giá 1,14 tỷ USD; tiếp đó là ngành máy tính, điện tử và sản phẩm điện với tổng vốn đầu tư chiếm 20% và các sản phẩm cao su, nhựa chiếm 15%.
    Phân theo vùng kinh tế, không khó để nhận thấy, với vùng kinh tế phía Bắc, các lĩnh vực nhận được vốn đầu tư mới chủ đạo là máy vi tính, điện tử và các sản phẩm điện, chiếm 19% tổng vốn đầu tư toàn vùng; tiếp đó là thiết bị điện (15%); sản phẩm từ cao su và nhựa chỉ ở mức 5% và xe cơ giới là 4%. Trong khi đó, tại khu vực phía Nam, bức tranh có phần trái ngược khi các sản phẩm từ cao su và nhựa có lượng vốn đầu tư lớn nhất, chiếm 10% tổng vốn đầu tư sản xuất toàn vùng; sản xuất chế tạo từ kim loại chiếm 4% và nước uống chiếm khoảng 3%.
    Một diễn biến đáng quan tâm khác cũng nhận được sự chú ý của giới đầu tư, đó là việc các nhà sản xuất và năng lượng mặt trời cũng ghi nhận xu hướng dịch chuyển về phía Bắc. Ba trong số năm dự án sản xuất hàng đầu ở khu kinh tế phía Bắc vào năm 2022 thuộc lĩnh vực liên quan tới năng lượng mặt trời. Trong số 30 nhà sản xuất sản phẩm năng lượng mặt trời trên cả nước, 77% ghi nhận đặt cơ sở tại phía Bắc và chỉ 23% ở phía Nam, điển hình như Trina Solar - nhà đầu tư lớn nhất với dự án trị giá 275 triệu USD tại Khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên; nhà sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời Thornava Solar của Hoa Kỳ bắt đầu sản xuất tại nhà máy hiện đại với công suất hàng năm là 1 gigawatt tại Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh…
    Đến hiện tại, nhóm khách thuê chính tại phía Bắc chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực có giá trị gia tăng cao gồm điện tử và máy vi tính, ô tô, máy móc và thiết bị sản xuất liên quan đến năng lượng mặt trời với các tên tuổi lớn như Samsung, LG Electronics, Foxconn, Canon, Hyundai, Honda, Vinfast... Trong khi đó, khách thuê chủ yếu tại phía Nam là các doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su và nhựa, thực phẩm và nước giải khát, vật liệu xây dựng và may mặc - những ngành nghề được đánh giá có giá trị gia tăng thấp hơn.
    Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội nhận định, thị trường bất động sản công nghiệp phía Bắc sẽ có nhiều chuyển biến trong thời gian tới với những kỳ vọng tăng trưởng về vốn FDI, sự chuyển dịch và đa dạng ngành nghề của các doanh nghiệp FDI theo hướng mang hàm lượng công nghệ cao. Song song đó, ngày càng nhiều khách thuê đưa các mục tiêu về phát triển bền vững vào các tiêu chí lựa chọn địa điểm phát triển nhà máy, thuê kho xưởng.
    Cũng theo bà An, trong 9 tháng đầu năm 2023, các khách thuê tới từ Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và EU đã tích cực tìm kiếm đất công nghiệp và kho xưởng tại thị trường Việt Nam, chiếm 70 - 80% số lượng hỏi thuê tới CBRE tại cả khu vực phía Nam và phía Bắc. Với việc Việt Nam nâng cấp quan hệ hợp tác lên mức chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, dòng vốn đầu tư đến từ các quốc gia này được dự báo tiếp tục dẫn dắt nhu cầu thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam thời gian tới. Trong đó, phía Bắc có được lợi thế nhất định do yếu tố vị trí và xu hướng dịch chuyển đầu tư.
    Còn ông John Campbell nhìn nhận, về bản chất, mục tiêu của Việt Nam không phải trở thành thị trường thay thế của Trung Quốc trên bản đồ sản xuất thế giới. Việt Nam đang tập trung thu hút những khoản đầu tư có giá trị gia tăng cao bằng cách cải thiện lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các ngành công nghiệp hỗ trợ.
