Dòng tiền thông minh chuyển hướng -‐-----☆☆☆-------- Dòng Cp tăng mạnh nửa cuối tháng 11/2023 $$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 18/11/2023.

3328 người đang online, trong đó có 173 thành viên. 07:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 20896 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành năng lượng
    [COLOR=rgb(107 114 128/var(--tw-text-opacity))]Tổng hợp từ Asean Times | Khoảng 3 tiếng[/COLOR]
    Theo dõi
    Ban chỉ đạo thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong thực hiện các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
    [​IMG]
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1447/QĐ-TTg ngày 22/11/2023 thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
    Theo quyết định nêu trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Trưởng ban. Các Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên (Phó Trưởng ban thường trực); Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh.
    Các Ủy viên gồm: Thứ trưởng Bộ Công Thương là Ủy viên Thường trực, phụ trách lĩnh vực năng lượng; Lãnh đạo Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Ngoại giao, Xây dựng, Tư pháp, *******, Quốc phòng; Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.
    Mời một lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội;
    Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng trên địa bàn, hoặc có công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đi qua; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
    Tùy theo tình hình thực tế, trưởng Ban chỉ đạo có thể mời thêm lãnh đạo của một số Bộ, ngành, cơ quan tham gia làm ủy viên Ban chỉ đạo hoặc yêu cầu lãnh đạo Bộ, ngành, cơ quan, địa phương dự họp và báo cáo những vấn đề cần thiết.
    Bộ Công Thương là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo. Giúp việc Ban chỉ đạo có Văn phòng Ban chỉ đạo đặt tại Bộ Công Thương và Tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo là các lãnh đạo, công chức làm việc kiêm nhiệm thuộc Văn phòng Chính phủ.
    Theo đó, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành để đẩy nhanh tiến độ các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
    Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư, xây dựng các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng theo đúng các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và quyết định, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
    Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, chỉ đạo việc triển khai thực hiện các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng theo quy định; Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các công việc sau:
    Tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các công trình, dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong tham mưu đề xuất các giải pháp, biện pháp thực hiện các công trình, dự án; Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và đề xuất các giải pháp để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
    Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư các công trình, dự án, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu trong thực hiện những nhiệm vụ đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch được duyệt, chủ trương đầu tư các công trình, dự án hoặc quyết định phê duyệt của từng dự án thành phần để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.
    Chỉ đạo, đôn đốc việc giải quyết theo thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng. Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án trọng điểm thuộc Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 280 ngày 13/3/2019.
    Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng và đề án thuộc phạm vi chỉ đạo của Ban chỉ đạo do Bộ Công Thương đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Chưa điều chỉnh thuế xuất khẩu mặt hàng phân bón để ổn định thị trường
    [COLOR=rgb(107 114 128/var(--tw-text-opacity))]Tổng hợp từ Thương trường | Khoảng 3 tiếng[/COLOR]
    Theo dõi
    Bộ Tài chính cho rằng việc giữ mức thuế xuất khẩu cao hơn 0% đối với mặt hàng phân bón sẽ góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, ổn định thị trường phân bón trong bối cảnh giá phân bón đang có xu hướng tăng cao.