    Do đó, để thu hút các công ty này, ông John Campbell khuyến nghị, các nhà phát triển khu công nghiệp nên tập trung vào các dịch vụ giá trị gia tăng và các ưu đãi ngoài giá thuê như dịch vụ gia nhập thị trường, hỗ trợ nhân sự và pháp lý, dịch vụ quản lý, sáng kiến bền vững và làm việc với các nhà cung cấp chuyên nghiệp.
    XmarKiengallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    BMP: Vượt 20% lợi nhuận năm sau 9 tháng, Nhựa Bình Minh chi đậm cổ tức
    CTCP Nhựa Bình Minh (mã [COLOR=hsl(var(--primary))]BMP) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền với tỷ lệ 65%, tương ứng mỗi cổ phiếu được nhận 6.500 đồng.
    [​IMG]
    Nhựa Bình Minh đạt kết quả kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm.
    Với gần 81,9 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính [COLOR=hsl(var(--primary))]BMP[/COLOR] cần chi hơn 532 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Thời gian chi trả dự kiến trong tháng 12/2023. Nghị quyết không nói rõ ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông.
    Trong cơ cấu cổ đông của [COLOR=hsl(var(--primary))]BMP[/COLOR], Nawaplastic Industries Co Ltd - công ty thành viên của Tập đoàn SCG (Thái Lan) - hiện là công ty mẹ của [COLOR=hsl(var(--primary))]BMP[/COLOR] sở hữu hơn 45 triệu cổ phiếu, tương ứng 54,99% vốn. Ước tính công ty này sẽ thu gần 293 tỷ đồng cổ tức từ [COLOR=hsl(var(--primary))]BMP[/COLOR].
    Một cổ đông lớn khác là KWE Beteiligungen AG đang sở hữu hơn 9 triệu cổ phiếu, tương ứng 11,02% vốn, sẽ nhận gần 59 tỷ đồng.
    Nhựa Bình Minh tạm ứng cổ tức đậm khi tình hình kinh doanh thuận lợi. Quý 3/2023, công ty mang về doanh thu thuần 926 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn giảm mạnh hơn giúp biên lợi nhuận gộp đạt 43%, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất từ trước tới nay tính theo quý. Đồng thời, các chi phí đều được tiết giảm. Kết quả, công ty báo lợi nhuận sau thuế đạt 209 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
    Lũy kế 9 tháng 2023, doanh thu thuần của công ty đạt 3.703 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 784 tỷ đồng, tăng 75%. Đây cũng là kỷ lục mới về lợi nhuận của Nhựa Bình Minh. So với kế hoạch, công ty đã thực hiện được 58% kế hoạch doanh thu, vượt 20% chỉ tiêu lợi nhuận.
    Tình hình tài chính của Nhựa Bình Minh cũng khá lành mạnh. Tổng tài sản của công ty tại thời điểm cuối quý 3/2023 đạt 3.477 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Hàng tồn kho giảm 11% xuống 514 tỷ đồng. Công ty có 2.035 tỷ đồng tiền gửi tại ngân hàng, tăng 54% và chiếm 59% tài sản. 9 tháng đầu năm nay, Nhựa Bình Minh thu về 88 tỷ đồng lãi tiền gửi, tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
    Nợ phải trả của công ty chỉ ở mức 512 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn 493 tỷ đồng; trong đó công ty đi vay và nợ thuê tài chính chỉ hơn 55 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 2.965 tỷ đồng, bao gồm 1.157 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 942 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.[/COLOR]
    hoangquan1712gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Nhựa An Phát Xanh sẽ nhận chuyển nhượng 9 triệu cổ phần từ cổ đông Actis Aiken (HK) Limited, tương ứng tỷ lệ sở hữu 24% CTCP Khu Công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát 1.
    Mệnh giá cổ phần 10,000 đồng/cp, giá chuyển nhượng sẽ do CTCP Nhựa An Phát Xanh (HOSE: AAA) và Actis Aiken thỏa thuận. Giao dịch dự kiến diễn ra trong quý 4/2023.