    [​IMG]
    Về kiến nghị điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại phân bón, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã tổng hợp kiến nghị của một số doanh nghiệp thành viên về thuế suất thuế xuất khẩu một số loại phân bón như sau:
    Kiến nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu phân bón supe lân (SSP) (thuộc nhóm 31.03) là 0% do: năng lực sản xuất dư thừa, cần phải có đầu ra xuất khẩu để các doanh nghiệp sản xuất SSP tồn tại để phục vụ sản xuất trong nước; Supe lân là mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu; và việc bị áp thuế xuất khẩu 5% theo quy định tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 thì có thể dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc khiến sản phẩm supe lân của Việt Nam kém lợi thế khi xuất khẩu.
    Kiến nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu phân bón urê (thuộc nhóm 31.02) là 5% do: năng lực sản xuất dư thừa; áp lực cạnh tranh do Brunei gia nhập thị trường phân bón.
    Kiến nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu phân bón kali sulphate (K2SO4, tên thương mại SOP) (thuộc nhóm 31,04) là 0%: Lý do là hiện tại, ở Việt Nam, Công ty SOP Phú Mỹ là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam và thứ hai tại Đông Nam Á sản xuất kali sulphate, cung ứng khoảng 60% cho thị trường trong nước. Nguyên liệu để sản xuất SOP là kali clorua và axit sunphuric hoàn toàn nhập khẩu.
    Tại Tờ trình Chính phủ, Bộ Tài chính báo cáo như sau: Trước bối cảnh diễn biến tình hình thị trường phân bón có nhiều biến động, giá các loại phân bón trên thị trường liên tục tăng cao, trên cơ sở đề xuất của một số cơ quan, đơn vị và để góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh gian lận trong quá trình thực hiện, tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng phân Urê, DAP, MAP là 5%.
    Việc giữ mức thuế xuất khẩu cao hơn 0% đối với mặt hàng phân bón sẽ góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, ổn định thị trường phân bón trong bối cảnh giá phân bón đang có xu hướng tăng cao.
    Về cơ bản, trước khi Nghị định số 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực, các mặt hàng phân bón được điều chỉnh phần lớn chịu mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5% khi tính toán và áp thuế dựa theo tỷ lệ 51% (ví dụ như phân urea, phân lân); riêng đối với phân DAP trước đây chịu thuế xuất khẩu là 0% (do tỷ lệ tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng nhỏ hơn 51%), sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 60%, phần còn lại phải nhập khẩu từ bên ngoài nên việc áp dụng thuế xuất khẩu 5% tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP cũng là phù hợp để góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, ổn định thị trường phân bón.
    Ngoài ra, việc quy định mức thuế suất cụ thể theo từng mã hàng thay cho quy định thuế suất dựa theo tỷ lệ tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng như hiện nay cũng góp phần làm giảm thủ tục hành chính cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp, giảm chi phí tài chính do việc phải thực hiện xác định tỷ lệ này trong giá thành sản phẩm, đảm bảo nguyên tắc ban hành biểu thuế được nêu tại khoản 4 Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
    Theo quy định trước đây, việc tính toán tỷ lệ này đã làm phát sinh chi phí cho việc phải theo dõi kê khai các chi phí liên quan, kiểm tra chứng từ sổ sách, nhất là khi các chi phí thường xuyên thay đổi theo thị trường. Cùng một loại phân bón xuất khẩu nhưng việc áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu lại phụ thuộc theo thời điểm xuất khẩu, giá xuất khẩu.
    Quy định về chính sách thuế được ban hành cần có tính ổn định lâu dài. Việc sửa đổi quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP nhằm góp phần giữ lại nguồn phân bón cho ngành công nghiệp trong nước, bảo vệ nguồn tài nguyên.
    Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ chưa điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng phân bón mà thực hiện theo quy định hiện hành.
    Trung Anh
  3. nguyenbobo

    nguyenbobo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2019
    Đã được thích:
    3.442
    chị én giờ mang quốc tịch mẽo thì ứ sợ ai đâu, bằng luật pháp quốc tế mà quất thẳng tay thôi, có khi lại đi cả dàn như vạn thạnh phát
    XiTrum99BigDady1516 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    P kìa, Oil thế giới rút chân thần sầu:drm@};-
    --- Gộp bài viết, 23/11/2023, Bài cũ: 23/11/2023 ---
    PVD,PVT, PVS:drm1@};-
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Đầu tư từ Trung Quốc gia tăng, bất động sản công nghiệp phía Bắc được “săn tìm”
    Chia sẻBình luận
    [​IMG]
    Phạm Thanh Duy
    [COLOR=rgb(107 114 128/var(--tw-text-opacity))]Tổng hợp từ VnEconomy | 24 phút
    [/COLOR]
    Theo dõi
    Gần đây, các khu công nghiệp phía Bắc được các nhà đầu tư Trung Quốc tìm thuê cho hoạt động sản xuất thiết bị điện và năng lượng mặt trời…
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Tính đến nay, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 4.032 dự án, tổng vốn đăng ký trên 26 tỷ USD, đứng thứ 6 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
    VỐN ĐẦU TƯ TĂNG 94,9%
    Trong vòng 05 năm qua, Trung Quốc luôn là một trong top 5 quốc gia có lượng đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Số liệu từ Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã đầu tư 2,92 tỷ USD vào Việt Nam, và là quốc gia đứng thứ hai sau Singapore (3,98 tỷ USD) về khối lượng đầu tư.