    Tính đến 30/09, AAA chưa sở hữu cổ phần trực tiếp nào tại CTCP Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát 1 mà chỉ đang sở hữu 46.93% tỷ lệ lợi ích và 51% tỷ lệ biểu quyết gián tiếp thông qua một công ty con khác.
    Sau thương vụ này, AAA sẽ nắm giữ tổng cộng hơn 70% lợi ích trực tiếp và gián tiếp tại Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát 1.
    HĐQT AAA giao cho Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc bà Hòa Thị Thu Hà chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các công việc liên quan, trong đó bao gồm đàm phán và quyết định mức giá nhận chuyển nhượng cổ phần Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát 1, chỉ đạo và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết, huy động nguồn lực tài chính phù hợp để hoàn tất việc mua.
    Đồng thời, AAA giao và ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT ông Nguyễn Lê Thăng Long làm người đại diện quản lý phần vốn góp tại Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát 1.
    Năm 2021, quỹ đầu tư toàn cầu về phát triển cơ sở hạ tầng bền vững Actis đã đầu tư hơn 20 triệu USD vào Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát 1 (sở hữu 49% cổ phần), trong một thỏa thuận hợp tác phát triển dự án khu công nghiệp An Phát 1, sau đó là các dự án mở rộng và cho thuê nhà xưởng, kho bãi trị giá lên tới 250 triệu USD.
    Khu công nghiệp An Phát 1 dự kiến đi vào hoạt động và khai thác thương mại từ quý 4/2021, thu hút 50 – 70 nhà máy sản xuất, tạo việc làm cho khoảng 12,000 lao động, và đạt tỷ lệ cho thuê 100% vào năm 2024.
    Đầu năm 2023, AAA cũng đã nhận chuyển nhượng 5.3 triệu cp CTCP Sản xuất PBAT An Phát từ công ty mẹ là CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (HOSE: APH), qua đó nâng tỷ lệ sở hữu trực tiếp từ 3.24% lên 21.15%. Tổng tỷ lệ lợi ích trực tiếp và gián tiếp của AAA tại PBAT An Phát tính đến 30/09 là 39.72%, tỷ lệ biểu quyết là 55%.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    An Phát Holdings đẩy mạnh hợp tác phát triển bền vững với đối tác Mỹ

    Chia sẻ:

    Ngày 15-9-2023, An Phát Holdings vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp hàng đầu tại Mỹ trong lĩnh vực bao bì, nhựa sinh học và logistics.
    Tham dự buổi lễ, về phía Tập đoàn An Phát Holdings có ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch Tập đoàn, ông Phạm Đỗ Huy Cường, Tổng giám đốc Tập đoàn cùng các đại diễn cán bộ lãnh đạo cấp cao khác. Về phía đối tác Mỹ, có đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
    Lễ kí kết Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh diễn ra dưới sự chứng kiến của ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, đại diện đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương và ông Nguyễn Trắc Bá, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Houston cùng các ngại Hạ nghị sĩ Tiểu bang Texas, Mỹ.
    Cụ thể, An Phát Holdings đã kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với 5 doanh nghiệp là Công ty Dakota Western, Công ty CJ Bio, Công ty Katoen Natie; Công ty Hellmann Worldwide Logistics, Công ty One Circle Logistics. Theo đó, An Phát Holdings đã kí cam kết hợp tác phát triển sản phẩm dịch vụ với đối tác tại Mỹ trong giai đoạn 2023 – 2028.
    Về việc kí kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với đối tác Mỹ, ông Phạm Đỗ Huy Cường, Tổng giám đốc An Phát Holdings cho biết: “Trong hơn 10 năm qua, Mỹ là thị trường lớn và trọng điểm của An Phát Holdings. Kim ngạch xuất khẩu của An Phát Holdings tại thị trường Mỹ luôn tăng trưởng ổn định bất chấp tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động trong thời gian vừa qua. Tôi kỳ vọng, việc ký kết các MoU ngày hôm nay sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt động kinh doanh của An Phát Holdings tại Mỹ nói riêng và thị trường Bắc Mỹ nói chung; qua đó giúp An Phát Holdings thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường, nâng tầm thương hiệu, phát triển bền vững.”