    [​IMG]
    Tổng vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam từ 2018 – 9 tháng đầu năm 2023 p Nguồn: Thống kê của Savills Việt Nam.
    Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2023, đã có 102 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc chiếm 14,5% tổng lượng vốn đầu tư, tăng 94,9% theo năm.
    Về số lượng dự án đăng ký mới, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu với 21,2%. Cùng kỳ, Trung Quốc cũng là quốc gia đứng thứ nhất về vốn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, chiếm 22% tổng số lượng đầu tư sản xuất. Singapore và Hong Kong đứng thứ hai và thứ ba với lần lượt 21% và 17% thị phần.
    Về thương mại, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngach xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 138,9 tỷ USD.

    [​IMG]
    Nguồn: Savills Việt Nam.
    Theo Savills Việt Nam, trong những năm gần đây, các công ty năng lượng mặt trời hàng đầu của Trung Quốc đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam, không chỉ nhằm thâm nhập thị trường Đông Nam Á mà còn lấy đó làm bàn đạp để tham gia vào thị trường châu Âu và Mỹ một cách dễ dàng hơn.
    Tại Việt Nam, đặc biệt đối với khu vực phía Bắc, Trina Solar, tập đoàn lớn trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, là nhà đầu tư lớn nhất tại khu công nghiệp Yên Bình (tỉnh Thái Nguyên) với 02 nhà máy đang hoạt động ổn định. Tập đoàn này đồng thời cũng đề xuất triển khai giai đoạn 3 của dự án nhà máy phát triển năng lượng tại Thái Nguyên với mức đầu tư dự kiến 420 triệu USD. Đây là mức đầu tư lớn nhất của tập đoàn này tại nước ngoài trong lĩnh vực quang điện.
    Theo ông John Campbell, Phó Giám đốc, Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp, Savills Việt Nam, vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực sản xuất năng lượng mặt trời là do Việt Nam có vị trí tiếp giáp Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu thô và dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của Việt Nam có vị trí địa lý gần với Trung Quốc, đi kèm lợi thế về giá đất công nghiệp cạnh tranh so với khu vực phía Nam, từ đó, tạo sức hút riêng của các tỉnh trong khu vực đối với nhà đầu tư Trung Quốc.
    Thêm vào đó, mức độ hội nhập kinh tế cao của Việt Nam là điều đáng chú ý. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với khoảng 224 đối tác đến từ nhiều quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam mở rộng sự hiện diện trên thị trường.
    “Đáng chú ý, Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã đưa ra các ưu đãi về thuế và chiến lược năng lượng sạch để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tạo thêm hấp lực đầu tư tại Việt Nam trong tương quan với các thị trường lân cận”, ông John cho biết thêm.
    Ghi nhận của CBRE trong 9 tháng đầu năm 2023 cũng cho thấy thị trường bất động sản công nghiệp được các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tìm kiếm tích cực đất công nghiệp và kho xưởng tại thị trường Việt Nam; chiếm khoảng 70 - 80% số lượng hỏi thuê tới CBRE tại khu vực phía Nam và phía Bắc.
    DUY TRÌ LỢI THẾ VỊ TRÍ
    Nhu cầu ghi nhận từ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử và năng lượng mặt trời là rất lớn. Theo đó, việc tìm kiếm mặt bằng trống và phù hợp là một thách thức với các doanh nghiệp sản xuất.
    Trong khi đó, các khu công nghiệp trên toàn Việt Nam có tỷ lệ lấp đầy cao trên 80%, tỷ lệ lấp đầy ở các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 83% và 91% ở các tỉnh trọng điểm phía Nam. Các nhà xưởng và nhà kho xây sẵn cũng ghi nhận tỷ lệ lấp đầy ở mức 83% trên cả nước, ông John Campbell cho biết.
    Tận dụng cơ hội này, các tỉnh thành phía Bắc như Nghệ An, Thái Bình hay Phú Thọ cũng đã quy hoạch các khu công nghiệp lớn nhằm thu hút dòng vốn tìm về những khu vực mới nhưng nhiều tiềm năng này. Trong đó, Phú Thọ dự kiến phát triển 7 khu công nghiệp với diện tích 2.256 ha và 28 cụm công nghiệp với 1.470 ha. Các khu, cụm công nghiệp đều được bố trí ở những nơi có giao thông thuận tiện cả về đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, dễ thông thương với Hà Nội, cảng Hải Phòng, các tỉnh tây Bắc và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.
    Hiện Phú Thọ có bốn khu công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút 193 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó có 100 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 22.000 tỷ đồng và 93 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký hơn 1,9 tỷ USD.
    Tuy nhiên, theo ông John Campbell, bối cảnh thị trường công nghiệp đang thay đổi với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư hơn. Khi ngành sản xuất và hậu cần phát triển, các sản phẩm ngày càng đa dạng như nhà máy xây sẵn, nhà kho, cơ sở đa tầng, cơ sở kết hợp, tòa nhà được kiểm soát nhiệt độ và xây dựng phù hợp nhu cầu.
    Chỉ trong 5 năm, người thuê đất đã có nhiều lựa chọn hơn và không còn bị ràng buộc với thời hạn thuê đất 50 năm như thông lệ. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư, với việc nhiều dự án xây sẵn được tung ra thị trường ở các tỉnh trọng điểm.
    Để thu hút các doanh nghiệp tốt nhất, các khu công nghiệp và nhà phát triển bất động sản xây sẵn nên tập trung vào các dịch vụ giá trị gia tăng cao và các ưu đãi ngoài giá thuê. Ví dụ như dịch vụ gia nhập thị trường, hỗ trợ nhân sự và pháp lý, dịch vụ quản lý, sáng kiến bền vững…
    “Cùng với đó, Chính phủ cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động của Việt Nam để nâng cao năng suất và hiệu quả. Đồng thời, thời thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng cường chuỗi cung ứng, đơn giản hóa thủ tục đầu tư và sử dụng đất, cũng như áp dụng số hóa đều là những lĩnh vực trọng tâm của ngành công nghiệp Việt Nam”, ông John nhận định.
    CBRE dự báo trong hai năm tới, giá thuê đất công nghiệp tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng ở ngưỡng 6-10%/năm tại cả phía Bắc và phía Nam. Nhu cầu khả quan tới từ nhiều nhóm ngành và nhiều quốc tịch thuê giúp thúc đẩy giá thuê tăng trưởng tại nhiều địa phương. Cùng với đó, giá thuê kho xưởng xây sẵn dự báo tăng nhẹ từ 2-4%/năm trong 2 năm tới.
    Nhờ vào các lợi thế về nền kinh tế định hướng xuất khẩu với nhiều chính sách hỗ trợ, vị trí địa lý chiến lược cùng với chi phí vận hành ưu đãi…, thị trường Việt Nam được các chuyên gia đánh giá vẫn là điểm đến được cân nhắc lựa chọn đầu tư.
  6. now-or-never

    now-or-never Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/08/2010
    Đã được thích:
    622
    Thị trường này về 1k lại ko người anh em?
    BigDady1516 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Dư nợ vay của doanh nghiệp bất động sản trên sàn đang ra sao?

    2 giờ trước


    Theo thống kê từ VietstockFinance từ 102 doanh nghiệp bất động sản (trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM đã công bố BCTC), tổng nợ vay tại thời điểm 30/09/2023 giảm 4% so với đầu năm, ghi nhận gần 214 ngàn tỷ đồng.
    Nhiều ông lớn giảm nợ vay

    Tại thời điểm cuối tháng 9/2023, CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) cùng CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL), Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (HOSE: BCM) là 3 doanh nghiệp có nợ vay cao nhất, đều vượt hơn 10 ngàn tỷ đồng.
    Riêng VHM có dư nợ vay hơn 43 ngàn tỷ đồng (tăng 19%). Nợ vay của VHM chủ yếu là các khoản vay ngân hàng, đều có tài sản bảo đảm, với gần 26.1 ngàn tỷ đồng (chiếm hơn 60%), còn lại vay từ các đối tác 10.6 ngàn tỷ đồng (gần 25%) và trái phiếu 6.5 ngàn tỷ đồng (hơn 15%).

    Top 20 doanh nghiệp BĐS có dư nợ vay lớn nhất tại thời điểm 30/09/2023 (Đvt: Tỷ đồng)​

    https://image.*********.vn/2023/11/22/BDS_no-vay_Q32023_lon-nhat.png​
    Nguồn: VietstockFinance
    Doanh nghiệp có mức tăng nợ vay lớn nhất là CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô Thị VINAHUD (UPCoM: VHD). Tổng nợ vay vượt hơn 2 ngàn tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ vỏn vẹn 78 tỷ đồng, tương ứng gấp gần 29 lần. VHD cho biết, do thực hiện hợp nhất BCTC với các công ty con từ quý 2/2023 nên số liệu so sánh đầu năm là số liệu trên BCTC riêng.
    BOX: Cụ thể, từ 2 công ty liên kết vào cuối tháng 3, VHD đã có 3 công ty con và 2 công ty liên kết vào cuối tháng 6. 3 công ty con khiến BCTC của VHD phải chuyển sang BCTC hợp nhất gồm 2 công ty liên kết cũ được tăng phần vốn góp thành công ty con là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Friends và CTCP Đầu tư Xây dựng Xuân Phú Hải, cùng với đó là Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng.
    Được biết, trong gần 2 ngàn tỷ đồng vay tại TPBank, VHD dùng 760 tỷ đồng để mua phần vốn góp tại Mê Linh Thịnh Vượng, qua đó sở hữu một phần dự án khu nhà ở Làng hoa Tiền Phong (Hà Nội) do CTCP Đầu tư Bất động sản Primeland làm chủ đầu tư, tương ứng sở hữu 39.72% Primeland. Tiếp đó, VHD dùng 950 tỷ đồng để mua toàn bộ vốn góp tại Friends nhằm gián tiếp sở hữu Xuân Phú Hải - chủ đầu tư dự án khu du lịch tại phường Điện Dương (tỉnh Quảng Nam).
    Dù vậy, việc đầu tư vào các dự án bất động sản của VHD vẫn chưa đạt kết quả khi Công ty tiếp tục lỗ quý thứ 2 trong năm nay, nâng lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm lên con số gần 122 tỷ đồng.
    CTCP Tập đoàn Real Tech (HNX: KSF) cũng có dư nợ vay vượt hơn 2 ngàn tỷ đồng, gấp 2.5 lần so với đầu năm. Vay tài chính ngắn hạn tăng 177%, lên gần 1,825 tỷ đồng và vay dài hạn tăng 92%, lên hơn 362 tỷ đồng.
    Một đơn vị khác là CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (HOSE: SCR), tổng nợ vay tăng đến 41%, lên gần 2.7 ngàn tỷ đồng, do tăng mạnh khoản vay ngân hàng dài hạn. Cơ cấu nợ vay của SCR không có các khoản vay trái phiếu, chủ yếu là các khoản vay ngân hàng với gần 2 ngàn tỷ đồng (73.5%), vay các cá nhân và tổ chức khác gần 714 tỷ đồng (26.4%), còn lại là nợ thuê tài chính.

    20 doanh nghiệp BĐS có dư nợ vay tăng mạnh nhất sau 9 tháng (Đvt: Tỷ đồng)​

    https://image.*********.vn/2023/11/22/BDS_no-vay_Q32023_tang.png​
    Nguồn: VietstockFinance
    Điểm đáng chú ý trong bức tranh tài chính nợ là nhiều ông lớn trong ngành đã giảm dư nợ vay xuống. Chẳng hạn, nợ vay của NVL giảm sau 9 tháng đầu năm, còn gần 59 ngàn tỷ đồng. Trong đó, vay ngân hàng hơn 9 ngàn tỷ đồng (chiếm hơn 15%), nợ trái phiếu hơn 40 ngàn tỷ đồng (hơn 68%), còn lại là vay bên liên quan hoặc bên thứ ba. Mặt khác, nhờ giảm nợ vay, tổng nợ phải trả của NVL giảm 4% so với đầu năm, còn 205.5 ngàn tỷ đồng.
    Hay giảm mạnh khoảng 50% dư nợ là trường hợp của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) và CTCP Phát triển Sunshine Homes (UPCoM: SSH). Trong đó, dư nợ của SSH chỉ còn hơn 3.4 ngàn tỷ đồng, đầu năm là hơn 8.3 ngàn tỷ đồng, tương ứng giảm 59%. Nguyên nhân do dư nợ trái phiếu giảm từ hơn 7.7 ngàn tỷ đồng xuống còn gần 3.3 ngàn tỷ đồng. Số chênh lệch này được Công ty ghi nhận giảm do thoái vốn.
    Một “ông lớn” thường xuyên có tỷ lệ nợ vay/nợ phải trả cao là KBC cũng giảm đến 49% dư nợ vay so với đầu năm, còn gần 3.9 ngàn tỷ đồng vào cuối tháng 9. Thay đổi này do KBC đã tất toán toàn bộ khoản vay trái phiếu (đầu năm gần 975 tỷ đồng). Ngoài ra, vay dài hạn đến hạn trả hơn 3.5 ngàn tỷ đồng cũng chỉ còn hơn 59 tỷ đồng.