    [​IMG]
    Tổng giám đốc An Phát Holdings Phạm Đỗ Huy Cường kí kết thỏa thuận hợp tác phát triển bền vững với đối tác Mỹ.

    Sự kiện kí kết hợp tác nằm trong khuôn khổ chuyến công tác của đoàn cán bộ tỉnh Hải Dương tại Mỹ nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, chính sách và cơ hội đầu tư vào tỉnh Hải Dương, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao vào Tỉnh. Trong khuôn khổ chuyến công tác, đoàn BLĐ tỉnh Hải Dương và các doanh nghiệp đã có cơ hội tiếp xúc, làm việc với các cơ quan, tổ chức tại Mỹ, đồng thời tham quan và học hỏi kinh nhiệm từ các Tập đoàn lớn, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại đây.
    Hơn 10 năm chinh phục thị trường Mỹ
    Trong 18 CTTV, An Phát Holdings có gần 10 công ty xuất khẩu, bao gồm các mặt hàng như: bao bì, nguyên liệu và phụ gia ngành nhựa, sản phẩm sinh học phân hủy, sản phẩm nhựa nội thất… và một số công ty thành viên có trụ sở tại Mỹ hoạt động trong các lĩnh vực nguyên liệu sản phẩm xanh, logistics…
    Từ năm 2012, Mỹ là một trong những thị trường trọng điểm của An Phát Holdings với các mặt hàng chủ lực như bao bì, sàn SPC, sản phẩm và nguyên liệu tự hủy được xuất khẩu sang thị trường này. Tỷ trọng doanh thu tại thị trường Mỹ luôn chiếm gần 10% tổng doanh thu của Tập đoàn.

    [​IMG]
    An Phát Holdings có 18 CTTV, trong đó có gần 10 công ty xuất khẩu với thị trường trọng điểm là Mỹ (ảnh sản xuất bao bì sinh học phân huỷ hoàn toàn AnEco).

    Hơn một thập kỷ chinh phục thị trường Mỹ, An Phát Holdings đã liên tục ghi nhiều dấu ấn tại đây. Từ năm 2021, Tập đoàn đã bảo hộ thành công sản phẩm mang thương hiệu AnEco tại Mỹ, nhờ đó đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Amazon (Mỹ). Rất nhanh sau đó, sản phẩm của An Phát Holdings đã lọt Top danh mục sản phẩm bán chạy nhất ‘Amazon’s Choice’ của Mỹ với doanh thu tăng trưởng gấp gần 27 lần chỉ sau 3 năm ra mắt. Hiện tại, Tập đoàn đã có một công ty thành viên và các đơn vị liên kết tại thị trường Mỹ.
    “Chúng tôi xác định Mỹ không chỉ là thị trường để xuất khẩu và thu hút vốn, mà còn là chìa khóa để An Phát Holdings xây dựng thương hiệu, vì một thị trường càng khó tính thì thương hiệu trưởng thành càng nhanh”, đại diện An Phát Holdings cho biết.
    An Phát Holdings đánh giá để thành công thâm nhập thị trường khó tính như Mỹ, Tập đoàn phải đáp ứng tiêu chuẩn và đạt các chứng nhận chất lượng riêng cho từng sản phẩm. Ngoài ra, một số đối tác tại Mỹ cũng có những yêu cầu riêng về nhà xưởng, đó là những yêu cầu về an toàn, vệ sinh nhà xưởng, tiêu chuẩn cải tiến về quy trình sản xuất… do đó An Phát Holdings cần chứng minh năng lực của mình để đáp ứng những tiêu chuẩn đó.
    Bên cạnh hoạt động xuất khẩu, hiện tại An Phát Holdings đang đẩy mạnh hợp tác với đối tác tại Mỹ thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thương hiệu mạnh tại Mỹ và mở rộng thị trường toàn cầu.