    20 doanh nghiệp BĐS có dư nợ vay giảm mạnh nhất sau 9 tháng (Đvt: Tỷ đồng)​

    https://image.*********.vn/2023/11/22/BDS_no-vay_Q32023_giam.png​
    Nguồn: VietstockFinance
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    2,3 tỷ USD gửi tại 10 công ty chứng khoán lớn

    Chia sẻ

    Đăng lại

    Bình luận (43)

    Trịnh Quốc Duy
    Tổng hợp từ Nhà đầu tư | 9/11 lúc 11:50

    Theo dõi
    Tiền gửi khách hàng tại 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất sàn HOSE vào thời điểm cuối quý III/2023 đạt 54.248 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,3 tỷ USD, tăng 10.170 tỷ đồng so với hồi đầu năm.



    Ảnh minh hoạ: Gia Huy

    Thống kê từ các CTCK cho biết, tiền gửi khách hàng tại 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất sàn HOSE vào thời điểm cuối quý III/2023 đạt 54.248 tỷ đồng, (tương đương khoảng 2,3 tỷ USD), tăng 23% (khoảng 10.170 tỷ đồng) so với hồi đầu năm và tăng 9.155 tỷ đồng so với cuối quý II/2023, chiếm phần lớn là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo phương thức CTCK quản lý.
    --- Gộp bài viết, 23/11/2023, Bài cũ: 23/11/2023 ---
    Tiền khỏe lắm về sao dc, theo nhịp dòng tiền thông minh thôi@};-
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Petrovietnam về đích sớm nhiều chỉ tiêu sản lượng và tài chính, hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng

    10:16 | 23/11/2023
    (PetroTimes) - Với vai trò và vị trí là Tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã không ngừng nỗ lực, triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2023 trong bối cảnh gặp nhiều thách thức, chông gai để hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng.
    477 lượt xem
    Năm 2023 tiếp tục phải đối diện với những khó khăn kéo dài từ thời kỳ dịch bệnh, đồng thời cũng xuất hiện nhiều “cơn gió ngược”. Trong đó có hai “cơn gió ngược” rất nổi trội và tác động mạnh đến kinh tế vĩ mô. Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới và các nền kinh tế lớn dẫn tới sự phân mảnh và tác động rất lớn đến cầu của toàn cầu. Thứ hai là lạm phát và lãi suất, đối với Việt Nam đây là một “cơn gió ngược” khá lớn bởi Việt Nam cố gắng duy trì mức lạm phát thấp dưới 4% và lãi suất thấp như hiện nay, điều này lại đang ngược với thế giới khi hiện nay các nền kinh tế trên thế giới đang dùng lãi suất cao để kiểm soát lạm phát.
    Trong khi đó, không chỉ Petrovietnam mà ngành dầu khí và lĩnh vực năng lượng nói chung phải đối mặt với những khó khăn lớn, đó là xu hướng về dịch chuyển năng lượng và bất ổn trong cung cầu, giá cả. Giá các sản phẩm năng lượng suy giảm mạnh so với năm 2022, trong đó giá dầu thô giảm 17-38%, giá phân bón giảm 25-30%, biên lợi nhuận lọc hóa dầu suy giảm 24-26%.
    Đặc biệt, chuỗi cung ứng toàn cầu gặp rất khó khăn do các cuộc xung đột và cấm vận trên thế giới đã ảnh hưởng lớn đến các mặt hoạt động của Petrovietnam. Trong đó có lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí – lĩnh vực cốt lõi của Petrovietnam khi việc triển khai các chương trình khoan gặp nhiều ảnh hưởng do thiếu cung ứng đầu vào.

    [​IMG]
    Lãnh đạo Tập đoàn tôn vinh, khen thưởng các Ban chuyên môn đóng góp vào thành tích về đích sớm các chỉ tiêu sản lượng, tài chính năm 2023
    Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm, lãnh đạo Tập đoàn mà trực tiếp Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đã làm việc với từng đơn vị, từng khối để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2023, triển các giải pháp quản trị, giải pháp kỹ thuật, gia tăng sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh, hạn chế tác động từ các yếu tố bất lợi; tập trung duy trì quản trị biến động, quản trị chi phí, nghiên cứu xu thế biến động thị trường để triển khai hoạt động khai thác phù hợp, đặc biệt tận dụng cơ hội gia tăng dòng tiền, lợi nhuận tại các thời điểm giá dầu thuận lợi...
    Thông qua những cuộc giao ban CEO hằng tháng, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã luôn lưu ý về chương trình công tác chung của Tập đoàn trong năm 2023 là “Quản trị biến động; Mở rộng quy mô; Tăng tốc chuyển đổi số; Dịch chuyển mô hình; Nâng cao năng suất; Tái tạo kinh doanh”. Đây cũng là cơ sở để Tập đoàn và các đơn vị thành viên triển khai công việc và nhiệm vụ trong năm 2023 một cách đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả và chất lượng.
    Điểm đặc biệt trong năm 2023 là Tập đoàn và các đơn vị không chỉ dừng lại ở mục tiêu hoàn thành kế hoạch được giao mà đã đặt ra mục tiêu “khát vọng hơn” với những thử thách khó khăn hơn, cần nhiều hơn sự đồng lòng, chung sức, nỗ lực vì mục tiêu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tháng sau cao hơn tháng trước.

    [​IMG]
    Petrovietnam đã duy trì đảm bảo hoạt động khai thác dầu khí ổn định trong năm 2023, về đích sớm các chỉ tiêu được giao (ảnh: Lê Anh Đức)
    Trong thời gian qua, Chính phủ đã luôn có những chỉ đạo sát sao với sự hỗ trợ từ các Ban/Bộ/ngành Trung ương, địa phương và đặc biệt là sự đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm cao của toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động Tập đoàn. Cùng với đó, Đảng ủy, Hội đồng Thành viên đã thống nhất phát huy hiệu quả, kịp thời kinh nghiệm trong công tác quản trị biến động của Ban điều hành Tập đoàn đã giúp Petrovietnam hoàn thành và về đích trước kế hoạch cả năm 2023 ở hầu hết các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh quan trọng.
    Cụ thể, Petrovietnam hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính, về đích trước từ 1,5 - 5 tháng kế hoạch cả năm 2023 được giao. Trong đó, nộp ngân sách toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch năm trước 5 tháng (đạt 78,3 nghìn tỷ đồng vào ngày 30/7/2023); Lợi nhuận hợp nhất toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch năm trước 4 tháng (đạt 34,7 nghìn tỷ đồng vào tháng 31/8/2023).
    Tổng doanh thu toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng, 20 ngày (đạt 677,7 nghìn tỷ đồng vào ngày 10/10/2023); Tổng doanh thu hợp nhất Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng, 18 ngày (đạt 413,7 nghìn tỷ đồng vào ngày 12/10/2023); Tổng doanh thu Công ty mẹ Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 15 ngày (đạt 181,6 nghìn tỷ đồng vào 15/11/2023); Lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ - Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 4 tháng (đạt 10,9 nghìn tỷ đồng vào ngày 31/8/2023).
    Đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành kết quả tài chính của Tập đoàn là 2 lĩnh vực nổi bật là tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí cùng chế biến dầu khí, tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí.