    Last edited: 18/11/2023
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    KBC: Ước lãi gần 2.800 tỷ đồng năm nay nhờ dòng vốn FDI


    Nhóm phân tích BVSC dự phóng doanh thu năm 2023 của Kinh Bắc dự kiến đạt 7.182 tỷ đồng, tăng 656% so với cùng kỳ; LNST dự phóng đạt 2.769 tỷ đồng, tăng 260% so với kết quả năm 2022.
    [​IMG]
    Trong 9 tháng đầu năm 2023, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã ký hai hợp đồng lớn với Goertek và Fullian tại KCN Quang Châu MR và KCN NSHL đem lại dòng tiền dồi dào cho công ty.
    Vốn FDI chuyển dịch từ Trung Quốc sang, Kinh Bắc (KBC) ước lãi kỷ lục gần 2.800 tỷ đồng
    Năm 2023, Kinh Bắc đặt kế hoạch cho thuê 250ha đất KCN. Trong đó, nửa đầu năm 2023, KBC đã ký tổng cộng 185 ha (bao gồm: 77ha tại Quang Châu, 93ha tại NSHL, 15ha tại Tân Phú Trung); quý 3/2023, KBC cũng đã thực hiện ký kết hợp đồng thêm 50ha tại các KCN NSHL (10ha), Quang Châu MR (22ha) và Tân Phú Trung (18,2ha); dự kiến các hợp đồng này sẽ được ghi nhận vào kết quả kinh doanh trong quý 4/2023.
    Hiện Kinh Bắc đã bàn giao và ghi nhận 128ha đất KCN (một phần là các hợp đồng đã ký và trả tiền vào cuối 2022).
    Tại KĐT Phúc Ninh, Kinh Bắc có một phần đất đã bán là 8ha, đã thu tiền khoảng 30%, sau khi xác định được tiền sử dụng đất (dự kiến trong quý 4/2023), KBC sẽ tiến hành bàn giao và ghi nhận doanh thu từ phần diện tích này.
    [​IMG]
    Các khu công nghiệp của KBC.
    Theo đó, nhóm phân tích BVSC dự phóng doanh thu năm 2023 của Kinh Bắc dự kiến đạt 7.182 tỷ đồng, tăng 656% so với cùng kỳ; LNST dự phóng đạt 2.769 tỷ đồng, tăng 260% so với kết quả năm 2022.
    Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của Kinh Bắc ghi nhận doanh thu tăng 272% so với cùng kỳ lên mức 4.798 tỷ đồng. Do trong kỳ doanh nghiệp vẫn ghi nhận khoản lỗ từ công ty liên kết 708 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lãi lớn 2.210 tỷ đồng.
    Lợi nhuận sau thuế của Kinh Bắc đã giảm 2,2% so với 9 tháng đầu năm ngoái xuống còn 2.087 tỷ đồng và mới hoàn thành được 52% chỉ tiêu cả năm.
    KBC còn nhiều tiềm năng lớn từ quỹ đất, BVSC khuyến nghị khả quan với cổ phiếu này
    BVSC nhận thấy tiềm năng trung và dài hạn của KBC đến từ quỹ đất lớn còn lại từ các khu công nghiệp và các khu đô thị vẫn còn rất nhiều dư địa và với việc hưởng lợi từ dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc cũng như tích cực giải quyết thủ tục pháp lý tại KĐT Phúc Ninh và KĐT Tràng Cát.
    BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu KBC với mức giá hợp lý cho năm 2024 là 38.016 đồng/cp; tương đương +25% so với giá đóng cửa ngày 8/11.
    Giá mục tiêu có sự thay đổi so với báo cáo gần nhất là 39.000 đồng/cp là do: Điều chỉnh hiệu quả dự án KĐT Phúc Ninh do chi phí phát sinh thêm; Chuyển ghi nhận doanh thu từ dự án Tràng Cát từ 2024 sang 2025.