    [​IMG]
    Người lao động Dầu khí đoàn kết, đồng lòng vì khát vọng tăng trưởng bền vững của Tập đoàn (ảnh: Phạm Minh Cường)
    Lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của Petrovietnam đã có một thành công lớn trong năm 2023 khi hoàn thành chỉ tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí cả năm trước 1 tháng 10 ngày (đạt 12 triệu tấn quy dầu/kế hoạch cả năm 8-16 triệu tấn quy dầu vào ngày 20/11/2023). Đồng thời, Petrovietnam đã có thêm 02 phát hiện dầu khí mới tại Lô 16-2 (giếng khoan Hà Mã Vàng -1X) và tại lô PM3-CAA (giếng khoan Bunga Lavatera-1). Đây là kết quả rất đáng khích lệ khi lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại đây, Tập đoàn có 2 phát hiện mới trong một năm.
    Sản lượng khai thác dầu trong nước đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 18 ngày khi đạt 7,52 triệu tấn vào ngày 12/11/2023. Tính đến hết ngày 21/11, sản lượng khai thác dầu trong nước đã đạt 7,71 triệu tấn, vượt 2,5% kế hoạch năm, góp phần quan trọng để Tập đoàn hoàn thành kế hoạch khai thác dầu (trong và ngoài nước) cả năm khi đạt mốc 9,29 triệu tấn vào ngày 21/11 - sớm hơn so với kế hoạch cả năm 1 tháng 9 ngày.
    Trong lĩnh vực sản xuất, sản lượng sản xuất xăng dầu (không bao gồm Nghi Sơn) của Petrovietnam đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng 25 ngày (đạt 5,53 triệu tấn vào ngày 06/10/2023).

    [​IMG]
    Trong mọi tình huống, Petrovietnam vẫn đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội (ảnh: Đỗ Quốc Thái)
    Sản lượng kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng (đạt 9,06 triệu tấn vào ngày 30/10/2023. PVOIL hoàn thành kế hoạch cả năm 3,3 triệu tấn trước 4 tháng; PVNDB dự kiến hoàn thành kế hoạch cả năm 5,76 triệu tấn trước 20 ngày (vào ngày 10-11/12/2023) góp phần quan trọng trong việc duy trì nguồn cung xăng dầu. Từ đó khẳng định Petrovietnam đã thực hiện tốt nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã giao: “Trong mọi tình huống, không để đứt gãy, không để thiếu nguồn cung xăng dầu phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội". Những kết quả đạt được đã cho thấy hiệu quả trong công tác quản trị, điều hành của Petrovietnam cũng như nỗ lực của các nhà thầu và đơn vị trong việc triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh.
    Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho biết, việc về đích sớm các chỉ tiêu về sản lượng và tài chính là nguồn động viên, khích lệ tinh thần, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động Tập đoàn kiên định với mục tiêu tăng trưởng, ra sức thi đua về đích tất cả các chỉ tiêu, phấn đấu hoàn thành cao nhất chỉ tiêu kế hoạch được giao trong năm 2023. Nhân dịp này, lãnh đạo Tập đoàn đã tổ chức mừng công, khen thưởng, tôn vinh, động viên các Ban chuyên môn Tập đoàn đã có những đóng góp vào thành tích về đích sớm các chỉ tiêu sản lượng và tài chính năm 2023.
    Trong thời gian còn lại của năm 2023, Petrovietnam sẽ kiên định với mục tiêu đã đề ra đó là hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, nỗ lực phấn đấu vì khát vọng tăng trưởng. Những kết quả trọng năm 2023 sẽ là cơ sở để Petrovietnam tiếp tục phấn đấu, nuôi dưỡng mục tiêu xây dựng và phát triển Tập đoàn trở thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng hàng đầu của đất nước, khu vực, phù hợp với xu thế phát triển mới với những động lực mới, cơ hội mới trong thời gian tới.
    --- Gộp bài viết, 23/11/2023, Bài cũ: 23/11/2023 ---
    Các cty ck tăng vốn VCI huy động 75 triệu đô, SSI bán 15, KRX, nâng hạng , tỷ giá giảm dân mang đầy tiền gom cp giá rẻ:drm1@};-
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Kết tháng 11 ITA tím, SZC vượt đỉnh:drm1@};-
    --- Gộp bài viết, 01/12/2023, Bài cũ: 01/12/2023 ---
    Nửa cuối tháng 11 chỉ cầm P và BĐS CN dc ăn nhiều@};-

Chia sẻ trang này