    Rủi ro: Tiền sử dụng đất nộp thêm cho KDT Tràng Cát và Phúc Ninh sẽ gia tăng áp lực tài chính; Sự kéo dài pháp lý dẫn đến ghi nhận Tràng Cát và Phúc Ninh trì hoãn sang 2026 sẽ làm lợi nhuận 2025 ở mức rất thấp; Quỹ đất KCN sẵn sàng cho thuê tiếp tục giảm trong 2025, phụ thuộc nhiều vào tiến độ GPMB cũng như xin mở rộng các KCN.
    XmarKiengallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Thị trường bất động sản công nghiệp tiếp tục ghi nhận những diễn biến khả quan. Dự báo giá thuê đất công nghiệp dự kiến tăng gần 10% trong những năm tới.

    Theo báo cáo vừa công bố của Công ty nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam, bất động sản công nghiệp tiếp tục ghi nhận những con số tích cực. Tại khu vực phía Bắc, tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khu công nghiệp tại thị trường cấp 1 đạt 80,2% trong quý III.
    Tỷ lệ hấp thụ đất công nghiệp tại các thị trường cấp 1 đạt 251ha trong quý. Tính tổng cộng 9 tháng đầu năm, tỷ lệ hấp thụ đat hơn 700ha, cao hơn 18% so với mức hấp thụ của cả năm 2022.
    Giá thuê đất công nghiệp tiếp tục tăng. Trong quý III, giá thuê trung bình cho thị trường cấp 1 đạt 131 USD/m2/kỳ hạn còn lại, tăng 2% theo quý và 12% theo năm.
    Tại thị trường công nghiệp miền Nam, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trung bình đạt 81,9%. Tỷ lệ hấp thụ đất công nghiệp đạt hơn 190 ha, tăng 5,9% so với quý trước, tính chung 9 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 770 ha, gần bằng mức hấp thụ cả năm 2022.
    Về giá thuê, giá thuê đất công nghiệp trung bình tại các thị trường cấp 1 đạt 189 USD/m2/kỳ hạn còn lại, tiếp tục tăng nhẹ 1% so với quý trước và cao hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
    [​IMG]
    Giá thuê bất động sản công nghiệp tăng. (Ảnh: CP)
    Các giao dịch lớn đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản với đa dạng các ngành công nghiệp như cơ khí, hóa chất, nhựa, cao su, điện tử.
    Ở mảng kho và xưởng xây sẵn, trong 9 tháng đầu năm, thị trường miền Bắc có 752.000 m2, miền Nam là 450.000 m2 mới đi vào hoạt động.
    Đối với thị trường phía Bắc, giá thuê kho trung bình ở ngưỡng 4,6 USD/m2/tháng và xưởng đạt 4,8 USD/m2/tháng. Các công ty sản xuất thuộc các ngành linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô là nhóm khách chủ đạo có nhu cầu thuê mới diện tích nhà xưởng trong quý vừa qua. Các giao dịch chính vẫn đến từ các thị trường tập trung nguồn cung lớn như Bắc Ninh và Hải Phòng.
    Tại thị trường phía Nam, với lượng nguồn cung mới dồi dào, giá thuê kho và xưởng xây sẵn tương đối ổn định, giá thuê trung bình đạt mức 4,5 USD/m2/tháng đối với nhà kho và 4,9 USD/m2/tháng đối với nhà xưởng. Tỷ lệ lấp đầy nhà kho xây sẵn đạt 56%, nhà xưởng xây sẵn vẫn luôn duy trì ở mức tốt, đạt 91%.
    Khách thuê tới từ Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ và Liên Minh Châu Âu là các nhà đầu tư tích cực tìm kiếm đất công nghiệp và kho xưởng tại thị trường Việt Nam.
    Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, cho biết trong hai năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng ở ngưỡng 6-10%/năm tại khu vực phía Bắc và 4-8%/năm tại khu vực phía Nam. Nhu cầu khả quan tới từ nhiều nhóm ngành và nhiều quốc tịch thuê giúp thúc đẩy giá thuê tăng trưởng tại nhiều địa phương.
    Trong khi đó, giá thuê kho xưởng xây sẵn dự báo tăng nhẹ từ 2-4%/năm trong hai năm tới, do các dự án mới với thông số kĩ thuật tốt và vị trí thuận tiện sẽ có mức giá thuê cao hơn trung bình thị trường.
    Với việc Việt Nam nâng cấp quan hệ hợp tác lên mức chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, dòng vốn đầu tư đến từ các quốc gia này dự kiến sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cầu thị trường bất động sản công nghiệp trong thời gian tới.
    “Thị trường sẽ tiếp tục có nhiều chuyển biến trong thời gian tới, với những kỳ vọng tăng trưởng về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, sự chuyển dịch và đa dạng về ngành nghề của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt theo hướng mang hàm lượng công nghệ cao”, bà An đánh giá.
    XmarKiengallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  8. TryToDo

    TryToDo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/09/2023
    Đã được thích:
    546
    Mình làm bên lĩnh vực hóa dầu và sản xuất nhựa.
    Xin báo anh em tình hình hiện nay là thế này: giá dầu đang đà giảm, đầu vào cao đầu ra thấp.
    Tiêu thụ nhựa ở mức thấp, giá giảm kinh khủng. Khả năng do suy thoái, hay ít nhất là tiết giảm chi tiêu do lãi suất cao gây ra.
    kcuflove, uran, bin14083 người khác thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Phải làm việc chứ ngủ thì ăn cháo à:-bd@};-
    Sáng còn ăn Forex, short Đô la, long Oil@};-
    Last edited: 18/11/2023
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    - Mỗi một con sóng đều có lý do!
    -Thương trường là chiến trường, kiện nhau là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa
    - Gần đây đáy CTD 4x cũng kiện đòi phá sản giờ 7x
    GIL kiện nhau 16 giờ 35, ITA đập nhau xuốt qua vẫn tý tím@};-




    ------))))) Giai đoạn đầu sóng lên trong nghi ngờ bao giờ cũng hàng thị trường, dòng tiền đầu cơ hút, sau hàng chất lượng sản xuất hưởng lợi: BĐSCN, nhựa hóa chất@};-
    Ai chơi sóng Covy 2020 sẽ thấy, tin Tt Trump nhiễm, cả tt đi 50 điểm xong lại lên@};-
    Bình tĩnh nhìn dấu chân của dòng tiền thông minh mà nhở lẻ chúng ta bám theo@};-
    --- Gộp bài viết, 18/11/2023, Bài cũ: 18/11/2023 ---
    BĐS CN cũng là con sóng lớn Covy 2020 sau sóng khẩu trang@};-
    Lại chuẩn bị cho thời dân ck hỏi nhau có BĐS CN trong TK chưa:-bd@};-
    --- Gộp bài viết, 18/11/2023 ---
    Tt sẽ vượt 1300 trước tết Âm lịch thôi ace bình tĩnh trước thông tin Media dắt dẫn @};-
    --- Gộp bài viết, 18/11/2023 ---
    CP: GIL ngày xưa đơn thuần may mặc, mở rộng sang mảng BĐS CN hợp tác Amazon thành siêu cp 2021 đỉnh gần 100@};-
    AAA đang có nét tương đồng GIL ,ACE nghiên cứu:-bd@};-
    --- Gộp bài viết, 18/11/2023 ---
    :drm4:drm4:drm4@};-
    --- Gộp bài viết, 18/11/2023 ---
    Bđs DIG có vẻ đỉnh ngắn hạn, CEO phối phân rồi cần tích lũy lại, ck cũng phải tích lại, B tiền nhiều chưa bơm đươc, đâu đó nợ xấu Cơ hội Media xào nấu, giữ nhịp TT là chính có sóng mạnh phải Q2 2024@};-
    --- Gộp bài viết, 18/11/2023 ---
    [​IMG]

    Siêu cp : GIL 2020- 2021@};-
    Last edited: 18/11/2023
    XmarKienbin1408 thích bài này.

Chia sẻ trang này